Cải tiến khoa học trong việc thúc đẩy môi trường thực phẩm lành mạnh hơn
Liên Hợp Quốc mới đây đã công bố Báo cáo về tình trạng an ninh lương thực và dinh dưỡng trên thế giới (SOFI) năm 2023.
Theo báo cáo SOFI năm 2023, ước tính có từ 691 đến 783 triệu người trên thế giới đang phải đối mặt với nạn đói và châu Á là khu vực có tỷ lệ người dân chịu đói cao nhất, chiếm hơn một nửa (55%) số đó. Thêm vào đó, khoảng 2,4 tỷ người – tương đương 29,6% dân số toàn cầu bị mất an ninh lương thực ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng vào năm 2022, trong đó số lượng này ở châu Á là hơn 1,1 triệu người.
Ngoại trừ châu Âu và Bắc Mỹ, tình trạng mất an ninh lương thực ở nông thôn đều cao hơn thành thị ở tất cả các khu vực khác trên thế giới. Tại châu Á, tỉ lệ mất an ninh lương thực ở nông thôn là 26,5% và tại thành thị là 21,8%. Với dự báo số người bị suy dinh dưỡng kinh niên vào năm 2030 là gần 600 triệu người, báo cáo đã chỉ ra rằng việc đạt được Mục tiêu phát triển bền vững số 2 – Không còn nạn đói vẫn là một thách thức lớn.
Khoảng 3,1 tỷ người trên thế giới đang không thể tiếp cận chế độ ăn uống lành mạnh với mức giá phù hợp, chiếm khoảng 42% dân số toàn cầu. Báo cáo cũng cho thấy số người suy dinh dưỡng ở châu Á cao nhất thế giới với 401,6 triệu người. So với năm 2020, chi phí để có một chế độ ăn uống lành mạnh năm 2021 đã tăng 4,3% trên toàn cầu.
![]() |
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, trong khi chi phí trung bình trên đầu người để có một chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày là 3,66 đô la Mỹ trên toàn thế giới, thì những người dân ở khu vực châu Á đang phải trả mức cao hơn là khoảng 3,9 đô la Mỹ.
Tiến sĩ Siang Hee Tan, Giám đốc điều hành CropLife châu Á (một tổ chức quốc tế hoạt động theo hình thức phi lợi nhuận với phương châm ứng dụng khoa học vào nông nghiệp) cho biết: Mất an ninh lương thực chắc chắn sẽ tiếp tục gây ra khó khăn lớn cho nhiều người trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Khi chắc chắn sẽ không có một giải pháp đơn lẻ nào có thể giải quyết vấn đề phức tạp này, CropLife châu Á và các thành viên cam kết giới thiệu những công nghệ và cải tiến để nông dân có nhiều công cụ hơn để sản xuất được nguồn thực phẩm lớn hơn nhưng sử dụng ít tài nguyên hơn và hạn chế bớt những tác động tiêu cực lên môi trường xung quanh.
Đảm bảo mọi người đều có quyền tiếp cận đến các nguồn cung cấp thực phẩm bổ dưỡng với giá cả phải chăng là một mục tiêu đầy tham vọng, hơn bao giờ hết, chúng ta cần tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị thực phẩm để cùng giải quyết vấn đề này.
Các ứng dụng khoa học thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là khi nông dân phải đối mặt với các hình thái thời tiết không thể dự đoán trước; quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy nền kinh tế quốc gia.
Trong số rất nhiều ứng dụng đó, giải pháp tăng cường đặc tính sinh học cho một số cây trồng chính sẽ là một cải tiến quan trọng bởi đây là nguồn thực phẩm thiết yếu giúp cung cấp các vi chất và dinh dưỡng cần thiết cho người tiêu dùng. Khi chi phí thực phẩm ngày càng tăng, nhiều người có thể không được tiếp cận hoặc không đủ khả năng mua những loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng thì việc tiêu thụ thực phẩm cơ bản từ những cây trồng chính có các đặc tính sinh học cải tiến sẽ giúp đáp ứng lượng dinh dưỡng cần thiết cho tất cả mọi người.
Hơn thế nữa, việc sử dụng có trách nhiệm các sản phẩm bảo vệ thực vật (hoặc thuốc bảo vệ thực vật) vẫn rất quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng khỏi dịch bệnh và duy trì năng suất nông nghiệp. Nếu không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, 70% năng suất cây trồng có thể đã bị mất do sâu hại, dịch bệnh và cỏ dại.
Tin liên quan

Từ vụ sữa bột giả: Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện
20:50 | 15/04/2025 Pháp luật & Sức khỏe

Bộ Công an đề xuất tăng án tù, phạt tiền kỷ lục với tội phạm an toàn thực phẩm
17:11 | 08/04/2025 Tin tức

Đắk Lắk: Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm
11:12 | 04/04/2025 Pháp luật & Sức khỏe
Cùng chuyên mục

Yến mạch: Bí quyết sử dụng đa năng cho sức khỏe và làm đẹp
21:00 | 26/04/2025 Khỏe - Đẹp

Dưa leo: Bí quyết dưỡng da từ thiên nhiên hiệu quả bất ngờ
19:00 | 26/04/2025 Khỏe - Đẹp

Nước chanh: Bí quyết làm đẹp từ thiên nhiên hiệu quả không ngờ
19:00 | 25/04/2025 Khỏe - Đẹp

Làm đẹp không xâm lấn: Xu hướng của thời đại mới
14:38 | 25/04/2025 Khỏe - Đẹp

Bí quyết duy trì sức khỏe và năng lượng suốt mùa hè
08:51 | 25/04/2025 Khỏe - Đẹp

Cam: Trái cây vàng cho sức khỏe mùa hè
15:00 | 24/04/2025 Khỏe - Đẹp
Các tin khác

Chìa khoá cho làn da rạng rỡ và khoẻ mạnh
17:17 | 23/04/2025 Khỏe - Đẹp

Vì sao dứa hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
17:06 | 23/04/2025 Khỏe - Đẹp

Ăn những thực phẩm gì để chống loãng xương
15:51 | 22/04/2025 Kho thuốc Việt

Viện Thẩm mỹ Xuân Hương – 35 năm kiến tạo vẻ đẹp hoàn mỹ
15:50 | 22/04/2025 Khỏe - Đẹp

Nơi thử thách đam mê, tôn vinh tài năng đất Hà Thành
08:38 | 20/04/2025 Khỏe - Đẹp

Làm đẹp không xâm lấn – Xu hướng tất yếu của thời đại
11:50 | 18/04/2025 Khỏe - Đẹp

Hạt chia: “Vệ sĩ” dinh dưỡng và trợ thủ giảm cân thời đại mới
10:00 | 18/04/2025 Khỏe - Đẹp

Beautycare 2025 – Điểm hẹn đẳng cấp của ngành làm đẹp châu Á
02:42 | 16/04/2025 Tin nổi bật

Vai trò của kẽm đối với sức khỏe trong dinh dưỡng trẻ nhỏ
12:03 | 15/04/2025 Khỏe - Đẹp

"Tinh hoa tay nghề làm đẹp 2025” - Xu hướng Phát triển làm đẹp không xâm lấn
11:41 | 15/04/2025 Khỏe - Đẹp

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
4 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều