Cảnh báo ngộ độc khí CO trong sinh hoạt thường ngày
Lạng Sơn: 3 người bị ngộ độc khí CO vì đốt than hoa sưởi ấm Cứu sống hai người bị ngộ độc khí trong bể ngâm thực phẩm |
Trường hợp thứ nhất là ba nhân viên bếp của một nhà hàng. Một bệnh nhân kể lại, sáng hôm đó, có 6 người cùng làm việc trong căn bếp khoảng 25 - 30m2. Ban đầu, căn bếp không có mùi gì bất thường. Tuy nhiên, đến tầm 9h thì bệnh nhân bị ngất. Lúc tỉnh dậy được biết có một người cũng ngất như mình và một người khác với những biểu hiện khó chịu được đưa vào bệnh viện điều trị do ngộ độc khí CO.
![]() |
Ảnh chụp não bệnh nhân bị ngộ độc khí CO. Ảnh: BV Bạch Mai. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Trường hợp khác là gia đình ba người tại Nghệ An bị ngộ độc khí CO do dùng máy phát điện. Anh trai bệnh nhân cho biết, tối 8/8, nhà bị mất điện nên gia đình người em có sử dụng máy phát điện khoảng bốn tiếng đồng hồ, để bật điều hoà trong phòng kín 15 - 20m2. Máy phát điện này gia đình vẫn sử dụng lâu nay nhưng lần này được để ở một phòng có thông với phòng ngủ.
Sáng ngày 9/8, lúc 9h người nhà phát hiện cả 3 người trong gia đình em trai đều hôn mê, bên cạnh có chất nôn. Người bố bị ngộ độc nhẹ, điều trị ở địa phương và đã ra viện. Còn hai mẹ con được đặt nội khí quản, đưa thẳng đến Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai. Tại đây, hai mẹ con được điều trị, bao gồm hồi sức, dùng các thuốc dự phòng di chứng với não. Với người bố, do lúc đầu đã có bất tỉnh nên sau này cũng sẽ có nguy cơ cao gặp di chứng với não, bác sĩ cũng khuyến cáo cần nhanh chóng đi kiểm tra và có thể phải điều trị ô-xy cao áp để phòng tránh di chứng muộn.
TS. BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho hay, thời gian gần đây, Trung tâm tiếp nhận nhiều ca ngộ độc khí CO mà không phải do sự vụ cháy nổ như chạy xe máy “rốt đa” ở trong phòng kín, chạy máy phát điện để ở trong phòng có thông với phòng có người sinh hoạt, ngồi trong xe ô tô và bị ngộ độc do hít phải khí CO từ khói của xe, sử dụng bình đun nước nóng chạy bằng khí gas, bồn chiên dầu sử dụng đồng thời khí ga và điện.
Vụ ngộ độc khí CO trong căn bếp nêu trên là do các thiết bị đun nấu đốt khí gas nhưng cháy không hoàn toàn nên tạo ra khí CO. Đáng chú ý, căn bếp mới lắp đặt, các thiết bị đều hoàn toàn mới và đang trong giai đoạn ngày đầu chạy thử. Loại bồn chiên dầu sử dụng đồng thời khí gas và điện có nguy cơ cao hơn. Vấn đề chất lượng sản phẩm với thiết bị sử dụng khí gas để đảm bảo an toàn cho người sử dụng rất cần được đánh giá, xem xét và xử lý, làm sao để các thiết bị phải đốt cháy khí gas hoàn toàn, tránh sinh ra lượng khí CO tới mức gây ngộ độc.
Ngoài ra, các yếu tố khác như lưu thông không khí ở trong căn bếp chứa thiết bị sử dụng khí gas cũng cần phải đầy đủ để tránh sinh ra thêm khí CO. Rồi căn bếp cũng phải lắp đặt thiết bị liên tục đo, theo dõi nồng độ khí CO, khí gas và cảnh báo ngay cho con người ngay khi nồng độ các khí đó tăng đến mức gây ngộ độc hoặc gây cháy nổ.
![]() |
Các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tổn thương não của bệnh nhân ngộ độc khí CO. Ảnh: BV Bạch Mai. https://suckhoeviet.org.vn/ |
CO là chất khí không màu, không mùi, không gây kích ứng đường hô hấp. Do đó, rất khó nhận biết được sự có mặt của CO trong không khí. Khí CO được hình thành do sự đốt cháy không hoàn toàn các chất liệu có chứa carbon như: Xăng, dầu, khí đốt tự nhiên, gỗ hoặc than củi, nhựa, vải, rơm, rạ... hoặc một số trường hợp cá biệt do các hóa chất được hấp thu qua da vào trong cơ thể rồi mới được chuyển hóa thành khí CO và gây ngộ độc.
Khí CO hấp thu nhanh vào cơ thể gây ngộ độc, trường hợp nhẹ thì gây buồn nôn, đau đầu, dễ tưởng nhầm là cảm cúm hay ngộ độc thức ăn, nặng thì có thể khiến người/vật hít phải bất tỉnh và tử vong. Do khí CO từ không khí nhanh chóng được hấp thu qua đường hô hấp vào máu, ở trong máu thì CO gắn chặt với hồng cầu làm mất khả năng vận chuyển ô xy của máu tới các cơ quan, khi tới các cơ quan thì CO ức chế, bóp nghẹt hoạt động của tế bào, gây chết tế bào và gây một loạt các phản ứng dây truyền phức tạp và tổn thương cấp tính cũng như di chứng về sau. Các cơ quan hay bị tổn thương và thường bị nặng, bị sớm nhất là não, tim, cơ và các cơ quan khác. Hậu quả của ngộ độc là não, tim và các cơ quan bị tổn thương, suy sụp, tử vong hoặc di chứng lâu dài.
“50% các bệnh nhân bị nhiễm độc khí CO dù là nhẹ, sau khi được điều trị vẫn sẽ bị các di chứng về tâm thần, thần kinh, sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ sau này. Một phần ba những người bị ngộ độc nặng ban đầu có tổn thương tim mạch sẽ tử vong trong vòng 8 năm sau này do biến chứng loạn nhịp tim. Người sau 35 tuổi bị ngộ độc CO thường nguy cơ bị di chứng nhiều hơn. Việc điều trị sớm và tích cực sẽ giảm mức độ nặng, giảm nguy cơ tử vong và hạn chế di chứng” - Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên nhấn mạnh.
Hiện trong cuộc sống có các nguy cơ mới gây ngộ độc khí CO, bên cạnh rất nhiều máy móc, thiết bị sử dụng nhiên liệu là xăng dầu, đáng chú ý còn các hoàn cảnh hiện đại không cần cháy nổ cũng phát sinh khí CO hoặc thiết bị thế hệ mới có thể sử dụng khí gas mà chúng ta còn chưa quen như xe nâng hàng, máy làm lại bề mặt sân trượt băng, bộ phận hấp phụ khí gây mê, rang hạt cà phê. Thậm chí có hóa chất dung môi tẩy sơn chứa methylene chloride, methylen bromide có thể ngấm qua da vào trong cơ thể rồi được chuyển hóa thành khí CO ở trong cơ thể và gây ngộ độc từ từ…
Tin liên quan

Giới khoa học cảnh báo Trái đất đang mất dần nguồn nước tích trữ
10:20 | 01/04/2025 Môi trường & Sức khỏe

Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
09:35 | 01/04/2025 Thế giới

Thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn uống cho trẻ bị sởi
17:57 | 01/04/2025 Khỏe - Đẹp
Cùng chuyên mục

Đêm nhạc hội Traditional Fashion Talent 2025: Vinh danh di sản áo dài và trang phục 54 dân tộc Việt Nam
13:01 | 01/04/2025 Giải trí

Thần tốc, đột phá hơn nữa để hoàn thành 3.000 km cao tốc đến hết năm 2025
11:47 | 01/04/2025 Tin tức

Lâm Đồng: Phân bổ hơn 86.000 kg gạo hỗ trợ học sinh
08:59 | 01/04/2025 Tin tức

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện xây dựng kế hoạch ứng phó với dịch sởi
17:31 | 31/03/2025 Tin tức

Bệnh viện Châm cứu Trung ương: Nơi hội tụ tinh hoa của y học cổ truyền
17:29 | 31/03/2025 Tin tức

Kon Tum: Liên tiếp nhiều vụ động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông
16:32 | 31/03/2025 Tin tức
Các tin khác

Bệnh viện Bạch Mai: Niềm tự hào của Y tế Việt Nam
15:51 | 31/03/2025 Tin tức

"Chúng ta đang sống trong thời đại mà một học sinh tiểu học có thể lập trình robot nhưng cũng thuộc lòng câu dân ca bà kể"
08:04 | 30/03/2025 Tin tức

Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện
15:39 | 29/03/2025 Tin tức

Đắk Nông: Phấn đấu đến hết Quý II/2025 giải ngân đạt ít nhất 40% kế hoạch vốn đầu tư công
08:58 | 29/03/2025 Kinh tế

Cấp phép lưu hành thêm 750 loại thuốc, biệt dược gốc
16:18 | 28/03/2025 Tin tức

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
22:00 | 26/03/2025 Hoạt động hội

Bộ Y tế đề xuất các đối tượng bắt buộc sử dụng vaccine
21:03 | 26/03/2025 Sức khỏe

Tổng biên tập Tạp chí Thanh niên nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”
15:20 | 26/03/2025 Tin tức

Tọa đàm và trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” cho 11 cán bộ Đoàn
15:13 | 26/03/2025 Tin tức

Xử phạt Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Tân An
09:24 | 26/03/2025 Pháp luật & Sức khỏe

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
2 ngày trước Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
5 ngày trước Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
6 ngày trước Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
7 ngày trước Hoạt động hội

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên
7 ngày trước Hoạt động hội