Công dụng của đỗ trọng trong Y học cổ truyền
Đỗ trọng
Cây đỗ trọng là một vị thuốc được trồng ở Trung Quốc và miền Nam Liên Xô cũ, mọc cả những nơi lạnh như Sapa, Lào Cai. Tuy nhiên, ở Việt Nam cây đỗ trọng chưa được trồng phổ biến, số lượng còn ít nên hiện nay vẫn phải nhập khẩu.
Vào mùa hạ, khi bóc vỏ ở những cây có đường kính to, ép cho thẳng. Xếp thành đống sau đó chờ khoảng 6-7 ngày cho đổ mồ hôi, mặt trong có màu đen nâu. Bây giờ mới đem cây ra phơi khô. Vỏ đỗ trọng mỏng, mặt ngoài có màu xám, mặt trong đen nâu nhạt. Khi bẻ có những sợi trắng như tơ trong giống như cái mành mành.
Vỏ cây đỗ trọng được nhiều người nghiên cứu để sử dụng chất nhựa trong cây vì có tính chất như cao su. Trong vỏ cây có từ 3-7% chất có tính chất của gutta pecka. Trong lá cây đỗ trọng chỉ có khoảng 2% và trong quả có 27,34%. Chất gutta pecka ở nhiệt độ 45-700 có tính chất dẻo rất cao. Chúng có khả năng chịu được nước biển và độ cách điện cũng cao. Do vậy được sử dụng làm vật cách điện và để bọc dây điện ngầm dưới đáy biển.
Ngoài ra, chất gutta pecka trong cây đỗ trọng có chứa chất màu và anbumin, tinh dầu, chất béo và muối vô cơ. Trong lá cây đỗ trọng có tanin và nhựa, không có ankaloits, dù sao hoạt chất cũng chưa rõ.
Vỏ cây đỗ trọng có chứa pino-resinol-diglucosid là thành phần làm giảm huyết áp hiệu quả và lâu bền. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Công dụng của đỗ trọng
Theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền đỗ trọng có vị cay, ngọt, tính ôn, không độc đi vào quy vào kinh can và thận. Đỗ trọng là vị thuốc được dùng từ lâu đời. Đây cũng là vị thuốc mang đầy tính huyền thoại với công năng kỳ diệu của nó.
Công dụng của đỗ trọng theo Y học cổ truyền
Công dụng: Đỗ trọng có tác dụng bổ sung, kiện gân cốt, bổ can hư, an thai, ích tinh khí, cường chí, dương huyết, hạ áp, làm ấm tử cung.
Chủ trị: Chân tay yếu mỏi, đau nhức lưng, phong thấp, bại liệt, động thai ra huyết, di tinh, liệt dương, tăng huyết áp, hay tiểu đêm,…
Trong y học hiện đại
Dược liệu có tác dụng ức chế phế cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bạch cầu và liên cầu khuẩn dung huyết B.
Đỗ trọng có tác dụng lợi tiểu, giảm đau, chống co giật và rút ngắn thời gian chảy máu.
Lá, cành và vỏ của thuốc đều có tác dụng điều chỉnh chức năng tế bào và tăng cường hoạt động miễn dịch của cơ thể.
Đỗ trọng có tác dụng chống viêm, tăng cường hoạt động của vỏ tuyến thượng thận, tăng lưu lượng máu động mạch vành, giãn mạch và hạ cholesterol trong máu.
Thuốc có tác dụng làm thư giãn cơ trơn mạch máu, từ đó làm hạ huyết áp.
Vỏ cây đỗ trọng chứa các thành phần được chứng minh là có khả năng ngăn chặn sự phát triển của chứng viêm khớp. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc sử dụng đỗ trọng
Cây đỗ trọng là một vị thuốc quý được sử dụng trong một số bài thuốc điều trị bệnh bao gồm:
Thịt heo hầm đỗ trọng hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa
Chuẩn bị: Thịt lưng heo lượng vừa đủ và đỗ trọng 30g.
Thực hiện: Đem hầm trong vòng 30 phút, sau đó bỏ dược liệu, ăn thịt và uống nước. Thực hiện liên tục trong 7 – 10 ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị huyết áp cao
Bài thuốc 1: Mẫu lệ sống 20g, tang ký sinh, đỗ trọng mỗi thứ 16g, câu kỷ tử và cúc hoa mỗi vị 12g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc 2: Thục địa và đơn bì mỗi vị 40g, hạ khô thảo và sinh đỗ trọng mỗi vị 80g. Đem các vị tán bột làm hoàn, mỗi lần dùng 12g, ngày uống từ 2 – 3 lần.
Bài thuốc trị chứng phụ nữ có thai bị động thai và dọa sảy
Bài thuốc 1: A giao, tục đoạn, tang ký sinh, đương quy, bạch truật (sao) và đỗ trọng (sao) mỗi vị 12g, thỏ ty tử 4g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị Sơn dược 20g, đại táo 20 quả, đỗ trọng (sống) 40g, cam thảo 4g và xuyên tục đoạn 12g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc trị di tinh, liệt dương
Chuẩn bị: Câu kỷ tử, thỏ ty tử, sơn dương, ngưu tất, sơn thù và mạch môn mỗi vị 160g, thục địa 230g, đỗ trọng 160g, lộc nhung 80g và ngũ vị tử 40g.
Thực hiện: Đem các vị tán bột mịn, làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 12g uống với nước muối nhạt, ngày dùng 2 lần.
Bài thuốc trị chứng đau lưng do thận hư
Bài thuốc 1: Lộc giác giao 10g, đương quy, câu kỷ tử, thỏ ty tử mỗi vị 12g, nhục quế 8g, phụ tử 6g, đỗ trọng, hoài sơn mỗi vị 16g và thục địa 26g. Dùng các vị sắc uống hoặc tán bột, thêm mật làm hoàn. Bài thuốc này thích hợp với người có thận dương hư.
Bài thuốc 2: Nếu thận âm hư thì dùng đỗ trọng 12g, nhục thung dung 12g, sơn thù 12g, hoài sơn 12g, thỏ ty tử 12g, ngưu tất 12g, câu kỷ tử 16g, sinh địa 16g. Đem sắc uống hoặc trộn mật làm hoàn.
Bài thuốc trị chứng thận yếu gây liệt dương, lưng đau, gối mỏi
Bài thuốc 1: Rễ gối hạc, dây đau xương, cẩu tích, thỏ ty tử, củ mài và rễ cỏ xước mỗi vị 12g, đỗ trọng, cốt toái bổ và tỳ giải mỗi vị 16g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc 2: Dùng hoài sơn, mạch môn, ngưu tất, đỗ trọng, tục đoạn, cốt toái bổ, đương quy, cẩu tích, thục địa và ba kích mỗi vị 12g. Đem các vị tán thành bột, sau đó chế với mật ong làm thành viên. Mỗi lần dùng từ 7 – 10g, ngày dùng 2 lần.
Các bộ phận trên cây đỗ trọng đều chứa nhiều thành phần tốt. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc chữa chứng đau nhức vùng thắt lưng
Bài thuốc 1: Hạt quýt và đỗ trọng mỗi vị 80g. Đem sao vàng, tán nhỏ và uống cùng với nước muối và rượu.
Bài thuốc 2: Rễ cây câu kỷ tử, tỳ giải và đỗ trọng gia giảm liều phù hợp. Đem sắc cách thủy với rượu và dùng uống mỗi ngày.
Bài thuốc trị chứng ra mồ hôi trộm
Chuẩn bị: Mẫu lệ và đỗ trọng các vị bằng lượng nhau.
Thực hiện: Đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 1 thìa uống với rượu.
Bài thuốc trị chứng động thai và các bệnh sau khi sinh đẻ
Chuẩn bị: Táo tàu và đỗ trọng.
Thực hiện: Giã nát làm thành viên to bằng hạt đậu. Mỗi lần dùng 10 viên, ngày dùng 2 lần.
Bài thuốc phòng ngừa sảy thai
Chuẩn bị: Ý dĩ (sao), đỗ trọng, tục đoạn, củ gai bánh, ba kích, đương quy, vú bò, cẩu tích, ba kích, thục địa mỗi vị 10g.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống.
Bài thuốc trị chứng chảy máu não và tai biến do huyết áp cao
Chuẩn bị: Cam thảo 15.5g, lá sen 15.5g, đỗ trọng 12.5g, bạch thược 16g, tang ký sinh, mạch môn và sinh địa mỗi vị 10g.
Thực hiện: Đem sắc và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong vòng 7 ngày.
Bài thuốc trị chứng trẻ nhỏ thuộc hư hàn, ốm yếu bẩm sinh, hen suyễn, cam tích, chậm nói, còi xương
Chuẩn bị: Trạch tả và mẫu đơn mỗi vị 3g, đỗ trọng, ngưu tất, phục linh, sơn thù và sơn dược mỗi vị 4g, nhục quế 0.8g, phụ tử chế 1.2g, ngũ vị 2g, thục địa 8g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị chứng tăng huyết áp
Chuẩn bị: Cam thảo và sa nhân mỗi vị 6.6g, hoàng bá 10g, đỗ trọng 33g. Trường hợp suy tim nên gia thêm quế 6.6g.
Thực hiện: Sắc với 800ml nước và để sôi trong 15 – 20 phút, sau đó chia thành 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa chứng nhiễm Trichomonas
Chuẩn bị: Hoạt thạch và bối mẫu mỗi vị 12g, đương quy, đỗ trọng và sinh địa mỗi vị 10g, xích thược, bạch thược và xuyên khung mỗi vị 6g, vỏ quýt 3g, rượu 40 độ 500ml.
Thực hiện: Đem ngâm trong vòng 7 ngày. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 20ml rượu.
Bài thuốc trị âm tinh suy kiệt, mỏi gối, di tinh, sốt về chiều, đau nhức lưng và ra mồ hôi trộm
Chuẩn bị: Rau thai nhi (rau con so, không có bệnh) 1 bộ, câu kỷ tử, ngưu tất và đỗ trọng mỗi vị 60g, gừng khô 15g, trần bì (nướng) và hoàng bá mỗi vị 40g.
Thực hiện: Đem rau thai bỏ gân mang, sau đó lấy múi đỏ tươi đem ngâm với rượu trong vòng 1 đêm. Tiếp tục nấu cho nhừ và vắt lấy nước. Dùng ngưu tất, đỗ trọng, hoàng bá và câu kỷ nấu thành nước đặc, trộn với rau thai, gừng khô và trần bì tán bột. Cuối cùng bắc lên chảo cô thành cao, pha thêm 25% rượu và bảo quản dùng dần. Mỗi ngày dùng 3 lần trong thời gian dài.
Bài thuốc trị chứng tăng huyết áp, suy nhược thần kinh và thận âm hư
Chuẩn bị: Tạo giác 4g, hoàng bá 8g, phục linh, thiên môn, đỗ trọng và mạch môn mỗi vị 12g, rau thai nhi 1 cái, mẫu lệ, long cốt, đảng sâm, ngưu tất và thục địa mỗi vị 16g.
Thực hiện: Đem tán thành bột mịn và chế thành viên. Mỗi ngày dùng từ 6 – 20g.
Bài thuốc trị chứng hen phế quản (trong giai đoạn ổn định)
Chuẩn bị: Ngưu tất, mạch môn, rau thai nhi khô và thiên môn mỗi vị 40g, quy bản và hoàng bá mỗi vị 60g, thục địa 80g, đỗ trọng 60g.
Thực hiện: Đem các vị tán nhỏ làm thành viên. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 10g.
Bài thuốc trị chứng tăng huyết áp thể âm hư dương xung, tăng huyết áp ở người trẻ và chứng rối loạn tiền mãn kinh
Chuẩn bị: Thạch quyết minh 20g, thiên ma 6g, chi tử 8g, đỗ trọng 14g, dạ giao đằng, ích mẫu và tang ký sinh mỗi vị 16g, phục linh, hoàng cầm, câu đằng và ngưu tất mỗi vị 12g. Nếu mất ngủ gia thêm bá tử nhân và toan táo nhân mỗi vị 8g. Đau đầu gia thêm mạn kinh tử và cúc hoa mỗi vị 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi huyết áp ổn định.
Bài thuốc trị chứng viêm tắc động mạch chi
Chuẩn bị: Phụ tử chế, ý dĩ, đảng sâm, ngưu tất, hổ cốt, quy bản, hoàng kỳ, bạch thược, miết giáp, đỗ trọng và sinh địa mỗi vị 16g, hoàng bá, đan sâm mỗi vị 20g, cam thảo 4g, quế chi, binh lang, trần bì và tế tân mỗi vị 8g, đương quy, hoàng cầm, phục linh, tùng tiết, hồng hoa, uy linh tiên, độc hoạt, tần giao, đào nhân, mộc qua, phòng kỷ và xuyên khung mỗi vị 12g.
Thực hiện: Nấu các vị thành cao, dùng uống hằng ngày.
Bài thuốc trị đau dây thần kinh hông do thoái hóa cột sống
Chuẩn bị: Cam thảo, đỗ trọng và phòng phong mỗi vị 8g, quế chi và tế tân mỗi vị 6g, tang ký sinh, đảng sâm, bạch thược, độc hoạt, ngưu tất, phục linh, đại táo, thục địa và đương quy mỗi vị 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc trị đau bụng kinh
Bài thuốc 1: Cam thảo 4g, hương phụ, bạch thược, đương quy, phục linh, đỗ trọng và xuyên khung mỗi vị 8g, tục đoạn, bạch truật, đảng sâm và thục địa mỗi vị 12g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc 2: Dùng đỗ trọng, ngải cứu, a giao, đương quy và xuyên khung mỗi vị 8g, phá cố chỉ, hoàng kỳ, bạch truật, thục địa và hoài sơn mỗi vị 12g, đảng sâm 16g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị chữa động thai có ra máu do khí huyết hư
Chuẩn bị: Cam thảo 4g, trần bì 6g, đỗ trọng 12g, đương quy 8g, bạch thược và thục địa mỗi vị 12g, đảng sâm 16g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị động thai do vấp ngã, chấn thương
Bài thuốc 1: Xuyên khung 6g, cam thảo 4g, đảng sâm 16g, hoàng cầm, đỗ trọng, địa du, đương quy, ngải diệp và hương phụ mỗi vị 8g, hoàng kỳ, mẫu lệ, thục địa, tục đoạn, bạch truật và bạch thược mỗi vị 12g. Đem các vị sắc uống hằng ngày.
Bài thuốc 2: Tang ký sinh 16g, đương quy, đỗ trọng và a giao mỗi vị 8g, rễ cây gai 10g, tục đoạn và bạch thược 12g. Đem các vị sắc uống hằng ngày.
Canh đỗ trọng và thận dê trị đau thắt lưng do thận hư yếu
Chuẩn bị: Đỗ trọng và 3 – 4 cái thận dê.
Thực hiện: Đem cạo bỏ vỏ ngoài của đỗ trọng, sau đó sao vàng với 1 cân sữa tô và đem chia thành 10 thang. Mỗi đêm dùng 1 thang sắc đến 5 canh, sao đó chắt lấy nước và bỏ bã. Cắt nhỏ thận dê đem vào rồi sắc tiếp, sau đó thêm gia vị vào nấu như canh. Dùng ăn khi đói.
Đỗ trọng Các bộ phận trên cây đỗ trọng đều chứa nhiều thành phần tốt. . Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc trị đau cột sống và đau ngang thắt lưng do phong hàn
Chuẩn bị: Đỗ trọng 640g.
Thực hiện: Đem cắt nhỏ sao với 2 thăng rượu, sau đó ngâm với rượu trong vòng 10 ngày. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ, ngày dùng 3 lần.
Bài thuốc trị động thai khi thai nhi được 2 – 3 tháng
Chuẩn bị: Xuyên tục đoạn (tẩm rượu) và đỗ trọng (tẩm gừng, sao cho đứt tơ).
Thực hiện: Tán thành bột mịn, dùng nhục táo nấu kỹ lấy nước và trộn với bột thuốc làm thành viên uống cùng với nước cơm.
Bài thuốc trị chứng chân tay mỏi, lưng đau và người không có sức do thận hư
Chuẩn bị: Bạch tật lê, phòng phong, tỳ giải, đỗ trọng, đương quy, ngưu tất, bổ cốt chỉ, nhục thung dung, thỏ ty tử và hồ lô ba mỗi vị 2 phần, thận heo 1 cặp (nấu chín, tán nhuyễn), nhục quế 1 phần.
Thực hiện: Đem trộn đều và chế với mật ong làm thành viên. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 12g.
Bài thuốc trị chứng đau thắt lưng do thận hư kèm phong hàn
Chuẩn bị: Quế tâm 4g, tế tân và xuyên khung mỗi vị 6g, đan sâm và đỗ trọng mỗi vị 12g.
Thực hiện: Đem các vị ngâm rượu và dùng uống hằng ngày.
Bài thuốc trị chứng quen dạ đẻ non
Chuẩn bị: Tang ký sinh, đỗ trọng (sao), bạch truật (sao đất sét) và tục đoạn mỗi vị 20g, thỏ ty tử 4g, đương quy và a giao mỗi vị 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống hằng ngày.
Bài thuốc trị thận nguyên bất túc và tỳ vị hư yếu
Chuẩn bị: Bạch linh 160g, đỗ trọng 120 (tẩm rượu muối sao), thục địa 320g, lộc nhung 300g, hoài sơn 240g, phụ tử 60g, sơn thù 200g, ngũ vị tử 48g, ngưu tất 160g.
Thực hiện: Chế thành hoàn mềm, dùng uống hằng ngày.
Lưu ý khi sử dụng đỗ trọng
Một số bài thuốc cần tránh khi uống cùng vị thuốc đỗ trọng như:
Không dùng đỗ trọng với xà thoái và huyền sâm, theo sách bản thảo kinh giải.
Bệnh nhân không phải can thận hư hoặc âm hư hỏa vượng thì không dùng vị thuốc cây đỗ trọng, theo đông dược học thiết yếu.
Người âm hư có nhiệt phải sử dụng đỗ trọng một cách cẩn thận, theo lâm sàng thường dụng trung dược thủ sách.
Tóm lại, cây đỗ trọng đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ Y Học Cổ Truyền để được thăm khám cũng như có phác đồ điều trị phù hợp.
Tin liên quan
Những loại thảo dược chữa bệnh xương khớp an toàn, hiệu quả
06:18 | 27/08/2023 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục
Núc nác - Dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng
11:12 | 20/09/2024 Y học cổ truyền
Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ
07:00 | 16/09/2024 Y học cổ truyền
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại
08:00 | 10/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc
10:55 | 09/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền
23:39 | 08/09/2024 Y học cổ truyền
Cây phan tả diệp có tác dụng gì?
14:49 | 03/09/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
[E-Magazine] Lá trầu không: Vị thuốc quý trong vườn nhà
15:00 | 02/09/2024 SKV- Mag
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây sử quân tử?
09:00 | 31/08/2024 Y học cổ truyền
Mần tưới - Cây thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng
07:00 | 28/08/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh từ quả na
17:56 | 27/08/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc dân gian từ cây rau sam
08:00 | 26/08/2024 Y học cổ truyền
Nỗ lực mang tới những sản phẩm dưỡng sinh bền vững cho cộng đồng
00:23 | 26/08/2024 Thông tin đa chiều
Cách trị nhiệt miệng theo Đông y
07:15 | 25/08/2024 Y học cổ truyền
Cậu bé 14 tuổi mắc chứng tự kỷ nặng đạt 8 kỷ lục thế giới Guinness
09:10 | 23/08/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc can khương
08:31 | 23/08/2024 Y học cổ truyền
Cam thảo: Vị thuốc Đông y phổ biến
15:16 | 21/08/2024 Y học cổ truyền
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
4 ngày trước Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
11-09-2024 07:15 Hoạt động hội
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La
24-08-2024 17:09 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La
21-08-2024 19:29 Hoạt động hội
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
19-08-2024 15:13 Hoạt động hội