Dây thìa canh và tác dụng chữa bệnh không ngờ
Giảo cổ lam: Cỏ trường sinh nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ Cây ngải cứu và những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời |
Dây thìa canh
Dây thìa canh có 2 tên gọi khác đó là dây muôi hoặc lõa ti. Mỗi vùng miền hay vị trí địa lý sẽ có cách gọi tên khác nhau. Nhờ vậy bạn có thể tham khảo cả 3 cách gọi tên này để dễ dàng nhận biết khi đi tìm. Đặc biệt hơn là 1 trong 3 tên của dây thìa canh là vì cây này thuộc chi lõa ti.
Dưới góc nhìn khoa học, dây thìa canh được liệt vào họ Apocynaceae. Ngoài những tên phổ biến chúng ta thường biết, loại dây này cũng có tên khoa học. Tên khoa học của dây thìa canh chính là Gymnema Sylvestre
Đầu tiên dây thìa canh là một loại thảo mộc thân có dạng dây. Nhờ đặc điểm này mà chúng ta có thể phân biệt chúng với dạng cây thân cứng mọc thẳng. Thông thường dây thìa canh có thể leo từ 6 đến 10 mét và phần thân tiết ra mủ màu trắng đục. Đường kính thân đo được ước chừng khoảng 3 mm. Lá của dây thìa canh thuộc nhóm lá nhọn mặt dưới mỗi tấm lá xuất hiện nhiều đường gân phụ.
Loại thảo dược này cũng có hoa nhưng kích thước nhỏ nên thường mọc thành chùm. Quả của cây được coi là quả dại khi chín tách ra có hình dạng giống chiếc muôi. Chính vì đặc điểm hình thái đó mà một số vùng gọi dây thìa canh là dây muôi. Thời điểm cây ra hoa là tháng 7 hàng năm và kết trái cũng như chín sẽ diễn ra ở tháng 8.
Phân bố dây thìa canh
Theo những thông tin hiện tại thì dây thìa canh được phát hiện lần đầu tiên là ở Ấn Độ. Một số sách y học đã nói rằng người Ấn Độ áp dụng phương thuốc từ thảo mộc này cách đây 2000 năm. Vùng thung lũng ở miền Trung Nam của Ấn Độ chính là nơi thuận lợi nhất để dây thìa canh sinh trưởng. Ngoài ra thì Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam là những quốc gia cũng đã tìm kiếm được dây thìa canh trên vị trí lãnh thổ.
Vào năm 2006, dây thìa canh đã được tìm thấy ở Việt Nam. Nơi mà các nhà thảo dược học tìm được chúng nằm ở miền bắc. Cụ thể là các tỉnh như Hải Phòng, Thanh Hóa, Ninh Bình. Dây thìa canh hiện được quy hoạch trồng ở khu vực Nam Định, Thái Nguyên.
Sử dụng cây dây thìa canh giúp giảm biến chứng của bệnh tiểu đường/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Tác dụng dược lý dây thìa canh
Dây thìa canh là loại thảo mộc có dược tính khá mạnh, có thể thu hoạch bất kỳ thời điểm nào trong năm. Hơn thế nữa tất cả các bộ phận trên thần đều có dược tính và dùng làm thuốc được. Tuy nhiên dây thìa canh khô sẽ là lựa chọn tối ưu hơn. Dây thìa canh khô có thể để nguyên hoặc nghiền bột để tiện sử dụng.
Dây thìa canh chữa tiểu đường
Đầu tiên phải kể đến tác dụng của dây thìa canh là mất cảm giác vị ngọt và vị đắng của dây thìa canh. Đây là một phản ứng xảy ra khiến bạn không cảm nhận được 2 mùi vị đắng, ngọt. Đối với tiểu đường, giảm sử dụng thực phẩm có vị ngọt sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn cho sức khỏe của bệnh nhân.
Cụ thể ở phân tích trong thí nghiệm cho thấy dây thìa canh sẽ tương tác với cơ thể và ngăn chặn quá trình cơ thể nhận đường từ ruột tiết ra. Đồng thời việc thúc đẩy tuyến tụy tiết ra insulin hạn chế gia tăng cholesterol. Với 2 công dụng này đã cho thấy tính khả quan khi áp dụng dây thìa canh vào chữa trị cho bệnh nhân tiểu đường.
Mặc dù những phát hiện cũng y ghi chép y học cổ đại công nhận công dụng trị bệnh tiểu đường của dây thìa canh nhưng loại thảo mộc này vẫn chưa được cho phép hay sử dụng rộng rãi. Các số liệu phân tích mới chỉ có độ chính xác trong phòng thí nghiệm và làm trên động vật. Chính vì thế, công dụng thực tế khi áp dụng lên cơ thể người có thể sẽ khó đạt được những phân tích ban đầu khi làm thí nghiệm cho động vật.
Ngoài ra, các nghiên cứu trên cơ thể người chỉ được làm ở quy mô nhỏ nhưng đã cho kết quả khả quan. Công dụng làm tăng insulin nhờ tái tạo các tế bào beta cũng đã đạt được ở một số nghiên cứu trên người. Tuy nhiên vì quy mô nghiên cứu là nhỏ nên hạn chế là khó tránh phải. Vì vậy, các công bố ở hiện tại vẫn còn e ngại khi đưa dây thìa canh vào làm thuốc điều trị cho bệnh nhân tiểu đường.
Một số bệnh khác có thể điều trị bằng cách sử dụng dây thìa canh
Một vài bằng chứng khoa học ít ỏi đã đưa ra ý kiến rằng dây thìa canh có tác động đến cholesterol và trọng lượng cơ thể. Cụ thể là dưỡng chất trong cây này được nhận định sẽ giúp giảm cân đồng thời giảm hàm lượng cholesterol. Tuy nhiên mức độ chính xác nhất mới chỉ dừng lại trên cơ thể động vật.
Các nghiên cứu thí nghiệm trên động vật đều cho thấy một điều là hàm lượng cholesterol và chất béo trung tính giảm sau khi sử dụng. Theo phân tích thì dây thìa canh chiết xuất dạng viên nén có liều dùng dao động từ 200 - 600 mg là có thể mang lại hiệu quả. Đồng thời đây cũng là liều dùng tạm thời được chấp nhận an toàn cho sức khỏe người dùng.
Bên cạnh đó, dây thìa canh còn có khả năng điều trị những vết thương đặc biệt là vết thương do rắn độc cắn. Hơn thế nữa các bệnh lý như viêm mạch máu, trĩ cũng có thể sử dụng loại thuốc này để kiểm soát tình trạng.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng dây thìa canh
Cây dây thìa canh là thảo dược có nhiều tác dụng trọng việc hỗ trợ điều trị một số bệnh, đặc biệt các các bệnh lý tiểu đường, huyết áp, phong thấp. Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh từ cây dây thìa canh.
Bài thuốc 1: Cây thìa canh chữa tiểu đường
Nguyên liệu: dây thìa canh khô 50g – 80g
Cách thực hiện: Cho nguyên liệu trên đun với 1,5 lít nước. Sử dụng trong ngày, thường xuyên khoảng từ 3 đến 6 tháng.
Ngoài cách đun sắc, dây thìa canh cũng có thể dùng cách hãm thành trà.
Cách pha trà: Cho khoảng 10g dây thìa canh khô vào ấm, cho 150ml nước sôi tráng qua. Sau đó cho khoảng 500ml tùy theo liều lượng dùng đợi 5 – 7 phút cho nước ngấm vào trà và thưởng thức khi trà còn nóng.
Người chữa tiểu đường, cần chú ý uống trước bữa ăn 30 phút. Điều này sẽ giúp chất acid gymnemic trong dây thìa canh phát huy tốt tác dụng giảm đường huyết. Nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng thìa canh sai cách, không uống đúng thời điểm khiến hiệu quả chữa bệnh không cao.
Sử dụng cây thìa canh chữa tiểu đường bằng phương pháp sắc hoặc hãm trà
Bài thuốc số 2: Cây thìa canh chữa trị vết rắn độc cắn
Nguyên liệu: dây thìa canh
Cách thực hiện: Cho dây thìa canh khô vào ấm sắc lấy nước uống hoặc dùng quả, rễ tươi, thân dã nhuyễn đắp lên vết thương.
Bài thuốc 3: Cây thìa canh hỗ trợ trị phong thấp
Nguyên liệu: dây thìa canh khô 100g
Cách thực hiện: Cho dây thìa canh khô vào ấm sắc uống thay nước hàng ngày.
Dây thìa canh là loại thảo dược hàng đầu trong hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Lưu ý khi sử dùng dây thìa canh
Tuy rằng các nghiên cứu hiện tại vẫn cho kết quả tích cực nhưng cũng nên chú ý khi sử dụng dây thìa canh để phòng tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn. Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, việc sử dụng thảo dược luôn được ưu tiên vì chúng đa phần là lành tính. Nhưng hiện nay dây thìa canh không được khuyến khích sử dụng cho nhóm đối tượng này nên cần hỏi qua ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Một số trường hợp ít gặp như dị ứng hay cơ thể phản ứng lại với thuốc cũng mang đến nguy hiểm cho sức khỏe của người dùng. Thêm vào đó là những loại thuốc đang sử dụng cũng có nguy cơ phản ứng lại công dụng của thuốc này nên cũng không thể tùy ý dùng chung.
Do dây thìa canh được phát hiện và công bố nhiều công dụng tốt với sức khỏe nên tình trạng làm giả cũng khó tránh. Tuy rằng nhiều quốc gia đã thừa nhận công dụng của chúng nhưng tại Việt Nam thì sản phẩm mới chiết xuất ra được hoạt chất làm hạ đường huyết.
Dây thìa canh giả trên thị trường khác khó có thể phân biệt dù là chuyên gia. Bằng con mắt nhìn khách quan có thể nói là thật giả cũng không có sự khác biệt quá lớn. Chưa kể đến quá trình xử lý an toàn hay bị tẩm ướp xử lý để chống mốc chống mọt.
Trên đây là những tác dụng của dây thìa canh đã được phát hiện khi chiết xuất hoạt chất của dây thìa canh điều trị trên cơ thể động vật. Tuy nhiên mức độ chính xác ở góc nhìn y học vẫn chưa đạt độ tin cậy cao nên không được khuyến khích sử dụng cũng như không được lạm dụng mà thổi phồng lên thành thần dược. Nếu bạn cần tìm hiểu cũng như biết thêm nhiều hơn về loại thảo mộc này thì hãy nhờ bác sĩ tư vấn.
Địa chỉ phòng khám Y học cổ ruyền bán dây thìa canh
Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc được thành lập bởi những bác sĩ giàu tâm huyết với Y học cổ truyền, trong đó, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Anh, bác sĩ Trần Quang Minh, bác sĩ Trịnh Thị Hà. Trung tâm đã sưu tầm, nghiên cứu và phát triển nhiều bài thuốc cổ truyền của dân tộc có tác dụng điều trị các bệnh, như: Bệnh cơ xương khớp, bệnh dạ dày, yếu sinh lý, bệnh trĩ, nám tàn nhang, mụn trứng cá, viêm da… nhận được nhiều phản hồi tích cực của giới chuyên gia và người bệnh.
Trung tâm đã sưu tầm được hơn 100 bài thuốc cổ phương, ứng dụng thành công nhiều bài thuốc vào công tác khám chữa bệnh, cho kết quả điều trị cao và bền vững. Trung tâm ký kết thành công văn bản hợp tác với Viện y học bản địa Việt Nam về nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất thuốc điều trị bệnh, sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thảo dược Việt Nam.
Nhất Nam Y Viện
Nhất Nam Y Viện tái hiện lại Thái Y Viện triều Nguyễn một cách đầy sinh động và thực tế, từ hệ thống kiến trúc, không gian đặc trưng Cung đình Huế đến các bài thuốc sử dụng trong điều trị bệnh. Chính vì thế, Nhất Nam Y Viện đã tạo được dấu ấn riêng trong lòng người dân Việt, đồng thời mang lại nhiều giá trị văn hóa, tinh thần cho cộng đồng.
Đặc biệt nhất là, những bài thuốc - thành quả của các đề tài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc - được chuyển giao cho Nhất Nam Y Viện ứng dụng trong khám và điều trị bệnh cho nhân dân.
Phòng khám chuyên khoa YHCT An Triết
Phòng Mạch Đông Y An Triết là một môi trường khám chữa bệnh thân thiện cùng với sự nhiệt tình, chu đáo của từng lương y, bác sĩ đang công tác tại các Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương, Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Bộ Công An, Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Tuệ Tĩnh.
Dưới sự phụ trách quản lý của Tiến sĩ – Bác sĩ Ngô Quang Hải đã từng học tập, nghiên cứu làm việc 13 năm tại Bệnh viện Đông y tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc, tất cả bệnh nhân khi đến với Phòng mạch Đông y An Triết luôn được sự tư vấn, hướng dẫn chu đáo để mang lại hiệu quả ổn định lâu dài trong việc phòng và chữa bệnh.
Phòng Chẩn Trị YHCT Vạn Xuân Đường
Phòng Chẩn Trị YHCT Vạn Xuân Đường và Trung Tâm Nghiên Cứu & Ứng Dụng YHCT Vạn Xuân bổ trợ cho nhau, một bên là Trung Tâm chỉ dành để nghiên cứu bào chế và phương pháp điều trị, một nơi là phòng chẩn trị YHCT.
Bệnh nhân và khách hàng chớ nhầm lẫn với các Phòng Khám Đông Y có từ Vạn Xuân khác không thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu & Ứng Dụng YHCT Vạn Xuân sẽ gây ra thắc mắc tại sao tôi đi chữa ở chỗ có chữ Vạn Xuân kia không hết nhưng đến Vạn Xuân này lại bớt bệnh. Chúng tôi là một đội ngũ tập thể không thể sao chép kinh nghiệm bao gồm các Giáo sư, Tiến Sỹ, Bác Sỹ, Y sỹ và Lương y có kinh nghiệm thuốc Nam, có các khả năng đặc biệt để điều trị bệnh bằng Y Học Cổ Truyền.
Tin liên quan
Dây thìa canh: Cách dùng phát huy hiệu quả trị bệnh tốt nhất
07:03 | 18/12/2023 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội