Lương Y Mai Văn Buội (Út Nho) người thầy thuốc tâm huyết với nghề cứu người giúp đời

Lương y Mai Văn Buội là một trong những vị lương y được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Ông nổi tiếng là vị thầy thuốc điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền hiệu quả được nhiều người dân tại Đồng Nai và trên cả nước tìm đến. Suckhoeviet.org.vn sẽ đem đến thông tin về ông để giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong quá trình lựa chọn thầy thuốc uy tín để chữa bệnh cho mình và người thân.

Lương y Mai Văn Buội (Thầy Út Nho sinh năm 1952, ấp 6, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) sinh ra và lớn lên ở Bạc Liêu, sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, ông theo học trung học phổ thông ở tỉnh Sóc Trăng. Do đường xá đi lại khó khăn, trong những năm phổ thông, ông xin ở trọ tại một ngôi chùa. Hàng ngày, sau khi học xong văn hóa, ông được những người trong chùa dạy về Đông y. Lúc tốt nghiệp phổ thông cũng là lúc ông nhận bằng y sĩ Đông y. Sau đó, ông Buội tham gia khám bệnh từ thiện ở các phòng thuốc Nam tại nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và dành nhiều thời gian nghiên cứu các phương thức chữa bệnh bằng thuốc Nam. Năm 1993, ông cùng gia đình chuyển về xã Thanh Sơn lập nghiệp.

Là lương y chuyên khám bệnh từ thiện, những năm đầu về sống ở Thanh Sơn, ông Buội phải tạm quên mình là thầy thuốc để lo nương rẫy. Ông Buội tâm sự: “Gia đình tôi có 5 người con về Thanh Sơn sống vợ chồng phải lo sản xuất để có tiền cho con ăn học. Năm 2005, khi điều kiện kinh tế gia đình khấm khá, tôi mới thực hiện được mơ ước của đời mình là mở phòng khám từ thiện chữa trị cho người nghèo. Ban đầu, ngày chỉ có năm, bảy bệnh nhân trong vùng, sau đó số người bệnh tăng lên, nay vào khoảng 100 người/ngày. Ngoài bệnh nhân ở Đồng Nai còn có người đến từ Lâm Đồng, Bến Tre, Ninh Thuận…”.Tài đức của ông được bà con trong vùng cảm mến gọi ông với tên Thầy Út Nho thân thương.

Chân dung Lương y Mai Văn Buội.

Nổi tiếng không chỉ là vị thầy thuốc có biệt tài chuyên điều trị các bệnh nan y được người dân Đồng Nai và khắp cả nước tìm đến mà ông còn giúp nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn đón con yêu bằng phương thuốc gia truyền của gia đình. Kể về kỷ niệm trong thời gian chữa bệnh cứu người, lương y Út Nho vui vẻ chia sẻ: “Khoảng 5 năm trước có một người phụ nữ trong xóm đến nhà tôi, trình bày triệu chứng khó tiểu. Sau khi bắt mạch tôi kết luận ngay cô đã có mang ba tháng. Lúc này người phụ bất ngờ thốt lên: “Em mổ triệt sản hai tháng rồi thầy ơi”, sau câu nói đó, những bệnh nhân ở phòng khám cười ầm lên. Khoảng một năm sau, người phụ nữ ấy bồng đứa con đến xin tôi làm ba đỡ đầu”.

Giữ lửa đam mê bằng những “bài thơ thuốc”

Những năm qua, ngoài công việc chăm sóc vườn cây thuốc, bốc thuốc và khám chữa bệnh cho bệnh nhân, Lương y Út Nho còn dành nhiều thời gian và tâm huyết để viết nhiều cuốn sách y học. Mỗi cuốn sách mà ông soạn thảo luôn có sự kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại cùng những kinh nghiệm mà ông tích lũy được trong quá trình khám và chữa bệnh. Đặc biệt, khi thực hiện việc ghi chép các bài thuốc, phương thuốc, ông luôn biến thể nó thành những bài thơ dễ đọc, dễ nhớ.

Lương y Út Nho cho biết, ông đang có ý định dùng số sách chứa đựng tâm huyết cả đời của mình để góp vào kho tàng tư liệu y học dân gian. Đồng thời ông cũng sẽ tổng hợp lại một số tư liệu kiến thức Đông y, giữ lại cho con cháu của mình, tiếp tục nối nghiệp cha chữa bệnh bốc thuốc cứu người. Một bài thơ thuốc mà Lương y Út Nho chia sẻ với suckhoeviet.org.vn

BÀI PHẢN KHẮC CỦA THUỐC ĐÔNG Y

——–0O0———

Tính dược vốn hữu âm dương,

Có sanh có khắc phải tường như sau.

Có những vị thuốc phản nhau,

Vô ý dùng vào khắc chết bệnh nhân.

Nhơn…,Huyền…,Sa…,Tử…,Đan sâm,

Đản…,Hồng…,Bạch thược, Khổ sâm chín loài,

Uống chung Lê lô khắc toi.

Đại kích, …Tảo, …Toại, cùng loài Nguyên hoa,

Dây cóc, Lá ngâu, Chán ba,

Bảy loài nầy là Cam thảo khắc xung.

Ô đầu, Ô trác kỵ cùng,

Bối mẩu, Bạch liễm chung cùng Hoa lâu.

Bán hạ, Bạch cập trước sau,

Phản Ô đầu, …trác bảo nhau nằm lòng.

Tiền sơn, Thục địa, Mật ong,

Hoàng lạp, Bạch lạp một vòng tương sanh.

Nhưng kỵ Rau đắng và Hành,

Sương sáu, Tàu hủ, phạm đành tử vong.

Bình bát nước, khắc Thanh long.

Lưu huỳnh tính hoả khác giồng Phát tiêu.

Thuỷ ngân, kỵ Thạch tín nhiều.

-2-

Lang độc, mỹ miều kỵ Mật đà tăng.

Ba đậu khắc Khiên ngưu đằng.

Uất kim, Ngó nghệ kỵ thằng Đinh hương.

Nha tiêu, phản Tam lăng tường.

Xuyên…, Thảo ô, khắc tuyệt đường Sừng dê.

Thạch chi, kỵ quan quế ghê.

Ngũ linh chi, loại khác về Nhân sâm.

Củ huệ, kỵ Ớt chẳng lầm.

Hoàn nàn, khắc Muối hại ngầm hiễm nguy.

Xuyên khung sợ vị Hoàng kỳ.

Sơn thù, Lang độc cũng thì sợ mô.

Xuyên khung, phản vị Lê lô,

Ghét vị Tiêu thạch, giận Hồ hoàng liên,

Hoạt thạch cũng chẳn láng giềng,

Hợp với Bạch chỉ, bạn hiền cộng sinh.

Lá sen, kỵ vị Phục linh.

Học thuốc phải hiểu tính tình mới hây.

Bối mẩu, kỵ Tỏi, Hành tây.

Huỳnh liên, Ké ngựa, khác bầy Lợn heo.

Đảm thảo, Nổ sâm kèm theo,

Đủ dầu, Ma tử một lèo nhớ nghen,

Bốn vị trên kỵ đậu đen.

-3-

Chuối tiêu, kỵ Rượu lắm phen hại người.

Thạch hộc (Bụp lang) tốt tươi,

Kỵ cùng Ba đậu cũng như Cương tầm.

Cườm gạo, khắc Tơ hồng ngầm.

Cá nóc mật độc phạm nhầm khổ đau,

Làm sạch ăn được không sao,

Dập mật thấm thịt ăn vào tử vong.

Mật cóc, rất kỵgan công

Sanh ra hoá chất độc phong hải hùng.

Một vị độc hại vô cùng.

Tên:Đoạn trường thảo ai dùng tử đa

Là Lá ngón, độc bảng a,

Chỉ ăn hai lá thì là mạng chung,

Phạm phải độc hại vô cùng.

Rau cần, Thịt ngỗng ăn chung chết mà.

Rau sam kỵ với lòng gà,

Sanh ra hoá chất chết đa đừng nhầm.

Cành tươi Tầm guột chẻ xâm,

Nướng chui cá lóc ăn lâm khổ nàn.

Thầy thuốc cần phải kỉ càng,

Lập phương nên hiểu rỏ ràng vị chi,

Phối hợp hoá thành chất gì?

Hên xui may rủi hiểm nguy than thầm.

Lương y: phản khắc chớ lầm,

Chủ quan phạm phải hại ngầm bệnh nhân./.

Với những đóng góp tích cực cho nền y học nước nhà ông đã được vinh dự đón nhận bằng khen của Liên hiệp các hội Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam năm 2022.

Phòng khám đông y Dưỡng Sinh Đường, Lương y Mai Văn Buội đã vinh dự đón nhận Bảng vàng “ Đông Y với Sự Nghiệp Bảo Vệ và Chăm Sóc Sức Khỏe Nhân Dân” năm 2021

Lương y Mai Văn Buội (Út Nho) – Giám đốc Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Dưỡng Sinh Đường đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.
Lương y Mai Văn Buội (Út Nho) báo cáo trong hội nghị khoa học.

Như vậy, suckhoeviet.org.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về lương y Mai Văn Buội. Mong rằng đây sẽ là một trong những vị lương y uy tín mà bạn có thể lựa chọn trong quá trình điều trị các vấn đề sức khỏe cho mình.

Hoàng Nguyên

Cùng chuyên mục

Cúc tần: “Thần dược” xoa dịu thần kinh từ thiên nhiên

Cúc tần: “Thần dược” xoa dịu thần kinh từ thiên nhiên

Trong xã hội hiện đại đầy áp lực, rối loạn lo âu và mất ngủ trở thành “căn bệnh thời đại” với 35% người trưởng thành Việt Nam gặp triệu chứng (theo Bộ Y tế, 2024). Giữa băn khoăn về tác dụng phụ của thuốc Tây, cúc tần (Pluchea indica) nổi bật nhờ khả năng an thần tự nhiên và giảm căng thẳng thần kinh đã được y học cổ truyền và hiện đại công nhận. Bài viết tiết lộ bí quyết sử dụng loại cây này để lấy lại cân bằng tinh thần.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây ngô đồng

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây ngô đồng

Trong Đông y, rễ cây ngô đồng có vị đắng, tính mát, lá có tính bình, vị ngọt nên người ta thường tận dụng phần lá, thân và nhựa cây để chế biến thành nhiều loại thuốc trị bệnh. Tuy nhiên quả và hạt cây ngô đồng tuyệt đối không được sử dụng vì trong chúng có chứa độc. Sau đây là một số bài thuốc dân gian có sử dụng cây ngô đồng mời các bạn tham khảo.
Cam thảo: Giải pháp tự nhiên hiệu quả cho viêm họng

Cam thảo: Giải pháp tự nhiên hiệu quả cho viêm họng

Viêm họng là bệnh lý phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Trong khi nhiều người tìm đến thuốc Tây để giảm triệu chứng nhanh, các phương pháp tự nhiên như cam thảo đang được quan tâm nhờ tính an toàn và hiệu quả lâu dài. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết cách cam thảo hỗ trợ điều trị viêm họng, từ cơ chế tác động đến hướng dẫn sử dụng khoa học.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây ngô đồng

Bài thuốc chữa bệnh từ cây ngô đồng

Cây ngô đồng có hai loại là ngô đồng cảnh và ngô đồng thân gỗ. Trong Đông y, rễ cây ngô đồng có vị đắng, tính mát, lá có tính bình, vị ngọt nên người ta thường tận dụng phần lá, thân và nhựa cây để chế biến thành nhiều loại thuốc trị bệnh. Tuy nhiên quả và hạt cây ngô đồng tuyệt đối không được sử dụng vì trong chúng có chứa độc. Sau đây là một số bài thuốc dân gian có sử dụng cây ngô đồng mời các bạn tham khảo.Cây ngô đồng có hai loại là ngô đồng cảnh và ngô đồng thân gỗ. Trong Đông y, rễ cây ngô đồng có vị đắng, tính mát, lá có tính bình, vị ngọt nên người ta thường tận dụng phần lá, thân và nhựa cây để chế biến thành nhiều loại thuốc trị bệnh. Tuy nhiên quả và hạt cây ngô đồng tuyệt đối không được sử dụng vì trong chúng có chứa độc. Sau đây là một số bài thuốc dân gian có sử dụng cây ngô đồng mời các bạn tham khảo.
Bài thuốc dân gian từ cây lưỡi bò

Bài thuốc dân gian từ cây lưỡi bò

Cây lưỡi bò có tên gọi khác là cây chút chít, thổ đại hoàng, ngưu thiệt, dương đề… có vị chua đắng, tính lạnh. Cây lưỡi bò được biết đến như một dược liệu trong dân gian để điều trị các chứng ghẻ lở, u nhọt, viêm da…Sau đây là một số bài thuốc quý từ cây lưỡi bò mời các bạn tham khảo.
Cây nhọ nồi: Dược liệu cầm máu và chữa lành tổn thương da

Cây nhọ nồi: Dược liệu cầm máu và chữa lành tổn thương da

Với 27% người Việt gặp chấn thương da liễu hàng năm (Bộ Y tế, 2025) và 6,8 triệu ca xuất huyết nhẹ do tai nạn sinh hoạt, cây nhọ nồi (Eclipta prostrata) - loại cỏ dại mọc khắp đồng ruộng - đang được giới y học cổ truyền và hiện đại đánh giá cao. Nghiên cứu từ Đại học Y Hà Nội (2024) chứng minh: Dịch chiết nhọ nồi chứa wedelolactone – hợp chất đông máu tự nhiên mạnh gấp 3 lần vitamin K tổng hợp. Khám phá bí quyết sử dụng “băng gạc sống” này qua hướng dẫn chuyên sâu dưới đây.

Các tin khác

Bạch chỉ: "thần dược" xua tan đau đầu và cảm cúm từ thiên nhiên

Bạch chỉ: "thần dược" xua tan đau đầu và cảm cúm từ thiên nhiên

Với 45% người trưởng thành Việt Nam gặp đau đầu ít nhất 1 lần/tháng (Bộ Y tế, 2025) và 6,3 triệu ca cảm cúm/năm, Bạch chỉ (Angelica dahurica) – dược liệu quý trong Đông y – đang được giới khoa học đánh giá cao nhờ khả năng giảm đau không gây nghiện và ức chế virus cúm H1N1. Nghiên cứu từ Đại học Dược Hà Nội (2024) chứng minh: Chiết xuất Bạch chỉ chứa 72 hợp chất chống viêm, giảm 83% cơn đau đầu do căng thẳng sau 30 phút sử dụng. Khám phá bí quyết dùng "kháng sinh tự nhiên" này qua bài viết chuyên sâu.
Mướp đắng: “Khắc tinh” của bệnh tiểu đường từ vườn nhà

Mướp đắng: “Khắc tinh” của bệnh tiểu đường từ vườn nhà

Trong bối cảnh 7,3% người Việt trưởng thành mắc tiểu đường (Bộ Y tế, 2025), mướp đắng (Momordica charantia) – loại quả dân dã – đang gây sốt trong giới y học nhờ khả năng hạ đường huyết tự nhiên và tái tạo tế bào beta tuyến tụy. Nghiên cứu từ Đại học Y Dược TP.HCM (2024) chứng minh: 200g nước ép mướp đắng tươi giảm 27% lượng đường hấp thu sau ăn, hiệu quả tương đương metformin 500mg nhưng không gây hại thận. Cùng khám phá bí quyết sử dụng "thần dược xanh" này để kiểm soát đường huyết an toàn.
Cà gai leo: “vệ sĩ” mộc mạc cho lá gan khỏe mạnh

Cà gai leo: “vệ sĩ” mộc mạc cho lá gan khỏe mạnh

Trong bối cảnh 30% người Việt mắc bệnh gan nhiễm mỡ và 7,8% nhiễm virus viêm gan B (Bộ Y tế, 2025), cà gai leo (Solanum procumbens) – loài cây dại ven đường – đang trở thành tâm điểm nghiên cứu y học nhờ khả năng giải độc gan thần kỳ và ức chế virus viêm gan. Nghiên cứu từ Viện Dược liệu Trung ương (2024) khẳng định: Chiết xuất cà gai leo làm giảm 67% men gan ALT sau 8 tuần, hiệu quả tương đương silymarin – hoạt chất vàng trong điều trị gan. Cùng khám phá bí mật “thần dược” dân gian này qua bài viết sau.
Kinh giới: “kháng sinh xanh” đánh bay cảm cúm và hạ sốt thần tốc

Kinh giới: “kháng sinh xanh” đánh bay cảm cúm và hạ sốt thần tốc

Khi thời tiết giao mùa trở thành “cơn ác mộng” với 25% người Việt mắc cảm cúm hàng năm (Bộ Y tế, 2024), kinh giới (Elsholtzia ciliata) – loại rau gia vị quen thuộc – lại tỏa sáng nhờ khả năng hạ sốt tự nhiên và ức chế virus cúm hiệu quả. Nghiên cứu từ Hội Đông y Việt Nam (2025) khẳng định: Dược tính trong 100g lá kinh giới tương đương 1 viên paracetamol 500mg nhưng không gây hại gan. Cùng khám phá bí quyết dùng “thảo dược vàng” này để xử lý cảm cúm tại nhà an toàn.
Trà hoa hòe, cỏ ngọt: Bộ đôi "vàng" ổn định huyết áp tự nhiên

Trà hoa hòe, cỏ ngọt: Bộ đôi "vàng" ổn định huyết áp tự nhiên

Khám phá công thức trà hoa hòe kết hợp cỏ ngọt - giải pháp đột phá giúp ổn định huyết áp an toàn từ thiên nhiên. Bài viết cung cấp 3 cách pha trà chuẩn y học cổ truyền, phân tích cơ chế tác động của hoạt chất rutin và steviol, cùng 5 lưu ý quan trọng khi sử dụng. Bằng chứng lâm sàng và hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia Đông y.
Cây xương cá - Thần dược dân gian trị thoát vị đĩa đệm từ thiên nhiên

Cây xương cá - Thần dược dân gian trị thoát vị đĩa đệm từ thiên nhiên

Khám phá công dụng thần kỳ của cây xương cá - giải pháp dân gian hàng đầu cho bệnh thoát vị đĩa đệm. Bài viết giới thiệu về cách sử dụng hiệu quả nhất từ bài thuốc đắp đến rượu ngâm, kèm cơ chế tác động khoa học và lưu ý quan trọng khi áp dụng. Tổng hợp bằng chứng lâm sàng và so sánh ưu nhược điểm với các phương pháp hiện đại."
Lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe thể chất và tinh thần khi bấm huyệt nhân trung

Lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe thể chất và tinh thần khi bấm huyệt nhân trung

Huyệt nhân trung, một trong 13 huyệt đạo quan trọng nhất trên cơ thể, có vị trí độc đặc nằm giữa môi trên, ở rãnh lõm nối liền sống mũi và môi. Đây không chỉ là một huyệt đạo thông thường; nó còn được xếp vào danh sách "thập tam quỷ huyệt" do tính nguy hiểm của nó. Với vai trò cực kỳ quan trọng trong y học cổ truyền, việc nắm rõ cách bấm huyệt nhân trung đúng cách có thể góp phần đáng kể vào việc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý phổ biến.
Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đau răng hiệu quả

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đau răng hiệu quả

Đau răng không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn uống và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Nguyên nhân gây ra đau răng thường bắt nguồn từ các vấn đề về răng miệng hoặc thần kinh. Dù rằng bấm huyệt không thể loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân đau răng nhưng nó có thể giúp bạn giảm nhanh cảm giác khó chịu.
Bấm huyệt chữa cảm phong hàn: Giải pháp từ y học cổ truyền

Bấm huyệt chữa cảm phong hàn: Giải pháp từ y học cổ truyền

Cảm mạo phong hàn, theo y học cổ truyền, không chỉ là một căn bệnh do thời tiết mà còn phản ánh sự xâm nhập của phong hàn tà vào cơ thể. Thông thường, triệu chứng này thường xuất hiện vào những ngày giao mùa đặc biệt là cuối thu và đầu đông. Khi mắc cảm phong hàn, người bệnh thường phải đối mặt với tình trạng đau nhức toàn thân kèm theo ho có đờm, ngạt mũi và chảy nước mũi. Bấm huyệt chữa cảm phong hàn, hay còn gọi là bấm huyệt chữa cảm mạo, đang trở thành một phương pháp hỗ trợ điều trị vô cùng hiệu quả và an toàn.
Cây gừng: "vị thuốc vàng" trị cảm lạnh và bí quyết sử dụng

Cây gừng: "vị thuốc vàng" trị cảm lạnh và bí quyết sử dụng

Gừng (Zingiber officinale) không chỉ là gia vị không thể thiếu trong căn bếp Việt mà còn là vị thuốc quý chữa cảm lạnh được lưu truyền qua hàng ngàn năm. Bài viết sẽ khám phá toàn diện về loại củ "nhỏ nhưng có võ" này, từ đặc điểm thực vật đến những công thức trị bệnh hiệu quả bất ngờ.
Xem thêm
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

SKV - Ngày 23/03, Chi hội Nam y Sóc Trăng phối hợp cùng các mạnh thường quân tổ chức chương trình trao quà cho bà con khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).
Phiên bản di động