Công dụng tuyệt vời của hoa đậu biếc với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng
Công dụng của quả Óc chó với sức khoẻ tim mạch và những lưu ý khi sử dụng |
Chuối hột - "thần dược" chữa sỏi thận, tiểu đường, huyết áp cao |
Hoa đậu biếc
Đậu biếc có tên tiếng Anh là Clitoria ternatea L., hay bông biếc, đậu hoa tím là một loài thực vật thân thảo, dây leo sống nhiều năm. Hoa của cây có màu xanh lam đậm, xanh tím hoặc màu trắng nhưng thường gặp nhất là màu xanh tím đặc trưng. Sở dĩ chúng khoác trên mình màu sắc bắt mắt như vậy là nhờ thành phần anthocyanins - một loại sắc tố có khả năng chống lại oxy hóa và được tìm thấy trong nhiều loại rau củ, trái cây có màu sắc tương tự như vậy. Chất anthocyanins ngoài việc khiến cho hoa đậu biếc có màu xanh tím còn có những dược tính nhất định.
Nguồn gốc của cây đậu biếc là từ châu Á. Ngày nay, loài phân bố ở khắp thế giới, xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,… Ở Việt Nam, ta dễ dàng bắt gặp đậu biếc ở hàng rào, sân vườn, công viên… Tùy vào địa phương, có thể dùng cây làm cảnh, che bóng mát, phân bón, che phủ, cải tạo đất.
Loài thích hợp sinh sống và phát triển mạnh mẽ nơi khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Có khả năng chịu nắng tốt, nhiệt độ trung bình khoảng 30 độ C và được nhân giống bằng hạt.
Thân thảo, mềm, sống nhiều năm, thường leo nơi hàng rào tạo thành giàn hoa, trang trí đẹp mắt. Lá mọc đối, dạng bầu dục, sắc xanh đậm. Phiến lá có gân nổi rõ, lông tơ bao phủ, cuống dài.
Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Hình dáng hoa được mô tả giống bộ phận sinh dục nữ, kích thước khoảng 4×3 cm. Cánh hoa có thể thuộc loại cánh đơn hoặc kép. Trong thực tế, màu sắc hoa khá đa dạng có thể xanh lam đậm, trắng, nhưng có lẽ phổ biến hơn cả là sắc xanh tím. Hương hoa dịu nhẹ đặc trưng, nếu ngâm vào trong nước sẽ tạo thành loại nước màu xanh biếc, hầu như không có vị. Quả dẹt, dài khoảng 5 cm, lúc non sắc xanh, chuyển nâu đậm dần khi già. Bên trong quả có khoảng 6-10 hạt, đen, bóng.
Sau khi hái hoa trực tiếp từ trên cây, dùng nước rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Tiếp theo nên để hoa tươi vào trong bọc kín, cất giữ nơi thoáng mát, tránh côn trùng. Tuy nhiên, để kéo dài thời gian bảo quản, tránh ẩm mốc, ta nên phơi hoa khô ráo để tủ lạnh ngăn mát dùng dần.
Theo các nghiên cứu, hoa đậu biếc có thành phần hóa học khá phong phú và đa dạng. Với nhiều chất hữu cơ vừa tạo sắc hoa rực rỡ vừa mang lại giá trị sức khỏe cao như:
Flavonoid gồm anthocyanin-hoạt chất tạo nên màu sắc hoa đặc trưng.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học còn tìm thấy các hoạt chất như: glycosid, este, saponin, tannin, alkaloid, carbodydrate, protein, tinh dầu, chất chống oxy hóa, nucleotide, acetylcholine, xyclotides…
Ngoài ra phần hạt chứa nhiều acid amin và chất dầu có độc tính.
Hoa đậu biếc có màu sắc bắt mắt nhờ thành phần anthocyanins - một loại sắc tố có khả năng chống lại oxy hóa. Ảnh internet |
Công dụng của hoa đậu biếc
Tác dụng trong Y học cổ truyền
Từ lâu, nhân dân đã sử dụng đậu biếc không chỉ trong ẩm thực mà còn dùng điều trị bệnh dưới các dạng: thuốc sắc uống, dạng bột, dùng ngoài da… Người ta dùng phần hoa để an thần, giảm căng thẳng.
Ngoài ra, các bộ phận khác cũng có giá trị cao:
Phần rễ mang vị đắng, chát giúp nhuận tràng, lợi tiểu, thanh nhiệt…
Còn phần lá có thể dùng ngoài, băng bó vết thương…
Một số nơi sử dụng quả đậu biếc như vị thuốc tự nhiên nhằm giải nhiệt, nhuận tràng…
Tăng sức đề kháng, bổ sung chất chống oxy hóa
Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao mà hoa đậu biếc nói chung và các thành phẩm chiết xuất từ loại thực vật này có khả năng tạo nên hệ miễn dịch mạnh mẽ. Chúng bảo vệ hồng cầu cũng như bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố bất lợi bên ngoài. Cụ thể anthocyanin vừa làm tăng sản xuất cytokine, đồng thời bảo vệ DNA không tổn thương.3
Bảo vệ chức năng gan, thận
Theo tạp chí Journal of Zhejiang Univerity – Science B, khi nghiên cứu trên động vật đã ghi nhận: Chiết xuất từ hoa đậu biếc chống lại tổn thương tinh hoàn và bảo vệ gan ở chuột. Bên cạnh đó, dược liệu này còn có thể chống lại các tác dụng phụ của acetaminophen, khi hoạt chất này gây tổn thương cho mô thận. Đây là cơ sở cho thấy khả năng thanh nhiệt, giải độc gan, bảo vệ chức năng thận… hiệu quả của dược liệu.
Khả năng kháng khuẩn, giảm đau, hạ sốt
Nghiên cứu trên Tạp chí quốc tế về dược phẩm cho rằng: Các flavonoid trong loài cây này chứa các hoạt chất giúp kháng khuẩn, giảm viêm, giảm đau, hạ sốt hiệu quả. Cơ chế của chúng là làm giãn nở các mạch máu dưới da, tăng lưu lượng máu, kích thích đổ mồ hôi, lợi tiểu, giải cảm nhanh chóng.
Một số nghiên cứu còn đánh giá tác dụng này có thể tương tự như sử dụng các thuốc kháng viêm non-steroid. Vì vậy, mà thực vật này sẽ hỗ trợ cơ thể trước các bệnh lý cấp và mãn tính. Hơn nữa, thành phần xyclotides có tác dụng kháng các vi khuẩn in vitro như Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Klebsiella pneumonia, Bacillus subtilis, Streptococcus agalactiae…
Hoa đậu biếc giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Ảnh internet |
Hỗ trợ các nguy cơ bệnh lý tim mạch
Các công dụng của loài trên hệ tim mạch cũng có nhiều bằng chứng rõ ràng. Chúng giúp cải thiện tình trạng xơ vữa mạch máu, điều hòa huyết áp và giảm giảm đáng kể nguy cơ tử vong đột quỵ liên quan đến vấn đề tim mạch.
Ngoài ra, tác dụng của đậu biếc còn được so sánh với một số dược chất kháng viêm bền thành mạch và giảm lipid máu như atorvastatin, gemfibrozil… Nhiều nghiên cứu cho thấy, chỉ số xơ vữa và tỷ lệ HDL/LDL trở nên bình thường sau khi điều trị ở chuột tăng lipid máu do chế độ ăn uống, bằng loài thực vật này.
Bảo vệ và hỗ trợ tình trạng loét dạ dày
Những thí nghiệm chiết xuất đậu biếc trên chuột, đã cho thấy các dấu hiệu khả quan đáng kể về các thông số như pH, lượng tiết acid dạ dày, chỉ số vết loét… Đây là tín hiệu đáng mừng về khả năng hỗ trợ hệ tiêu hoá của cây trên cơ thể người.
Tăng cường trí não, cải thiện trí nhớ
Khi càng lớn tuổi, quá trình lão hóa sẽ khiến lượng acetylcholine ngày càng suy giảm. Điều này khiến những vấn đề về trí nhớ và nhận thức giảm dần và trở nên trầm trọng hơn. Nhờ chứa hoạt chất proanthocyanidin, một chất chống oxy hóa, mà hoa đậu biếc có tác dụng tăng lưu thông máu não và dẫn truyền thần kinh. Từ đó, nâng cao hiệu suất bảo vệ tế bào não, duy trì trí nhớ, giảm lo âu,…
Tăng cường thị lực
Nhờ khả năng tăng cường lưu thông mạch máu khắp cơ thể mà dược liệu hỗ trợ nuôi dưỡng các tế bào của mắt. Điều này còn giúp cho thị lực được cải thiện, giảm tổn thương do các gốc tự do. Do đó, các nguy cơ gây ra bệnh lý như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp… sẽ được hạn chế.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Theo nhiều nghiên cứu chứng minh, hoa đậu biếc có khả năng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Các nhà khoa học đã phát hiện tác động tích cực của chúng với bệnh nhân đái tháo đường như:
Kích thích tuyến tụy sản sinh insulin – chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tăng insulin huyết thanh.
Ngăn cản sự hấp thụ glucose từ thực phẩm
Hạn chế nguy cơ biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.
Ngoài ra, một số các kết quả khả quan khác được ghi nhận như giảm chỉ số HbA1c, tăng hoạt động glycogen ở gan, cơ và các enzym đường phân…
Hỗ trợ điều trị ung thư
Nhiều nghiên cứu bước đầu đã nhận định khả năng hỗ trợ điều trị ung thư của hoa đậu biếc. Điều này được lí giải bởi khả năng chống oxy hóa cao, làm giảm tối đa sự hình thành các gốc tự do, tăng cường khả năng nhận diện tế bào ung thư của bạch cầu và thực bào. Vì vậy, chúng làm hạn chế được sự phát triển của tế bào ung thư và bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị.
Chăm sóc da, ngăn ngừa quá trình lão hóa
Trong thực tế, nhân dân đã sử dụng hoa đậu biếc với mục đích làm đẹp, chống lão hóa da. Thực ra, điều này cũng đã được các nghiên cứu khoa học ghi nhận về khả năng tăng sản sinh collagen, độ đàn hồi da và tạo mô liên kết… nhờ hoạt chất flavonoid của loài cây này. Từ đó, không chỉ có làn da giảm nếp nhăn, mịn màng hơn và còn giúp ngăn rụng tóc hay các trạng thái bạc tóc, hói đầu sớm.
Trà hoa đậu biếc hỗ trợ giảm cân. Ảnh internet |
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Nghiên cứu trên tạp chí International Journal of Obesity and Related Metabolic Disorders đã công bố: Về khả năng hỗ trợ kiểm soát cân nặng, cải thiện bệnh lý gan nhiễm mỡ hiệu quả của hoa đậu biếc. Chính nhờ những tác dụng tuyệt vời này mà người thừa cân, béo phì có thể sử dụng dược liệu nhằm cản trở hấp thụ chất béo trong thực phẩm và giữ vóc dáng thon thả.
Cách dử dụng hoa đậu biếc tốt cho sức khỏe
Hoa đậu biếc trong điều trị bệnh
Đa số hoa đậu biếc được sử dụng dưới dạng tươi, khô, bột… Mỗi ngày, lấy khoảng 5 hoa khô, pha với 200-400 ml nước sôi để uống. Sau khoảng thời gian ngắn, ta thu được dung dịch màu xanh biếc đẹp đặc trưng, mùi hương nhẹ nhàng.
Đây cũng được xem là bài thuốc đơn giản mà hiệu quả, nhằm hạn chế được các tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị bệnh khác.
Trà hoa đậu biếc cốt chanh
Dùng hoa đậu biếc tươi đem phơi khô hoặc bột xay nhuyễn của hoa. Cho vào ấm pha trà, đổ thêm nước ấm và ngâm trong khoảng 5 phút. Tiếp theo gạn lọc để lấy phần nước cốt, loại bỏ cánh hoa và cặn. Vắt hai lát chanh vào nước trà hoa đậu biếc. Có thể thêm một chút đường để trà có vị ngọt. Thêm đá rồi khuấy đều tay cho hỗn hợp hoà vào nhau rồi thưởng thức.
Trà hoa đậu biếc kết hợp với chanh và mật ong giảm cân
Dùng 200ml nước, 4 – 5 bông hoa đậu biếc, 1 quả chanh, 2 thìa cà phê mật ong. Đun nước sôi và ngâm hoa đậu biếc từ 7-10 phút, sau khi cánh hoa nhạt màu thì bạn vớt xác hoa ra. Chờ nước nguội dần, bạn cho vào 2 thìa cà phê mật ong rồi khuấy đều. Vắt nước cốt chanh vào phần nước trà, lúc này trong nước sẽ xảy ra một phản ứng hóa học thú vị, nước hoa đậu biếc tiếp xúc với axit citric trong trái chanh sẽ lập tức chuyển sang màu tím vô cùng đẹp mắt và thanh mát.
Đây là loại thức uống rất tốt cho sức khoẻ nên bạn có thể sử dụng mỗi ngày một lần để mang lại kết quả giảm cân tốt nhất. Có thể uống với đá lạnh để tăng khả năng giải khát. Bạn có thể uống trà hoa đậu biếc cả ngày, tuy nhiên, thời điểm tốt nhất là từ 15-17h chiều và trước khi đi ngủ.
Nước hoa hồng đậu biếc giúp kiểm soát mụn, giảm sưng đỏ, mờ vết thâm
Chiết xuất hoa đậu biếc, nước hoa hồng. Loại nước hoa này rất tốt cho mọi loại da, giúp loại bỏ dầu thừa và cân bằng sản xuất bã nhờn. Nước hoa hồng cũng rất tốt để làm dịu da khô và bị kích ứng. Khi sử dụng bạn nên thêm một vài giọt chiết xuất hoa đậu biếc vào nước hoa hồng và trộn đều. Thoa hỗn hợp này lên da sạch và thoa kem dưỡng ẩm ngay lập tức.
Mặt nạ sữa chua đậu biếc làm dưỡng ẩm và làm sáng da
Chiết xuất hoa đậu biếc, mật ong, sữa chua. Đây là một công thức mặt nạ hoa đậu biếc tuyệt vời cho làn da khô và nhạy cảm. Sử dụng mặt nạ sữa chua đậu biếc sẽ giúp loại bỏ các tế bào da chết, se khít lỗ chân lông và giảm sự xuất hiện của nếp nhăn. Khi sử dụng bạn nên thêm một vài giọt chiết xuất từ hoa đậu biếc vào mật ong và sữa chua. Trộn đều cho đến khi bạn có một hỗn hợp đồng nhất. Đắp mặt nạ này lên mặt và cổ của bạn, tránh vùng mắt. Để khô trong 15-20 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
Hoa đậu biếc đem phơi khô
Hoa đậu biếc tươi thường khó bảo quản được trong một thời gian dài. Bởi vậy người ta thường sẽ sơ chế trước bằng cách phơi khô hoa. Hiện nay có hai phương pháp sấy phổ biến được nhiều người áp dụng nhất đó là sấy nóng và sấy lạnh:
Sấy nóng tức là phương pháp phơi thông thường ngoài trời nắng khi nhiệt độ cao cho đến khi cánh hoa bị mất nước và khô lại.
Sấy lạnh thì phải sử dụng máy móc chuyên nghiệp để duy trì nhiệt độ thấp. Cách này giúp cho hoa không bị dập nát, giữ nguyên được hình dáng và màu sắc hoa y như hoa thật.
Khi sấy xong bạn sẽ bảo quản được lâu hơn và dùng hoa đậu biếc này để tạo màu chế biến các món ăn, thức uống như: các loại xôi, bánh, hay những viên trân châu với màu xanh ngọc bích vô cùng đẹp mắt. Ngoài ra nó cũng được dùng để tạo màu trong ngành công nghiệp nhuộm phẩm màu.
Hoa đậu biếc cũng có một số kiêng kỵ cần lưu ý. Ảnh internet |
Lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc
Mặc dù hoa đậu biếc mang đến nhiều giá trị cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng loại thảo dược này quá mức vì sẽ gây phản tác dụng.
Người bị huyết áp thấp, đường huyết thấp
Trong Đông Y thì hoa đậu biếc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, hoa đậu biếc có tính hàn, dể khiến những người bị huyết áp thấp, đường huyết thấp bị chóng mặt, lạnh bụng, buồn nôn, choáng váng.
Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai
Hoa đậu biếc chứa nhiều chất chống oxy anthocyanin có tác dụng tăng sức đề kháng, ngừa bệnh ung thư và giúp tim mạch khỏe mạnh. Nhưng chất này sẽ gây ức chế tính ngưng kết tiểu cầu và thúc đẩy tử cung co bóp nên không chỉ định cho phụ nữ mang thai hoặc đang trong kì.
Người đang dùng thuốc chống đông máu
Tác dụng phụ tiếp theo của anthocyanin chính là làm chậm đông máu dẫn đến làm mất tác dụng của thuốc. Vì vậy, những người đang dùng thuốc chống đông máu hoặc có vấn đề về đông máu thì không nên sử dụng hoa đậu biếc.
Người cao tuổi, trẻ nhỏ
Đối tượng tiếp theo không nên sử dụng hoa đậu biếc chính là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Lí do là bởi vì cơ thể trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, chưa phát triển đủ để hấp thụ các chất có trong hoa đậu biếc. Còn người lớn tuổi thưởng sẽ mắc các bệnh mãn tính nếu dùng thêm hoa đậu biếc sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Người đang điều trị bệnh, người sắp phẫu thuật
Hoa đậu biếc cũng khuyến cáo không nên dùng cho người đang điều trị bệnh và người sắp phẫu thuật. Hai đối tượng này muốn sử dụng cần phải có sự đồng ý và tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia../.
Tin liên quan
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Nhiều công dụng chữa bệnh của nấm ngọc cẩm
07:02 | 22/12/2023 Y học cổ truyền
Công dụng chữa bệnh của cây huyền sâm
18:00 | 19/12/2023 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Giảm ê buốt, mỏi đau vai gáy hiệu quả với liệu pháp dưỡng sinh Đông y mới
09:00 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội