Khoảng trống miễn dịch và nợ miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc và bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm
LTS: Những thông tin bổ ích cho các bố mẹ sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây của TS.BS. Lê Kiến Ngãi -Trưởng Khoa Dự phòng và KSNK – Bệnh viện Nhi Trung ương, mời các bạn đón đọc
Hậu quả là, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tăng lên ở mỗi cá thể và dịch bệnh thường trực nguy cơ bùng phát trong cộng đồng. Tiêm chủng vaccin đúng lịch, đủ liều; kịp thời giải quyết các tình trạng tiêm thiếu, tiêm muộn vacin; không để đứt gãy nguồn cung vaccin là giải pháp căn bản khắc phục "khoảng trống miễn dịch" và "tình trạng nợ miễn dịch".
Có nhiều lý do gây ra "khoảng trống miễn dịch" hoặc tình trạng "nợ miễn dịch" dẫn đến cơ thể không có đủ năng lực miễn dịch để chống lại các bệnh truyền nhiễm. Ảnh minh họa
Miễn dịch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Đáp ứng miễn dịch xảy ra bằng cách cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên (virus vi khuẩn, ký sinh trùng, tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể) từ đó kích hoạt hệ thống miễn dịch sinh ra các kháng thể để tiêu diệt kháng nguyên.
Khi chào đời, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất non yếu, chưa thể tự hoạt động để sinh ra kháng thể bảo vệ cơ thể của trẻ. Lượng kháng thể giúp trẻ chống chọi với các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là kháng thể IgG mà trẻ nhận được từ mẹ trong thời kỳ bào thai và sau đó là nguồn IgG của sữa non. Cụ thể là, trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, các kháng thể từ người mẹ được truyền sang trẻ thông qua nhau thai, quá trình này được gọi là "miễn dịch thụ động".
Trong lượng sữa đầu tiên tuyến vú của người mẹ tiết ra ở 3-5 ngày đầu sau khi sinh (sữa non) có chứa nhiều kháng thể. Trẻ sơ sinh uống được lượng sữa này, và uống sữa mẹ liên tục trong 6 tháng đầu giúp tăng cường đáng kể miễn dịch thụ động trẻ nhận được. Các kháng thể có được từ miễn dịch thụ động sẽ giúp trẻ được bảo vệ một cách rất hữu hiệu ngay sau sinh.
Tuy nhiên, miễn dịch thụ động trẻ sơ sinh nhận được từ người mẹ không tồn tại mãi mãi. Miễn dịch thụ động cũng không duy trì được miễn dịch bảo vệ kéo dài. Lý do là, từ khi bé chào đời, các kháng thể này sẽ bắt đầu giảm mạnh và mất dần trong khoảng 6 tháng tiếp theo. Do miễn dịch thụ động chỉ có vai trò trong khoảng 6 tháng đầu đời của trẻ, để trẻ được bảo vệ kéo dài những năm tháng tiếp theo cần phải để trẻ được bảo vệ bằng miễn dịch chủ động, đặc biệt là miễn dịch chủ động, đặc hiệu, nhân tạo, chính là tiêm chủng vaccin.
Khoảng trống miễn dịch
Sau khi trẻ sinh ra, lượng kháng thể IgG có được từ miễn dịch thụ động mà mẹ truyền sang trẻ trong 3 tháng cuối của thai kỳ bắt đầu giảm. Đến thời điểm trước khi trẻ tròn 3 tháng tuổi, khả năng bảo vệ trước một số bệnh truyền nhiễm như ho gà, viêm gan B…gần như không còn. Ở giai đọan này, nếu trẻ vẫn chưa có miễn dịch chủ động thì có nguy cơ rất cao mắc các bệnh truyền nhiễm nói trên. Sang các tháng tiếp theo, lượng kháng thể được mẹ truyền sang tiếp tục giảm ở trẻ.
Các kháng thế chống lại các bệnh như sởi, quai bị, rubella, thuỷ đậu… giảm nhanh từ tháng thứ 4, và gần như không còn đủ khả năng bảo vệ khi trẻ được 9 tháng tuổi. Từ thời gian này, nếu trẻ không được kịp thời bổ sung miễn dịch chủ động thì nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm vừa đề cập cũng rất cao. Như vậy "khoảng trống miễn dịch" là khoảng thời gian, từ khi miễn dịch thủ động mẹ truyền sang trẻ suy giảm mà chưa có miễn dịch chủ động giúp trẻ có đủ năng lực miễn dịch chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Khoảng thời gian từ khi trẻ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn thường có các khoảng trống miễn dịch. Trong độ tuổi này, trẻ trở nên rất nhạy cảm đối với các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng, trong khi đây cũng là giai đoạn trẻ có tiếp xúc ngày càng nhiều với môi trường bên ngoài, dẫn đến việc trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, hay mắc một số bệnh truyền nhiễm nêú có phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh. Việc thường xuyên mắc các bệnh nhiễm khuẩn, làm cho trẻ rơi vào hoàn cảnh bị sử dụng kháng sinh không hợp lý dẫn nguy cơ trẻ bị loạn khuẩn và vi khuẩn kháng kháng sinh sau này.
Nợ miễn dịch
Thời gian gần đây, các chuyên gia về truyền nhiễm và dự phòng bệnh nhiễm trùng đã đề cập đến một khái niệm gọi là "nợ miễn dịch" (immunity debt). Nợ miễn dịch xảy ra khi cơ thể không tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn…) hoặc vacin trong thời gian dài. Không tiếp xúc với tác nhân gây bệnh có thể do, từng cá thể không có tiếp xúc với người bệnh truyền nhiễm hoặc người lành mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm (người lành mang trùng); trong cộng đồng không có người bệnh truyền nhiễm hoặc người lành mang trùng. Không tiếp xúc với vacin có thể vì sợ tiêm truyền nên không cho bản thân hoặc người liên quan đi tiêm chủng; khó khăn trong việc tiếp cận với cơ sở tiêm chủng; thiếu các hướng dẫn, cảnh báo về ý nghĩa vai trò của tiêm chủng; thiếu các hướng dẫn để xử lý tình trạng tiêm thiếu, tiêm muộn vacin; hệ quả của giãn cách xã hội hay đứt gãy nguồn cung vacin…Các lý do nói trên là nguyên nhân dẫn đến nợ miễn dịch.
Trong giai đoạn giãn cách xã hội, phòng chống đại dịch COVID-19 vừa qua các hoạt động cộng đồng, tập thể, đông người, gặp gỡ, đi lại… đều bị hạn chế, kết hợp với việc tiếp cận với vacin của người dân giảm xuống do hệ quả của giãn cách đã tạo nên tình trạng "nợ miễn dịch" với nhiều bệnh truyền nhiễm. Khi cơ thể đang có tình trạng nợ miễn dịch mà lại bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh thì khả năng mắc bệnh rất cao, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch.
Nguồn: Khoảng trống miễn dịch và nợ miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc và bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm
Tin liên quan

Liên chi Hội Làm đẹp miền Bắc ra mắt: Kết nối chuyên gia, đón đầu xu hướng AI an toàn
15:27 | 25/04/2025 Tin tức

Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng 2 sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em
15:01 | 25/04/2025 Pháp luật & Sức khỏe

Nhà báo Phạm Văn Anh được bổ nhiệm làm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử và Ứng dụng
20:31 | 24/04/2025 Tin tức
Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sứ trong đơn thuốc Đông y cổ phương
15:38 | 03/04/2025 Tư vấn

Essential Minerals Iron: Bí quyết cho cơ thể khỏe mạnh, đầy năng lượng
18:29 | 31/03/2025 Tư vấn

DÂN GIAN ĐIỀU TRỊ CHỨNG CHẤN CHIÊN PHONG TRẠO (PARKINSON)
17:21 | 12/03/2025 Tư vấn

CHẨN ĐOÁN PARKINSON VÀ CHỨNG CHẤN CHIÊN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
17:17 | 12/03/2025 Tư vấn

Sai lầm nguy hiểm: Hành động nhỏ, hậu quả lớn
08:35 | 25/02/2025 Tư vấn

Hướng dẫn phòng ngừa, điều trị và dinh dưỡng cho trẻ nhiễm vi khuẩn HP dạ dày
07:00 | 22/02/2025 Tư vấn
Các tin khác

Chuyên gia chia sẻ bí quyết hữu ích cho tất cả cặp đôi sinh con khỏe mạnh
19:18 | 14/02/2025 Tư vấn

Chuyên gia lý giải nguyên nhân gia tăng ca mắc cúm mùa
14:58 | 13/02/2025 Tư vấn

Kinh nghiệm chẩn đoán chứng Đởm thạch (Sỏi mật) dưới góc nhìn Y học hiện đại
16:19 | 07/02/2025 Tư vấn

Nên ăn uống và tập luyện như thế nào sau khi mổ cắt túi mật?
10:35 | 04/02/2025 Tư vấn

6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản
09:53 | 29/11/2024 Tư vấn

Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn

Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn

Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn

Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn

Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
3 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
7 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều