Linh chi - dược liệu quý ngàn năm tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể

Hiện nay trong điều trị bệnh mạn tính người ta thường nhắc đến công hiệu nâng cao thể chất và khả năng thích ứng của cơ thể nhờ thuốc Y học cổ truyền. Bên cạnh vị thuốc quý Nhân sâm, thì Linh chi cũng được biết đến một cách rộng rãi với tính năng hỗ trợ điều trị bệnh tật.
Diệp hạ châu - dược liệu quý chữa bệnh gan, lợi tiểu, sỏi thận, tiểu đường Diệp hạ châu - dược liệu quý chữa bệnh gan, lợi tiểu, sỏi thận, tiểu đường
Tắc kè đá - dược liệu mạnh gân cốt, bổ thận, tán ứ và hoạt huyết Tắc kè đá - dược liệu mạnh gân cốt, bổ thận, tán ứ và hoạt huyết

Linh chi

Nấm linh chi còn được biết đến với các tên gọi như Tiên thảo, Nấm trường thảo, Vạn niên nhung, là một loại nấm lỗ, thuộc họ nấm lim. Thường sinh trưởng ở nơi rừng núi cao, đặc biệt là những khu rừng có nhiều cây lá rộng.

Linh chi được xem là một loại dược liệu quý hiếm, cụ thể, nó được ghi chép lại trong Thần nông bản thảo và được xếp vào mục siêu thưởng phẩm, mang giá trị cao hơn cả nhân sâm.

Trong y học, Linh chi được đánh giá vào loại thuốc trân quý, mang đến nhiều công dụng cho sức khoẻ.

Linh chi thường mọc hoang ở những khu rừng nguyên sinh, rất dễ phân biệt với các loài thực vật khác dựa vào những đặc điểm nổi bật như sau:

Trong tự nhiên, Linh chi được tìm thấy ở những khu vực có độ ẩm cao, ít ánh sáng và thường mọc thành cụm hoặc đơn lẻ từ những thân cây mục.

Cây nấm được tạo bởi 2 phần gồm mũ nấm và cuống nấm. Phần cuống nấm có độ dài đa dạng chừng 15 – 20cm, không phân nhánh, đôi khi uốn khúc cong queo, đường kính rơi vào khoảng 0,5 – 3cm.

Phần mũ nấm khi còn non sẽ có hình chùy, màu nâu nhạt, khi trưởng thành có màu nâu đỏ sẫm, hình bán nguyệt hoặc hình quạt, hình thận, kích thước thay đổi rõ rệt và hóa gỗ theo thời gian. Đồng thời trên bề mặt mũ nấm sẽ xuất hiện nhiều vân đồng tâm, lượn sóng, vân tán xạ.

Linh chi đỏ là thảo dược sinh trưởng và phát triển trên thân cây gỗ mục trong môi trường ẩm thấp, rừng kín. Thông thường, dược liệu được tìm thấy nhiều ở những vùng rừng rậm, có độ cao dưới 1500m, khí hậu ẩm mát.

Linh chi - dược liệu quý ngàn năm tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể
Linh chi là nấm gỗ có thành phần chủ yếu là chất xơ./ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Các loại Linh chi

Theo Bản thảo cương mục - Lý Thời Trân (1518 – 1593) tùy theo màu sắc mà có tên gọi khác nhau: Thanh chi (màu xanh), hồng chi (màu đỏ), hắc chi (màu đen) và tử chi (màu tím).

Theo nghiên cứu họ nấm Linh chi có khoảng 98 loài (năm 2000) và con số đó sẽ còn được khám phá nhiều hơn nữa vào những năm sau này.

Linh chi xanh

Những tai nấm linh chi có màu xanh, không chứa độc tố, có tính bình, nếm thử có vị chua nhẹ. Được sử dụng với các bệnh nhân có vấn đề về mắt, thị lực giảm, có tác dụng tăng cường thị lực, bổ gan, thanh nhiệt giải độc, tăng cường trí nhớ,..

Linh chi đỏ

Những tai nấm loại này thường có màu đỏ thẫm tự nhiên, là loại nấm được đánh giá cao về chất lượng, được bán phổ biến trên thị trường với mức độ tiêu dùng cao. Nấm không có độc, có tính bình, nếm thử có vị đắng.

Linh chi đen

Trên thị trường còn tồn tại loại nấm linh chi mang màu sắc đen tuyền, cũng như đa số các loại nấm linh chi khác, chúng thường không có độc, mang tính bình, khi nếm trên đầu cảm nhận được vị mặn.

Có tác dụng hữu hiệu trong việc điều trị các triệu chứng liên quan đến thận, gan, trạng thái bí tiểu, điều hoà lưu thông máu và đặc biệt sử dụng phòng ngừa ung thư,..

Linh chi tím

Loại sau cùng là nấm linh chi tím, chúng có màu tím sẫm, có tính bình, dược tính ổn định, không có độc, có vị ngọt.

Thường được dùng để hỗ trợ điều trị liên quan đến xương khớp, gân cốt, ngoài ra còn có tác dụng tuyệt vời trong việc dưỡng da, làm đẹp.

Linh chi vàng

Loại nấm linh chi này có màu sắc tươi sáng, vàng nhạt hoặc đậm tùy vào độ tuổi nấm, nấm có tính bình, khi nếm thử sẽ cảm nhận được vị ngọt.

Có tác dụng hiệu quả trong việc tỳ khí, bổ phổi, an thần, điều hòa cơ thể, điều trị các triệu chứng ho và đặc biệt không có tác dụng phụ, không chứa độc tố.

Linh chi trắng

Những tai nấm linh chi có màu trắng, có tính bình, dược tính ổn định, có vị cay, không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng. Mang giá trị cao trong việc điều tiết cơ thể, an thần, bổ phổi, chữa trị bệnh ho, thông mũi,...

Linh chi - dược liệu quý ngàn năm tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể
Linh chi giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên./ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Công dụng của linh chi

Không hề ngẫu nhiên khi linh chi được xem là vị thuốc quý, được áp dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Công dụng của linh chi đã được ghi chép lại trong những tài liệu của Y học cổ truyền. Đồng thời chúng cũng được kiểm chứng qua những nghiên cứu của y học hiện đại.

Tác dụng trong y học cổ truyền

Theo các tài liệu của y học cổ truyền, linh chi có tính hàn, vị đắng và được quy vào kinh Can, Phế, Tâm và Thận. Với tính vị đó, sử dụng linh chi có tác dụng:

Thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm đau đầu và mệt mỏi.

Trị bí tiểu, sỏi thận, giúp bổ xương cốt.

Tăng cường trí não, cường khó, an thần và bổ can khí.

Tác dụng trong y học hiện đại

Các thành phần hóa học có trong Linh chi Ganoderma

Polysaccharides có khả năng hỗ trợ miễn dịch cơ thể, giải độc cơ thể, tăng tổng hợp DNA, RNA. Ngoài ra, trong linh chi còn có 1 loại Polysaccharides ức chế tế bào ác tính.

Trong nấm linh chi còn có các hoạt chất khác như Acid ganodenic cũng có tác dụng giảm đau, giải độc gan, ức chế tế bào ác tính của cơ thể.

Adenosin là hoạt chất có trong linh chi có tác dụng an thần, hạ cholesterol trong huyết thanh, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn cơ thể.

Lactone A: tác dụng giảm cholesterol máu.

Acid oleic: có tính kháng histamin chống dị ứng.

Cellolose: Hạ cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch, tác dụng nhuận tràng, ổn định đường huyết.

Protein: Các acid amin trong linh chi giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Ngoài ra trong nấm linh chi cũng giàu các nguyên tố vi lượng như Phospho, Kali, Nhôm, Vàng, Canxi, Clo, Đồng, Sắt, Kẽm…

Linh chi - dược liệu quý ngàn năm tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể
Dùng Linh chi giúp giảm tỷ lệ ung thư./Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Dưới đây là những tác dụng nổi bật mà linh chi mang lại cho sức khỏe:

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Nấm linh chi có thể tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch, bằng cách tác động tích cực lên những tế bào bạch cầu để chống lại sự nhiễm trùng hoặc những tác nhân gây bệnh cho cơ thể.

Trong đó, có một số nghiên cứu cho thấy: vài loại nấm linh chi có thể làm thay đổi quá trình viêm nhiễm của các tế bào bạch cầu.

Hoặc trong nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra thêm: một số hợp chất trong loại nấm này có thể làm tăng sự hoạt động của một loại tế bào có thể chống lại sự nhiễm trùng và tế bào ung thư trong cơ thể.

Không những thế, nấm linh chi còn giúp cơ thể bạn cải thiện được chức năng tế bào Lympho để chống lại sự nhiễm trùng và ung thư hiệu quả.

Có thể ngăn ngừa ung thư

Nhiều nghiên cứu cho thấy: nấm linh chi có thể ngăn ngừa được nhiều loại ung thư nhờ khả năng tăng cường sự hoạt động của các tế bào bạch cầu và đặc tính chống ung thư mạnh mẽ, như:

Cải thiện tình trạng sống sót đến 59% khi tiêu thụ nấm linh chi trong một nghiên cứu diễn ra trên 4000 người.

Các phần tử trong nấm linh chi có thể ức chế sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt nhờ tác động đến hormone testosterone.

Có khả năng phòng ngừa, chống lại ung thư đại trực tràng nhờ giảm được số lượng và kích thước của các khối u trong ruột già.

Tuy nhiên, việc sử dụng nấm linh chi được khuyên là nên dùng kèm với các phương pháp điều trị khác để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Chống lại cảm giác mệt mỏi và trầm cảm

Theo kết quả sơ bộ của nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy: việc dùng nấm linh chi có thể giảm bớt triệu chứng trầm cảm và mệt mỏi của cơ thể.

Chẳng hạn, trong một nghiên cứu diễn ra trên 132 người bị suy nhược thần kinh khi dùng nấm linh chi đã cải thiện được tình trạng bệnh như giảm chóng mặt, đau đầu, cáu kỉnh và đau nhức cơ thể sau 8 tuần sử dụng.

Hoặc trong một nghiên cứu khác chỉ ra: việc dùng bột nấm linh chi đã cải thiện được sự mệt mỏi và nâng cao chất lượng cuộc sống sau khoảng 4 tuần sử dụng ở những người ung thư vú.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Tuy có bằng chứng rất ít nhưng nấm linh chi cũng được đánh giá cao trong việc hỗ trợ sức khỏe tim mạch của một số người.

Bằng chứng trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần, diễn ra trên 26 người cho thấy: nấm linh chi có thể làm tăng nồng độ cholesterol HDL tốt và làm giảm triglyceride, nhờ đó có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Một số hợp chất trong nấm linh chi có thể làm giảm hàm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh lợi ích này của việc nấm linh chi trong nhiều trường hợp khác với số lượng người tham gia đông hơn.

Chống oxy hóa cho cơ thể

Nấm linh chi có chứa nhiều chất chống oxy hóa cũng như các hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, nên có khả năng hỗ trợ và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh được tốt hơn.

Nói một cách khác, những chất chống oxy hóa trong loại nấm này có thể giúp bạn phòng ngừa được nhiều bệnh tật.

Linh chi - dược liệu quý ngàn năm tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể
Nên uống Linh chi vào mỗi buổi sáng, lúc bụng đói./Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc sử dụng Linh chi trong chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh

Với những tác dụng nấm linh chi mang lại, không có gì bất ngờ khi cây thuốc này xuất hiện nhiều trong những bài thuốc y học cổ truyền. Dưới đây là một số bài thuốc từ linh chi được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả điều trị tốt.

Điều trị chứng mất ngủ và suy nhược thần kinh

Với chứng bệnh mất ngủ và suy nhược thần kinh, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc như sau:

Bài thuốc 1: Linh chi kết hợp với lá sen, lá vông nem, lạc tiên và cúc hoa. Làm sạch và phơi khô tất cả các dược liệu rồi hãm với nước nóng trong khoảng 5 phút rồi sử dụng. Ngoài ra người bệnh cũng có thể sắc với nước và sử dụng trong ngày.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 10gr linh chi, 10gr long nhãn và 10gr quả dâu. Làm sạch các nguyên liệu trên và sắc thành thuốc. Mỗi ngày chỉ sử dụng 1 thang thuốc và dùng luôn trong ngày.

Bài thuốc 3: Tán linh chi thành bột và vo thành từng viên nhỏ để sử dụng. Mỗi ngày sử dụng thuốc ba lần và mỗi lần chỉ uống 3 viên.

Hỗ trợ điều trị viêm phế quản và viêm gan mãn tính

Nguyên liệu chuẩn bị: Linh chi khô.

Cách thực hiện: Tán nhỏ linh chi thành bột để tiện sử dụng.

Mỗi lần uống chỉ dùng 2 – 4gr bột và pha nước nước ấm.

Mỗi ngày sử dụng thuốc 2 – 3 lần và kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian nhất định để thấy hiệu quả điều trị.

Hỗ trợ phòng ngừa tai biến

Nguyên liệu chuẩn bị: 9gr linh chi, 12gr cẩu tích, 12gr đỗ trọng, 12gr hoàng tinh, 12gr mẫu đơn, 6gr xương bồ, 6gr thỏ ty tử.

Cách thực hiện: Làm sạch và loại bỏ bụi bẩn tất cả các dược liệu đã chuẩn bị. Sắc cùng 800ml nước và đun nhỏ lửa trong khoảng 30 phút. Khi nước chỉ còn khoảng 400ml thì tắt bếp và sử dụng.

Sử dụng thuốc trước khi ăn khoảng 1 tiếng và ngày uống 3 lần để đảm bảo liều lượng thuốc cần sử dụng.

Giải nhiệt cơ thể

Nguyên liệu chuẩn bị: 30gr linh chi.

Cách thực hiện: Làm sạch và thái lát linh chi thành từng miếng mỏng. Đun cùng với 500ml nước trong 3 phút rồi tắt bếp và ngâm trong khoảng 10 phút thì tiếp tục đun khoảng 30 phút. Chắt riêng lấy nước và phần bã thì cắt nhỏ. Tiếp tục đun như trên thêm khoảng 2 – 3 lần rồi hòa các lần nước với nhau. Thêm mật ong hoặc đường phèn vào cùng cho dễ uống và sử dụng nước trong ngày.

Điều trị huyết áp và chống suy nhược thần kinh

Nguyên liệu chuẩn bị: 5gr nhân sâm và 10gr linh chi.

Cách thực hiện: Làm sạch và phơi khô dược liệu rồi tán thành bột mịn. Trộn đều hỗn hợp nhân sâm và linh chi rồi bảo quản trong lọ kín.

Mỗi lần uống chỉ sử dụng 3gr hỗn hợp và pha cùng nước ấm. Mỗi ngày dùng 2 lần và áp dụng trong 1 – 2 tháng liên tục để thấy được hiệu quả.

Cải thiện trí nhớ, chữa mất ngủ và kích thích tiêu hóa

Nguyên liệu chuẩn bị: 100gr nấm linh chi, 500ml rượu trắng khoảng 40 độ và bình ngâm rượu.

Cách thực hiện: Rửa sạch linh chi rồi thái thành từng lát. Cho linh chi vào bình và ngâm cùng rượu trong khoảng 7 đến 10 ngày.

Mỗi lần sử dụng 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần dùng 15ml. Người bệnh không nên sử dụng quá liều, tránh tình trạng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Linh chi - dược liệu quý ngàn năm tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể
Khi sử dụng Linh chi nên tránh uống thuốc aspirin./Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Lưu ý khi sử dụng Linh chi

Mặc dù nấm linh chi được biết đến với nhiều lợi ích nêu trên, nhưng cũng không tránh khỏi những thắc mắc về tính an toàn khi sử dụng. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm kiếm rủi ro nào có thể xảy ra khi sử dụng nấm linh chi.

Trong đó, đã phát hiện dùng nấm linh chi có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ cao gấp 2 lần so với dùng giả dược. Tuy nhiên, những tác động này là rất ít và với mức độ nhẹ như rối loạn tiêu hóa, tăng nhẹ nguy cơ đau dạ dày.

Ngoài ra, sử dụng nấm linh chi dạng bột cũng có thể gây tổn thương nhất định với gan. Tuy nhiên, những nghiên cứu hay dữ liệu về nguy cơ này vẫn còn rất hạn chế, chưa khẳng định chắc chắn.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, nhóm đối tượng sau đây được khuyên là tránh sử dụng nấm linh chi, bao gồm phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, bị rối loạn máu, sắp phẫu thuật hoặc mắc bệnh huyết áp thấp.

Nấm linh chi được biết đến với 6 lợi ích phổ biến, đó là tăng cường miễn dịch, chống ung thư, mệt mỏi và trầm cảm, tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát lượng đường trong máu và tăng cường chống oxy hóa.

Khi đã nắm rõ được lợi ích của nấm linh chi bạn có thể cân nhắc để sử dụng sao cho hợp lý và đạt được hiệu quả cao nhất trong việc bảo vệ sức khỏe.

Linh chi - dược liệu quý ngàn năm tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể
Trung tâm Nghiên cứu và nuôi trồng Dược liệu Quốc gia Vietfarm là địa chỉ mua Linh chi uy tín./Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Mua linh chi ở đâu uy tín, chất lượng?

Linh chi là dược liệu quý mang nhiều giá trị quý giá bởi vậy ngày càng có nhiều người săn lùng và tìm kiếm loại nấm này. Điều này dẫn tới thị trường linh chi vô cùng nhiễu loạn, xuất hiện những cá nhân, tổ chức bán sản phẩm linh chi không đảm bảo chất lượng.

Chưa kể tới những trường hợp do trục lợi mà cố tình bán hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như lòng tin của mọi người. Bỏ ra số tiền lớn nhưng do không chọn được nơi mua nấm uy tín và rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.

Chính vì điều này mà việc tìm hiểu đơn vị uy tín, được chứng nhận về chất lượng sản phẩm để mua là việc làm cần thiết. Tính tới thời điểm hiện tại, Trung tâm Nghiên cứu và nuôi trồng Dược liệu Quốc gia Vietfarm là địa chỉ mua linh chi uy tín.

Hiện nay, Trung tâm Vietfarm phân phối hai loại linh chi đỏ minh bạch, rõ ràng, gồm nấm linh chi đỏ tự nhiên và nuôi trồng.

Nấm linh chi đỏ rừng tự nhiên được thu mua trực tiếp từ thợ sơn tràng không qua trung gian, khai thác từ những cánh rừng nguyên sinh lâu năm ở Lào Cai, Sapa, Tam Đảo,…. Sau khi thu mua, Trung tâm Vietfarm tiến hành tuyển chọn, kiểm định kỹ lưỡng, chọn ra những cây nấm to khoẻ, đủ ngày tuổi, đảm bảo chất lượng tốt nhất. Đồng thời tiến hành các bước sơ chế tạp chất, khử bỏ độc tố của cây còn sót lại.

Trung tâm dược liệu Vietfarm cam kết chỉ phân phối loại nấm già đạt chuẩn, sở hữu hàm lượng dưỡng chất cao nhất, không cung cấp nấm non hoặc nấm nụ. Hầu hết nấm linh chi đỏ trên thị trường là loại nấm trưởng thành nhưng chưa đạt độ già, viền nấm vẫn còn màu vàng, đây là thời điểm nấm có trọng lượng lớn nhất nhưng hàm lượng dược chất không cao.

Nấm linh chi đỏ Vietfarm được kiểm định kỹ lưỡng bởi hội đồng chuyên môn quy tụ những chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành.

Nhờ đó, nấm linh chi đỏ tự nhiên của Vietfarm không những đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ mà còn được cam kết về chất lượng, có thể sử dụng luôn, rất an toàn.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà

Cùng chuyên mục

Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Theo Đông y, hoa đồng tiền có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, long đờm, chỉ khái, đi vào kinh phế. Do đó, loài hoa này là một vị thuốc chữa ho hiệu quả.
Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu bệnh viện y học cổ truyền trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, bệnh viện y học cổ truyền các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Hoàng bá được ví như "kháng sinh tự nhiên". Hoàng bá là một dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học.
Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà (Lào Cai) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP.
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Trong đời sống, cây lưỡi hổ thường được biết tới là một loại cây cảnh. Tuy nhiên, cây lưỡi hổ còn là một dược liệu với khá nhiều tác dụng chữa bệnh.
Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ngày 19/7, tại khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phục hồi và bảo tồn, khai thác cây dược liệu của các xã miền núi trên địa bàn huyện Ba Vì gắn với xây dựng nông thôn mới”.

Các tin khác

Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Trong Y học cổ truyền, những bài thuốc điều trị đau vai gáy là sự kết hợp của các loại thảo dược trên từng thể bệnh. Những bài thuốc này tác động đến xương khớp, các mạch máu và các khối cơ giúp lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc ứ trệ, giảm co cứng, giảm đau, giảm tê bì hiệu quả và cải thiện chức năng của xương khớp.
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

Dành dành là một loại cây bụi, mọc xanh tốt quanh năm, thường được trồng làm cây cảnh. Bên cạnh đó, dành dành còn là nguồn dược liệu quý, có tác dụng đối với nhiều bệnh lý.
Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Cây dướng là một loại cây lớn, mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Trong y học cổ truyền, cây dướng, đặc biệt là quả dướng, có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh.
Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng, chống bệnh bạch hầu do đã có trường hợp tử vong. Trong Đông y, bạch hầu cũng được coi là bệnh lý nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới nêu yêu cầu tăng cường công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam.
Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Lá xoài từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian và ngày nay được khoa học chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý.
Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Đột quỵ được biết đến là căn bệnh nguy hiểm và người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Sau đột quỵ cấp, người bệnh có thể bị mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, sa sút trí tuệ hoặc dễ trầm cảm, rối loạn cảm xúc…Căn bệnh này nếu không có dự phòng và điều trị tốt sẽ có hậu quả rất nguy hiểm đến tính mạng và tàn phế sau này.
Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử là hạt sấy hay phơi khô của cây tơ hồng. Thỏ ty tử là một vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền được sử dụng để dưỡng can thận, điều trị chứng bất lực và di tinh, ngăn ngừa sảy thai, cải thiện thị lực...
[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

Lá mơ lông vừa là một loại rau gia vị, vừa là một vị thuốc quý hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như lỵ trực trùng, ăn uống không tiêu, đau dạ dày...
Vỏ quả sầu riêng tưởng chừng như vô dụng nhưng lại vô vàn lợi ích

Vỏ quả sầu riêng tưởng chừng như vô dụng nhưng lại vô vàn lợi ích

SKV - Sầu riêng là một trong những loại trái cây nhiệt đới, phổ biến tại Việt Nam. Ngoài phần cơm vàng béo ngọt và hạt, ít người biết rằng vỏ quả sầu riêng vừa có thể chế biến các món ăn, vừa là vị thuốc nam với nhiều công dụng.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động