Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu mơ tam thể
Mỏ quạ - Dược liệu khử phong hoạt huyết, hỗ trợ trị chấn thương |
Kim tiền thảo - thần dược hỗ trợ và điều trị sỏi tiết niệu |
Mơ tam thể
Lá mơ tam thể còn được gọi là lá mơ lông, dây mơ tròn, lá thúi địt, mơ leo, dây mơ lông, ngưu bì đống, với tên gọi khoa học là Paederia tomentosa, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây mơ tam thể thuộc dạng thân leo. Thân non có màu xanh nhạt, khi về già có màu nâu. Bao bọc bên ngoài thân là lớp lông tơ ngắn màu trắng. Khi vò nát sẽ cảm thấy có mùi hôi khó chịu nên một vài địa phương gọi nó là lá thúi địt.
Lá mơ tam thể mọc đối, cuống dài 2 – 4 cm gắn với thân. Lá có thể hình mác dài hoặc hình trứng với một đầu nhọn, phần lá dưới cuống tạo thành hình trái tim. Mặt trên lá có màu xanh và mặt dưới lá có màu tím tía với các đường gân lá nổi rõ và nhiều lông tơ mịn.
Hoa thường ra vào tháng 7 – tháng 10 hàng năm, mọc thành từng chùm xen ở các kẽ lá, trong đó tràng hoa có dạng hình ống màu tím nhạt và 5 cánh nhỏ phía trên màu trắng.
Quả thường ra vào tháng 8 trở đi, với đặc điểm là có dạng hình cầu, đài quả màu vàng nâu và bóng bẩy, bên trong chứa 2 nhân dẹt màu nâu đen.
Cây mơ tam thể sinh trưởng ở nhiều nước khác nhau. Loại cây này thường mọc hoang ở các bụi rậm và thích nghi tốt với mọi điều kiện khí hậu, đất đai nên rất dễ phát triển. Ở Việt Nam, người dân trồng cây mơ tam thể ở các hàng rào để lấy lá ăn và chữa bệnh.
Tất cả các bộ phận của cây bao gồm lá, thân và rễ đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, lá mơ tam thể vẫn được sử dụng nhiều nhất.
Lá mơ tam thể có thể được thu hái bất kỳ lúc nào quanh năm. Thân cây mơ tam thể được thu hoạch vào mùa hè và rễ thì vào mùa đông hoặc mùa thu. Sau đó, thảo dược được đem đi rửa sạch, dùng tươi hoặc sấy khô.
Mơ tam thể có nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả |
Công dụng mơ tam thể
Theo Y học cổ truyền
Cây mơ tam thể có tính bình, mát, vị ngọt và đắng nhẹ.
Mơ tam thể có tác dụng khu phong lợi thấp, tiêu thực tích, chỉ khái, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng.
Thường dùng chữa các trường hợp đau bụng do co thắt túi mật, dạ dày, ruột; trẻ em bị cam tích tiêu hóa kém, viêm gan vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ do trực trùng. Còn dùng chữa ho do viêm khí quản, ho gà, đau nhức tê thấp. Dùng ngoài trị viêm da, eczema, lở loét, vết thương do rắn cắn.
Theo y học hiện đại
Trong dây mơ tam thể chứa nhiều hoạt chất khác nhau như Asperuloside, Paederoside, Arbutin, Scanderoside, Deacetylasperuloside và Acid paederosidic.
Trong lá cây chứa Paederin, Bisulfur carbon, Methyl mercaptan, Sulfur dimethyl disulphit, Alcaloid và Scanderoside.
Nhờ những thành phần trên mà mơ tam thể mang đến nhiều công dụng trị bệnh tuyệt vời.
Tác dụng giảm đau
Một nghiên cứu năm 2003 được báo cáo cho biết các chiết xuất của Mơ tam thể có tác dụng giảm cơn đau do nọc ong gây ra trên chuột thực nghiệm.
Nghiên cứu trên 2841 bệnh nhân tại Trung Quốc, khi tiêm chiết xuất từ mơ tam thể thấy có hiệu quả trên 80 loại đau. Trong số này tỷ lệ giảm đau bụng (88.9%), đau hậu phẫu (85.6%) và đau do chất hóa học (91.4%).
Tác dụng chống nôn
Với liều 300 mg/kg trọng lượng cơ thể, các chiết xuất hexan và methanol của mơ tam thể gây ra hoạt động chống nôn mạnh trên chuột bị gây nôn bởi axit axetic
Tác dụng chống viêm
Các nhà khoa học cũng nhận thấy hoạt động chống viêm từ thành phần n-butanol của chiết xuất từ lá mơ. Với liều 100 mg/kg ức chế 52% và tăng lên 59% với liều 200 mg/kg.
Xét nghiệm miễn dịch cho thấy rằng dịch chiết của cây có thể làm giảm mức độ của TNF-α và IL-1β ở chuột bị gây viêm màng hoạt dịch. Hoạt động chống viêm thông qua việc điều chỉnh các hóa chất trung gian gây viêm.
Ở Ấn Độ, mơ tam thể được sử dụng uống trong và xoa bóp để chữa tê thấp, đau nhức.
Tác dụng trên hệ tiêu hóa
Thuốc sắc mơ tam thể có tác dụng điều trị đau loét dạ dày. Dịch chiết của rễ mơ tam thể (10 g trong 100 ml nước) khi dùng bằng đường uống có khả năng loại bỏ giun.
Các bộ phận trên mặt đất của cây được sử dụng để chữa tiêu chảy và kiết lỵ. Năm 2006, Afroz và cộng sự thấy rằng với liều 500 mg/kg có khả năng chống tiêu chảy ở chuột.
Tác dụng kháng khuẩn và virus
Dịch chiết mơ có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Shigella flexneri, Escherichia coli, Shigella flexneri ở chuột. Tuy nhiên nó lại không có bất kỳ tác dụng nào đối với Bacterium proteus và Bacillus subtilis.
Năm 2005, Wang và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng chống vi khuẩn Helicobacter pylori của 50 cây thuốc dân gian Đài Loan. Kết quả cho thấy chiết xuất ethanol của Mơ tam thể thể hiện hoạt động kháng vi khuẩn này một cách mạnh mẽ.
Tinh dầu của cây cũng được tìm thấy có khả năng chống vi rút mạnh. Ở nồng độ từ 30 – 2000 mg/l, nó thể hiện hoạt tính chống lại sự bài tiết HBsAg và HBeAg trong tế bào HepG2.2.15. Điều này gợi ý rằng mơ tam thể có tác dụng ức chế virus viêm gan B.
Tác dụng chống khối u
Paederoside là một glycoside iridoid được phân lập từ mơ tam thể cho thấy tác dụng ức chế các chất kích thích khối u. Trong thí nghiệm, sự ức chế của paederoside chiếm 89,5% – là một ứng cử viên hóa trị ung thư tiềm năng.
Tác dụng chống ho
Dịch chiết etanol của mơ tam thể có tác dụng giảm ho mạnh ở mèo không gây mê thông qua kích thích niêm mạc thanh quản và khí quản. Tác dụng này thấp hơn so với thuốc chống ho gây nghiện cổ điển (codein), nhưng tương tự với thuốc chống ho không gây nghiện như dropropizine.
Tác dụng chống oxy hóa
Lá mơ lông tươi có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất trong toàn bộ cây (78,1%). Trong khi đó, với lá khô thì tác dụng này giảm còn 65%.
Các tác dụng khác
Ngoài ra, lá còn được sử dụng làm thuốc giải độc đối với các vết rắn cắn, chống co giật và làm hạ đường huyết, hạ axit uric trên chuột.
Lá mơ tam thể có tác dụng điều trị bệnh kiết lỵ, phong tê thấp, lao phổi |
Bài thuốc chữa bệnh từ mơ tam thể
Trị bệnh gout: Nguyên liệu là lá và dây mơ. Lấy mơ cắt khúc ngắn đem phơi khô cùng với lá, sao vàng, hạ thổ. Mỗi ngày lấy 30 – 50g sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống.
Chữa bệnh ho gà: Dùng 150g lá mơ, 250g đẹt ác, 250g cỏ mần trầu, 250g cỏ mực, 250g rễ chanh, 50g gừng tươi, 100g vỏ quýt, 150g cam thảo dây, 250g rau má, đường kính. Mang tất cả các vị thuốc đem sắc cùng 6 lít nước. Nấu cạn còn 1 lít thêm đường vào sao cho hơi ngọt ngọt là được. Chia uống 3 lần, mỗi ngày 1 thang.
Trị mụn, chữa bệnh ghẻ: Lấy lá mơ lông rửa sạch, giã nát lấy nước cốt chấm trực tiếp lên các nốt ghẻ hoặc mụn.
Trị cảm lạnh: Lấy 25 cái lá mơ. Ăn sống kèm với cơm hoặc hấp chín ăn.
Trị viêm loét: Dùng 1 nắm lá mơ lông. Xay nhuyễn lá mơ với một chén nước bằng máy xay sinh tố. Lọc nước chia 3 lần uống.
Chữa co giật: Dùng 15 – 60g lá mơ tươi, vài hạt muối ăn. Say nhuyễn lá mơ cùng 1 bát nước ấm. Lọc nước cốt, thêm muối vào quấy đều cho tan. Uống hỗn hợp này trước khi ăn.
Trị kiết lị do amip: 30g lá mơ thái chỉ, trộn với lòng đỏ trứng gà. Gói vào lá chuối rồi nướng chín. Ngày ăn 2 lần, liên tục 5 – 8 ngày. Sau đó xét nghiệm phân nếu còn trứng amip ăn thêm một liệu trình nữa.
Trị kiết lị giai đoạn khởi phát: Khi bị lỵ, người bệnh đi đại tiện nhiều lần, phân lẫn máu và chất nhầy. Nếu có kèm sốt thì lấy một nắm lá mơ thái nhỏ, đập một quả trứng gà, trộn đều. Bọc hỗn hợp này bằng lá chuối, đem nướng chín. Ăn ngày ba lần, liên tục vài ngày sẽ khỏi.
Trị lị do đại tràng tích nhiệt: Lá mơ 20g, lá phèn đen 20g, rửa sạch, dội qua nước sôi để ráo, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 2 – 3 lần.
Công dụng của mơ lông – Trị chứng sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ có kết quả.
Trị tiêu chảy do nóng: Khi bị tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng quặn đau, đầy hơi, khát nước nhiều, hậu môn nóng rát, dùng 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc với 500ml nước lấy 200ml. Chia uống hai lần trong ngày.
Trị đau dạ dày: Lấy 20 – 30g lá mơ rửa sạch, giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả chữa đau dạ dày rất tốt.
Trị đại tiện thất thường, tiêu chảy phân lổn nhổn: Lá mơ lông (30g) thái nhuyễn, trộn với một quả trứng gà, thêm vài hạt muối, đánh đều, dàn mỏng trên lá chuối, gói lại rồi lót thêm một lần lá chuối, đặt trên chảo, rang hoặc nướng cho chín, đến khi thấy lá chuối dưới sém vào lá gói, lót thêm lá, lật trên xuống dưới như đúc chả trứng cho chín mà ăn (không dùng mỡ). Ăn ngày 2 lần, trong 3 ngày liền là khỏi.
Trị giun kim và giun đũa: Lá mơ lông giã nhỏ, cho tí muối ăn sống hoặc vắt lấy nước uống, uống liền 3 buổi sáng vào lúc đói thì giun ra.
Trị giun kim: Lá mơ lông 30g, chế vào 50ml nước chín, vắt lấy nước cốt bơm thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 20 phút vào lúc 19 – 20 giờ, trước khi đi ngủ, giun sẽ bò ra.
Trị trẻ nhỏ bị chứng cam tích: Dùng rễ mơ lông khô 15 – 20g, dạ dày heo 1 cái thái vụn. Nấu với 1 lít nước còn 2 chén, bỏ bã, lấy nước, chia 2 lần uống.
Trị chứng bí tiểu tiện: nếu mắc bệnh sỏi thận dẫn đến bí tiểu tiện lấy lá mơ sắc uống ngày 2 – 3 lần.
Trị phong tê thấp (đau nhức xương khớp, luôn có cảm giác nặng nề, bứt rứt): rễ hoặc dây mơ lông 30 – 50g, sắc xong pha vào ít rượu, uống lúc thuốc còn ấm.
Hoặc lấy cả lá và dây, cắt nhỏ, mỗi đoạn chừng 1 – 2cm, sao vàng. Mỗi lần dùng 50g, sắc với 200ml, còn 100ml, chia đều, uống 3 lần trong ngày, liên tục 10 – 15 ngày.
Lưu ý khi dùng dược liệu mơ tam thể
Khi sử dụng lá mơ lông chữa bệnh đường ruột, bạn cần lưu ý một số điều sau để đạt hiệu quả tốt nhất:
Trong quá trình dùng các bài thuốc từ lá mơ lông, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh đường ruột như tình trạng đầy bụng, ợ hơi, ơ chua, chán ăn,…
Cần áp dụng lâu dài mới có được kết quả tốt nhất. Hơn nữa, hiệu quả điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Lưu ý khi dùng lá mơ lông, bạn cũng nên theo dõi cơ thể. Nếu cơ thể có những dấu hiệu dị ứng như phát ban, sưng môi, sưng lưỡi,… thì cần dừng sử dụng và đi khám kịp thời.
Bài thuốc từ lá mơ lông thường chỉ có tác dụng với những trường hợp bệnh nhẹ. Nếu các triệu chứng bệnh đường ruột đã nghiêm trọng hoặc dùng thuốc một thời gian mà không thấy hiệu quả, bạn cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng.
Địa chỉ mua dược liệu uy tín, an toàn
Nhà thuốc YHCT An Quốc Thái
Nhà thuốc y học cổ truyền An Quốc Thái là một trong những cửa hàng thảo dược uy tín bậc nhất tại Tp.Hồ Chí Minh với thời gian hoạt động lâu năm trong lĩnh vực Y học cổ truyền.
Phương châm hoạt động:
"Đặt uy tín lên hàng đầu, sản phẩm giá tốt nhất, cam kết sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt, an toàn tiện dụng, có ích cho cộng đồng".
Sứ mệnh:
Cam kết giữ gìn và phát triển tinh hoa y học cổ truyền Việt Nam luôn mang đến cho người sử dụng trong và ngoài nước.
Chúng tôi có gần 30 năm kinh nghiệm trong nghề bốc thuốc.
Được thành lập vào năm 1990, trải qua gần 30 năm trong lĩnh vực bốc thuốc chữa bệnh. Chúng tôi đã khẳng định vị trí vững chắc trong lòng khách hàng thân thiết. Không chỉ bệnh nhân trong nước, bạn bè quốc tế cũng tìm đến An Quốc Thái như địa chỉ đáng tin cậy số 1 Việt Nam.
Tin liên quan
Khai mạc Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền và các sản phẩm dược liệu toàn quốc lần thứ 2
22:03 | 21/11/2024 Tin tức
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
10:00 | 12/11/2024 Hoạt động hội
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội