Tỉ lệ kiến thức và thực hành về phòng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỉ lệ kiến thức và thực hành đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2023. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 355 người bệnh được lựa chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp là 43%.Tỉ lệ bệnh nhân có thực hành đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp là 70%. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng nghiên cứu này có thực hành đạt cao hơn so với các kết quả nghiên cứu khác, nhưng kiến thức đạt của bệnh nhân còn hạn chế, bệnh nhân vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ các thông tin về phòng biến chứng bệnh tăng huyết áp Đây là mối nguy cơ dẫn tới biến chứng ở những người bị tăng huyết áp, làm gia tăng các trường hợp tử vong hoặc tàn phế vì bệnh tăng huyết áp, gây ra gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội.

The objective of the study was to determine the formula and practice achieved in terms of growth of the variants Applying blood pressure in hypertensive patients undergoing outpatient treatment at a General Hospital Department of Tra Vinh Province in 2023. Descriptive cross-sectional research method on 355 selected patients. Research results show that the rate of patients with knowledge about preventing complications of hypertension is 43%. The rate of patients with successful practice in preventing complications of hypertension is 70%. The research results show that this research subject has achieved satisfactory practice higher than other research results, but patient knowledge is still limited, Patients still do not have full access to information about preventing complications Hypertension This is a risk of complications in people with it hypertension, increases cases of death or disability caused by high blood pressure burden of disease for families and society.

1. Đặt vấn đề

Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng tăng huyết áp là phổ biến và ngày càng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam [1]. Tăng huyết áp còn được gọi là “kẻ giết người” thầm lặng vì chúng thường không có những biểu hiện hay triệu chứng cảnh báo trước và thậm chí có người còn không biết mình bị bệnh [2],[3]. Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội [4]. Huyết áp càng cao thì nguy cơ tổn thương tim và mạch máu ở các cơ quan chính như não và thận càng cao [5]. Tăng huyết áp là nguyên nhân quan trọng nhất có thể phòng ngừa được của bệnh tim và đột quỵ trên toàn thế giới [6]. Bệnh tăng huyết áp không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù loà…[7]. Những biến chứng này ảnh hưởng nặng nề đến người bệnh, gây tàn phế hoặc tử vong [8].

Tăng huyết áp và các biến chứng của tăng huyết áp có thể phòng được thông qua việc điều trị phù hợp đối với từng giai đoạn của tăng huyết áp như phát hiện bệnh sớm, sử dụng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống tích cực hơn [9],[10],[11]. Trong đó, kiến thức của bệnh nhân tăng huyết áp có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tăng huyết áp, phòng ngừa các biến chứng của tăng huyết áp [12],[13]. Tuy nhiên, kiến thức cũng như việc thực hành kiểm soát tăng huyết áp của bệnh nhân còn nhiều hạn chế. Tại Trà Vinh hiện nghiên cứu về kiến thức và thực hành về phòng biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp còn hạn chế. Để nhằm góp phần đưa ra những bằng chứng khoa học về thực trạng kiến thức, thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp của bệnh nhân tăng huyết áp ở tỉnh Trà Vinh, làm cơ sở cho các can thiệp cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị tại bệnh viện cũng như trong cộng đồng. Do vậy, nghiên cứu ‘Xác định tỷ lệ kiến thức và thực hành đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2023’ đã được thực hiện.

2. Tổng quan nghiên cứu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim mạch trên Thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp và biến chứng của tăng huyết áp hơn 7 triệu người [14]. Số người trưởng thành bị tăng huyết áp được dự đoán sẽ tăng 60% vào năm 2025, lên tổng số 1,56 tỷ người trưởng thành [15].

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, ước tính hiện nay nước ta có khoảng 12 triệu bị tăng huyết áp, tức là cứ 5 người trưởng thành thì có một người mắc tăng huyết áp. Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… làm cho hàng trăm nghìn người bị liệt, tàn phế, hoặc mất sức lao động mỗi năm. Đáng chú ý, các bệnh tim mạch đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chiếm 33% tổng số ca tử vong trên cả nước. Kết quả điều tra của Bộ Y tế (năm 2015) cũng cho thấy, hiện có 45% nam giới hút thuốc; 77% nam giới uống rượu bia, trong đó gần một nửa uống ở mức nguy hại. Người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và khoảng 1/3 dân số thiếu hoạt động thể lực [16]. Đây là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, hoặc làm cho bệnh tiến triển nặng gây biến chứng tim mạch [17],[18]. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thu và cộng sự (năm 2018) về khảo sát kiến thức và thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp, kiến thức đạt của bệnh nhân về phòng biến chứng là 61,2%, thực hành đạt của bệnh nhân về phòng biến chứng là 55,3%, cho thấy kiến thức về dấu hiệu nhận biết sớm các biến chứng còn rất thấp và thực hành thay đổi lối sống còn chưa được cao [19].

Năm 2016, nghiên cứu của Nguyễn Văn Cường và cộng sự về “Khảo sát kiến thức, thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền - Thừa Thiên Huế, năm 2016” trên 198 bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh bị tăng huyết áp có kiến thức đạt về phòng biến chứng của THA chiếm tỷ lệ thấp (20,7%), tỷ lệ thực hành đạt về phòng biến chứng THA thấp (18,7%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thực hành phòng biến chứng THA của người bị THA với: trình độ học vấn, giới tính và kiến thức. Những người có trình độ học vấn trên THPT, nữ và kiến thức đạt về phòng biến chứng có thực hành đạt về phòng biến chứng THA cao lần lượt gấp 3,1; 6,8 và 2,61 lần những người có trình độ dưới THPT, giới tính nam và người có kiến thức không đạt [20].

Năm 2018, nghiên cứu của Đinh Thị Thu và cộng sự về “Kiến thức và thực hành về phòng biến chứng tăng huyết áp của người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2018” trên 322 người bệnh điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Thu được kết quả tỷ lệ người bệnh bị tăng huyết áp có kiến thức đạt về phòng biến chứng của tăng huyết áp là 61,2%, tỷ lệ người bệnh bị tăng huyết áp có thực hành đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp là 55,3%. Trong đó, kiến thức về tuân thủ điều trị khá tốt, tuy nhiên kiến thức về các dấu hiệu nhận biết sớm các biến chứng còn rất thấp: Biến chứng tại não (22%), tim (36,6%), thận (7,7%), mắt (4,1%), chỉ có 5,6% người bệnh kiểm soát được chỉ số huyết áp mục tiêu [19]

Năm 2020, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nguyên và cộng sự về “Kiến thức và thực hành dự phòng biến chứng tăng huyết áp của bệnh nhân tại khoa nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2020” thực hiện trên 326 bệnh nhân. Kết quả khảo sát thu được, tỷ lệ kiến thức đạt về dự phòng biến chứng là 63,5%, tỷ lệ thực hành đạt về dự phòng biến chứng là 53,1%. Cho thấy kiến thức và thực hành về phòng biến chứng còn hạn chế, người bệnh chưa chú ý nhiều đến thực hành dự phòng, đặc biệt là tuân thủ dùng thuốc theo toa bác sĩ chưa cao [21].

Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ kiến thức và thực hành về phòng biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú có ý nghĩa rất quan trọng trong ngành sức khoẻ nói riêng và để nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung.

3.Phương pháp nghiên cứu

  1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu là cắt ngang mô tả

3.2 Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại Phòng khám Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh từ tháng 18/05/2023 đến 28/ 07/2023 với đối tượng là Bệnh nhân được chẩn đoán THA và đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2023. Tiêu chuẩn chọn lựa là bệnh nhân được chẩn đoán THA và đang điều trị ngoại trú đến tái khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh, bệnh nhân đi khám có mang theo sổ khám bệnh, tinh thần bình thường, có khả năng giao tiếp tốt, biết chữ và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ là Bệnh nhân không có khả năng trả lời phỏng vấn (người khuyết tật câm, điếc, người bị tâm thần, mất trí nhớ..), bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

3.3 phương pháp chọn mẫu: Theo phương pháp thuận tiện cho đến khi đủ cỡ mẫu cho bài nghiên cứu. Cỡ mẫu là cỡ mẫu được chọn đưa vào nghiên cứu là 355 bệnh nhân.

3.4 Công cụ và Kĩ thuật thu thập số liệu

Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Nguyên trong nghiên cứu “Kiến thức và thực hành dự phòng biến chứng tăng huyết áp của bệnh nhân tại khoa nội tim mạch Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2020”[19].

Điều tra viên tới khoa khám bệnh gặp bệnh nhân thông báo mục đích của nghiên cứu và cách trả lời phiếu theo quy định cho đối tượng nghiên cứu. Nếu bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ ký vào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu và tiến hành trả lời các câu hỏi trong phiếu phỏng vấn.

3.5 Phương pháp phân tích số liệu

Các số liệu được kiểm tra và nhập, thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0. Tính tần số, tỷ lệ % theo các nội dung nghiên cứu. Đo lường chỉ số OR và khoảng tin cậy (KTC) 95% để đánh giá mối liên quan.

3.6 Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành sau khi được sự cho phép của hội đồng Y Đức Khoa Y - Dược Trường Đại học Trà Vinh. Bệnh nhân tham gia vào cuộc nghiên cứu này được giải thích rõ về mục đích, lợi ích và quá trình nghiên cứu. Bệnh nhân có quyền đồng ý hay từ chối tham gia nghiên cứu, sự tham gia của bệnh nhân là hoàn toàn tự nguyện không ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. Mọi thông tin của bệnh nhân đều được giữ bí mật và sử dụng trong mục đích nghiên cứu.

4.Kết luận và thảo luận

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=355)

Đặc điểm chung

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam

144

40,6

Nữ

211

59,4

Nhóm tuổi

20 - 39 tuổi

7

2,0

40 - 60 tuổi

119

33,5

> 60 tuổi

229

64,5

Dân tộc

Kinh

314

88,5

Hoa

6

1,7

Khmer

35

9,9

Nơi ở

Thành thị

144

40,6

Nông thôn

211

59,4

Tôn giáo

Phật giáo

170

47,9

Thiên chúa giáo

25

7,0

Khác

160

45,1

Trình độ học vấn

Tiểu học (cấp 1)

166

46,8

THCS (cấp 2)

126

35,5

THPT (cấp 3)

52

14,6

Cao đẳng

1

0,3

Đại học

10

2,8

Nghề nghiệp

Nông dân

72

20,3

Cán bộ công nhân viên chức

12

3,4

Buôn bán

31

8,7

Hưu trí

178

50,1

Nội trợ

59

16,6

Khác

3

0,8

Bảng 1 cho thấy, nghiên cứu đa phần đối tượng tham gia là nữ giới chiếm tỷ lệ là 59,4%. Nhóm bệnh nhân có độ tuổi > 60 tuổi chiếm tỷ lệ là 64,5% cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Phần lớn đối tượng nghiên cứu là dân tộc kinh chiếm tỷ lệ 88,5%. Đa phần đối tượng nghiên cứu sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ là 59,4%. Trong đó phật giáo là tôn giáo chính chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,9%. Với trình độ học vấn bậc tiểu học chiếm đa số 46,8%. Trong tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu, phần lớn nhóm bệnh nhân hưu trí chiếm tỷ lệ cao nhất với 50,1%.

Tỉ lệ kiến thức và thực hành về phòng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh
Biểu đồ 1: Đặc điểm chung về chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) của đối tượng về bệnh THA (n=355)

Biểu đồ 1 cho thấy, phần lớn đối tượng nghiên cứu có chỉ số BMI bình thường chiếm tỷ lệ là 73%.

Biểu đồ 2 Đặc điểm chung về nguồn thông tin của đối tượng về bệnh THA (n=355)

Tỉ lệ kiến thức và thực hành về phòng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh

Theo biểu đồ 2 cho thấy trong các nguồn thông tin mà bệnh nhân được tiếp cận về bệnh tăng huyết áp thì nguồn thông tin qua nhân viên y tế chiếm tỷ lệ cao nhất là 99,4%, nguồn thông tin qua đọc sách báo chiếm tỷ lệ ít nhất là 3,7%


B. Đặc điểm về kiến thức phòng biến chứng của đối tượng nghiên cứu

Tỉ lệ kiến thức và thực hành về phòng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh
Biểu đồ 3: Kiến thức chung của đối tượng về phòng biến chứng THA (n=355)

Theo biểu đồ 3 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp là 43%

Về đặc điểm chung, nghiên cứu có sự tham gia của 355 bệnh nhân đang điều trị ngoại trú trong đó tỷ lệ nữ giới là 59,4% cao hơn nam giới 40,6%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nguyên và cộng sự được tiến hành trên bệnh nhân tăng huyết áp đang được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2020 cho thấy tỷ lệ nữ giới là 67,5% và nam giới là 32,5% [23], nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thu và cộng sự nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2018 tỷ lệ nữ giới chiếm 60,2% và nam giới là 39,8% [19], nghiên cứu của tác giả Sa’adeh và cộng sự năm 2018 tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe thành phố Nablus, trên 374 đối tượng nghiên cứu thì tỷ lệ nữ giới chiếm 65% cao hơn so với tỷ lệ nam giới 35% [21].

Về kiến thức phòng biến chứng tăng huyết áp, kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức của 355 đối tượng về phòng biến chứng tăng huyết áp chỉ có 43% bệnh nhân có kiến thức đạt và có tới 57% bệnh nhân có kiến thức không đạt. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cường với 20,7% bệnh nhân có kiến thức đạt và 79,3% bệnh nhân có kiến thức không đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp [20]. Tuy nhiên lại thấp hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nguyên với 63,5% bệnh nhân có kiến thức đạt và 36,5% bệnh nhân có kiến thức không đạt [23]. Nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thu, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt khá cao với 61,2%, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức không đạt là 38,8% [19]. Qua kết quả cho thấy kiến thức đạt của bệnh nhân còn hạn chế, bệnh nhân vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ các thông tin về phòng biến chứng bệnh tăng huyết áp. Đây là mối nguy cơ dẫn tới biến chứng ở những người bị THA, làm gia tăng các trường hợp tử vong hoặc tàn phế vì bệnh THA, gây ra gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội.

Về thực hành phòng biến chứng tăng huyết áp, qua khảo sát phỏng vấn 355 đối tượng nghiên cứu về phòng biến chứng tăng huyết áp, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thực hành đạt khá cao với 70%, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thực hành không đạt là 30%. Kết quả nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cường, chỉ với 18,7% bệnh nhân có thực hành đạt và có tới 81,3% bệnh nhân có thực hành không đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp [20]. Điều này có thể lí giải là do nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Cường thực hiện trên địa bàn vùng nông thôn của tỉnh Thừa Thiên Huế nên thực hành chung đạt có xu hướng thấp hơn. Trong khi đó kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nguyên được tiến hành trên bệnh nhân tăng huyết áp đang được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang (2020) với 53,1% bệnh nhân có thực hành đạt và 46,9% bệnh nhân có thực hành không đạt [23]. Nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thu và cộng sự nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh (2018), tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thực hành đạt với 61,2%, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thực hành không đạt là 38,8% [19]. Qua kết quả cho thấy đối tượng nghiên cứu này có thực hành đạt cao hơn so với các kết quả nghiên cứu khác, tuy nhiên vẫn còn có 30% bệnh nhân tuy đã biết mình bị tăng huyết áp nhưng vẫn chưa thực hiện các biện pháp phòng biến chứng một cách hiệu quả..

5. Kết luận

Qua khảo sát 355 đối tượng tăng huyết áp đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2023, kết quả cho thấy những kết luận sau:

Nghiên cứu đã phân tích Tỷ lệ kiến thức và thực hành về phòng biến chứng THA của bệnh nhân THA.

Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đạt về phòng biến chứng THA là 43%. Tỷ lệ bệnh nhân có thực hành đạt về phòng biến chứng THA là 70%..

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2019), “Tăng huyết áp là một bệnh lý nguy hiểm”.

2. Abu, H., Aboumatar, H., Carson, K. A., Goldberg, R., & Cooper, L. A. (2018). Hypertension knowledge, heart healthy lifestyle practices and medication adherence among adults with hypertension. European journal for person centered healthcare, 6(1), 108.

3. Roopa KS, Rama Devi G. (2014). Impact of intervention programme on knowledge, attitude, practices in the management of hypertension among elderly. Stud Home Community Sci, 8(1), 11–6.

4. Bộ Y tế (2019), “Tăng huyết áp và những biến chứng kho lường”.

5. M. Bilal, A. Haseeb, S. S. Lashkerwala et al. (2016). Knowledge, awareness and self-care practices of hypertension among cardiac hypertensive patients. Global Journal of Health Science, vol. 8, no. 2, p. 9.

6. World Health Organization. (2011). Global status report on non- communicable diseases 2010. Geneva: World Health Organization

7. H.-R. Han, H.-J. Song, T. Nguyen, and M. T. Kim. (2014). Measuring self- care in patients with hypertension: a systematic review of literature. Journal of Cardiovascular Nursing, vol. 29, no. 1, pp. 55–67.

8. Bộ Y tế (2015), “Tăng huyết áp, Kẻ giết người thầm lặng”.

9. Brown, M. T., & Bussell, J. K. (2011). Medication adherence: WHO cares?. In Mayo clinic proceedings (Vol. 86, No. 4, pp. 304-314). Elsevier

10. H. Hu, G. Li, and T. Arao. (2013). Prevalence rates of self-care behaviors and related factors in a rural hypertension population: a questionnaire survey. International Journal of Hypertension, vol. 2013, Article ID 526949, 8 pages

11. Worku Kassahun, C., Asasahegn, A., Hagos, D., Ashenafi, E., Tamene, F., Addis, G., & Endalkachew, K. (2020). Knowledge on hypertension and self- care practice among adult hypertensive patients at university of Gondar comprehensive specialized hospital, Ethiopia, 2019. International Journal of Hypertension

12. A. Bagale. (2016). Awareness of hypertensive patients about disease, self- care and complication. Saudi Journal of Medical and Pharmaceutical Sciences, vol. 2, no. 4, pp. 65–68.

13. Jankowska-Polańska, B., Uchmanowicz, I., Dudek, K., & Mazur, G. (2016). Relationship between patients’ knowledge and medication adherence among patients with hypertension. Patient preference and adherence, 2437-2447.

14. Bộ Y tế (2017), “Thực trạng đáng báo động về bệnh tăng huyết áp tại Việt Nam”

15. Jankowska-Polańska, B., Uchmanowicz, I., Dudek, K., & Mazur, G. (2016). Relationship between patients’ knowledge and medication adherence among patients with hypertension. Patient preference and adherence, 2437-2447.

16. Bộ Y tế (2019), “Ngày phòng, chống tăng huyết áp thế giới (17-5)”.

17. L. A. Bakhsh, A. A. Adas, M. A. Murad et al. (2017). Awareness and knowledge on hypertension and its self- care practices among hypertensive patients in Saudi. Annals of International Medical and Dental Research, vol. 2, no. 5.

18. S. Tesema, B. Disasa, S. Kebamo, and E. Kadi. (2016). Knowledge, attitude and practice regarding life style modifications of hypertensive patients at Jimma University Ethiopia. International Journal of Hypertension

19. Đinh Thị Thu và cộng sự (2018), “Kiến thức và thực hành về phòng biến chứng tăng huyết áp của người bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2018”. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, Tập 02 - Số 01, 19-26.

20. Đinh Thị Thu và cộng sự (2018), “Kiến thức và thực hành về phòng biến chứng tăng huyết áp của người bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2018”. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, Tập 02 - Số 01, 19-26.

21. Nguyễn Thị Hồng Nguyên và cộng sự (2020), “Kiến thức và thực hành dự phòng biến chứng tăng huyết áp của bệnh nhân tại khoa nội tim mạch Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang năm 2020”. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, Số 10 - 2020, 239-250.

Tác giả:

Lâm Tải Hoàng Hiếu,

Nguyễn Thị Ngọc Ngoan,

Lê Thị Thuỳ Linh

Cùng chuyên mục

Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu, Bệnh viện Tâm Anh ký hợp tác song phương

Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu, Bệnh viện Tâm Anh ký hợp tác song phương

(SKV) - Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa công bố ký kết hợp tác trao đổi nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa. Đây là hợp tác song phương đầu tiên của trường đại học danh tiếng thế giới với một viện nghiên cứu, hệ thống bệnh viện đa khoa uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
CCB Nguyễn Thế Vinh: Làm vì đam mê, cho đi là hạnh phúc

CCB Nguyễn Thế Vinh: Làm vì đam mê, cho đi là hạnh phúc

“Trở về từ cõi chết” ở các cuộc chiến đấu và chiến thắng bệnh hiểm nghèo, CCB Nguyễn Thế Vinh (68 tuổi, hiện ở phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn, Bình Định) đã dám nghĩ, dám làm, tự tạo cơ hội làm giàu. Đặc biệt, ông còn dành hết tâm lực cho các hoạt động vì cộng đồng.
Dự án Luật Phòng bệnh: Nâng cao chất lượng cuộc sống, vì sức khỏe cộng đồng

Dự án Luật Phòng bệnh: Nâng cao chất lượng cuộc sống, vì sức khỏe cộng đồng

Theo Bộ Y tế, Chính phủ đã nhất trí đưa dự án Luật Phòng bệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 với kỳ vọng sẽ khắc phục những bất cập, tồn tại của Luật hiện hành.
Người dùng BHYT cần biết: Danh sách cấp chuyên môn của 48 bệnh viện

Người dùng BHYT cần biết: Danh sách cấp chuyên môn của 48 bệnh viện

Bộ Y tế đã có kết quả đánh giá xếp cấp chuyên môn của 48 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Trong đó, 4 bệnh viện được xếp cấp chuyên môn chuyên sâu mức kỹ thuật cao là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh Đa khoa Trung ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.
Việt Nam ghi nhiều dấu ấn trong hiến, ghép tạng

Việt Nam ghi nhiều dấu ấn trong hiến, ghép tạng

Ngày 7/1, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã tổ chức hội nghị tổng kết mạng lưới hiến mô, tạng từ người chết não 2024 và định hướng phát triển 2025.
Sửa đổi, bổ sung quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế

Sửa đổi, bổ sung quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế

Ngày 6/1, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế.

Các tin khác

Bộ Y tế đề xuất mở rộng địa điểm cấm hút thuốc lá

Bộ Y tế đề xuất mở rộng địa điểm cấm hút thuốc lá

Mới đây, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo góp ý về mở rộng địa điểm cấm hút thuốc lá, in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh và xác định thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện gây tác hại cho sức khỏe con người đưa vào hàng cấm theo Nghị quyết số 173/2024/QH15 của Quốc hội.
Nhiều quy định mới về khám bệnh BHYT có hiệu lực từ năm 2025

Nhiều quy định mới về khám bệnh BHYT có hiệu lực từ năm 2025

Từ ngày 1/1/2025, một số quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Triển khai quy định cấm thuốc lá mới như thế nào?

Triển khai quy định cấm thuốc lá mới như thế nào?

Bộ Y tế đã có Tờ trình xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ đối với các nội dung liên quan đến việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025.
Nghị quyết mới trong lĩnh vực y tế: Động lực phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe Thủ đô

Nghị quyết mới trong lĩnh vực y tế: Động lực phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe Thủ đô

Hà Nội tiên phong thực hiện các Nghị quyết y tế mang tính chiến lược, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện và nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Hội Nam Y Việt Nam: Hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa”

Hội Nam Y Việt Nam: Hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa”

Sáng 21/12/2024, tại Trường tiểu học & THCS Xanh Tuệ Đức (Hà Nội) Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa” do TTND.GS.TS Trương Việt Bình - nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam - chia sẻ thông tin. Tham dự hội thảo có BS Nguyễn Hoàng Sơn- Phó Chủ tịch Hội Nam Y Việt Nam; Ths Nguyễn Văn Tài- Chánh Văn phòng Hội Nam Y Việt Nam... cùng đông đảo hội viên Hội Nam Y Việt Nam. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng ngày 7/12/2024, tại huyện Yên Mỹ (tỉnh Hưng Yên), Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (YDHCTVN) tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Không phân biệt hạng bệnh viện trong kê đơn thuốc BHYT

Không phân biệt hạng bệnh viện trong kê đơn thuốc BHYT

Từ 1/1/2025, các cơ sở y tế sẽ được sử dụng toàn bộ các thuốc trong danh mục BHYT phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Cần đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Cần đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xem xét nhiều yếu tố khi đưa đồ uống có đường vào danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; nhất là có nhiều sản phẩm hàm lượng đường còn cao hơn trong nước giải khát.
Việt Nam làm chủ được nhiều kỹ thuật mới trong điều trị ung thư máu, huyết học

Việt Nam làm chủ được nhiều kỹ thuật mới trong điều trị ung thư máu, huyết học

Thời gian tới, ngành Huyết học - Truyền máu sẽ tập trung vào các kỹ thuật mới nhất mà khu vực và thế giới đang phát triển như: ghép tế bào gốc tạo máu, ghép tế bào gốc trung mô và các liệu pháp mới liên quan điều trị tế bào…
Thiền năng lượng rung động cộng hưởng: Giải pháp đột phá khai mở tiềm năng con người

Thiền năng lượng rung động cộng hưởng: Giải pháp đột phá khai mở tiềm năng con người

Thiền năng lượng rung động cộng hưởng (RVEM - Resonant Vibrating Energy Meditation) phá vỡ những rào cản về cách nhìn nhận con người, vượt lên trên những lăng kính hạn hẹp của y học, giáo dục hay xã hội. RVEM như một chìa khóa vạn năng, mở ra cánh cửa năng lượng nhất thể tiềm ẩn bên trong mỗi cá nhân, trao quyền cho họ chủ động tự huấn luyện, liên tục gia tăng tâm thế năng lượng đỉnh cao để sống mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xem thêm
Hội Nam y Việt Nam tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 - khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 - khu vực phía Nam

SKV - Sáng 18/01, Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025 (khu vực phía Nam) của Hội Nam y Việt Nam đã được tổ chức long trọng tại Hội trường Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (Quận 3, TP.HCM).
Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Năm 2024 là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Hội Nam Y Việt Nam, với nhiều thành tựu đáng tự hào trong việc kết nối hội viên, đào tạo chuyên môn và thực hiện các hoạt động xã hội ý nghĩa. Bước sang năm 2025, Hội tiếp tục đặt ra những mục tiêu nhằm mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những phương hướng mới không chỉ khẳng định vai trò của Nam Y trong ngành y học cổ truyền mà còn mở ra cơ hội hợp tác và phát triển.
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận

Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận

Sáng 12/01, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Ninh Thuận, nhiệm kỳ 2024-2029.
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng  lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sáng ngày 08/01/2025, tại Thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng, Chi Hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng đã long trọng tổ chức Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Ngày 30/12, tại khu du lịch Ao Vua (Hà Nội), Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ lần thứ VI nhiệm kỳ 2023-2027; Tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
Phiên bản di động