Mới nhất Đọc nhiều

Diệp hạ châu - dược liệu quý chữa bệnh gan, lợi tiểu, sỏi thận, tiểu đường

Theo Y học cổ truyền, cây diệp hạ châu có vị ngọt đắng, tính bình, vào 2 kinh là can và phế. Diệp hạ châu có tác dụng tiêu độc, thanh can lợi mật, thông huyết, lợi tiểu. Diệp hạ châu nổi tiếng với công dụng giải độc gan, chữa bệnh gan, lợi tiểu, chữa sỏi thận, tiểu đường,…
Tắc kè đá - dược liệu mạnh gân cốt, bổ thận, tán ứ và hoạt huyết Tắc kè đá - dược liệu mạnh gân cốt, bổ thận, tán ứ và hoạt huyết
Hà thủ ô - dược liệu quý giúp trường thọ, xanh tóc, đỏ da Hà thủ ô - dược liệu quý giúp trường thọ, xanh tóc, đỏ da

Diệp hạ châu

Diệp hạ châu còn được biết đến với tên: Cây chó đẻ, cỏ chó đẻ, chó đẻ thân xanh, chó đẻ răng cưa, lão nha châu, diệp hoè thái, cây cau trời, rút đất… Tên khoa học của cây là Herba Phyllanthi Urinariae, thuộc chi diệp hạ châu Phyllanthusthuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).

Cây thân thảo sống lâu năm, cao chừng 30cm, có khi đến 60–70cm. Thân cây nhẵn, mọc thẳng đứng, lá mọc so le, có hình bầu dục và xếp sít nhau thành hai dãy hai bên. Mặt trên lá có màu xanh lục, mặt dưới hơi xám, cuống lá ngắn. Hoa mọc ở kẽ lá, cuống ngắn, trên cùng một cành có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Cây thường ra hoa vào giữa tháng 4 cho tới tháng 6.

Quả nang, có hình cầu hơi dẹt và mọc rủ xuống ở dưới lá. Nó có khía mờ và có gai, bên trong chứa hạt hình 3 cạnh. Cây thường ra quả vào tháng 7 và tháng 11, thảo dược được thu hoạch quanh năm. Người ta thường thu hoạch cây về rửa sạch, chế biến thành từng khúc nhỏ.

Tùy vào mục đích sử dụng có thể dùng thảo dược ở dạng tươi hoặc khô. Khi sử dụng ở dạng khô thì dùng được lâu hơn, khi phơi khô có màu nâu sẫm. Sau khi phơi hoặc sấy khô, người dân thường bảo quản chúng vào túi ni lông hoặc hộp nhựa có nắp đậy, Đồng thời, cần để dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh sâu bọ, mọt và côn trùng.

Diệp hạ châu có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới ở Nam Mỹ, hiện nay phân bố rải rác khắp nơi trên thế giới.

Tại châu Á, cây thuốc được tìm thấy nhiều ở Đài Loan, Lào, Myanmar, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc,… Cây sinh trưởng ở khu vực nhiệt đới, có độ cao từ 100 – 600m, mọc hoang khắp nơi, có thể sống ở các cánh đồng khô, ven đường, bìa rừng, đất hoang,..

Riêng tại nước ta chi hạ diệp châu có tới 40 loại, mọc nhiều ở các tỉnh đồng bằng, ven biển, hải đảo và cả các tỉnh trung du, miền núi. Hiện nay, nhờ những tác dụng tuyệt vời của diệp hạ châu dược liệu mà nhiều nơi đã quy hoạch nuôi trồng theo quy mô lớn để sử dụng.

Diệp hạ châu dược liệu quý chữa bệnh gan, lợi tiểu, sỏi thận, tiểu đường
Diệp hạ châu là loại dược liệu phổ biến ở nước ta Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Công dụng diệp hạ châu

Diệp hạ châu là một loại dược liệu mang đến rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Điều này được ghi rõ trong các sách vở của Y học cổ truyền cũng như được chứng minh bởi nghiên cứu của y học hiện đại.

Theo Y học cổ truyền:

Trong Y học cổ truyền diệp hạ châu là dược liệu có tính hàn, vị hơi đắng, quy vào 2 kinh Can và Phế.

Tác dụng: Thanh can, minh mục, lương huyết, thẩm thấp, lợi tiểu, giải độc, tán ứ, tiêu viêm, sát trùng, thông huyết mạch, điều kinh, thống sữa.

Theo kinh nghiệm dân gian, cây thuốc này được sử dụng để trị nhiều chứng bệnh khác nhau:

Chữa đau họng, tưa lưỡi, chàm má, mụn nhọt, viêm da, nổi mẩn ngứa, lở loét da, sản hầu, ứ huyết đau bụng, cam tích, đau mắt

Chữa nhiễm trùng đường tiểu, thông tiểu, phù thũng do viêm thận, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm ruột, tiêu chảy

Chữa đau gan, viêm gan virus, xơ gan cổ chướng, gan nhiễm độc, suy gan do nghiện rượu, vàng da

Trên thế giới, tác dụng của vị thuốc cũng được Y học cổ truyền Trung Quốc, Ấn Độ khẳng định và tin dùng từ hàng ngàn năm nay.

Theo nghiên cứu của Y học hiện đại:

Mỗi một bộ phận của cây có chứa thành phần các chất hoá học khác nhau, cụ thể như:

Lá: Phyllanthin tạo vị đắng, diệp hạ châu khô có chứa hypophyllanthin, phyllanthin

Phân cây: Nirtetralin, niranthin, phylteralin, lignan, flavonoid, alkaloid, isobubialin, geraniicnic, acid ascorbic, acid amariinic, repandusinic A,…

Nhờ đó, Y học hiện đại nhận định đây là vị thuốc có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, rất tốt cho sức khoẻ của con người.

Điều trị bệnh viêm gan

Có thể nói, diệp hạ châu là vị thuốc quý cho bệnh nhân gan, có hiệu quả cho rất nhiều triệu chứng khác nhau.

Năm 1982, GS Break Stone nhận định hoạt chất triacontanol, phyllanthin, hypophyllanthin chống virus, ức chế DNA polymerase ở virus viêm gan B, có hiệu quả điều trị viêm gan cấp tính, ngăn ngừa hình thành và phát triển viêm gan. Tuy nhiên thử nghiệm cho thấy dược liệu ít có tác dụng với viêm gan mãn tính.

Năm 2006 nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa trong diệp hạ châu có tác dụng bảo vệ gan khỏi độc tính của acetaminophen.

Năm 2017 có nghiên cứu nhận định dược liệu có tác dụng giảm sự kháng insulin, giảm axit béo trong gan, nhờ đó có thể điều trị gan nhiễm mỡ không do rượu, xơ vữa động mạch.

Thảo dược có tác dụng giảm hàm lượng collagen trong máu, giảm độ xơ hoá gan.

Hoạt chất Lignan phyllanthin và hypophyllanthin được nhận định có tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi chất độc hại từ rượu bia, độc tố.

Hiện nay, dược liệu đã được ứng dụng nhiều trong y học hiện đại để hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Từ năm 1967, Viện Đông Y Hà Nội đưa vị thuốc vào điều trị xơ gan cổ trướng.

Hỗ trợ hạ đường huyết, hạ huyết áp

Một công trình nghiên cứu năm 1995 cho kết quả dược liệu có tác dụng hạ đường huyết và ổn định đường huyết.

Thử nghiệm trên thỏ cho thấy, diệp hạ châu có hoạt tính hạ đường trong máu cao hơn cả tolbutamid.

Thành phần trong thân cành, lá của dược liệu có hiệu quả hạn chế hấp thụ đường, cải thiện lưu trữ glucose, duy trì nồng độ đường trong máu ổn định, hạ huyết áp.

Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi mật

Nghiên cứu năm 1984 của Brazil đã phát hiện trong diệp hạ châu có chứa alkaloid chống co thắt cơ trơn, cơ vân, điều trị sỏi thận, sỏi mật.

Nhờ tác dụng lợi tiểu, tiêu đinh, gia tăng lượng nước tiểu, ngăn cản hình thành tinh thể calcium oxalate, giảm kích thước sỏi đã hình thành trước đó. Niệu quản thả lỏng, giúp bài tiết sỏi dễ dàng, giảm đau đớn khi tiểu tiện.

Giải độc, chống viêm, sát khuẩn, giảm đau

Nghiên cứu năm 2000 của Viện Dược liệu Việt Nam cho thấy, dược liệu có tác dụng chống viêm cấp, giảm viêm nhiễm khi mắc bệnh vảy nến. Ngoài ra dân gian còn sử dụng để chữa mụn nhọt, rắn cắn, chữa viêm âm đạo, viêm tiết niệu, chữa giang mai, tẩy giun,…

Năm 2017, nghiên cứu chiết xuất dược liệu kháng khuẩn H.pylori ở đường tiêu hoá, ngừa lở loét, giảm axit tiết ra, chống viêm, ngăn chặn viêm loét dạ dày.

Nghiên cứu của Brazil cho thấy dược liệu có chứa gallic, hỗn hợp steroid, ester ethyl tác dụng giảm đau mạnh gấp 4 lần indomethacin, gấp 3 lần morphin.

Tác dụng với người bị HIV

Năm 1992, nghiên cứu của Nhật Bản phát hiện phyllanthus niruri có công dụng kìm hãm phát triển virus HIV. Nhờ đó, thảo dược được dùng để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị HIV.

Hỗ trợ điều trị hệ tiêu hoá?

Các thành phần có trong thảo dược có tác dụng kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá, kích thích trung tiện, chữa rối loạn tiêu hoá, táo bón, kiết lỵ, thương hàn,…

Hỗ trợ điều trị ung thư

Chiết xuất từ lá diệp hạ châu có chất chống oxy hóa mạnh mẽ, tiêu diệt gốc tự do gây tổn thương tế bào.

Năm 2011, nghiên cứu cho thấy polyphenol có hiệu quả ngăn chặn tế bào ung thư xâm nhập, di căn, đặc biệt với ung thư phổi và vú đã di căn. Năm 2012, thêm một công trình nghiên cứu cho thấy diệp hạ châu có khả năng ức chế phát triển tế bào ung thư, tiêu diệt tế bào ung thư, tốt cho người ung thư đại trực tràng, ung thư gan.

Diệp hạ châu dược liệu quý chữa bệnh gan, lợi tiểu, sỏi thận, tiểu đường
Diệp hạ châu giúp kháng viêm hiệu quả Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc sử dụng diệp hạ châu

Với nhiều tác dụng kể trên, diệp hạ châu trở thành dược liệu chính trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc được áp dụng nhiều nhất mà bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc 1 dùng để chữa viêm gan B

Hỗ trợ điều trị viêm gan B, dân gian thường áp dụng bài thuốc đơn giản từ cây chó để như sau:

Cách 1: Dùng 30g diệp hạ châu, 12g nhân trần, sài hồ và 12g hạ khô thảo cùng 8g chi tử, sắc nước lên để uống mỗi ngày.

Cách 2: Dùng 40g cây diệp hạ châu cùng 20g mã đề và 12g dược liệu dành dành để sắc thành nước thuốc uống ngày hai lần.

Bài thuốc 2 – Giải độc rượu rượu, phòng tránh suy gan

Sử dụng rượu bia nhiều chính là nguyên nhân gây nên suy gan, men gan tăng cao, áp dụng ngay bài thuốc dưới đây:

Chuẩn bị khoảng 20g cây chó đẻ kết hợp 20g cam thảo đất.

Sắc hai loại thảo dược này cùng 500ml nước trong nồi đất, cô cạn lại còn khoảng ½ thì chia thành 2 lần và uống hết trong ngày.

Bài thuốc 3 – Cách dùng diệp hạ châu trị xơ gan cổ trướng.

Nguyên liệu: 100g cây chó đẻ

Thực hiện: Sắc với 3 bát nước đến khi cô lại còn 1 bát thì tắt bếp. Hỗn hợp nước cốt có thể hòa chung với đường cho dễ uống.

Bài thuốc 4 – Diệp hạ châu trị viêm gan do virus B

Nguyên liệu: 10g cây chó đẻ, 5g nghệ vàng.

Thực hiện: Sắc với 3 lần nước. Lần đầu sắc với 3 chèn tới khi cạn còn 1 chén. Lần 2 và lần 3 sắc với 2 chén đến khi còn nửa chén. Trộn nước cốt thu được ở 2 lần sắc với nhau, cho thêm 50g đường rồi đun sôi. Chia hỗn hợp thành 4 phần, uống trong ngày, cứ 15 phút dùng 1 lần.

Bài thuốc 5 – Chữa sỏi mật, sỏi thận

Lấy 24g dược liệu sắc với nước uống hàng ngày. Các trường hợp bị đau bụng nên thêm miếng gừng sống hoặc hậu phác vào sắc cùng. Để hạn chế sỏi tái phát lại, thỉnh thoảng nên dùng nước thuốc diệp hạ châu sắc, liều khoảng 8 đến 10g mỗi ngày.

Bài thuốc 6 – Chữa bệnh sốt rét

Lấy 8g diệp hạ châu dược liệu, dây hà thủ ô 10g, lá cây mãng cầu tươi 10g, thảo quả 10g, thường sơn 10g, dây gớm 10g, hạt cau 4g, dây cóc 4g, ô mai 4g.

Sắc với 600ml nước.

Thuốc sau khi sắc chia làm 2 phần, uống trước cơn sốt rét 2h. Cho thêm 10g xài hổ nếu dùng chưa hết cơn sốt rét.

Bài thuốc 7 – Trị nổi mề đay

Dùng bôi ngoài : Khi bị nổi mề đay, dùng cây tươi rửa sạch, giã nát và đắp lên nốt mề đay.

Dùng uống trong: lấy cây thuốc phơi khô rồi sắc nước uống. Mỗi ngày uống từ 10-15g.

Bài thuốc 8 – Giảm cân từ diệp hạ châu

Trà diệp hạ châu có giảm cân không là điều mà nhiều chị em quan tâm. Tin vui là uống trà diệp hạ châu hàng ngày hoặc sắc theo cách dưới đây sẽ giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Cách làm: Lấy 100g diệp hạ châu khô sắc với 2 lít nước. Uống duy trì trong khoảng 20- 30 ngày.

Diệp hạ châu dược liệu quý chữa bệnh gan, lợi tiểu, sỏi thận, tiểu đường
Diệp hạ châu góp phần giải độc gan Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Những lưu ý khi sử dụng diệp hạ châu

Mặc dù là một loại thảo dược tuyệt vời có nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng khi sử dụng bạn cũng cần chú ý những điều sau:

Không lạm dụng dược liệu, dùng đúng liều lượng trong các bài thuốc, đồng thời không tự ý kết hợp các dược liệu với nhau.

Diệp hạ châu uống nhiều có tốt không còn tùy thuộc vào cách sử dụng. Thảo dược có tác dụng nhuận gan nhưng nếu người khoẻ mạnh dùng quá nhiều sẽ dẫn đến tăng tiết mật quá mức, cơ quan hoạt động quá sức gây tổn thương và sinh bệnh.

Tương tự, uống trà diệp hạ châu có tốt không cũng do cách dùng. Trà thảo dược giải nhiệt làm mát rất tốt, nhưng nếu người không bị nhiệt mà lại dùng quá nhiều có thể làm cơ thể bị nhiễm lạnh. Lưu ý, không uống trà pha để qua đêm hoặc đun lại nhiều lần.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng quá nhiều như: Buồn nôn chóng mặt, kích ứng dạ dày, tiêu chảy, phát ban, mẩn ngứa, khó thở,…

Người có tỳ vị hư hàn không nên dùng, có thể dẫn đến tác dụng phụ như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…

Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai có được uống diệp hạ châu không? Hai đối tượng này không nên sử dụng thảo mộc, ngoài ra phụ nữ đang cho con bú cũng nên cân nhắc, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Diệp hạ châu dược liệu quý chữa bệnh gan, lợi tiểu, sỏi thận, tiểu đường
Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Quốc gia Vietfarm là địa chỉ uy tín mua diệp hạ châu Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Mua diệp hạ châu ở đâu uy tín, chất lượng?

Hiện nay mua diệp hạ châu ở đâu và với mức giá bao nhiêu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp loại dược liệu này nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe với nhiều dạng khác nhau, dạng khô, dạng tươi, dạng trà uống, dạng bột. Nhưng thông dụng và phổ biến nhất chính là dạng khô sử dụng được lâu, dễ bảo quản mà cũng đảm bảo được hàm lượng dưỡng chất.

Bạn có thể mua ở những cửa hàng Đông y, chuyên bán dược liệu hoặc về những vườn trồng dược liệu để mua tận nơi. Hoặc một đơn vị mà bạn cũng có thể đặt niềm tin mua dược liệu đảm bảo chất lượng và được người tiêu dùng đánh giá cao hiện nay chính là Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Quốc gia Vietfarm. Trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc.

Ngoài ra, trên thị trường còn có nhiều sản phẩm được bào chế từ thảo dược này như trà, cao, thuốc chiết xuất từ diệp hạ châu. Giá 1 hộp diệp hạ châu dùng để pha nước từ 150.000 đến 200.000 VNĐ/kg còn giá tiền viên nén thì phụ thuộc vào từng hãng sản xuất.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà

Cùng chuyên mục

Xây dựng đề án kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Xây dựng đề án kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Lãnh đạo Bộ Y tế giao Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây sau sau

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sau sau

Nhiều bộ phận của cây sau sau như lá, quả, vỏ, rễ, nhựa đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Chỉ xác - dược liệu quý trong y học cổ truyền

Chỉ xác - dược liệu quý trong y học cổ truyền

Chỉ xác là một loại dược liệu thường sử dụng trong y học cổ truyền. Vị thuốc có mùi thơm, vị đắng, hơi chua thường được dùng để trừ đờm, táo thấp, lợi tiểu tiện, ra mồ hôi, hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
Nguyên nhân gây mất ngủ và những bài thuốc điều trị

Nguyên nhân gây mất ngủ và những bài thuốc điều trị

Để điều trị chứng mất ngủ một cách có hiệu quả, có thể căn cứ vào những triệu chứng (biểu hiện) cụ thể để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh mà dùng bài thuốc phù hợp.
Liên Kiều- Nguồn Dược liệu quý trong Đông Y

Liên Kiều- Nguồn Dược liệu quý trong Đông Y

Theo đông y, Liên Kiều có vị đắng, hơi hàn, không độc, vào 4 kinh tâm, đởm, tan tiêu và đại trường có tác dụng tán khách nhiệt ở các kinh, chữa sang thũng. Liên kiều tán chữa kinh huyết ngưng, khí tụ, lợi thuỷ đạo, sát trùng, chỉ thống, tiêu thũng, bài nùng (tiêu mủ)...
Những bài thuốc hay từ củ mài

Những bài thuốc hay từ củ mài

Củ mài hay còn gọi là hoài sơn được dùng làm thuốc hoặc chế biến món ăn. Tham khảo thông tin về dược liệu qua bài viết sau đây.

Các tin khác

Những bài thuốc điều trị tai biến mạch máu não

Những bài thuốc điều trị tai biến mạch máu não

Y học cổ truyền gọi tai biến mạch máu não là trúng phong.
Vai trò của y học cổ truyền trong điều trị và phục hồi sau đột quỵ

Vai trò của y học cổ truyền trong điều trị và phục hồi sau đột quỵ

Các nghiên cứu gần đây bắt đầu nhìn nhận giá trị của y học cổ truyền trong việc hỗ trợ điều trị đột quỵ, nhấn mạnh sự cần thiết của việc tích hợp các phương pháp này vào hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại.
Cây ráy: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Cây ráy: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Củ ráy có vị nhạt, tinh hàn, có độc ăn vào gây ngứa trong miệng và cổ họng. Nhân dân thường dùng củ ráy để làm thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ, sưng bàn tay, bàn chân,...
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...
Những bài thuốc chữa mất ngủ theo y học cổ truyền

Những bài thuốc chữa mất ngủ theo y học cổ truyền

Theo Y Học Cổ Truyền, nguyên nhân là do tâm tỳ hư tổn, thận hư, âm hư, tâm thận bất giao, tâm hỏa cang thịnh, cũng có thể còn do tâm thần bị sang chấn quá mạnh sinh ra mất ngủ.
Châm cứu trên mặt: Khám phá phương pháp làm đẹp thời cổ đại với công nghệ hiện đại

Châm cứu trên mặt: Khám phá phương pháp làm đẹp thời cổ đại với công nghệ hiện đại

Không chỉ dừng lại ở việc điều trị các bệnh lý phức tạp, châm cứu còn mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực làm đẹp - châm cứu trên khuôn mặt.
Hội thảo khoa học “Kế thừa nam dược thần hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh: giá trị ứng dụng, nhận diện, trồng và thu hái một số vị thuốc nam”

Hội thảo khoa học “Kế thừa nam dược thần hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh: giá trị ứng dụng, nhận diện, trồng và thu hái một số vị thuốc nam”

SKV - Sáng 17/03/2024 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Kế thừa nam dược thần hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh: giá trị ứng dụng, nhận diện, trồng và thu hái một số vị thuốc nam” với mục đích kế thừa di huấn của Thiền sư trong việc phổ biến sử dụng thuốc Nam với phương châm “Nam Dược trị Nam nhân”.
49 thao tác tại huyệt đặc hiệu chữa bệnh theo kinh nghiệm

49 thao tác tại huyệt đặc hiệu chữa bệnh theo kinh nghiệm

Trong kho tàng y học cổ truyền, việc sử dụng các huyệt đạo để điều trị bệnh đã được lưu truyền hàng nghìn năm và đến nay vẫn được áp dụng trong y học hiện đại.
Cây trầu không- Dược liệu quý trong đông Y

Cây trầu không- Dược liệu quý trong đông Y

Trầu không ngoài công dụng dùng để ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), nhân dân nhiều nơi còn dùng lá trầu không giã nhỏ, cho thêm nước sôi vào rồi dùng rửa những vết loét, mẩn ngứa, viêm mạch bạch huyết,...
Nần Vàng - Dược liệu quý cho người bị mỡ máu cao

Nần Vàng - Dược liệu quý cho người bị mỡ máu cao

Cây nần vàng (nần nghệ) là một trong những vị dược liệu quý giúp giảm mỡ máu, hạ các chỉ số mỡ xấu trong máu và tăng chỉ số máu tốt. Vậy nần vàng có tác dụng như thế nào trong điều trị mỡ máu, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thể hiện tính đoàn kết, phát huy trí tuệ, tài năng, tài lực, giúp đỡ nhau để xây dựng Hội Nam y Việt Nam phát triển vững mạnh.
Phiên bản di động