Mới nhất Đọc nhiều

Cây ngô đồng và những công dụng chữa bệnh bất ngờ

Theo Y học cổ truyền rễ cây ngô đồng có vị đắng, tính mát, lá có tính bình, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, tiêu độc, giảm đau, giảm phù thũng, nhuận tràng, sát trùng…Lá ngô đồng được dùng trong các bài thuốc Y học cổ truyền chữa mụn nhọt, ghẻ lở, vỏ cây trị táo bón, giúp lợi sữa phụ nữ sau sinh.
Công dụng của rau càng cua trong bài thuốc Y học cổ truyền Công dụng của rau càng cua trong bài thuốc Y học cổ truyền
Dẻ thơm và các bài thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền Dẻ thơm và các bài thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền

Ngô đồng

Ngô đồng là loài thực vật có nguồn gốc từ vùng Trung và Nam Mỹ. Khi du nhập vào nước ta, cây được trồng rộng khắp từ Bắc vào Nam bởi nó khá “dễ tính”, sống được ở nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Ở nước ta, loài thực vật này còn được biết đến với những tên gọi khác như sen lục bình, dầu lai lá sen...

Cây ngô đồng được chia thành 2 loại đó là ngô đồng thân gỗ và ngô đồng cảnh. Loại cây cảnh có hoa nở to, lá khi già sẽ chuyển sang màu xanh đậm, thân cây phình to về phía gốc giống như một chiếc bình hoa. Còn loài ngô đồng thân gỗ hoa thường nở rất nhiều, lá không có lông.

Trong đời sống, ngô đồng được trồng như một loại cây cảnh trang trí nhà cửa, sân vườn. Theo quan niệm phong thủy của người Việt, loài cây cảnh này có tác dụng xua đuổi tà khí, thu hút vận may và tài lộc. Với sức sống bền bỉ, nó cũng là một biểu tượng của sự trường tồn.

Ngô đồng có hoa nở to, lá khi già sẽ chuyển sang màu xanh đậm, thân cây phình to về phía gốc giống như một chiếc bình hoa. Còn loài ngô đồng thân gỗ hoa thường nở rất nhiều, lá không có lông.

Một bộ phận khác cũng vô cùng nổi bật đó là quả của cây ngô đồng. Chúng thường có hình bầu dục, bên trong gồm 3 hạt. Quả khi còn non mang màu xanh, tới khi chuyển ngả thành màu vàng. Quả ngô đồng khi khô rất dễ bung hạt và phát tán khắp nơi, nếu gặp thời tiết và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, hạt ngô đồng sẽ sớm nảy mầm thành cây mới để tiếp tục hành trình duy trì nòi giống theo vòng đời phát triển tự nhiên.

Trong Y học cổ truyền, người ta thường tận dụng phần lá, thân và nhựa cây để chế biến thành nhiều loại thuốc trị bệnh. Quả và hạt thường không được sử dụng vì trong chúng chứa độc tính curcin có thể gây ngộ độc gan và hệ tiêu hóa nếu ăn phải. Trong trường hợp ngộ độc nặng, người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tim mạch, ức chế hệ thần kinh trung ương.

Cây ngô đồng và những công dụng chữa bệnh bất ngờ
Ngô đồng có vị đắng, tính mát, lá có tính bình, vị ngọt

Công dụng của ngô đồng

Theo Y học cổ truyền từ lâu ngô đồng đã được sử dụng làm dược liệu chữa bệnh. Có thể kể đến những lợi ích nổi bật nhất của loài thực vật này như:

Điều trị mụn nhọt sưng tấy

Nhựa cây ngô đồng có thể điều trị mụn nhọt và sưng tấy do mụn nhọt. Nếu không may bị mụn nhọt, bạn chỉ cần lấy nhựa từ thân cây, bôi lên vùng bị mụn nhọt nhiều lần sẽ khỏi. Cách này cũng phòng ngừa mưng mủ ở mụn nhọt. Nếu mụn nhọt kích thước lớn, bạn giữa nhuyễn lá ngô đồng đắp 3 - 5 ngày liên tục sẽ cải thiện được đáng kể.

Chữa vết thương phần mềm

Nếu trên da có các vết thương hở mức độ nhẹ, vết trầy xước, chúng ta có thể dùng lá cây ngô đồng giã nát và đắp để cầm máu. Nếu có vết bầm tím cũng có thể đắp lá sẽ giảm đáng kể. Trong lá ngô đồng chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, sẽ phòng ngừa nhiễm trùng và giúp nhanh lành thương.

Chữa ho

Các thầy thuốc Đông y xưa dùng ngô đồng để chữa gà, ho ra máu mức độ nhẹ. Thân lá và cuống ngô đồng mang rửa sạch, sắc nước uống đến khi khỏi. Nếu thường xuyên uống bài thuốc này sẽ phòng ngừa được ho gà và ho ra máu mức độ nhẹ. Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân buộc phải thăm khám bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân.

Chữa sa tử cung ở nữ giới

Trước đây, nữ giới bị sa tử cung được các thầy thuốc điều trị bằng ngô đồng. Cách điều trị là dùng cuống lá ngô đồng rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vùng tử cung.

Chữa ghẻ lở ngoài da

Giống như hiệu quả điều trị mụn nhọt, ngô đồng cũng có tác dụng chữa ghẻ lở ngoài da. Cách chữa trị là giã nát lá rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Kiên trì đắp hàng ngày, làn da sẽ nhanh chóng phục hồi, vết ghẻ lở biến mất mà bạn không cần dùng các loại thuốc kháng sinh.

Giảm sưng, đau hạch

Cây ngô đồng cũng tỏ ra khá hiệu quả trong điều trị nổi hạch, sưng đau hạch ở vùng cổ, chân, tay. Nguyên liệu bạn cần dùng là nhựa lấy từ thân cây. Chỉ cần rạch thân cây, lấy nhựa và dùng tăm bông thấm nhựa cây bôi lên vùng bị nổi hạch. Kiên trì áp dụng mỗi ngày một lần bạn sẽ sớm nhận ra hiệu quả.

Tăng cường sinh lực phái mạnh

Loài thực vật này còn có tác dụng tăng cường sinh lực nam giới. Thân cân mang thái mỏng, phơi khô, sao vàng, hạ thổ rồi mang ngâm rượu. Uống thứ rượu thuốc này thường xuyên sẽ giúp các quý ông tăng cường chức năng sinh lý.

Các tác dụng khác của cây ngô đồng

Ngoài ra, ngô đồng còn được biết đến với các tác dụng khác như:

Người bị phong thấp thường bị ra nhiều mồ hôi tay chân. Nếu bị chứng bệnh này, bạn chỉ cần dùng rễ ngô đồng sắc thuốc uống hàng ngày sẽ hết.

Dùng khoảng 15g lá ngô đồng sắc lấy nước thuốc uống hàng ngày để điều trị mỡ máu và huyết áp cao.

Dùng vỏ cây phơi khô, đốt thành tro rồi trộn với dầu bôi vào hậu môn sẽ giảm hẳn triệu chứng trĩ.

Người bị bỏng lửa hoặc bỏng nước nhẹ có thể đốt vỏ cây thành tro, sau đó pha nước uống sẽ giảm triệu chứng khó chịu.

Đốt vỏ cây ngô đồng thành tro rồi dùng bôi lên tóc có tác dụng điều trị bạc tóc.

Cây ngô đồng và những công dụng chữa bệnh bất ngờ
Lá và hoa cây ngô đồng

Bài thuốc Y học cổ truyền sử dụng ngô đồng

Hỗ trợ chữa mụn nhọt mới sưng: Ngắt 1 búp lá cây ngô đồng cảnh để cho nhựa chảy ra. Lấy phần nhựa này bôi lên nốt mụn và vùng da xung quanh. Khi nhựa khô thì tiếp tục bôi thêm 1 lớp nữa. Cứ bôi liên tục nhiều lần nhựa sẽ giúp giảm sưng, giảm viêm và tạo mủ.

Hỗ trợ chữa trị nhọt có mủ: Lấy 1-3 lá ngô đồng cảnh tươi rửa sạch sau đó để ráo nước. Tiếp theo giã nhuyễn lá và cho một chút muối vào đảo đều lên, dùng hỗn hợp này đắp lên vết mụn. Dùng băng để cố định, giữ lại tinh chất của lá ngô đồng sẽ giúp việc điều trị đem lại hiệu quả cao hơn. Áp dụng từ 3 - 5 ngày liên tục.

Hỗ trợ chống nhiễm trùng cho vết thương: Các vết thương nhỏ có thể dùng nhựa cây ngô đồng cảnh bôi trực tiếp lên vết thương, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho da. Sau một thời gian thực hiện vết thương sẽ nhanh chóng khỏi và không để lại sẹo.

Hỗ trợ chữa bệnh trĩ, lòi dom: Dùng phần vỏ cây phơi khô, đốt rồi trộn với dầu. Sử dụng hỗn hợp này bôi vào hậu môn nơi bị trĩ.

Chữa ho gà, ho ra máu: Nếu ho ra máu mức độ nhẹ, bạn có thể dùng cuống và thân lá cây ngô đồng rửa sạch rồi đem đun lấy nước uống. Nếu thường xuyên sử dụng thức uống này sẽ giúp hạn chế được hiện tượng ho ra máu. Cách này cũng khá hiệu quả với những người bị ho gà.

Chữa bệnh ghẻ lở: Dùng lá ngô đồng tươi rửa sạch rồi chà lá ngô đồng lên vùng da bị ghẻ và ngứa ngáy, chỉ sau một thời gian ngắn với cách làm này sẽ khiến các nốt ghẻ dần biến mất và làn da được phục hồi một cách nhanh chóng.

Điều trị chứng phong thấp: Rễ của cây ngô đồng có tác dụng chữa các triệu chứng ra nhiều mồ hôi tay, đau nhức do bệnh phong thấp gây nên. Bạn cần rửa sạch rễ cây ngô đồng và sắc lấy nước uống hàng ngày.

Trừ phong thấp, thấp khớp: Dùng khoảng 15-30g rễ cây ngô đồng để đun lấy nước uống.

Nhuộm đen tóc: Dùng vỏ cây ngô đồng rửa sạch đem phơi khô, đốt cháy rồi trộn cùng với dầu dùng để nhuộm tóc bạc.

Hỗ trợ điều trị huyết áp cao, mỡ máu cao: Chuẩn bị 10-15g lá ngô đồng đem sắc lấy nước uống trong ngày.

Giảm triệu chứng sưng đau ở các hạch: Lấy nhựa trên thân cây ngô đồng, dùng tăm bông hoặc miếng vải nhỏ thấm một ít nhựa cây bôi vào vùng da bị nổi hạch. Thực hiện 1 lần/ngày.

Chữa thủy thũng: Sử dụng khoảng 10-15g hoa ngô đồng để sắc lấy nước uống. Hoặc có thể dùng hòa tán bột uống cũng có tác dụng hỗ trợ trị bỏng lửa và bỏng nước.

Hỗ trợ điều trị sa tử cung ở phụ nữ: Chuẩn bị khoảng 3 cuống lá cây ngô đồng đem rửa sạch. Sau đó giã nát những cuống lá này rồi trực tiếp đắp chúng lên vùng tử cung bị sa.

Bồi bổ sức khỏe cho nam giới: Sử dụng phần thân cây ngô đồng cảnh thái mỏng rồi đem đi phơi khô. Sau đó tiếp tục sao vàng để để ngâm rượu khoảng 3 tháng là có thể dùng được. Mỗi ngày uống khoảng 20ml.

Cây ngô đồng và những công dụng chữa bệnh bất ngờ
Ngô đồng là loại cây cảnh, cây phong thủy nhiều người ưa thích

Lưu ý khi sử dụng ngô đồng

Cây ngô đồng được trồng làm cảnh và có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Nhưng loài thực vật này cũng tiềm ẩn một mối nguy hiểm trong các gia đình. Phần quả và hạt ngô đồng chữa chất độc curcin có thể gây ngộ độc tiêu hóa và gan nếu không may ăn phải. Triệu chứng ngộ độc có thể là tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, bỏng rát họng... Nặng hơn có thể rối loạn mạch, xuất huyết tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nhà có trẻ nhỏ cần hết sức lưu ý khi trồng loại cây này.

Dù ngô đồng được biết đến với công dụng chữa nhiều chứng bệnh đơn giản, nhưng khi gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào chúng ta cũng nên đi khám bác sĩ. Không nên tự ý dùng ngô đồng để chữa bệnh bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc thuốc, lương y.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Cùng chuyên mục

Hoa tam thất: Mô tả dược liệu và hướng dẫn dùng đúng cách

Hoa tam thất: Mô tả dược liệu và hướng dẫn dùng đúng cách

Trong Đông y hoa tam thất được dùng để chữa mất ngủ, cơ thể suy nhược, hỗ trợ giảm cân, điều trị vết loét tá tràng, ổn định huyết áp...
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoắc hương

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoắc hương

Hoắc hương hay còn được gọi là hợp hương, tô hợp hương, thổ hoắc hương, quảng hoắc hương ... thuộc nhóm cây thân thảo, sống lâu năm, cây có vị ngọt đắng, hơi cay, mùi thơm đặc trưng tính ôn. Hoắc hương có tác dụng trong việc chữa cảm cúm, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy, ăn không tiêu...
Kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính

Kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính

Sáng 1/12/2023, tại Học viện Y dược học cổ truyền, Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Nam dược Thần diệu” với chủ đề: Ứng dụng thuốc nam nói chung và kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính.
Bài thuốc nam trị trào ngược dạ dày thực quản

Bài thuốc nam trị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp trong số các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Trào ngược dạ dày có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp, đặc biệt chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam là biện pháp được nhiều người áp dụng do an toàn, đơn giản, dễ thực hiện.
Chè dây - dược liệu được sử dụng nhiều cho người mắc bệnh dạ dày

Chè dây - dược liệu được sử dụng nhiều cho người mắc bệnh dạ dày

Chè dây là loại dược liệu được sử dụng nhiều cho người mắc bệnh dạ dày. Đây là loại thảo dược phổ thông nhưng công dụng chữa bệnh rất tốt.
Cây lược vàng chữa được bệnh gì?

Cây lược vàng chữa được bệnh gì?

Nhiều người sử dụng cây lược vàng như một vị thuốc đa năng để điều trị các bệnh viêm họng, viêm phế quản, đau lưng, mỏi khớp, bướu cổ, huyết áp, tim mạch, u nang buồng trứng, các bệnh về gan…

Các tin khác

Làm trắng da hiệu quả từ những bài thuốc Y học cổ truyền

Làm trắng da hiệu quả từ những bài thuốc Y học cổ truyền

Từ thời xa xưa, trong dân gian ta đã truyền nhau những bí quyết làm đẹp da bằng các bài thuốc Y học cổ truyền, mang lại hiệu quả làm trắng da đến ngoài sức mong đợi. Bằng cách sử dụng các loại dược liệu đã qua xử lý cẩn thận, cùng việc kết hợp chúng một cách hợp lý tạo ra những bài thuốc này giúp dưỡng trắng da từ bên trong, làm cho làn da trở nên hồng hào và tươi tắn.
Đông y Phúc Thành - Địa chỉ khám, điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền

Đông y Phúc Thành - Địa chỉ khám, điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền

Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, Phòng khám Đông y Phúc Thành đã xây dựng một danh tiếng vững chắc và khẳng định uy tín trong việc khám chữa bệnh nội khoa, ngoại khoa bằng Y học cổ truyền, điển hình như cơ xương khớp, viêm xoang, viêm gan, viêm dạ dày, thận tiết niệu, da liễu, yếu sinh lý, hiếm muộn… Điều này đã thu hút sự tin tưởng của nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị.
Một số cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân an toàn, hiệu quả

Một số cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân an toàn, hiệu quả

SKV - Hiện nay, trong dân gian lưu truyền những cây thuốc như lá lốt, ngải cứu, gừng hay thổ phục linh là những cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân phổ biến, lành tính. Tuy nhiên, vẫn cần biết cách sử dụng một cách đúng và hợp lý để không gây phản tác dụng.
Một số vị thuốc nam giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Một số vị thuốc nam giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Hơn 400 loài thực vật có tác dụng hạ đường huyết đã được ghi nhận có chứa các thành phần dược lý như: Glycoside, alkaloid, terpenoid, flavonoid, carotenoids...
Hy thiêm - dược liệu quen thuộc, nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ

Hy thiêm - dược liệu quen thuộc, nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ

Hy thiêm còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như cỏ đĩ, chó đẻ hoa vàng, hy tiên, hy kiểm thảo, cứt lợn hoa vàng,… Đây là loại dược liệu quen thuộc, được sử dụng làm thuốc phổ biến nhờ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Cây Nhót - vị thuốc trị ho hiệu quả

Cây Nhót - vị thuốc trị ho hiệu quả

SKV - Nhót còn có tên khác là cây Lót, Hồ đối tử, Bất xá. Nhót được biết đến nhiều như là một thực phẩm chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng. Ngoài ra, Nhót còn có tác dụng trị ho, hen, viêm phế quản, đau dạ dày, tiêu lỏng,…
Bài thuốc sử dụng đinh hương trị bệnh

Bài thuốc sử dụng đinh hương trị bệnh

Đinh hương không chỉ là gia vị trong các món ăn mà còn là dược liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý.
Những cây thuốc nam chữa sỏi thận trong dân gian

Những cây thuốc nam chữa sỏi thận trong dân gian

SKV - Trong dân gian, từ xưa ông bà ta đã sử dụng nhiều loại cây thuốc nam để trị sỏi thận, được chứng minh mang lại hiệu quả tốt và ít gây tác dụng phụ. Ngày nay, sự quan tâm và tìm kiếm về những bài thuốc nam này ngày càng thu hút nhiều người bệnh vì tính tiện dụng, an toàn và tiết kiệm chi phí.
Bài thuốc từ cây hoa sữa

Bài thuốc từ cây hoa sữa

Cây hoa sữa còn có tên gọi khác là mùa cua, mò cua, mồng cua… Theo y học cổ truyền, cây hoa sữa có vị đắng, tính mát, quy vào phế, can giúp tẩy giun, trị bệnh sán, trị sốt, tiêu chảy, bệnh phong, nấm da, côn trùng đốt…
Món ăn, bài thuốc từ cây bưởi

Món ăn, bài thuốc từ cây bưởi

Hầu hết các bộ phận của cây bưởi đều dùng làm thuốc: lá, hoa, dịch ép múi bưởi, vỏ quả và hạt.
Xem thêm
Kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính

Kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính

Sáng 1/12/2023, tại Học viện Y dược học cổ truyền, Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học “Nam dược Thần diệu” với chủ đề: Ứng dụng thuốc nam nói chung và kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn
TP.HCM: Hội thảo khoa học “Năng lượng sinh học trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” lần thứ I – năm 2023

TP.HCM: Hội thảo khoa học “Năng lượng sinh học trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” lần thứ I – năm 2023

SKV - Ngày 26/11, Chi hội Nam y Đồng Nai phối hợp với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức Hội thảo khoa học “Năng lượng sinh học trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” lần thứ I – năm 2023.
Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028

Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 26/9/2023 Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028 và xây dựng phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023-2028.
Hội Nam Y Việt Nam: Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV, phát huy trí tuệ, tinh thần để xây dựng Hội vững mạnh

Hội Nam Y Việt Nam: Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV, phát huy trí tuệ, tinh thần để xây dựng Hội vững mạnh

SKV - Sáng 24/9/2023, tại Văn phòng Hội Nam y Việt Nam đã diễn ra Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV
Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023

Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023

Ngày 6 tháng 8 năm 2023, tại Hội trường Thống Nhất – Dinh Độc Lập, sự kiện tôn vinh và vinh danh các thương hiệu uy tín hàng đầu tại Châu Á - Asia Top Brand Awards 2023 đã diễn ra, và đáng chú ý, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe (Hội Nam Y Việt Nam) đã giành được những thành tích ấn tượng tại sự kiện này.
Phiên bản di động