Mới nhất Đọc nhiều

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn điện giải ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 287 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2023. Kết quả: Những bệnh nhân mắc tăng huyết áp có tỷ lệ rối loạn điện giải Na+ gấp 3,21 lần nhóm bệnh nhân không mắc bệnh tăng huyết áp (p < 0,05). Nhóm bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có rối loạn điện giải Na+ gấp 1,71 lần so với nhóm bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu ghi nhận tình trạng rối loạn điện giải K+ xảy ra ưu thế ở những đối tượng bệnh thận mạn có kèm theo bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhóm bệnh nhân rối loạn lipid máu có tình trạng rối loạn điện giải Ca2+ gấp 1,28 lần nhóm bệnh nhân không mắc rối loạn lipid máu (p < 0,05). Những trường hợp rối loạn điện giải Ca2+ chiếm ưu thế ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn V (p > 0,05). Tình trạng rối loạn điện giải Ca2+ ở những người có lọc máu cao hơn 1,24 lần so với những người không lọc máu (p < 0,05). Kết luận: Tình trạng rối loạn điện giải Na+, K+ ở bệnh nhân bệnh thận mạn có liên quan với tình trạng tăng huyết áp và đái tháo đường. Tỷ lệ rối loạn điện giải Ca2+ chiếm ưu thế ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn V. Tình trạng rối loạn điện giải Ca2+ ở những người bệnh thận mạn có lọc máu chiếm tỷ lệ cao hơn ở bệnh nhân không lọc máu.

SUMMARY

SOME FACTORS RELATED TO ELECTROLYTE DISORDERS IN PATIENTS WITH CHRONIC KIDNEY DISEASE AT TRA VINH PROVINCE GENERAL HOSPITAL

Objective: Survey some factors related to electrolyte disorders in patients with chronic kidney disease. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study on 287 patients diagnosed with chronic kidney disease who being treated at Tra Vinh Province General Hospital from June 2023 to September 2023. Results: Patients with hypertension had a rate of Na+ electrolyte disorders 3.21 times higher than the group of patients without hypertension (p < 0.05). The group of patients with diabetes had 1.71 times more Na+ electrolyte disorders than the group of patients without diabetes (p < 0.05). Research results show that K+ electrolyte disorders occur predominantly in subjects with chronic kidney disease accompanied by hypertension, diabetes, and dyslipidemia. However, the difference is not statistically significant (p > 0.05). The group of patients with dyslipidemia had Ca2+ electrolyte disorders 1.28 times more than the group of patients without dyslipidemia (p < 0.05). Cases of Ca2+ electrolyte disorders predominate in patients with stage V chronic kidney disease (p > 0.05). Ca2+ electrolyte disturbance in people with dialysis was 1.24 times higher than in people without dialysis (p < 0.05). Conclusions: Na+, K+ electrolyte disorders in chronic kidney disease patients are associated with hypertension and diabetes. The rate of Ca2+ electrolyte disorders predominates in patients with chronic kidney disease stage V. The rate of Ca2+ electrolyte disorders in chronic kidney disease patients with dialysis is higher than in patients without dialysis.

Bệnh thận mạn là một vấn đề cấp bách và hiện được công nhận là ưu tiên sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới [9]. Tổn thương thận xảy ra từ từ trong nhiều năm. Nhiều người không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh thận ở giai đoạn nặng. Bệnh thận mạn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh bao gồm sức khỏe, thể chất, xã hội, tăng gánh nặng bệnh tật, tử vong do bệnh tim mạch, chất lượng cuộc sống thấp, giảm năng suất, mất việc làm, áp lực gia đình và rối loạn tâm thần, đồng thời cũng ảnh hưởng đến kinh tế, tài chính quốc gia [6].

Bệnh thận mạn gia tăng rất nhanh chóng ở tất cả các quốc gia và toàn cầu. Tỷ lệ mắc bệnh thận mạn trên toàn thế giới được ước tính là gần 11 - 13% [11] và trên toàn cầu vào năm 2017 ước tính có gần 700 triệu người mắc bệnh thận mạn và 1,2 triệu người chết vì các rối loạn liên quan đến bệnh thận mạn [5]. Bệnh nhân mắc bệnh thận mạn sẽ xuất hiện những biến chứng khác như biến chứng về phổi, tim mạch, thần kinh, tiêu hoá, rối loạn lipid máu, loạn dưỡng xương,... Rối loạn điện giải (RLĐG) cũng là một trong biến chứng quan trọng thường gặp trong bệnh thận mạn [13].

Vì vậy, việc phát hiện và điều trị rối loạn điện giải ở bệnh nhân bệnh thận mạn là rất quan trọng để giảm thiểu các biến chứng tiêu cực đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị rối loạn điện giải cần được cân nhắc kỹ lưỡng vì sự quá mức hoặc thiếu hụt các chất điện giải đều có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ. Do đó, các nghiên cứu liên quan đến rối loạn điện giải ở bệnh nhân bệnh thận mạn đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng y tế. Chính vì thế, đề tài nghiên cứu về rối loạn điện giải ở bệnh nhân bệnh thận mạn là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho bệnh nhân mắc bệnh thận mạn. Việc chẩn đoán và điều trị rối loạn điện giải ở bệnh nhân bệnh thận mạn có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng liên quan đến rối loạn điện giải. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu khảo sát một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn điện giải ở bệnh nhân bệnh thận mạn đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh.

2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  1. 1.Đối tượng nghiên cứu:

Tiêu chuẩn chọn bệnh

Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thận mạn (BTM) theo tiêu chuẩn KDIGO 2012 đang khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Trà Vinh, đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp, không tỉnh táo, sức khỏe không cho phép trả lời những câu hỏi của người khảo sát, không nghe, không nói được. Bệnh nhân mắc các bệnh lý kèm theo: suy tim, rối loạn ăn uống, nghiện rượu, chấn thương, bệnh lý tuyến giáp, tuyến cận giáp.

  1. 2 Phương pháp nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. Các bệnh nhân thỏa điều kiện sẽ được tham gia nghiên cứu.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2023 đến tháng 9/2023

Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức:

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI  Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN  TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

n: Cỡ mẫu nghiên cứu

α: Mức ý nghĩa thống kê. Chọn α = 0,05 tương ứng với độ tin cậy là 95%.

Như vậy

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI  Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN  TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

p: Tỷ lệ hiện mắc (%). Ước tính ở mức độ cao nhất ở thời điểm nghiên cứu.

Lấy p = 16,7 % (Tham khảo từ nghiên cứu của Nguyễn Hữu Sơn) [12].

d: Khoảng sai lệch mong muốn cho phép giữa tham số mẫu và quần thể. Chọn d = 0,05

Tính được cỡ mẫu tối thiểu là 214. Trên thực tế, nghiên cứu đã thu được cỡ mẫu là 287

Nội dung nghiên cứu: Phân tích mối liên quan giữa tình trạng rối loạn điện giải và một số yếu tố như: tình trạng béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối oạn lipid máu, bệnh tim mạch, thời gian mắc bệnh, giai đoạn bệnh và tình trạng lọc máu…

Xử lý và phân tích số liệu: Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm Stata 14.

3.KẾT QUẢ

3.1. Các yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn Na+

Bảng 1. Mối liên quan giữa rối loạn điện giải Na+ với các bệnh kèm theo ở bệnh nhân bệnh thận mạn (n = 287)

Yếu tố liên quan

Rối loạn điện giải Na+

PR (KTC 95%)

p

n (%)

Không

n (%)

Béo phì

8 (36,36)

14 (63,64)

1,44 (0,80 - 2,60)

0,256

Không

67 (25,28)

198 (74,72)

Tăng huyết áp

71 (29,22)

172 (70,78)

3,21 (1,24 - 8,34)

0,005

Không

4 (9,09)

40 (90,91)

Đái tháo đường

25 (38,46)

40 (61,54)

1,71 (1,15 - 2,53)

0,010

Không

50 (22,52)

172 (77,48)

Rối loạn lipid máu

13 (36,11)

23 (63,89)

1,46 (0,90 - 2,38)

0,145

Không

62 (24,70)

189 (75,30)

Bệnh tim mạch

25 (30,49)

57 (69,51)

1,25 (0,83 - 1,88)

0,288

Không

50 (24,39)

155 (75,61)

Bệnh gout

5 (14,71)

29 (85,29)

0,53 (0,23 - 1,22)

0,106

Không

70 (27,67)

183 (72,33)

Sỏi thận

3 (50,00)

3 (50,00)

2,00 (0,86 - 4,45)

0,186

Không

72 (25,62)

209 (74,38)

Nhận xét:

Nhóm bệnh nhân mắc tăng huyết áp có tỷ lệ RLĐG Na+ gấp 3,21 lần nhóm bệnh nhân không mắc tăng huyết áp. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Nhóm bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có tỷ lệ RLĐG Na+ gấp 1,71 lần nhóm bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bảng 2. Mối liên quan giữa rối loạn điện giải Na+ với giai đoạn bệnh, thời gian mắc bệnh và tình trạng lọc máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn (n = 287)

Yếu tố liên quan

Rối loạn điện giải Na+

PR (KTC 95%)

p

n (%)

Không

n (%)

Giai đoạn BTM

I

1 (50,00)

1 (50,00)

1

0,700

II

2 (28,57)

5 (71,43)

0,57 (0,05 - 6,30)

IIIa

4 (26,67)

11 (73,33)

0,53 (0,06 - 4,77)

IIIb

2 (12,50)

14 (87,50)

0,25 (0,23 - 2,76)

IV

6 (21,43)

22 (78,57)

0,43 (0,05 - 3,56)

V

60 (27,40)

159 (72,60)

0,55 (0,76 - 3,95)

Thời gian mắc BTM

Dưới 5 năm

55 (28,06)

141 (71,94)

0,78 (0,50 - 1,23)

0,275

Từ 5 năm trở lên

20 (21,98)

71 (78,02)

Lọc máu

54 (26,60)

149 (73,40)

1,06 (0,69 - 1,64)

0,779

Không

21 (25,00)

63 (75,00)

Nhận xét: Không tìm thấy có sự liên quan giữa có RLĐG Na+ với các giai đoạn BTM, thời gian mắc BTM và tình trạng lọc máu (p > 0,05).

3.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn K+

Bảng 3. Mối liên quan giữa rối loạn điện giải K+ với các bệnh kèm theo ở bệnh nhân bệnh thận mạn (n = 287)

Yếu tố liên quan

Rối loạn điện giải K+

PR (KTC 95%)

p

n (%)

Không

n (%)

Béo phì

7 (31,82)

15 (68,18)

0,97 (0,51 - 1,83)

0,923

Không

87 (32,83)

178 (67,17)

Tăng huyết áp

81 (33,33)

162 (66,67)

1,13 (0,70 - 1,84)

0,622

Không

13 (29,55)

31 (70,45)

Đái tháo đường

26 (40,00)

39 (60,00)

1,31 (0,91 - 1,87)

0,157

Không

68 (30,63)

154 (69,37)

Rối loạn lipid máu

14 (38,89)

22 (61,11)

1,22 (0,78 - 1,91)

0,402

Không

80 (31,87)

171 (68,13)

Bệnh tim mạch

23 (28,05)

59 (71,95)

0,81 (0,55 - 1,20)

0,283

Không

71 (34,63)

134 (65,37)

Bệnh gout

12 (35,29)

22 (64,71)

1,09 (0,67 - 1,78)

0,737

Không

82 (32,41)

171 (67,59)

Sỏi thận

2 (33,33)

4 (66,67)

1,02 (0,32 - 3,20)

1,000

Không

92 (32,74)

189 (67,26)

Nhận xét:

Nhóm tình trạng RLĐG K+ xảy ra ưu thế ở những bệnh nhân bệnh tăng huyết áp gấp 1,13 lần nhóm bệnh nhân không mắc tăng huyết áp. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Nhóm bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường xảy RLĐG K+ gấp 1,31 lần nhóm bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường. Sự khác biệt này không ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Nhóm bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lipid máu có tỷ lệ RLĐG K+ gấp 1,22 lần nhóm bệnh nhân không mắc bệnh rối loạn lipid máu. Sự khác biệt này không ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bảng 4. Mối liên quan giữa rối loạn điện giải K+ với giai đoạn, thời gian mắc bệnh và tình trạng lọc máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn (n = 287)

Yếu tố liên quan

Rối loạn điện giải K+

PR (KTC 95%)

p

n (%)

Không

n (%)

Giai đoạn BTM

I

1 (50,00)

1 (50,00)

1

0,058

II

4 (57,14)

3 (42,86)

1,14 (0,13 - 10,23)

IIIa

1 (6,67)

14 (93,33)

0,13 (0,01 - 2,13)

IIIb

7 (43,75)

9 (56,25)

0,88 (0,11 - 7,11)

IV

12 (42,86)

16 (57,14)

0,86 (0,11 - 6,60)

V

69 (31,51)

150 (68,49)

0,63 (0,09 - 4,54)

Thời gian mắc BTM

Dưới 5 năm

55 (28,06)

141 (71,94)

0,78 (0,50 - 1,23)

0,275

Từ 5 năm trở lên

20 (21,98)

71 (78,02)

Lọc máu

64 (31,53)

139 (68,47)

0,88 (0,62 - 1,25)

0,492

Không

30 (35,71)

54 (64,29)

Nhận xét: Nghiên cứu chưa ghi nhận có sự liên quan giữa có RLĐG K+ với các giai đoạn BTM, thời gian mắc BTM và tình trạng lọc máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn (p > 0,05)

3.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn Ca2+

Bảng 5. Mối liên quan giữa rối loạn điện giải Ca2+ với các bệnh kèm theo ở bệnh nhân bệnh thận mạn (n = 287)

Yếu tố liên quan

Rối loạn điện giải Ca2+

PR (KTC 95%)

p

n (%)

Không

n (%)

Béo phì

12 (54,55)

10 (45,45)

0,82 (0,56 - 1,21)

0,260

Không

176 (66,42)

89 (33,58)

Tăng huyết áp

157 (64,61)

86 (35,39)

0,92 (0,74 - 1,13)

0,453

Không

31 (70,45)

13 (29,55)

Đái tháo đường

44 (67,69)

21 (32,31)

1,04 (0,86 - 1,27)

0,673

Không

144 (64,86)

78 (35,31)

Rối loạn lipid máu

29 (80,56)

7 (19,44)

1,28 (1,06 - 1,53)

0,042

Không

159 (63,35)

92 (36,65)

Bệnh tim mạch

49 (59,76)

33 (40,24)

0,88 (0,72 - 1,08)

0,195

Không

139 (67,80)

66 (32,20)

Bệnh gout

27 (79,41)

7 (20,59)

1,25 (1,03 - 1,52)

0,069

Không

161 (63,64)

92 (36,36)

Sỏi thận

5 (83,33)

1 (16,67)

1,28 (0,89 - 1,85)

0,668

Không

183 (65,12)

98 (34,88)

Nhận xét: Kết quả ghi nhận nhóm bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lipid máu có tỷ lệ RLĐG Ca2+ gấp 1,28 lần nhóm bệnh nhân không mắc bệnh rối loạn lipid máu. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bảng 6. Mối liên quan giữa rối loạn điện giải Ca2+ với giai đoạn, thời gian mắc bệnh và tình trạng lọc máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn (n = 287)

Yếu tố liên quan

Rối loạn điện giải Ca2+

PR (KTC 95%)

p

n (%)

Không

n (%)

Giai đoạn BTM

I

1 (50,00)

1 (50,00)

1

0,028

II

7 (100)

0 (0)

2 (0,25 - 16,26)

IIIa

10 (66,67)

5 (33,33)

1,33 (0,17 - 10,42)

IIIb

9 (56,25)

7 (43,75)

1,13 (0,14 - 8,88)

IV

12 (42,86)

16 (57,14)

0,86 (0,11 - 6,60)

V

149 (68,04)

70 (31,96)

1,36 (0,19 - 9,72)

Thời gian mắc BTM

Dưới 5 năm

122 (62,24)

74 (37,76)

1,17 (0,99-1,38)

0,088

Từ 5 năm trở lên

66 (72,53)

25 (27,47)

Lọc máu

141 (69,46)

62 (30,54)

1,24 (1,01 - 1,53)

0,029

Không

47 (55,95)

37 (44,05)

Nhận xét: Nghiên cứu ghi nhận những trường hợp có rối loạn điện giải Ca2+ chiếm ưu thế ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn V. Nhóm bệnh nhân có lọc máu tỷ lệ RLĐG Ca2+ gấp 3,21 lần nhóm bệnh nhân không lọc máu (KTC: 1,01 - 1,53). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

3.4. Các yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn Cl-

Bảng 7. Mối liên quan giữa rối loạn điện giải Cl- với các bệnh kèm theo ở bệnh nhân bệnh thận mạn (n = 287)

Yếu tố liên quan

Rối loạn điện giải Cl-

PR (KTC 95%)

p

n (%)

Không

n (%)

Béo phì

9 (40,91)

13 (59,09)

1,20 (0,70 - 2,02)

0,534

Không

91 (34,34)

174 (65,66)

Tăng huyết áp

87 (35,80)

156 (64,20)

1,21 (0,75 - 1,97)

0,423

Không

13 (29,55)

31 (70,45)

Đái tháo đường

22 (33,85)

43 (66,15)

0,96 (0,65 - 1,14)

0,848

Không

78 (35,14)

144 (64,86)

Rối loạn lipid máu

8 (22,22)

28 (77,78)

0,61 (0,32 - 1,14)

0,089

Không

92 (36,65)

159 (63,35)

Bệnh tim mạch

28 (34,15)

54 (65,85)

0,97 (0,68 - 1,38)

0,875

Không

72 (35,12)

133 (64,88)

Bệnh gout

12 (35,29)

22 (64,71)

1,01 (0,62 - 1,65)

0,953

Không

88 (34,78)

165 (65,22)

Sỏi thận

2 (33,33)

4 (66,67)

0,96 (0,30 - 3,00)

1,000

Không

98 (34,88)

183 (65,12)

Nhận xét: Kết quả chưa ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng rối loạn điện giải Cl- với nhóm bệnh nhân có bệnh béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch và bệnh gout, bệnh sỏi thận với p > 0,05.

Bảng 8. Mối liên quan giữa rối loạn điện giải Cl- với giai đoạn bệnh, thời gian mắc bệnh, tình trạng lọc máu ở ở bệnh nhân bệnh thận mạn (n = 287).

Yếu tố liên quan

Rối loạn điện giải Cl-

PR (KTC 95%)

p

n (%)

Không

n (%)

Giai đoạn BTM

I

1 (50,00)

1 (50,00)

1

0,553

II

1 (14,29)

6 (85,71)

0,29 (0,02 - 4,57)

IIIa

4 (26,67)

11 (73,33)

0,53 (0,06 - 4,77)

IIIb

7 (43,75)

9 (56,25)

0,88 (0,11 - 7,11)

IV

7 (25,00)

21 (75,00)

0,5 (0,06 - 4,06)

V

80 (36,53)

139 (63,47)

0,73 (0,10 - 5,25)

Thời gian mắc BTM

Dưới 5 năm

69 (35,20)

127 (64,80)

0,97 (0,69 - 1,36)

0,851

Từ 5 năm trở lên

31(34,07)

60 (65,93)

Lọc máu

71 (34,84)

132 (65,02)

1,01 (0,71 - 1,44)

0,942

Không

29 (34,52)

55 (65,48)

Nhận xét: Nghiên cứu chưa ghi nhận có sự liên quan giữa có RLĐG Cl- với các giai đoạn BTM, thời gian mắc BTM và tình trạng lọc máu với giá trị p > 0,05.

4.BÀN LUẬN

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn Na+ ở bệnh nhân bệnh thận mạn

Nhóm bệnh nhân mắc tăng huyết áp có tỷ lệ RLĐG natri gấp 3,21 lần nhóm bệnh nhân không mắc tăng huyết áp. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của Kurniawan Adi Lukas và cộng sự tại Khoa Thận tại Bệnh viện Shuang Ho, Đại học Y khoa Đài Bắc cho rằng RLĐG Na+ không có mối liên quan đến tình trạng tăng huyết áp [8].

Nhóm bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có tỷ lệ RLĐG natri gấp 1,71 lần nhóm bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê vì p < 0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự cũng tìm thấy ở nghiên cứu của Kurniawan Adi Lukas và cộng sự tại Khoa Thận tại Bệnh viện Shuang Ho, Đại học Y Đài Bắc, RLĐG Na+ có mối liên quan đến bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, do những thay đổi trong phân bố điện giải có thể do sự dịch chuyển thẩm thấu bởi tăng đường huyết hoặc mất chất điện giải do lợi tiểu thẩm thấu [8]

Nghiên cứu của chúng tôi chưa ghi nhận mối liên quan giữa các yếu tố giai đoạn BTM, thời gian mắc bệnh và lọc máu với tình trạng RLĐG Na+. Kết quả của chúng tôi có sự tương đồng với một số tác giả: theo nghiên cứu của Trần Thị Kiều Phương hạ natri máu có thể gặp ở tất cả người bệnh thận mạn tính và không liên quan đến các giai đoạn suy thận [15]. Nghiên cứu của Đặng Thị Việt Hà và cộng sự cũng cho thấy hạ natri máu không liên quan đến giai đoạn của BTM [2].

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn K+ ở bệnh nhân bệnh thận mạn

Kết quả nghiên cứu ghi nhận tình trạng RLĐG K+ xảy ra chiếm ưu thế ở bệnh nhân mắc tăng huyết áp có tỷ lệ RLĐG K+ gấp 1,13 lần nhóm bệnh nhân không mắc tăng huyết áp. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê vì p > 0,05. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Phạm Vĩnh Phú và cộng sự cũng cho rằng nhóm bệnh nhân tăng huyết áp không có mối quan đến tình trạng tăng kali máu ở bệnh nhân BTM (p = 0,080) [14]. Nhiều tác giả cho rằng nguy cơ phát triển tăng kali máu cũng đã được tìm thấy những bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị [7]. Sự khác biệt của nghiên cứu của tôi có lẽ do cỡ mẫu nhỏ, thời gian nghiên cứu ngắn.

Nhóm bệnh nhân BTM có RLĐG K+ xảy ra chiếm ưu thế ở bệnh nhân mắc đái tháo đường gấp 1,31 lần nhóm bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê vì p > 0,05. Nghiên cứu của Phạm Vĩnh Phú và cộng sự tiến hành trên 855 bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất cho thấy tình trạng rối loạn tăng K+ máu có mối liên quan đến bệnh đái tháo đường [14]. Nghiên cứu của Lisa M. Einhorn và cộng sự, nghiên cứu cũng cho rằng rối loạn điện giải K+ có mối liên quan đến bệnh đái tháo đường [3]. Theo Tsering Dhondup và Qi Qian cho thấy tăng kali máu cũng có thể được gây ra trầm trọng hơn do sự dịch chuyển xuyên tế bào do thiếu insulin, nhiễm toan chuyển hoá do khoáng chất và phân huỷ mô, hấp thụ nhiều điện giải kali và khiếm khuyết do thuốc gây ra trong quá trình bài tiết điện giải kali qua thận. Vì thế bệnh nhân đái tháo đường mắc BTM cũng có nguy cơ bị tăng kali máu do giảm aldosteron, giảm renin máu [17]. Tương tự, nghiên cứu của Anago E và cộng sự tại Benin cho thấy tăng kali máu có liên quan đáng kể đến bệnh nhân đái tháo đường [1].

Nhóm bệnh nhân BTM RLĐG K+ xảy ra chiếm ưu thế ở rối loạn lipid máu gấp 1,22 lần nhóm bệnh nhân không mắc bệnh rối loạn lipid máu. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê vì p > 0,05.

Không có sự liên quan giữa có RLĐG K+ với các giai đoạn BTM, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả nghiên cứu chúng tôi có sự tương đồng với nghiên cứu của Đặng Thị Việt Hà cũng cho thấy tăng kali máu không liên quan đến giai đoạn của BTM [2].

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn Ca2+ ở bệnh nhân bệnh thận mạn

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nhóm bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lipid máu có tỷ lệ RLĐG Ca2+ gấp 1,28 lần nhóm bệnh nhân không mắc bệnh rối loạn lipid máu Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự cũng tìm thấy ở nghiên cứu của Kurniawan, Adi Lukas và cộng sự rối loạn lipid máu có liên quan rối loạn điện giải tăng calci [8]. Nghiên cứu của Gallo L và cộng sự cũng tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa calci huyết thanh với rối loạn lipid máu [4]. Ở những bệnh nhân bị BTM, sự chuyển hóa lipoprotein bất thường dẫn đến rối loạn lipid máu, bao gồm tăng triglycerid máu, tăng lượng lipoprotein giàu chất béo trung tính còn sót lại, giảm HDL - cholesterol và tăng lipoprotein. Cơ sở sinh lý bệnh của rối loạn lipid máu và BTM không chỉ là tình trạng xơ vữa động mạch trầm trọng hơn trong vi tuần hoàn thận mà còn là sự lắng đọng lipoprotein trong cấu trúc cầu thận, kích thích các cytokine và các yếu tố tăng trưởng liên quan đến tình trạng viêm và xơ hóa [16].

Nghiên cứu ghi nhận những trường hợp có rối loạn điện giải Ca2+ chiếm ưu thế ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn V (p = 0,028). Điều này có thể được giải thích là do ở những bệnh nhân bệnh thận mạn khi chức năng thận suy giảm sẽ giảm sản xuất enzyme 1-hydrolase, dẫn đến việc giảm hình thành 1,25-dihydrocholecalciferol (calcitriol), từ đó làm giảm hấp thu calci ở tế bào biểu mô ruột và ống thận. Khi chức năng thận càng giảm thì tình trạng hạ calci máu càng tăng [10].

Nghiên cứu không ghi nhận mối liên quan giữa rối loạn điện giải Ca2+ với thời gian mắc bệnh. Tuy nhiên kết quả ghi nhận nhóm bệnh nhân có lọc máu tỷ lệ RLĐG Ca2+ gấp 1,24 lần nhóm bệnh nhân không lọc máu (p = 0,029). Nguyên nhân là do nhóm bệnh nhân có lọc máu thường là nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn ở giai đoạn IV và V, chức năng thận suy giảm khá nhiều ảnh hưởng đến việc hấp thu calci ở ruột và tái hấp thu calci ở ống thận.

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn Cl- ở bệnh nhân bệnh thận mạn

Nghiên cứu của chúng tôi hiện chưa ghi nhận được mối liên quan giữa RLĐG Cl- với tình trạng tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh lý tim mạch, gout và sỏi thận ở các đối tượng nghiên cứu (p > 0,05).

Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận không có sự liên quan giữa có RLĐG Cl- với các giai đoạn BTM (p > 0,05). Kết quả nghiên cứu chúng tôi có sự tương đồng với nghiên cứu của Đặng Thị Việt Hà cũng cho thấy giảm Cl- máu không liên quan đến giai đoạn của BTM [2].

Ngoài ra, kết quả ghi nhận không có sự liên quan giữa có RLĐG Cl- với thời gian mắc BTM và tình trạng lọc máu (p > 0,05).

  1. KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình trạng rối loạn điện giải Na+, K+ ở bệnh nhân bệnh thận mạn có liên quan với tình trạng tăng huyết áp và đái tháo đường. Tỷ lệ rối loạn điện giải Ca2+ chiếm ưu thế ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn V. Tình trạng rối loạn điện giải Ca2+ ở những người bệnh thận mạn có lọc máu chiếm tỷ lệ cao hơn ở bệnh nhân không lọc máu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Anogo E, Medehouenou T, Akpovi CD, et al (2016), “Electrolyte disturbances in diabetic patients in Cotonou, Benin”, Int J Res Med Sci. 2016; 4:5430-5.

[2] Đặng Thị Việt Hà, Đỗ Gia Tuyển (2016), “Khảo sát rối loạn điện giải ở bệnh nhân suy thận mạn tính”, Tạp chí Y học Việt Nam tháng 2, số 2, tr. 55.

[3] Einhorn L. M, Zhan Min, Hsu V. D, et al (2009), “The Frequency of Hyperkalemia and Its Significance in Chronic Kidney Disease”, Jama Network, vol. 169 no. 12, 2009

[4] Gallo L, Faniello MC, Canino G, et al (2016), “Serum calcium increase correlates with worsening of lipid profile” an observational study on a large cohort from South Italy. Medicine. 2016;95:e2774

[5] GBD Chronic Kidney Disease Collaboration (2020), “Global, regional, and national burden of chronic kidney disease, 1990 - 2017: A systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017”, volume 395, issue 10225, pp 709 - 733.

[6] Johansen K. L, Chertow G. M, Kutner N. G, et al (2010). “Low level of self-reported physical activity in ambulatory patients new to dialysis”. Kidney international, volume 78, issue 11, pp 1164-1170, DOI: 10.1038/ki.2010.312.

[7] Kovesdy CP (2016), “Epidemiology of hyperkalemia”, Kidney Int Suppl. 2016; 6:3-6.

[8] Kurniawan A.L, Yang, YL., Hsu, CY. et al (2021). “Association between metabolic parameters and risks of anemia and electrolyte disturbances among stages 3-5 chronic kidney disease patients in Taiwan”, BMC Nephrol 22, 385, DOI: 10.1186/s12882-021-02590-w.

Link: https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)30045-3

[9] Lozano R, Naghavi M, Foreman K et al (2022), “Global and regional mortality from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: A systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010”, Articles volume 380, issue 9859. https://doi.org/10.1176/appi.psy.51.6.528

[10] Mai Phương Thảo, Lê Quốc Tuấn (2023), “Sinh lý hệ thận niệu”, Sinh lý học y khoa, NXB Y Học TP.HCM, trang 186-253.

[11] Nathan R. Hill, Samuel T. Fatoba, Jason L. Oke, et al (2016), “Global prevalence of chronic kidney disease a systematic review and meta-analysis,” PLoS One,. DOI: 10.1371/journal.pone.0158765.

[12] Nguyễn Hữu Sơn (2009), “Nghiên cứu thực trạng rối loạn điện giải ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Thái Nguyên Trường Đại học Y - Dược.

[13] Nguyễn Trường Sơn (2018). “Phác đồ điều trị 2018 - Phần nội khoa - Tập 1”, Nhà xuất bản Y học, Hồ Chí Minh, tr 415 – 419

[14] Phạm Vĩnh Phú, Lê Văn Lắm, Nguyễn Phan Thuỷ Tiên và cộng sự (2019), “Ảnh hưởng của chức năng thận lên tăng kali máu của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - tập 23, số 3.

[15] Trần Thi Kiều Phương (2006), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây hạ natri máu ở người bệnh mắc bệnh thận mạn tính tại khoa Thận - Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Hà Nội.

[16] Trần Văn Chất (2008), “Bệnh thận”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 48 – 58

[17] Tsering Dhondup, Qi Qian (2017), “Electrolyte and Acid–Base Disorders in Chronic Kidney Disease and End-Stage Kidney Failure”, Division of Nephrology and Hypertension, Department of Medicine, Mayo Clinic, College of Medicine, Rochester, MN, USA.

Tác giả:

Thạc sĩ – Bác sĩ TRẦN HẢI HÀ

Bác sĩ chuyên khoa I TRƯƠNG THỊ BÍCH PHƯƠNG

Cử nhân xét nghiệm: LÝ HỒ MINH THƯ

Đơn vị công tác: Trường Đại Học Trà Vinh

Cùng chuyên mục

Hoài Đức (Hà Nội): Chú trọng nâng cao đời sống công nhân, người lao động

Hoài Đức (Hà Nội): Chú trọng nâng cao đời sống công nhân, người lao động

Ngày 26/4, tại Hà Nội, UBND và Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức đã khai mạc buổi Lễ và Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết’’.
Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa y- dược trường đại học Trà Vinh

Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa y- dược trường đại học Trà Vinh

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng và một số yếu tố liên quan về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền.
Tỉ lệ kiến thức và thực hành về phòng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh

Tỉ lệ kiến thức và thực hành về phòng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỉ lệ kiến thức và thực hành đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2023. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 355 người bệnh được lựa chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp là 43%.Tỉ lệ bệnh nhân có thực hành đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp là 70%. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng nghiên cứu này có thực hành đạt cao hơn so với các kết quả nghiên cứu khác, nhưng kiến thức đạt của bệnh nhân còn hạn chế, bệnh nhân vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ các thông tin về phòng biến chứng bệnh tăng huyết áp Đây là mối nguy cơ dẫn tới biến chứng ở những người bị tăng huyết áp, làm gia tăng các trường hợp tử vong hoặc tàn phế vì bệnh tăng huyết áp, gây ra gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội.
Thực trạng hứng thú nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng Trường đại học Trà vinh

Thực trạng hứng thú nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng Trường đại học Trà vinh

Hiện nay, dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nghề điều dưỡng đã được công nhận là một nghề độc lập, phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ, dược sĩ, kĩ thuật viên và các tư vấn viên trong hệ thống y tế để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Những người làm nghề này được gọi là điều dưỡng viên. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tỉ lệ hứng thú của sinh viên điều dưỡng đối với nghề nghiệp của mình. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên một nhóm gồm 163 sinh viên điều dưỡng đang theo học tại Trường Đại học Trà Vinh. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 45,4% sinh viên thể hiện sự hứng thú với nghề điều dưỡng..
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ  PHƠI NHIỄM VỚI VẬT SẮC NHỌN TRONG TIÊM TRUYỀN  CỦA SINH VIÊN KHOA Y- DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ PHƠI NHIỄM VỚI VẬT SẮC NHỌN TRONG TIÊM TRUYỀN CỦA SINH VIÊN KHOA Y- DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng và một số yếu tố liên quan về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu là Sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 học khối ngành thuộc khoa Y- Dược trường Đại học Trà Vinh bao gồm ngành Y đa khoa và ngành Điều dưỡng.. Kết quả: tỉ lệ sinh viên có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền lần lượt là 63,8%, 81,7%và 87,9%. Kết luận: nghiên cứu cho thấy cần phải nâng cao kiến thức của sinh viên về phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền để đảm bảo sinh viên có kiến thức tốt nhất trước khi đi thực tập lâm sàng. Từ khóa : kiến thức, thái độ, thực hành, phơi nhiễm Abstract Objective: Determine the rate of knowledge, attitude, correct practice and some related factors on preventing and handling exposure to sharp objects in intravenous injection. Methods: Cross-sectional descriptive study, the research subjects were 2nd, 3rd, and 4th year students studying majors in the Faculty of Medicine and Pharmacy at Tra Vinh University, including General Medicine and Nursing. Results: The percentage of students with correct knowledge, attitudes, and practices on preventing and handling exposure to sharp objects in injection is 63.8%, 81.7%, and 87.9%, respectively. Conclusion: Research shows that it is necessary to improve students' knowledge about preventing and managing exposure to sharp objects in intravenous injection to ensure students have the best knowledge before going to clinical practice. Key-words: knowledge, attitudes, practices, exposure
Top 10 thực phẩm giàu canxi

Top 10 thực phẩm giàu canxi

Canxi là yếu tố then chốt giúp xương phát triển mạnh mẽ và duy trì sức khỏe của trẻ nhỏ, với một chế độ ăn cân đối, bạn có thể đảm bảo cung cấp đủ canxi cho trẻ, từ đó giúp bé có xương khỏe mạnh.

Các tin khác

KIẾN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

KIẾN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của Điều dưỡng viên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2023. Chọn mẫu toàn bộ, chọn tất cả 12 Điều dưỡng viên Chấn thương chỉnh hình, 12 Điều dưỡng khoa Ngoại Thần kinh, 23 Điều dưỡng khoa Ngoại Tổng hợp và 16 Điều dưỡng khoa Ung bướu đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh. Tổng 63 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng nữ chiếm 69,84%, nam chiếm 30,16% tổng số điều dưỡng tham gia nghiên cứu. Trong đó, trình độ cao đẳng là 68,25%, đại học là 30,16%, trung cấp là 1,59%. Số lượng chăm sóc trung bình từ 1-10 người bệnh/ngày của điều dưỡng là 15,88% và 84,12% trên 10 người bệnh. Có 87,30% tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ và 12,70.% điều dưỡng có tỷ lệ kiến thức chưa đạt. Kết quả nghiên cứu cung cấp các dữ liệu hữu ích, góp phần cải tiến kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc khoẻ người bệnh các cơ sở y tế nói riêng và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng nói chung.
KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH NĂM 2023

KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH NĂM 2023

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ Điều dưỡng viên có kiến thức đúng về chăm sóc vết thương tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Điều dưỡng viên có kiến thức chung về chăm sóc vết thương đúng là 72,6%, cao hơn so với chưa đúng là 27,4%. Điều dưỡng viên có tỷ lệ kiến thức đúng cao nhất là kiến thức về giáo dục sức khỏe cho người bệnh (82,1%) và thấp nhất là kiến thức về chăm sóc vết thương có dẫn lưu (46,4%). Qua kết quả nghiên cứu trên 84 Điều dưỡng viên, chúng tôi ghi nhận có mối liên quan giữa việc tham gia học/hội thảo về chăm sóc vết thương với kiến thức chung về CSVT. Điều dưỡng viên có tham gia học/hội thảo về chăm sóc vết thương có kiến thức đúng (84,5%) cao hơn so với không tham gia học/hôi thảo về CSVT (46,2%). Điều dưỡng viên không tham gia học/hội thảo có kiến thức đúng thấp 0,157 lần so với có tham gia học/hội thảo (OR=0,157; KTC (0,005 - 0,449); p=0,001. Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu trên 84 Điều dưỡng viên, ta thấy được kiến thức đúng về CSVT của Điều dưỡng viên tại bệnh viện Đa khoa Trà Vinh ở mức khá cao. Tỷ lệ Điều dưỡng viên có kiến thức về chăm sóc vết thương đúng là 72,6% và chưa đúng là 27,4%. Từ khóa: điều dưỡng, kiến thức, vết thương KNOWLEDGE ABOUT WOUND CARE OF NURSES AT TRA VINH PROVINCE GENERAL HOSPITAL IN 2023 SUMMARY Objective: Determine the proportion of nurses with correct knowledge about wound care at Tra Vinh Provincial General Hospital in 2023. Research method: Cross-sectional descriptive study with analysis. Results: Nurses had 72.6% correct general knowledge about wound care, higher than 27.4% incorrect knowledge. Nurses with the highest rate of correct knowledge are knowledge about health education for patients (82.1%) and the lowest is knowledge about wound care with drainage (46.4%). Through research results on 84 nurses, we found a relationship between participation in studies/workshops on wound care and general knowledge of wound care. Nurses who participated in a study/workshop on wound care had more correct knowledge (84.5%) than those who did not attend a study/workshop on wound care (46.2%). Nurses who did not participate in studies/seminars had correct knowledge 0.157 times lower than those who participated in studies/seminars (OR=0.157; CI (0.005 - 0.449); p=0.001. Conclusion: Through research results Out of 84 nurses, we see that the correct knowledge about wound care of nurses at Tra Vinh General Hospital is quite high. The percentage of nurses with correct knowledge about wound care is 72. 6% and not exactly 27.4%. Keywords: nursing, knowledge, wounds
VIÊM GAN DO SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG LAO

VIÊM GAN DO SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG LAO

Bệnh Lao do các chủng mycobacterium tuberculosis gây ra được điều trị hiệu quả bằng các thuốc chống lao hàng đầu. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc kháng lao được biết là gây độc cho gan, điều này có thể hạn chế sự tuân thủ điều trị và do đó dẫn đến sự tiến triển của kháng thuốc do vi khuẩn mycobacteria. Tỷ lệ viêm gan do thuốc kháng lao cao. Bệnh nhân nên được theo dõi bằng cách đo men gan thường xuyên để đánh giá sự phát triển của viêm gan do thuốc kháng lao. Do đó, chức năng gan của bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh đồng mắc và lao ngoài phổi nên được theo dõi thường xuyên để giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm độc gan do thuốc.
Cà Rốt - Dinh dưỡng cho sức khỏe của bạn

Cà Rốt - Dinh dưỡng cho sức khỏe của bạn

Cà rốt không chỉ là một loại rau củ thông thường trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ việc cung cấp vitamin và khoáng chất cho đến hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, cà rốt có vai trò quan trọng và lợi ích đa dạng trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc hội thi 

giáo viên giỏi cấp Tiểu học trên địa bàn huyện Hoài Đức

Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc hội thi giáo viên giỏi cấp Tiểu học trên địa bàn huyện Hoài Đức

Ngày 06/3, Tại Trường tiểu học xã Yên Sở, huyên Hoài Đức, TP Hà Nội. Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc hội thi giáo viên giỏi cấp Tiểu học trên địa bàn huyện
7 loại trái cây giàu Enzyme

7 loại trái cây giàu Enzyme

Khám phá những loại trái cây giàu enzyme không chỉ giúp cân bằng hệ tiêu hóa mà còn có khả năng giảm mỡ nội tạng và tăng cường sức khỏe tổng thể. Từ dứa đến cherry, các loại trái cây này không chỉ là nguồn dinh dưỡng quý giá mà còn là bạn đồng hành trong hành trình giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng.
KA Beauty by Dr.T: Mời chào phẫu thuật xâm lấn và vấn đề an toàn trong dịch vụ thẩm mỹ

KA Beauty by Dr.T: Mời chào phẫu thuật xâm lấn và vấn đề an toàn trong dịch vụ thẩm mỹ

Xu hướng thẩm mỹ ngày nay đang ngày một được đề cao, nhất là việc can thiệp thẩm mỹ giúp thay đổi về ngoại hình, giúp chị em phụ nữ ngày một tự tin, xinh đẹp hơn. Tuy nhiên, hành trình làm đẹp ngoài tiêu chí về diện mạo thăng hạng, không thể bỏ qua tiêu chí về an toàn, đảm bảo kết quả thẩm mỹ cao.
Đánh giá hiệu quả của cấy chỉ trên bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Trà Vinh

Đánh giá hiệu quả của cấy chỉ trên bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Trà Vinh

Mục tiêu: đánh giá hiệu quả giảm đau của cấy chỉ trên bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Trà Vinh.
Lạm dụng thuốc kháng sinh đường hô hấp: Đâu là giải pháp?

Lạm dụng thuốc kháng sinh đường hô hấp: Đâu là giải pháp?

Thuốc kháng sinh là một phát minh tuyệt vời của y học. Kháng sinh đã giúp cho con người có thể điều trị những bệnh nhiễm trùng nặng và nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc kháng sinh đường hô hấp có thể dẫn đến những hậu quả đáng lo ngại.
Võ cổ truyền Việt Nam – Môn phái Tây Sơn Ngọc Điệp khát vọng vươn xa

Võ cổ truyền Việt Nam – Môn phái Tây Sơn Ngọc Điệp khát vọng vươn xa

SKV - Vừa qua, môn phái Tây Sơn Ngọc Điệp tổ chức Lễ giỗ tổ thường niên tại Võ đường (Xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương).
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động