Cách sử dụng cây cát lồi trong các bài thuốc chữa bệnh

Cây cát lồi là loại dược liệu quý được các chuyên gia khuyên dùng để chữa bệnh xương khớp, phong tê thấp, viêm gan.

Cây cát lồi còn có tên gọi là củ cát lồi, cây đọt đắng, củ chóc, cây mía dò, cây đọt hoàng, cây tậu chó…

Cách sử dụng cây cát lồi trong các bài thuốc chữa bệnh
Cây cát lồi

Đặc điểm, hình dạng nhận biết

  • Cây cát lồi là loại cây thân thảo, mọc thẳng, ít phân nhánh, thân cây có màu tím và chiều cao khoảng 1 – 2m. Rễ của loại cây này có kích thước lớn, khỏe và cũng là bộ phận được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
  • Lá cây có màu xanh đậm, hình nang trứng thon dài. Phiến lá hẹp đối xứng 2 bên và có các gân chìm trên mặt lá.
  • Hoa cát lồi thường mọc ra từ phần ngọn cây với 2 màu phổ biến là màu trắng hoặc đỏ tía. Thời điểm hoa nở rộ nhất là từ tháng 6 – 10 hằng năm.
  • Từ tháng 9 – 12 là thời điểm ra quả. Quả của loại cây này là dạng quả nang, có màu đen và chứa nhiều hạt.

Cách sử dụng cây cát lồi trong các bài thuốc chữa bệnh

Bên cạnh việc sử dụng phần lá cây cát lồi làm rau ăn sống hằng ngày thì phần củ hay rễ cây cũng đem lại nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

1. Bài thuốc chữa bệnh ho gà

Bài thuốc này phù hợp với những người bị ho gà do nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp, làm sạch và loại bỏ nhanh chóng các ổ vi khuẩn có hại.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 100g cát lồi, 100g rau sam.
  • Rửa sạch dược liệu và ngâm vào thau nước muối pha loãng.
  • Nấu lấy nước uống hằng ngày và thực hiện liên tục trong vòng 5 – 7 ngày sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt.

2. Chữa bệnh nổi mề đay ngứa ngáy

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị lá cây cát lồi, làm sạch và phơi khô.
  • Cho vào nồi nước sôi nấu khoảng 20 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau, đợi cho nguội bớt thì dùng để ngâm rửa, nhúng khăn đắp lên vùng da nổi mề đau.
  • Kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt.

3. Bài thuốc chữa bệnh xơ gan cổ chướng

Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, diễn tiến bệnh nhanh và gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, nặng nhất có thể gây tử vong. Vì vậy, khi các triệu chứng vừa khởi phát hãy áp dụng bài thuốc sau từ cây cát lồi để cải kiểm soát tình trạng bệnh.

Cách thực hiện

Cách 1: Dành cho người bệnh do viêm thận hoặc xơ gan, bụng to như cái trống, thũng nước

  • Chuẩn bị một ít rễ củ cát lồi, rửa sạch và vớt ra rổ để ráo nước.
  • Giã nhuyễn và bọc vào một tấm vải lụa sạch, buộc cố định lên rốn khoảng 30 phút thì rửa sạch lại với nước.
  • Kiên trì thực hiện sẽ giúp việc tiểu tiện dễ dàng hơn, từ đó làm thuyên giảm tình trạng bệnh.

Cách 2:

  • Dùng 30 – 60g cát lồi tươi, 100g gan heo rửa sạch, sơ chế cho hết mùi tanh hôi.
  • Đem hầm gan heo và cát lồi tươi bằng niêu đất, nêm nếm gia vị vừa ăn và chia làm 3 phần sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày.

Cách 3:

  • Chuẩn bị các dược liệu sau: 10g cát lồi khô, 10g hạt dành dành, 15g nhân trần, 10g lá bồ công anh.
  • Cho hết số dược liệu trên vào siêu thuốc, sắc cùng 4 chén nước trên lửa vừa.
  • Khi nước thuốc cạn xuống còn khoảng 1.5 chén thì tắt bếp.
  • Chắt lọc lấy phần nước thuốc ra chèn, chia làm 2 chén bằng nhau uống vào buổi sáng và tối. Nên uống sau mỗi bữa ăn khoảng 15 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.

4. Bài thuốc chữa bệnh cảm sốt

Cảm sốt quá cao nhưng không được hạ nhiệt ngay là tình trạng rất nguy hiểm. Và trong Đông y có một bài thuốc chữa cảm sốt bằng cây cát lồi hiệu quả sau.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 100g lá cát lồi, 15g gừng tươi và 20g lá tre.
  • Rửa sạch dược liệu và cho vào nồi đun lấy nước sử dụng hết trong ngày.

5. Bài thuốc giúp lợi tiểu, chữa bệnh phù thũng

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 20g lá cây cát lồi khô hoặc 40g lá cát lồi tươi.
  • Rửa sạch và ngâm qua nước muối.
  • Cho vào nồi đun với 1 lít nước và uống hết trong ngày.

6. Bài thuốc chữa bệnh viêm tai

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị ngọn cây cát lồi tươi đem nướng cho nóng lên.
  • Ép lấy phần nước cốt, nhỏ trực tiếp vào tai.
  • Thực hiện ngày 2 lần và liên tục từ 3 – 4 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

7. Bài thuốc chữa bệnh đau nhức thần kinh, đau lưng, trị thấp khớp

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 10 – 15g cây cát lồi, rửa sạch và đem sao vàng hạ thổ.
  • Cho vào nồi đun sôi cùng 400ml nước trên lửa vừa.
  • Khi thấy nước cạn xuống còn khoảng 100ml thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc chia làm nhiều phần nhỏ uống hết trong ngày.
  • Kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 5 – 7 ngày để đạt được hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh rõ rệt.

8. Bài thuốc điều trị nổi mụn nhọt, nóng trong người

Cách thực hiện

  • Dùng 100g lá cây cát lồi rửa sạch, ngâm vào nước muối 15 phút, vớt ra để ráo. Giã nhuyễn dược liệu cùng một ít muối hạt và đắp trực tiếp lên vùng da nổi mụn nhọt.
  • Một cách khác cũng hiệu quả không kém là dùng lá cát lồi sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày.

9. Bài thuốc chữa trị viêm đường tiết niệu

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị đầy đủ các dược liệu sau: củ cát lồi khô, rễ cỏ tranh, lá mã đề, râu ngô.
  • Sau khi rửa sạch hết các dược liệu, cho vào nồi nấu cùng 1.5 lít nước.
  • Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước uống hằng ngày.

10. Bài thuốc trị bệnh viêm thận cấp

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị lá cát lồi 30g và rễ cỏ tranh 20g. Rửa sạch, vớt ra để ráo nước.
  • Cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh viêm thận cấp.

11. Ngâm rượu cát lồi

Rượu cát lồi có tác dụng làm giảm đau, nhức mỏi dành cho những người lao động nặng hay hoạt động quá sức.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị những củ cát lồi to, khỏe nhất để ngâm rượu. Sơ chế củ sạch sẽ, gọt bỏ vỏ và cắt thành từng lát mỏng, trải đều trên mâm và phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 3 – 4 ngày liên tục. Đây là bước bắt buộc để giúp rượu có màu đẹp và mùi thơm hơn.
  • Chuẩn bị 2 lít rượu gạo từ 35 độ trở lên để đảm bảo cho ra rượu cát lồi có dược tính cao.
  • Cho hết phần củ cát lồi vào hũ thủy tinh, đổ hết rượu vào ngâm theo tỷ lệ 1:2, tức là 1kg cát lồi ngâm với 2 lít rượu.
  • Ngâm rượu trong vòng 7 ngày là có thể lấy ra sử dụng được. Hằng ngày dùng khoảng 10ml rượu uống trực tiếp sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để cải hiện giấc ngủ. Hoặc bôi trực tiếp lên da massage giúp làm giảm đau nhức.

Lưu ý: Trên đây là những bài thuốc chữa bệnh từ cây cát lồi với tính chất tham khảo. Kết quả trị bệnh còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như mức độ bệnh nặng hay nhẹ, cơ địa, thể trạng sức khỏe… Khuyến khích người bệnh kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt được hiệu quả rõ rệt.

Minh Thùy (t/h)
Suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh

10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh

Các loại nước từ thảo dược dưới đây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe trong mùa đông, có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh thường gặp.
Kon Tum: Bảo vệ và phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh

Kon Tum: Bảo vệ và phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh

Ngày 10/12, tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), UBND huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM tổ chức Hội thảo sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng ngày 7/12/2024, tại huyện Yên Mỹ (tỉnh Hưng Yên), Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (YDHCTVN) tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Cùng chuyên mục

Bất ngờ với những tác dụng của râu ngô

Bất ngờ với những tác dụng của râu ngô

Râu ngô là phần thường bị loại bỏ khi chế biến bắp ngô. Tuy nhiên, đây lại là một loại dược liệu quý. Được biết đến với tên gọi ngọc mễ tu, râu ngô thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến gan và mật.
Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi

Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi

Những bông hoa cúc chi nhỏ xinh với màu sắc tươi tắn thường nở rộ vào tháng 11-12 hằng năm. Hoa cúc chi là một dược liệu quý có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền.
Một số bài thuốc từ quả cam

Một số bài thuốc từ quả cam

Cam là loại quả quen thuộc trong đời sống. Quả cam bổ dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe và là một vị thuốc trong y học cổ truyền.
Phát huy vai trò của người đứng đầu ở Bệnh viện y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk​

Phát huy vai trò của người đứng đầu ở Bệnh viện y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk​

SKV- Với lối sống trong sáng, giản dị và sự nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ của bản thân, nhiều năm qua bác sĩ CKII Trịnh Đăng Anh, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh đã có nhiều đóng góp thiết thực cho ngành y tế tỉnh nhà. Ghi nhận sự nỗ lực này, vừa qua bác sĩ CKII Trịnh Đăng Anh đã vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1289/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.
Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp

Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp

Giai đoạn chuyển mùa, không khí ô nhiễm khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng. Cùng tham khảo một số bài thuốc đơn giản, lành tính lại dễ thực hiện dưới đây để hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp như ho, viêm họng, cảm cúm, nghẹt mũi...

Các tin khác

Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý

Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý

SKV - Gừng là một loại gia vị và thảo dược quen thuộc trong ẩm thực và y học cổ truyền, đặc biệt được ưa chuộng vào mùa đông nhờ tính ấm và khả năng hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng gừng. Dưới đây là tổng hợp về lợi ích và những cảnh báo cần lưu ý khi sử dụng gừng vào mùa đông.
Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà

Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà

Trồng thảo dược vừa tạo không gian sống xanh lại luôn sẵn nguồn thuốc lành tính từ thiên nhiên. Những loại thảo dược dưới đây dễ trồng, dễ chăm sóc, hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp khá hiệu quả.
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"

[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"

Hương nhu là một loại thảo dược quen thuộc trong đời sống. Không chỉ là gia vị trong ẩm thực, hương nhu còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền

Ngày 30/11, Hội Quân dân Y Việt Nam và Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) phối hợp tổ chức hội thảo “Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền Việt Nam” tại Hà Nội.
10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô

10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô

Tía tô là loại cây gia vị quen thuộc trong đời sống. Không những vậy, tía tô còn là một dược liệu với nhiều công dụng hữu ích. Cùng tham khảo một số bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ cây tía tô.
[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh

[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, đặc biệt hữu ích trong những ngày mùa đông lạnh giá. Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen

Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen

Cây xạ đen là một loại dược liệu quý được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Lá xạ đen có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với một số loại thảo dược khác, nấu lấy nước uống chữa bệnh và tăng cường sức đề kháng rất tốt, đặc biệt là bệnh ung thư.
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm y tế quận, huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh.
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Cây huyết dụ, một loại cây quen thuộc thường dùng làm cây cảnh, không chỉ mang vẻ đẹp mộc mạc mà còn ẩn chứa những công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
Xem thêm
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng 7/12, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Phiên bản di động