Điểm danh các loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp
Cây me đất - Thảo dược quý từ thiên nhiên Các vị thuốc dân gian điều trị chứng mất ngủ |
Cùng tìm hiểu những loại cây có tác dụng chữa bệnh xương khớp:
1. Cây lá lốt
Cây lá lốt là một loài cây thân thảo thuộc họ hồ tiêu và được xem là cây thuốc trị đau nhức xương khớp. Theo Đông y, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm với công dụng là ôn trung tán hàn, kiện tỳ tiêu thực và chỉ thống, giúp hỗ trợ chữa các bệnh về xương khớp, phong thấp, khó tiêu, đầy bụng, mồ hôi tay chân. Còn trong y học hiện đại, tinh dầu lá lốt chứa nhiều hoạt chất có khả năng sát trùng, giảm đau và chống viêm hiệu quả.
Cây lá lốt. |
Cách sử dụng: Lá lốt phơi khô rồi sắc lấy nước uống để chữa xương khớp nhức mỏi, ngày 15 - 30g trong 7 - 14 ngày.
Ngâm cả cây lá lốt với rượu trắng trong một tháng, sau đó dùng xoa bóp ngoài.
Lấy 30g lá lốt tươi đem nấu sôi với nước, thêm muối và ngâm chân tay khi còn ấm.
2. Cây trinh nữ
Cây trinh nữ còn được biết đến với tên gọi khác là cây mắc cỡ hay xấu hổ. Đây là một trong các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp được dùng khá phổ biến trong dân gian. Theo Y học cổ truyền, cây trinh nữ được gọi là Hàm Tu Thảo, có vị ngọt, tính hàn, công dụng là giúp chống viêm, giảm đau, an thần, lợi tiểu.
Cây trinh nữ. |
Thân và rễ cây trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm. Liều lượng 20-30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày giúp chữa đau nhức xương khớp, thấp khớp, viêm khớp, chân tay tê bại. Ngoài ra, nhiều nơi sử dụng trinh nữ nấu thành cao lỏng, mỗi khi dùng sẽ pha với rượu uống. Hoặc cũng có thể dùng trinh nữ phối hợp với các vị thuốc khác trở thành bài thuốc trị đau nhức xương khớp.
3. Ngải cứu
Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị cay đắng, có tác dụng giảm đau, làm ấm kinh, đuổi hàn thấp, an thai và cầm máu. Ngải cứu là một trong các loại cây chữa bệnh xương khớp do phong hàn xâm nhập, khí huyết kém lưu thông hay do các bệnh lý khác.
Ngải cứu. |
Trong y học hiện đại, cây ngải cứu chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, ngải cứu còn chứa 2 chất kháng viêm tự nhiên là asinthin và anabsinthine, cùng hàm lượng tinh dầu có khả năng gây tê tự nhiên. Ngoài ra, trong ngải cứu còn có chứa tamin có tác dụng chống phù nề, mineol chống xơ hóa, giảm đau, làm mềm gân, thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động, và một số thành phần khác giúp kích thích và tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai của cơ bắp, giảm viêm sưng, thông mạch. Nhờ đó, ngải cứu được sử dụng như một trong các loại cây chữa bệnh xương khớp, giảm tình trạng sưng tấy, nóng đỏ khá hiệu quả.
Cách sử dụng:
Ngải cứu và giấm: Sử dụng hỗn hợp ngải cứu giã nát và giấm đem đi làm nóng lên rồi cho vào túi chườm. Sau đó, chườm hỗn hợp lên vùng da đang bị đau nhức. Thực hiện 2-3 lần/ngày và mỗi lần khoảng 15 phút để giảm bớt cảm giác khó chịu. Lưu ý không được để nhiệt độ quá nóng gây bỏng da.
Ngải cứu và mật ong: Xay nhuyễn lá ngải cứu, cho thêm mật ong vào khuấy đều và uống hết trong ngày. Uống liên tục trong 1-2 tuần sẽ thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt.
Ngải cứu sao muối, gừng: Dùng 1 nắm lá ngải cứu già đảo trên chảo nóng, thêm một ít muối hạt lớn và khoảng 5 lát gừng sẻ. Khi các nguyên liệu nóng già, đổ ra khăn hoặc túi chườm. Sau đó chườm hỗn hợp lên vùng bị đau. Khi nguội có thể sao lại để làm nóng. Phương pháp này áp dụng hiệu quả cho các trường hợp đau do lạnh.
4. Gối hạc
Gối hạc hay còn có tên gọi khác là cây gối, gối đơn, cây mũn, là một trong các loại cây chữa bệnh xương khớp khá hiệu quả. Theo Đông y, cây gối hạc có vị đắng, tính mát, quy kinh phế, tỳ, vị; có tác dụng tiêu sưng, thông huyết, kháng viêm và giảm đau.
Cây gối hạc. |
Loại thảo dược này được sử dụng phổ biến trong việc điều trị chứng tê bì chân tay, phong thấp, đau nhức xương khớp, sưng đầu gối, đau bụng và rong kinh.
Sử dụng rễ và thân cây gối hạc tươi hoặc sấy khô sắc nước uống hay ngâm rượu thoa ngoài da để trị thấp khớp và sưng khớp. Liều dùng hàng ngày khoảng 10-16g.
5. Cà gai leo
Cà gai leo một loại cây thuộc họ cà (Solanaceae) và là một trong các loại cây chữa bệnh xương khớp khá hiệu quả mà ít người biết đến.
Cà gai leo. |
Theo Đông y, cà gai leo có vị cay, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn độc cắn, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Dân gian thường sử dụng cà gai leo trong các bài thuốc chữa xương khớp đau nhức do viêm khớp, thoái hóa xương khớp, phong thấp,…
Sử dụng cây cà gai leo đã rửa sạch, cắt khúc, phơi khô, sao vàng nấu với 2 lít nước sôi cho đến khi sắc lại còn 1 lít. Dùng để uống hàng ngày nhằm giúp cải thiện chứng đau nhức xương khớp.
6. Nha đam
Cây nha đam hay còn có tên gọi khác là lô hội. Nha đam chứa nhiều vitamin A, B, C, E, chất chống oxy hóa và chống viêm. Theo Y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính hàn, quy kinh can, vị, đại trường.
Nha đam giúp giảm đau trong các trường hợp sưng viêm khớp. |
Từ lâu, nha đam vẫn thường được dùng là một loại thảo dược giúp làm đẹp da, thanh nhiệt, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, việc sử dụng nha đam như một cây thuốc đắp xương khớp cũng khá hiệu quả, giúp kháng viêm, giảm đau trong trường hợp bị sưng viêm do đau nhức xương khớp.
7. Củ nghệ
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng hợp chất curcumin và các dẫn xuất của nó trong củ nghệ được biết đến với tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau.
Hợp chất curcumin và các dẫn xuất của nó trong củ nghệ có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau. |
Một nghiên cứu của Kuptniratsaikul được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ tháng 10/2020 cho biết, tác dụng ngắn hạn của curcumin có hiệu quả cao đối với bệnh viêm khớp gối. Cụ thể là giảm đau đầu gối, giảm viêm và thoái hóa khớp. Hiệu quả này tương đương với việc sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm trong viêm khớp như diclofenac, ibuprofen nhưng an toàn và ít tác dụng phụ hơn.
Theo Y học cổ truyền, củ nghệ vàng hay còn gọi là khương hoàng thuộc nhóm thuốc phá huyết, giúp khí huyết lưu thông từ đó làm cải thiện tình trạng ứ trệ, tắc trở ở cân cơ kinh lạc, chữa chứng sung huyết do sang chấn, đau khớp, đau dây thần kinh…
Bạn có thể thêm nghệ tươi vào bữa ăn, ngâm rượu nghệ xoa bóp ngoài, hoặc sử dụng một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ curcumin.
8. Củ gừng
Gừng nổi tiếng với tác dụng chống viêm mạnh mẽ bằng nhiều con đường khác nhau. Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cũng đăng tải nghiên cứu về tác dụng của gừng trong việc giảm đau khớp. Cho thấy uống 250mg – 500mg gừng vào buổi sáng hoặc mỗi ngày giúp giảm đau, cứng khớp, khả năng vận động của bệnh nhân sau 12 tuần điều trị viêm khớp gối.
Gừng giúp giảm đau, giảm cứng khớp. |
Tuy nhiên, gừng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa nên phải thận trọng khi dùng, theo dõi tác dụng phụ.
Dùng gừng nấu ăn, uống trà gừng mật ong, ngâm rượu xoa bóp… Lưu ý chỉ nên uống gừng vào buổi sáng, không nên uống gừng vào buổi tối vì có thể gây độc cho tiêu hoá.
9. Cúc La Mã
Cúc La Mã là tên gọi khác của Dương cam cúc - một vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền. Loài cúc này được sử dụng làm trà thảo dược và điều trị đau khớp từ rất lâu trước đây. Cụ thể, phần hoa khô của cây được dùng điều trị đau và viêm do thấp khớp, viêm đau khớp do gout. Đã có thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm khớp gối, cho thấy hoa cúc La Mã giúp giảm đáng kể nhu cầu phải sử dụng thuốc giảm đau paracetamol mà không gây tác dụng phụ.
Trà thảo dược từ cúc La Mã giúp giảm đau, điều trị viêm khớp. |
Ngoài ra, cúc La Mã cũng được chứng minh có tác dụng tốt trên tiêu hoá, làm dịu cơn đau dạ dày, giảm triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích; làm đẹp da, giảm stress, giúp ngủ ngon, giúp ổn định đường huyết…
Sử dụng cúc La Mã để pha trà uống vào buổi sáng, hoặc dùng tinh dầu chiết xuất từ hoa cúc.
Tin liên quan
Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp Tết 2025
16:25 | 03/12/2024 Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 3/12/2024: Bắc Bộ có sương mù nhẹ rải rác
05:05 | 03/12/2024 Môi trường xanh
Bộ Y tế ban hành “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030”
15:40 | 02/12/2024 Sức khỏe
Cùng chuyên mục
Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý
07:00 | 03/12/2024 Y học cổ truyền
Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà
07:00 | 02/12/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"
14:00 | 01/12/2024 SKV- Mag
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền
17:23 | 30/11/2024 Y học cổ truyền
10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô
06:30 | 27/11/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh
06:30 | 26/11/2024 SKV- Mag
Các tin khác
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen
06:30 | 25/11/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
2 ngày trước Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội