Dấu hiệu bệnh liên cầu lợn ở người và biện pháp phòng tránh
Bệnh liên cầu lợn ở người là gì?
Bệnh Liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn liên cầu lợn có tên khoa học là Streptococcus suis (S. suis) lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn mắc bệnh. Nếu không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh có thể tử vong do: sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim.... Trong trường hợp bệnh nhân hồi phục thì bệnh vẫn có thể để lại những di chứng nặng nề khác. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh liên cầu lợn ở người.
Những ai dễ mắc bệnh?
Những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh như người chăn nuôi, giết mổ, bán thịt lợn, hoặc những người chế bến thực phẩm, nội trợ. Ngoài ra những người ăn sản phẩm từ lợn bệnh, thịt lợn mang vi khuẩn chưa được nấu chín kỹ như: tiết canh, thịt tái, nội tạng…
Nguồn lây và bệnh được lây truyền như thế nào?
Lợn mang liên cầu khuẩn là nguồn lây nhiễm chính. Trường hợp 1: Bệnh có thể lây truyền qua vết trầy xước trên da, niêm mạc mũi, miệng…do tiếp xúc trực tiếp với lợn và sản phẩm từ lợn bệnh, lợn mang vi khuẩn (đặc biệt là những người giết mổ, chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, chế biến thực phẩm…). Trường hợp 2: Bệnh có thể lây truyền trực tiếp cho con người qua đường tiêu hóa như thông qua việc ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín (như tiết canh, nem chua, nem chạo…). Theo khảo sát các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn trên người cho thấy tỉ lệ rất cao các bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn, các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh liên cầu lợn
Khi mắc bệnh do liên cầu lợn, người bệnh thường có sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, ù tai, điếc, cứng, rối loạn tri giác, xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau như xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa. Trong bệnh liên cầu lợn hay gặp là nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn liên cầu lợn vào máu, nhân lên nhanh chóng và đồng thời tiết ra nhiều độc tố). Ngoài ra người bệnh cũng có thể bị viêm màng não.
Khi nhiễm khuẩn, ngoài các triệu chứng trên, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng, biểu hiện như tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp và có thể tử vong nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Một số trường hợp xuất hiện nhiễm độc đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa (đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có máu).
Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh liên cầu lợn
Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn ở người cần lưu ý:
- Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm: Không ăn những sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín kỹ như: Tiết canh, nội tạng, thịt tái, nem chua, nem chạo. Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch.
- Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh.
- Tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.
- Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Ảnh Trưng tâm Truyền thông Bộ Y tế / www.suckhoeviet.org.vn |
Tin liên quan
Bản tin tổng hợp (số 39) của Tạp chí Sức khỏe Việt
11:00 | 13/05/2024 Tin tức
Nguy cơ tử vong cao sau ăn món dân dã
04:13 | 05/11/2023 Tin tức
Người phụ nữ tử vong sau khi ăn tiết canh lợn
21:59 | 13/10/2023 Tin tức
Cùng chuyên mục
Đề xuất áp dụng thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày đối với một số bệnh, nhóm bệnh
15:39 | 30/10/2024 Tin tức
Vietramed Expo 2024: Cơ hội giao thương, kết nối sản phẩm dược liệu
14:14 | 30/10/2024 Tin tức
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City
11:18 | 30/10/2024 Tin tức
Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do bão
10:31 | 30/10/2024 Tin tức
Tuyên Quang: Huyện Yên Sơn phát triển kinh tế gắn với công tác bảo vệ rừng nâng cao đời sống cho người dân
10:00 | 30/10/2024 Tin tức
Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?
09:30 | 30/10/2024 Dấu ấn Việt Nam
Các tin khác
Thượng tá Lê Minh Hải giữ chức Phó Trưởng Công an quận Hà Đông (Hà Nội)
20:02 | 29/10/2024 Tin tức
Ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận của Ban Bí thư về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam
19:51 | 29/10/2024 Tin tức
Bắc Giang triển khai thực hiện công tác dân số năm 2025
19:50 | 29/10/2024 Tin tức
Triển khai vaccine Rota trong Chương trình tiêm chủng mở rộng
16:43 | 29/10/2024 Tin tức
Bắc Giang nâng cao hiệu quả công tác điều trị bệnh lý thường gặp ở trẻ em
16:43 | 29/10/2024 Tin tức
Kon Tum: Một người tử vong, nhiều người nguy kịch do ăn thịt cóc
14:37 | 29/10/2024 Tin tức
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định hoàn thành chỉ tiêu thu nộp ngân sách Tổng cục giao năm 2024
12:53 | 29/10/2024 Tin tức
Hội thảo khoa học “Đắk Lắk – 120 năm hình thành và phát triển”
09:03 | 29/10/2024 Tin tức
Quảng Nam: Tường nhà nứt, sụt lún, nhiều hộ dân miền núi phải sơ tán để tránh bão
23:01 | 28/10/2024 Tin tức
Cứu sống 4 bệnh nhân từ mô, tạng của người cho chết não
22:33 | 28/10/2024 Dấu ấn Việt Nam
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức