Công dụng của quả Óc chó với sức khoẻ tim mạch và những lưu ý khi sử dụng
Chuối hột - "thần dược" chữa sỏi thận, tiểu đường, huyết áp cao |
Mộc lan - dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh trong Y học cổ truyền |
Cây óc chó
Cây óc chó là một loại cây thân gỗ, còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như sung dại, ổi dại, vú bò. Có hai loại cây óc chó là óc chó rừng và óc chó đồng bằng và chúng có những điểm khác nhau sau đây:
Óc chó rừng: Đây là loại cây có thân gỗ lớn, tán lá rộng và cao khoảng 30m. Vỏ bên ngoài của quả óc chó rừng có màu xanh, trong khi bên trong có màu nâu sẫm. Quả óc chó rừng thường được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Óc chó đồng bằng: Loại cây này có thân nhỏ hơn so với óc chó rừng và quả cũng nhỏ hơn, có kích thước tương đương với trứng cá. Bên trong quả là ruột có màu đỏ, còn được gọi là sung dại.
Cây óc chó rừng thường được tìm thấy ở nhiều nước châu Âu. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy cây óc chó rừng ở các tỉnh như Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Giang. Còn cây óc chó dại thì mọc hoang ngoài vùng lề đường, đất trống hoặc bờ rào.
Công dụng cây óc chó
Theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền nhân óc chó có vị ngọt, tính ấm, bổ thận, cố tinh, nhuận phế, định suyễn, nhuận tràng, trị thận hư ho suyễn, eo lưng đau, chân yếu, dương nuy, di tinh, đại tiện táo, bí tiểu luôn. Vỏ cách vị đắng, tính bình, bổ thận, sáp tinh, trị thận hư di tinh, hoạt tinh, đái dầm. Vỏ ngoài quả và cành lá vị đắng, tính bình, trị sưng hết ngứa sần, ngứa da trâu (ngưu bì tiên), ghẻ ngứa.
Rễ của cây óc chó đồng bằng có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng khử phong thấp, mạnh gân cốt, khử ứ tắc, tiêu thũng, sinh tân. Từ xưa danh y Tuệ Tĩnh đã đã biết sử dụng nhựa mủ trắng của cây óc chó pha trộn cùng nghệ vàng làm hoàn để trị chứng bụng trướng đầy, đại tiện táo kết. Lá hay quả cây óc chó giã nát đắp chữa vết thương bầm tím…
Cây óc chó loại to mọc ở rừng có vị ngọt hơi chát, tính ấm, đi vào hai kinh phế, thận, để bổ dưỡng gan thận, làm mạnh lưng gối, thu liễm phổi, hạ suyễn, cố thận, sáp tinh. Công dụng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể, trừ ho đờm, lao lực quá độ sinh ho, hen suyễn, lưng đau mỏi gối, chân yếu, làm thuốc dưỡng da, đen tóc, lợi tiểu, trừ trĩ. Lá óc chó còn sử dụng làm thuốc mỹ phẩm cho da, làm săn da, sát khuẩn, khử lọc máu. Dầu óc chó dùng chữa phòng lở chàm và nhuộm đen tóc. Cũng có tài liệu đông y nói rằng nhân óc chó còn gọi là hồ đào nhục, có vị ngọt, tính bình hơi ấm, tác dụng bổ phế, thận, làm mạnh sức, béo người, đen tóc, trơn da, chữa các chứng tiết tinh, ho lâu, gối lưng đau mỏi...
Quả óc chó chứa rất nhiều vitamin C, polyphenol giúp làm giảm bệnh lý về tim mạch. |
Theo Y học hiện đại
Theo Y học hiện đại thì tác dụng của hồ đào là do chất tanin, chất juglon có tính chất sát trùng. Ngoài ra, trong quả hồ đào còn chứa chất phenol, chất juglon có tác dụng hóa sừng các tổ chức, được dùng trong điều trị những bệnh lý ngoài da. Các tác dụng của cây óc chó trong nghiên cứu y học hiện đại.
Chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do: Quả óc chó chứa hoạt chất polyphenol và vitamin C có tác dụng chống oxy hóa mạnh và loại bỏ các gốc tự do - nguyên nhân chính gây tổn thương van tim, cơ tim.
Hạ huyết áp: Hoạt chất Flavonoid trong óc chó giúp người bệnh hạ huyết áp, giảm áp lực dòng xoáy lên van tim nên giảm bớt gánh nặng cho hệ thống van tim. Dùng óc chó thường xuyên sẽ giảm bớt rủi ro biến chứng khiến hở van nặng hơn.
Giảm mỡ máu: Quả óc chó rừng rất giàu Omega 3, có tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerid trong máu. Từ đó giúp ngăn ngừa hình thành và phát triển xơ vữa động mạch vành, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ hở van tim tiến triển xấu đi.
Giảm cơn đau thắt ngực: Dùng cây óc chó sẽ giúp giảm bớt đau thắt ngực. Công dụng này là do hoạt chất Flavonoid có trong cây óc chó giúp làm giảm độ nhạy cảm ở hệ thống cảm nhận đau tại não bộ.
Bảo vệ chức năng gan thận: Óc chó giúp làm giảm men gan và tái tạo các đơn vị lọc cầu thận. Từ đó giúp hỗ trợ bảo vệ chức năng gan, thận cho những người bệnh tim mạch phải điều trị thuốc tây dài ngày.
Hạt óc chó còn là một vị thuốc tốt trong việc chữa bệnh cận thị. |
Bài thuốc chữa bệnh từ cây óc chó
Chữa bệnh hở van tim: Chuẩn bị 9 ngọn cây óc chó, 1 bó nhỏ lá hẹ tươi, 200ml nước sôi để nguội. Cho 9 ngọn cây óc chó giã (xay) cùng 100ml nước, bỏ bã đi chỉ lấy phần nước. Tương tự, giã lá hẹ tươi với 100ml nước và chỉ lấy lại phần nước cốt. Sau đó, phơi hai loại nước này trong đêm, đến 12 giờ thì uống riêng hai loại nước này. Mỗi lần uống cách nhau 30 phút, mỗi tuần thực hiện 2 ngày liền nhau.
Chữa vết thương đau nhức: Dùng nhân hạt óc chó giã nhỏ hòa với rượu uống, kết hợp lấy lá óc chó tươi hay vỏ quả giã nát đắp rịt bên ngoài vết thương.
Chữa người già yếu ho, khó ngủ: Óc chó (bỏ vỏ), hạnh nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn), gừng tươi, mỗi vị 40 g, giã nát trộn đều, làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi tối trước khi ngủ uống 1-2 viên dùng nước gừng chiêu thuốc.
Chữa hen suyễn ở người cao tuổi và đái ra cát sỏi: Nhân hạt óc chó, giã, nấu cháo ăn thường xuyên.
Chữa bỏng, lở chàm, nhuộm đen tóc: Lấy dầu óc chó bôi ngoài, hay chải tóc.
Chữa thận lạnh, đau buốt ngang lưng, rũ mỏi, liệt dương, đái són, đái nhiều, vãi đái: Nhân hạt óc chó (hồ đào nhục) 12g, ba kích 10g, nhân quả rể (ích trí nhân) 8g, ô dược 8g, cẩu tích 8g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Chữa đau lưng, mỏi gối: Nhân hạt óc chó 30g; bổ cốt chi, đổ trọng mỗi vi 100 g. Giã nhỏ chế thành viên. Mỗi lần uống 5g ngày 3 lần.
Chữa khí hư: Lá óc chó tươi, sao vàng, sắc với nước (50 g lá/1 lít), dùng thụt rửa âm đạo.
Chữa trẻ con chốc đầu: Óc chó (cả vỏ) thiêu tồn tính để nguội, thêm nửa phần khinh phấn, trộn đều, tán nhỏ, hòa với dầu thầu đầu bôi lên chỗ chốc đầu đã rửa sạch bằng nước trầu không hay nước bạch đồng nữ.
Chữa vô sinh ích mệnh môn hỏa: Óc chó, bổ cốt khí, bạch tật lê, liên tu, lộc nhung, mạch môn, ba kích thiên, phúc bồn tử, sơn thù du, ngũ vị tử, ngư giao, lượng bằng nhau, tán bột hồ hoàn. Ngày uống 2 lần sáng tối, mỗi lần 12g.
Bổ thận làm đen râu tóc: Bổ cốt chỉ sao rượu 160g, đỗ trọng tẩm rượu sao 160g, tỏi to 160g trộn nước gừng sao qua, óc chó cả vỏ 30 quả, thanh diêm 40g. Tất cả nghiền nhỏ rồi nhào thành cao cho ít mật viên như quả táo ta. Ngày uống 1 viên vào lúc đói với nước muối nhạt.
Làm chắc răng: Óc chó nhân sao qua, xuyên bối mẫu lượng bằng nhau. Tán nhỏ dùng hằng ngày 10 - 15g với nước ấm.
Trị đái buốt, đái có sỏi: Óc chó 100g, gạo 100g nấu cháo ăn là khỏi.
Trị cảm phong hàn người nóng không mồ hôi, đau đầu: Óc chó, trà búp, hành, gừng sống, lượng bằng nhau, giã dập. Sắc nước uống, đắp chăn ra mồ hôi là khỏi.
Trị mắt mờ: Đúng giờ ngọ (12 giờ trưa) ăn no quả óc chó, uống với nước mưa. Đi nằm thấy trong mũi có mùi tanh là đủ.
Trị lỵ ra máu không ngừng: Óc chó 7 quả, chỉ xác 7 quả, bồ kết 1 quả, dùng nồi đất sao tồn tính, rồi nghiền nhỏ, chia 8 lần uống. Tối đi ngủ uống 1 lần, nửa đêm 1 lần, sáng 5 giờ 1 lần. Sắc nước kinh giới uống với thuốc.
Trị tâm khí đau gấp: Óc chó 1 quả (gói giấy nướng chín), táo 1 quả (bỏ hạt), nhai nuốt với nước gừng.
Trị nhọt sưng, hậu bối, chưa có mủ: Óc chó 10 quả nướng chín, bỏ vỏ, hoa hòe 40g nghiền nhỏ, trộn đều, uống với rượu nóng.
Trị râu không mọc: Óc chó 1 quả sao tồn tính, mỡ khô 2g nghiền nhỏ. Đun rượu với rau mùi lấy nước uống thuốc.
Quả óc chó có thể giúp kiểm soát cholesterol, tốt cho người bệnh tim mạch |
Lưu ý khi sử dụng cây óc chó
Khi sử dụng cây óc chó để hỗ trợ sức khỏe, có một số lưu ý quan trọng sau đây:
Dị ứng: Cây óc chó có thể gây dị ứng cho một số người. Nếu thấy các biểu hiện như ngứa miệng, ngứa toàn thân, nổi mề đay hoặc sưng họng thì bạn ngưng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Kém hấp thu sắt và kẽm: Quả óc chó chứa nhiều acid phytic, có thể làm giảm sự hấp thu các khoáng chất như sắt và kẽm trong cơ thể. Do đó, việc sử dụng cây óc chó trong thời gian dài có thể gây ra thiếu hụt các khoáng chất này. Để đảm bảo cung cấp đủ sắt và kẽm cho cơ thể, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và có thể bổ sung thêm từ các nguồn khác.
Người bị hen suyễn tránh dùng: Hoạt chất có trong cây óc chó có thể làm cho tình trạng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh hen suyễn nên cẩn thận khi sử dụng cây óc chó và tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Kiên trì sử dụng: Điều trị bằng cây óc chó yêu cầu sự kiên nhẫn vì hiệu quả từ cây óc chó thường không xuất hiện ngay lập tức mà cần một khoảng thời gian dài để phát huy tác dụng. Do đó, bạn cần kiên nhẫn, tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.
Việc sử dụng cây óc chó chữa bệnh hoặc bất kỳ loại thảo dược nào khác cần được thực hiện dưới sự giám sát của các bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Tin liên quan
Đề xuất nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh
07:30 | 09/11/2024 Tin tức
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển tiềm năng dược liệu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
11:18 | 25/10/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Giảm ê buốt, mỏi đau vai gáy hiệu quả với liệu pháp dưỡng sinh Đông y mới
09:00 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội