Cây thuốc nam chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Theo y học cổ truyền, các cây thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật đem lại tác dụng theo hai cơ chế chính là để hỗ trợ hệ thần kinh và giúp tăng khả năng thích nghi.
Các loại thuốc nam chữa rối loạn thần kinh thực vật quen thuộc là nữ lang, hoa cúc và hoa lạc tiên. Các loại thảo mộc này giúp giảm căng thẳng thần kinh thực vật cấp tính, đó là lý do tại sao chúng thường được sử dụng trong các hỗn hợp như trà thảo dược để giảm chứng mất ngủ thường xuyên hay trà hoa cúc cải thiện những căng thẳng trong đường ruột. Những cây thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật này đặc biệt hữu ích khi đối phó với căng thẳng gây ra trên hệ thần kinh giao cảm.
Cây thuốc nam chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Rễ cây nữ lang
Loại thảo mộc này đã được sử dụng từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại để điều trị chứng mất ngủ và giúp con người bình tĩnh hơn. Nó vẫn thường được sử dụng ngày nay cho các tình trạng như rối loạn giấc ngủ và lo lắng, tim đập nhanh, tăng nhu động ruột.
Rễ cây nữ lang giúp làm dịu hệ thần kinh thực vật khi nó hoạt động quá mức. Cơ chế tác dụng của loại cây này là làm ảnh hưởng đến mức độ dẫn truyền thần kinh liên quan đến khi nghỉ ngơi và đi ngủ. Ví dụ, nó làm tăng lượng chất dẫn truyền thần kinh nhất định được gọi là GABA, có đặc tính làm dịu thần kinh, giúp mọi người cảm thấy hữu ích để chống lại sự lo lắng và giấc ngủ không yên.
Cách sử dụng: Có thể dùng rễ cây nữ lang như một chất bổ sung hoặc uống nó như một loại trà. Nên được sử dụng tốt nhất trước khi đi ngủ, vì có tác dụng giống như thuốc an thần.
![]() |
Rễ cây nữ lang giúp làm dịu hệ thần kinh thực vật khi nó hoạt động quá mức. |
Lá tía tô đất
Lá tía tô đất có thể điều chỉnh mức độ của một số chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể, chẳng hạn như GABA. Nó có thể tác động tích cực đến các yếu tố liên quan đến tâm trạng và hiệu suất nhận thức, giúp cải thiện các tình trạng như lo lắng. Thậm chí, loại cây này cũng hỗ trợ trẻ em có vấn đề về sự bồn chồn và khó tập trung. Nhìn chung, lá cây tía tô đất có thể là một lựa chọn tuyệt vời để thúc đẩy tâm trạng, suy nghĩ rõ ràng hơn cũng như điều hòa hoạt động sống của các hệ cơ quan.
Cách sử dụng: Có thể dùng lá tía tô đất như một chất bổ sung trong món ăn hằng ngày hoặc có thể pha uống như một loại trà.
![]() |
Lá tía tô đất có thể điều chỉnh mức độ của một số chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể |
Sâm Ấn độ
Sâm Ấn độ là một loại dược thảo thường được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn độ. Nó là một trong những loại thảo mộc tăng khả năng thích nghi của hệ thống thần kinh thực vật phổ biến nhất, giúp cơ thể giảm kích ứng với những căng thẳng và duy trì sự cân bằng.
Sâm Ấn độ là một loại thảo mộc chống viêm và chất chống oxy hóa. Điều này làm cho nó rất hữu ích để bảo vệ hệ thống thần kinh và đã được nghiên cứu rộng rãi để điều trị các rối loạn hệ thần kinh thực vật. Sâm Ấn độ cũng có tác dụng bảo vệ não bộ chống lại chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer, nên cũng có thể được sử dụng để tăng cường trí nhớ và chức năng nhận thức. Ngoài ra, sâm Ấn độ có thể giúp ổn định khả năng giữ bình tĩnh và giảm lo lắng.
Cách sử dụng: Sâm Ấn độ được dùng như một loại thực phẩm bổ sung.
![]() |
Sâm Ấn độ là một loại thảo mộc chống viêm và chất chống oxy hóa. |
Thiên Ma
Thiên Ma được biết là thảo dược đặc biệt vì hầu như không chứa diệp lục, cây có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thiên Ma có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bình can, trừ phong, chống co giật, đặc biệt được ứng dụng hiệu quả trong điều trị bệnh đau thần kinh và rối loạn thần kinh thực vật.
Thiên ma có tác dụng phục hồi tích cực sự tổn thương của các tế bào thần kinh, thông qua việc điều hòa chất dẫn truyền thần kinh, giúp làm giảm stress oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy, mất cân bằng dẫn truyền thần kinh, tổn thương do quá trình oxy hóa và viêm thần kinh là nguyên nhân gây ra các thoái hóa thần kinh như parkinson, run giật...Ngoài ra, Thiên ma có tác dụng làm giảm độc tính thần kinh do thiếu oxy hóa não gây ra và giúp cải thiện tổn thương não ở thiếu máu não cục bộ (đột quỵ).
![]() |
Thiên ma có tác dụng phục hồi tích cực sự tổn thương của các tế bào thần kinh, thông qua việc điều hòa chất dẫn truyền thần kinh |
Câu Đằng
Trong các loại thảo dược chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật, không thể không nhắc đến Câu Đằng. Đây là vị thuốc quý và được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý này.
Theo nghiên cứu, Câu đằng có tác dụng chống co giật, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào thần kinh. Dược liệu này đạt hiệu quả trong ức chế monoamine oxidase B (MAO-B), nhờ đó gián tiếp làm tăng nồng độ dopamin trong não, giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh Parkinson.
Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu trong Câu đằng có chứa một số axit amin và peptide, có thể giống như các tiền chất dinh dưỡng của các chất dẫn truyền thần kinh, giúp làm giảm sự phóng điện bất thường có thể xảy ra trong các tế bào thần kinh.
![]() |
Câu đằng có tác dụng chống co giật, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào thần kinh. |
Hợp hoan bì
Hợp hoan bì là lớp vỏ của cây hợp hoan có nguồn gốc từ Châu Á, trong Đông y, cây được sử dụng với mục đích kích thích sự vui vẻ của trái tim, làm dịu đi nỗi buồn, được khoa học chứng mình có thể giải trầm uất, thư giãn hệ thần kinh, nuôi dưỡng não bộ, cải thiện tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, giữ tinh thần lạc quan,...
![]() |
Hợp hoan được khoa học chứng mình có thể giải trầm uất, thư giãn hệ thần kinh, nuôi dưỡng não bộ |
Trà xanh
Trà xanh từ lâu là một loại thức uống quen thuộc bổ sung chất oxy hóa cho cơ thể, giảm thiểu và ngăn ngừa các chứng rối loạn thực vật. Hoạt chất L-theanine có trong trà xanh sẽ giúp bạn bình tĩnh, thư giãn đầu óc và ổn định tinh thần hiệu quả, nên sử dụng 1 - 2 ly trà xanh mỗi ngày, không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ với sức khỏe.
![]() |
Hoạt chất L-theanine có trong trà xanh sẽ giúp bạn bình tĩnh, thư giãn đầu óc và ổn định tinh thần hiệu quả |
Vì sao nên chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng Đông y?
Thông thường để điều trị rối loạn thần kinh thực vật, các bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc giảm căng thẳng, tránh rối loạn tiêu hóa,... Ưu điểm sẽ là có công dụng nhanh hơn các cây thuốc Đông y nhưng hiệu quả chỉ nhất thời, không thể điều trị tận gốc rễ, hơn nữa còn có nhiều tác dụng phụ không mong muốn, nhưng thuốc Đông y lại cải thiện được tình trạng này.
Theo nhiều nghiên cứu, các loại cây thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật nói riêng và các bệnh thần kinh nói chung như Thiên Ma, Câu Đẳng,... Có hiệu quả trong việc ổn định thần kinh, thư giãn mạch máu, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh. Hơn nữa việc kết hợp các loại thảo dược trị bệnh còn giảm tối đa các tác dụng phụ hoặc hạ nhịp tim quá mức.
Cây thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật không gây ra nhiều tác dụng phụ như một số loại thuốc khác vì các loài thảo dược hoàn toàn từ thiên nhiên, tuy nhiên nhược điểm sẽ mất thời gian rất lâu để biết được hiệu quả chữa trị, ngoài ra người bệnh cũng nên kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh, khoa học nhất để bệnh sớm có cải thiện tốt nhất.
Cùng chuyên mục

Cải xoăn: Siêu thực phẩm vàng cho sức khỏe toàn diện
11:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Rau spinach: Bí quyết chế biến và lợi ích vàng cho sức khỏe
09:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Cà chua: Thần dược tăng cường sức đề kháng không thể bỏ qua
07:00 | 24/04/2025 Y học cổ truyền

Mùi tàu (húng lủi): Tác dụng và cách chế biến đa dạng cho sức khỏe
21:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Cỏ xạ hương: Cách làm trà thơm ngon và lợi ích sức khỏe
19:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Húng quế: Lợi ích cho sức khỏe và cách dùng hiệu quả
17:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Khám phá huyệt nghinh hương: Phương pháp trị nghẹt mũi hiệu quả không ngờ
15:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quả vải
13:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ quả đào
11:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc, món ăn từ đậu đỏ
09:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Cây nho: “Trợ thủ đắc lực” cho hành trình kiểm soát huyết áp cao
07:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Cây lộc vừng: “Thần dược xanh” cho lá gan khỏe mạnh
21:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Cây tầm gửi: “Vũ khí xanh” kiểm soát huyết áp cao toàn diện
19:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Cây mộc qua: Giải pháp toàn diện cho tiêu hóa và hô hấp
15:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
13:55 | 22/04/2025 Hoạt động hội

Cây dâm bụt: Khắc tinh của viêm họng và ho kéo dài
13:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
1 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
6 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều