Bổ sung Acid Folic – Chìa khóa giảm nguy cơ đội quỵ não ở người tăng huyết áp
Nghiên cứu lớn trên 24 nghìn người bị tăng huyết áp đã chỉ ra rằng nếu chỉ dùng thuốc giảm huyết áp thì nguy cơ đột quỵ não nguyên phát (lần đầu) giảm được 55%, nhưng khi kết hợp thêm Acid folic 0,8 mg thì giảm thêm 21% nguy cơ đột quỵ, nghĩa là nhóm dùng thuốc huyết áp kết hợp Acid Folic 0,8mg sẽ giảm được 76% nguy cơ mắc đột quỵ não tiên phát, điều này đã mở ra một hướng đi mới trong dự phòng nguyên phát đột quỵ não và nâng cao hiệu quả điều trị, giảm áp lực đối với những người có nguy cơ tăng huyết áp và đột quỵ.
Hẹp động mạch não giữa trái 90% |
Nguy cơ đội quỵ và những nhóm yếu tố:
Những nghiên cứu quốc tế đã khẳng định đột quỵ não có gần 30 yếu tố nguy cơ, được phân thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Nhóm yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được: Tuổi cao, giới tính nam, tiền sử gia đình, tiền sử đột quỵ, sinh thiếu tháng, người da đen, tiền sử tim mạch
Nhóm 2: Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi bằng điều chỉnh lối sống: nghiện thuốc lá, nghiện rượu, ít vận động, béo phì, dùng thuốc tránh thai, ăn mặn, stress
Nhóm 3: Nhóm yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh bằng kiểm soát dùng thuốc: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng Homocystein máu, xơ vữa động mạch, rung nhĩ; tăng acid uric, tăng đông máu, đau đầu Migrain. Trong nhóm này tăng huyết áp vẫn là yếu tố nguy cơ nguy hiểm và hay gặp nhất, được mệnh danh là “Sát thủ thầm lặng” bởi vì: Tỷ lệ tăng huyết áp trong cộng đồng cao, từ 20-30% ở người trưởng thành, thường kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch, tỷ lệ gặp tăng huyết áp ở bệnh nhân đột quỵ cao (60-80%). Cùng với đó tăng huyết áp là nguyên nhân của đột quỵ chảy máu não, đồng thời là yếu tố nguy cơ của đột quỵ nhồi máu não. Đồng thời tăng huyết áp gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, phình bóc tách động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, suy thận…. Cuối cùng tăng huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao gấp 3-5 lần so với người bình thường.
Các yếu tố nguy cơ hay gặp của đột quỵ não cũng như tỷ lệ gặp trong cộng đồng và nguy cơ bị đột quỵ:
Trước hết, cơn thiếu máu não cục bộ thoảng qua (TIA) được xác định với tỷ lệ gặp là 2,3% trong cộng đồng, nhưng nguy cơ bị đột quỵ sau 3 tháng TIA tăng lên đáng kể, đạt 18%. Đối với những người có tiền sử đột quỵ não, tỷ lệ gặp là từ 170-360/100.000 dân, và nguy cơ bị đột quỵ sau 5 năm đột quỵ trước đó là 1,2, với tỷ lệ gặp ở bệnh nhân đột quỵ là 20-30%.
Rung nhĩ, tăng huyết áp, và đái tháo đường là những yếu tố nguy cơ phổ biến khác. Rung nhĩ có tỷ lệ gặp từ 1,5-6%, với nguy cơ bị đột quỵ là 15-20%. Tăng huyết áp và đái tháo đường có tỷ lệ gặp lần lượt là 25-40% và 6-8%, với nguy cơ bị đột quỵ tương ứng là 60-75% và 20-25%.
Các yếu tố khác như rối loạn mỡ máu, tăng homocystein máu, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, ít vận động thể lực, béo phì, tuổi trên 60, đau đầu Migraine, yếu tố gia đình, bệnh tim mạch (mạch vành), hẹp động mạch cảnh >50%, và xơ vữa động mạch nội sọ đều có ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ đột quỵ.
Acid Folic - Bước Đột Phá Trong Dự Phòng:
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên lớn ở Trung Quốc, đăng trên tạp chí quốc tế JAMA.2015 Apr 7;313(13):1325-35 (Efficacy of folic acid therapy in primary prevention of stroke among adults with hypertension in China: the CSPPT randomized clinical trial). Tiến hành trên 20.720 người lớn bị tăng huyết áp, tiền sử chưa bị đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu tiến hành từ 19/5/2008, theo dõi đến 24/8/2013 ở trên 32 cộng đồng dân cư người Trung Quốc. Thử nghiệm lâm sàng được chia thành hai nhóm: nhóm 1 gồm 10.348 bệnh nhân bị tăng huyết áp, điều trị uống 1 viên Enalapril 10 mg (thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển), kết hợp với acid folic 0,8 mg; nhóm 2 gồm 10.354 người lớn bị tăng huyết áp, chỉ uống Enalapril 10 mg. Mục đích của nghiên cứu là theo dõi sự xuất hiện đột quỵ não tiên phát (lần đầu), kết hợp theo dõi bệnh mạch vành và tỷ lệ tử vong nói chung. Thời gian theo dõi trung bình của nghiên cứu là 4,5 năm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhóm 1 uống phối hợp Enalapril 10mg với acid folic 0,8 mg hàng ngày, tỷ lệ mắc đột quỵ là 2,7%, thấp hơn nhiều so với nhóm chỉ dùng thuốc huyết áp đơn độc (enalapril) là 3,4% với HR = 0,79. Nhóm dùng phối hợp tỷ lệ các biến cố tim mạch gây tử vong là 3,1%, thấp hơn so với nhóm chỉ dùng thuốc huyết áp (3,9%) với HR = 0,8. Kết quả chung cho thấy nhóm dùng kết hợp acid folic với tăng huyết áp giảm được 21% nguy cơ đột quỵ não tiên phát.
Như vậy, nghiên cứu khẳng định với người lớn có tăng huyết áp, khi điều trị kết hợp thuốc huyết áp (Enalapril 10mg) đơn thuần thì giảm được 55% nguy cơ đột quỵ, nhưng khi kết hợp dùng thêm acid folic 0,8 mg thì giảm thêm 21% nguy cơ đột quỵ, nghĩa là nhóm dùng thuốc huyết áp kết hợp acid Folic 0,8mg sẽ giảm được 76% nguy cơ mắc đột quỵ não. Nghiên cứu này vô cùng có giá trị, vì trước đây người bị tăng HA chỉ khuyên dùng điều trị kiểm soát huyết áp, các thuốc khác kết hợp (chống kết tập tiểu cầu) chưa chứng minh vai trò dự phòng nguyên phát đột quỵ (đột quỵ não lần đầu). Kết quả từ nghiên cứu quốc tế lớn này cho chúng ta thêm giải pháp, là bổ sung acid folic liều cao hàng ngày sẽ giúp giảm nhẹ huyết áp, ổn định huyết áp hơn và giảm hẳn nguy cơ bị đột quỵ não.
Trung tâm dự báo, dự phòng đột quỵ não đã phát hiện được rất nhiều bệnh nhân tăng huyết áp có xơ vữa động mạch não. Khi cho người bệnh dùng các thuốc dự phòng cấp 2 đột quỵ não (Aspirin, Enalaprin 5mg-10mg, mỡ máu) và Homo BQ 2 viên/ ngày (có 2mg Acid folic, 20 mg Coenzym Q10…), sau vài tháng kiểm tra lại thấy huyết áp bệnh nhân ổn định hơn hẳn ở mức bình thường, xơ xữa động mạch não được cải thiện rất rõ. Dưới đây là một số hình ảnh xơ vữa động mạch máu não được điều trị rất hiệu quả ở bệnh nhân.
Xơ vữa động mạch trước điều trị |
Xơ vữa động mạch não sau điều trị Homo BQ: có Acid folic 1mg |
Homo BQ chống xơ vữa động mạch, kiểm soát huyết áp nên dự phòng đột quỵ não. |
Homo BQ là một thực phẩm chức năng có tác dụng phòng bệnh, hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, đột quỵ não, sa sút trí tuệ… Sản phẩm đã có mặt trên thị trường 8 năm, được phân phối đa dạng trên nhiều kênh khác nhau như nhà thuốc Bệnh viện (BV Trung ương Quân đội 108, BV 198 bộ công an, BV Đại học Y Hà Nội…), một số nhà thuốc ở Hà Nội và địa phương các tỉnh.
Theo TS. BS Nguyễn Văn Tuấn, Homo BQ là sản phẩm kết hợp 5 thành phần Acid folic, Coenzym Q10, vitamin B6, vitamin B12 và vitamin B1, tạo nên công thức hoàn chỉnh cho sự phát triển của tế bào máu, tế bào thần kinh, hệ thần kinh trung ương; tác dụng chống xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp và chống oxy hóa của cơ thể. Homo BQ thường được dùng cho các đối tượng sau: Người bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu; thiếu máu cơ tim, đột quỵ não và các bệnh động mạch ngoại vi. Người bị viêm dây thần kinh, đau đầu, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, lo âu, trầm cảm. Những người bị thiếu máu và suy nhược cơ thể. Cùng nhóm người trên 35 tuổi cần giữ gìn sức khỏe, làm đẹp da và phòng bệnh tim mạch sớm.
Xơ vữa động mạch cải thiện sau dùng Homo BQ |
Nghiên cứu này không chỉ là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực y học mà còn mở ra hy vọng cho những người mắc tăng huyết áp, một nhóm rộng lớn trong cộng đồng. Acid folic, một chất dinh dưỡng quen thuộc, có thể trở thành một vũ khí quan trọng trong cuộc chiến chống đột quỵ, mang lại sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho hàng triệu người.
Tin liên quan
Dự báo thời tiết ngày 4/12/2024: Hà Nội có sương mù, nhiệt độ tăng nhẹ
05:05 | 04/12/2024 Môi trường xanh
Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp Tết 2025
16:25 | 03/12/2024 Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 3/12/2024: Bắc Bộ có sương mù nhẹ rải rác
05:05 | 03/12/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản
09:53 | 29/11/2024 Tư vấn
Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn
Các tin khác
Vì sao đột quỵ khi ngủ?
14:40 | 12/06/2024 Tư vấn
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
06:50 | 05/06/2024 Tư vấn
Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?
06:50 | 23/05/2024 Tư vấn
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
14:13 | 21/05/2024 Tư vấn
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
17:56 | 17/05/2024 Tư vấn
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú
10:20 | 14/05/2024 Tư vấn
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
19:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường
07:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não
13:55 | 06/05/2024 Tư vấn
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim
13:48 | 01/05/2024 Tư vấn
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
2 ngày trước Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội