Giảm mẩn ngứa, rôm sảy từ cây lá trong vườn nhà

Vào mùa Hè, mẩn ngứa và rôm sảy là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhất là trẻ em. Do thời tiết nóng nực, các loại vi khuẩn trú ngoài da và bài tiết chất nhờn khiến cho các tuyến mồ hôi của cơ thể bít tắc và gây ra các vấn đề về da như phát ban, mẩn ngứa, rôm...
Giảm mẩn ngứa, rôm sảy từ cây lá trong vườn nhà
Cây đinh lăng

Bài thuốc từ cây đinh lăng: Đinh lăng là một loại dược liệu quen thuộc thường được dùng làm rau gia vị và làm thuốc. Lá cây đinh có đặc tính kháng viêm, giảm sưng nên thể hiện hiệu quả tốt trong điều trị những tình trạng viêm da gây ngứa ngáy và sưng đỏ. Lấy một nắm lá đinh lăng, rửa sạch và để ráo. Đem lá đinh lăng đã được làm sạch đi phơi hoặc sấy khô. Sắc lá đinh lăng khô với 500 ml nước trong khoảng 15 - 20 phút trên lửa nhỏ, sắc cho đến khi cô lại còn khoảng 250 ml là được. Lấy phần nước vừa sắc được chia thành hai phần nhỏ để uống trong ngày. Lưu ý: không để nước thuốc qua đêm.

Bài thuốc từ cây sài đất: Sài đất là thảo có chứa chất kháng khuẩn, hiệu quả trong chữa chốc lở, mụn nhọt, rôm sảy… Bạn cần rửa sạch một nắm sài đất tươi hoặc 50g sài đất khô. Cho sài đất vào nồi đun với 2 - 3 lít nước. Đun sôi tầm 15 phút thì tắt bếp. Đợi nước nguội bớt rồi tắm hoặc rửa lên vùng da bị mẩn ngứa. Thực hiện liên tục mỗi ngày hoặc 4 - 5 lần mỗi tuần đến khi mẩn ngứa thuyên giảm.

Bài thuốc từ chè xanh: Chè xanh là một trong những loại lá thuộc top đầu giúp trị mẩn ngứa, khó chịu ngoài da. Bạn hãy rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi. Vò nhẹ cho vào nồi đun với 1,5 lít nước. Đợi chè sôi tầm 15 phút thì tắt bếp. Pha thêm nước lạnh để nước trà nguội bớt. Tắm rửa nước chè xanh lên vùng da mẩn ngứa. Thực hiện liên tục trong 3 ngày sẽ thấy tình trạng thuyên giảm.

Bài thuốc từ lá khế: Lá khế là một loại lá quen thuộc với người Việt và thường được dùng để nấu nước tắm điều trị hiệu quả bệnh mề đay tại nhà. Lá khế được dùng rất nhiều trong việc điều trị các chứng như dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay rất hiệu quả.

Bạn cần lấy khoảng 20 - 30 lá khế rửa sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng, vớt ra để ráo. Cho lá khế đã rửa sạch vào nồi nấu cùng với lượng nước vừa đủ, đun cho đến khi lá khế chuyển dần sang màu vàng. Đợi nước nguội hẳn rồi dùng để tắm. Khi tắm, lấy lá khế chà xát nhẹ lên vùng da đang bị ngứa, nổi mẩn đỏ mề đay.

Ngoài dùng để tắm, lá khế còn được dùng để trị ngứa ngoài da bằng cách lấy một nắm lá khế tươi rửa sạch để ráo. Tiếp theo cho lên một cái chảo, sao cho vàng. Chờ lá khế nguội bớt rồi cho vào một túi vải sạch. Dùng túi vải có chứa lá khế này chà xát nhẹ lên vùng da đang cần điều trị.

Lưu ý: Chờ lá khế nguội hẳn mới sử dụng và chà xát nhẹ nhàng trên da để tránh làm tổn thương da, nhất là trong các trường hợp da nhạy cảm như da trẻ em.

Bài thuốc từ cây bồ công anh: Để giảm mẩn ngứa, mụn nhọt bạn nên dùng cây bồ công anh nam (Bồ công anh có 2 loại là bồ công anh bắc và bồ công anh nam) nấu thành nước tắm. Bạn hái 1 nắm lá bồ công anh tươi đem rửa sạch đun cùng 2 lít nước. Đợi nước sôi vặn nhỏ lửa đun thêm 10 phút rồi tắt bếp. Chờ nước nguội bớt rồi tắm, ngày 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc từ lá cây cỏ sữa: Cây cỏ sữa có thể điều trị các bệnh lý ngoài da như: Dị ứng, nổi mề đay, mụn nhọt, rôm sảy… Bạn lấy một nắm cỏ sữa rửa sạch, vẩy cho ráo nước. Vò nát nhẹ cho vào nồi với 2 - 3 lít nước sôi hoặc nước lạnh đem đun sôi. Đợi nước nguội bớt, hoặc pha thêm nước lạnh cho nguội bớt để tắm, rửa vùng da bị mẩn ngứa.

Bài thuốc từ lá ké đầu ngựa: Theo y học cổ truyền, loại cây ké đầu ngựa có thể trị rôm sảy, ghẻ lở, mụn nhọt… nhất là tình trạng mẩn ngứa trong thời tiết nắng nóng. Bạn dùng 200 gam ké (gồm cả thân, lá, quả) đun cùng 5 lít nước. Đợi nước nguội bớt thì sử dụng để tắm. Có thể tắm liên tục hoặc tắm 4 - 5 lần mỗi tuần.

Bài thuốc từ cây chút chít: Cây chút chít nhiều công dụng như sát trùng, thanh nhiệt, tán hàn, thông đại tiện rất tốt với những người bị mẩn ngứa, viêm da. Bạn cần lấy một nắm cây chút chít đem rửa sạch. Bẻ nhỏ cả cành lá cho vào nồi. Cho thêm 3 lít nước vào để đun. Nước sôi để nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt bếp. Đổ nước ra thau đợi nguội bớt thì tắm rửa lên vùng da bị mẩn ngứa.

Bài thuốc từ lá cây chè vằng: Chè vằng là loại thảo dược cực tốt trong việc chữa các chứng lở loét ngoài da, giúp giảm ngứa hiệu quả. Lấy 2 nắm lá chè vằng rửa sạch. Nấu cùng 2 - 3 lít nước để sôi chừng 10 phút rồi tắt bếp. Đợi nước nguội bớt rồi dùng để tắm rửa. Lưu ý không nên tắm nước còn nóng hoặc nguội quá.

Bài thuốc từ lá kim ngân: Cây kim ngân có tác dụng thanh nhiệt, giải độc dùng chữa sốt, mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy… Bạn dùng một nắm kim ngân tươi rửa sạch, có thể thêm một ít quả ké đã sao bỏ gai. Cho vào nồi cùng 3 lít nước, đun sôi 10 phút rồi tắt bếp. Gạn lấy phần nước đun ra chậu, đợi nguội bớt rồi đem tắm hoặc rửa phần bị mẩn ngứa.

Giảm mẩn ngứa, rôm sảy từ cây lá trong vườn nhà
Cây đơn đỏ

Bài thuốc từ lá cây đơn đỏ: Lá cây đơn đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, giảm đau, lợi niệu. Nhờ vào những đặc tính trên, lá cây đơn đỏ được sử dụng trong điều trị: Mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, tiêu chảy lâu ngày, lỵ, đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu,…

Bạn có thể sử dụng cây đơn đỏ làm thuốc trị ngứa ngoài da bằng cách chuẩn bị cành và lá đơn đỏ 30g; thài lài, bầu đất và đậu ván tía mỗi vị 15g. Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch, để ráo rồi cho vào nồi sắc cùng với 1,5 lít nước, sắc lửa vừa và nhỏ cho đến khi cô lại còn 750 ml thì ngừng đun. Chắt lấy phần nước, bỏ bã và chia phần nước sắc thành 3 phần nhỏ, dùng mỗi ngày sau bữa ăn.

Hoặc có thể kết hợp bằng cách đắp ngoài - uống trong như: Rửa sạch lá đơn đỏ và để ráo nước. Cắt nhỏ lá và cho vào cối giã nhuyễn với muối biển (loại hạt to). Vắt lấy nước cốt, để phần bã riêng sang một bên. Chia nước lá đơn đỏ thành 2 lần và uống. Phần bã thì đem đắp lên vùng da bị ngứa trong khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch và lau khô.

Bài thuốc từ lá bàng non: Lá bàng non có các thành phần như Phytosterol, Flavonoid hay Tanin có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng ngoài da, nổi mẩn đỏ… Hãy hái 5 lá bàng non, đem rửa sạch để ráo. Đun sôi 5 lá bàng cùng 2 lít nước, khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa. Đun tiếp 10 phút rồi tắt bếp. Đợi nước nguội bớt thì đem tắm hoặc rửa vùng da mẩn ngứa. Bạn có thể áp dụng phương pháp này hàng ngày để trị mẩn ngứa và ngăn bệnh tái phát.

Bài thuốc từ rau diếp cá: Diếp cá có tính kháng viêm, diệt khuẩn cao nên được dùng như một vị thuốc trị các bệnh ngoài da. Bạn lấy rau diếp cá rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút. Vớt rau ra để ráo, dùng cối giã nhuyễn. Chắt lấy phần nước cốt, đem pha với nước ấm để tắm. Thực hiện cách này tuần 3 lần đến khi thấy tình trạng thuyên giảm.

Bài thuốc từ lá ổi: Các thành phần của lá ổi chứa nhiều chất chống Oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng tổn thương da. Chính vì vậy có thể giúp loại bỏ các triệu chứng viêm da cơ địa, bảo vệ da luôn khỏe mạnh. Lấy lá ổi rửa sạch, đun cùng 3-4 lít nước đun sôi tầm 10 - 15 phút thì tắt bếp. Đổ nước ra chậu, pha thêm một ít nước lạnh, sờ tay thấy âm ấm là có thể dùng được. Dùng nước này để tắm rửa và ngâm vùng da tổn thương khoảng 15 phút. Có thể lấy phần bã chà xát nhẹ lên da để nâng cao hiệu quả.

Bài thuốc từ cây ngải dại: Dùng lá ngải dại đem rửa sạch, để ráo nước rồi vò nát. Đun sôi cùng 2 lít nước, cho thêm chút muối biển, đun khoảng 15 phút thì tắt bếp. Đổ nước ra chậu chờ nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da bị mẩn ngứa, sau đó tắm lại với nước sạch. Áp dụng cách này mỗi ngày sẽ thấy mẩn ngứa giảm rõ rệt.

Bài thuốc từ lá kinh giới: Rửa sạch một nắm lá kinh giới. Dùng tay vò nát lá rồi đổ nước nóng vào. Đợi nước nguội bớt đem tắm rửa lên vùng da bị mẩn ngứa, mụn nhọt.

Lưu ý

Điều trị mẩn ngứa, rôm sảy từ lá cây thường không có tác dụng nhanh nên bạn cần kiên trì thực hiện.

Sử dụng lá cây để tắm giúp giảm mẩn ngứa, rôm sảy là các bài thuốc dân gian, chỉ mang tính hỗ trợ điều trị và không thể thay thế được các chỉ định của bác sĩ.

Đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc bị các bệnh da liễu khác, nên thận trọng khi tắm bằng nước lá cây, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Minh Thùy (t/h)
suckhoeviet.org.vn
Bình luận

Cùng chuyên mục

Sâm Ngọc Linh: "Vua của các loại sâm" và cách dùng để tăng cường sức khỏe

Sâm Ngọc Linh: "Vua của các loại sâm" và cách dùng để tăng cường sức khỏe

Sâm Ngọc Linh, loại sâm quý hiếm chỉ có tại dãy Trường Sơn của Việt Nam, được mệnh danh là "vua của các loại sâm" nhờ giá trị dược liệu vượt trội. Với hàm lượng saponin cao gấp nhiều lần so với các loại sâm khác, Sâm Ngọc Linh không chỉ là niềm tự hào của y học cổ truyền Việt Nam mà còn là "thần dược" giúp tăng cường sức khỏe, phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng và cách sử dụng Sâm Ngọc Linh hiệu quả.
Công dụng của cây ắc ó

Công dụng của cây ắc ó

Cây ắc ó còn có tên cây ác ó, ắc ó ... cây ắc ó có khả năng sinh trưởng nhanh, được sử dụng rộng rãi làm cây trồng viền cũng như trồng hàng rào. Ngoài ra thì cây ắc ó có khả năng chữa được rất nhiều loại bệnh trong đó có bệnh nhức mỏi, tê khớp,…
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây âm địa quyết

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây âm địa quyết

Âm địa quyết là loại dương xỉ nhỏ, sống nhiều năm, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi , các tên thường gọi khác như: âm địa quyết, cỏ âm địa, bối xà tinh (tứ xuyên trung dược chí), độc cước cao, đông thảo... thân rễ cây âm địa quyết có vị ngọt, đắng, tính lạnh, không có độc, có tác dụng thanh lương giải độc, bình can tán kết.
Thao tác chữa bệnh tại các huyệt đặc hiệu

Thao tác chữa bệnh tại các huyệt đặc hiệu

Trong thế giới hiện đại, giữa những tiện ích của y học công nghệ và thuốc men, rất nhiều người vẫn quay về với những phương pháp chữa bệnh cổ truyền, nơi mà mỗi huyệt đạo trên cơ thể trở thành một cánh cửa dẫn đến sức khỏe và sự hồi phục. Thao tác chữa bệnh tại các huyệt đặc hiệu không chỉ là một kỹ năng, mà là một nghệ thuật tinh tế, nơi mà tri thức hàng ngàn năm được kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc về cơ thể con người.
Cây rau bô binh: Công dụng, cách dùng trị bệnh

Cây rau bô binh: Công dụng, cách dùng trị bệnh

Rau bô binh còn có tên gọi là tử tô hoang, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo, đơn kim, đơn buốt, cúc áo… là cây thảo mọc hoang, thường thấy ở ven đường, bờ ruộng, bãi hoang quanh nhà. Theo y học cổ truyền, rau bô binh có vị ngọt nhạt, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tiêu thũng. Dùng chữa cảm, cúm, họng sưng đau, viêm ruột, trẻ nhỏ cam tích, chấn thương, mẩn ngứa, lở loét...
Cây áo cộc có công dụng gì?

Cây áo cộc có công dụng gì?

Áo cộc là cây gỗ lớn thường mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đời thường xanh mưa ẩm, ở thung lũng, khe nước hay chân núi. Có vị cay, tính ấm, rễ khư phong trừ thấp, cường tráng gân cốt dùng trị phong thấp tế đau khớp xương. Vỏ dùng trị bệnh do thủy thấp phong hàn dẫn tới họ, khí cấp, miệng khát, tứ chi yếu mỏi.

Các tin khác

Công dụng chữa bệnh của cây áp nhi cần

Công dụng chữa bệnh của cây áp nhi cần

Cây áp nhi cần, còn được biết đến với tên gọi Ấn chỉ Canada cây có vị đắng, hơi cay, tính ấm và không độc. Quả của cây có vị cay, có tác dụng tiêu tích, nhuận khí. Theo y học cổ truyền, cây áp nhi cần được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh như nóng lạnh, vết thương do ong đốt, rắn cắn, ngứa ngoài da và chấn thương.
Tổng hợp các bài thuốc từ củ nghệ vàng hiệu quả nhất

Tổng hợp các bài thuốc từ củ nghệ vàng hiệu quả nhất

Nghệ vàng, hay còn được gọi với những cái tên gần gũi như khương hoàng, co hem, co khản mỉn (theo ngữ vùng Thái), và nghệ trồng, nghệ nhà, là một loại dược liệu quý giá không chỉ bởi những lợi ích sức khỏe mà còn bởi sự độc đáo trong thành phần và cách thức ứng dụng của nó. Với vị cay đắng đặc trưng, nghệ vàng mang trong mình tính mát và bình, điều này giúp nó trở thành một “thần dược” trong việc chăm sóc sức khỏe.
Bài thuốc hay từ lá dâu tằm

Bài thuốc hay từ lá dâu tằm

Lá dâu tằm, hay còn được gọi một cách dân dã là tang diệp, là một trong những vị thảo dược quý báu trong y học cổ truyền phương Đông. Với vị ngọt nhẹ, chút đắng và tính hàn, lá dâu tằm không chỉ đơn thuần là một loại thảo mộc, mà còn là một kho tàng giá trị trong việc chăm sóc sức khỏe con người.
Cây thuốc nam chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Cây thuốc nam chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật không chỉ là một căn bệnh, mà còn là nỗi ám ảnh đè nặng lên tinh thần và thể xác của mỗi người. Tuy nhiên, thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta những giải pháp tuyệt vời thông qua các cây thuốc nam, giúp hồi phục sự cân bằng cho tâm trí và cơ thể. Hãy cùng khám phá những loại thảo dược quý báu mà cha ông ta đã sử dụng từ ngàn đời nay để khôi phục sức khỏe và kiểm soát rối loạn thần kinh thực vật.
Bài thuốc chữa rối loạn thần kinh thực vật

Bài thuốc chữa rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật là một tình trạng nghiêm trọng mà nhiều người có thể mắc phải, gây ra sự mệt mỏi triền miên, tim đập nhanh và cảm giác hồi hộp không ngừng. Theo y học cổ truyền, rối loạn này được phân chia thành ba thể chính: thể tâm huyết hư, thể âm hư hỏa vượng và thể dương hư. Mỗi thể bệnh sẽ có những biểu hiện riêng biệt và tương ứng là những bài thuốc điều trị đặc hiệu.
Khám phá bài thuốc dân gian từ tía tô

Khám phá bài thuốc dân gian từ tía tô

Lá tía tô, một loại thảo dược dân gian quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn là một vị thuốc quý giá trong y học cổ truyền. Nhiều người chưa biết rằng, những lá tía tô không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn là một “thần dược” tự nhiên cho sức khỏe.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây trâu cổ

Bài thuốc chữa bệnh từ cây trâu cổ

Cây trâu cổ còn có tên gọi khác là vương bất lưu hành, vảy ốc, cây xộp, trâu cổ, bị lệ, cơm lênh, mộc liên, sung thằn lằn, bất lưu hành, vương lưu…có vị ngọt, chát, tính bình. Theo y học cổ truyền quả trâu cổ dùng để trị dương ủy di tinh, liệt dương, triệu chứng đau lưng, viêm tinh hoàn, tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh, tăng tiết sữa mẹ, cải thiện vấn đề kinh nguyệt không đều.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây dong riềng đỏ

Bài thuốc chữa bệnh từ cây dong riềng đỏ

Cây dong riềng đỏ là vị thuốc nam có nhiều ở Tây Bắc, cây này có nhiều tác dụng quý cho sức khỏe nhất là tốt cho tim và hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành. Theo y học cổ truyền, toàn bộ lá, thân và củ của cây dong riềng đỏ đều được dùng làm thuốc.
Tác dụng của đậu xanh theo y học cổ truyền

Tác dụng của đậu xanh theo y học cổ truyền

Đậu xanh còn có tên gọi khác là lục đậu, đỗ xanh, thanh tiểu đậu, đậu tằm... có vị ngọt, hơi tanh, tính mát không độc. Theo y học cổ truyền, đậu xanh là vị thuốc cho tác dụng tốt giúp tiêu độc, tiêu sưng, tiêu viêm, thanh nhiệt và giải độc...
Tìm hiểu công dụng và các bài thuốc từ cây tầm bóp

Tìm hiểu công dụng và các bài thuốc từ cây tầm bóp

Tầm bóp là một loài cây dại phổ biến ở vùng quê Việt Nam và từ lâu đã được coi là một loại dược liệu trong Đông y. Cùng tìm hiểu về công dụng và cách chữa bệnh từ cây tầm bóp.
Xem thêm
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

SKV - Ngày 23/03, Chi hội Nam y Sóc Trăng phối hợp cùng các mạnh thường quân tổ chức chương trình trao quà cho bà con khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).
Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

SKV - Ngày 23/3, tại Thiền Viện Pháp Sơn (xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), đã diễn ra chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng". Chương trình do Chi hội Nam y tỉnh Sóc Trăng phối hợp tổ chức cùng Trường Trung cấp Quốc tế Khôi Việt, HTX sản xuất Dược liệu Thanh Ngon Hưng Phú, với sự hỗ trợ của Chủ tịch UBND xã Nam Cát Tiên và Ni sư Hằng Liên - Trụ trì Thiền viện Pháp Sơn.
Phiên bản di động