Mới nhất Đọc nhiều

VIÊM GAN DO SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG LAO

Bệnh Lao do các chủng mycobacterium tuberculosis gây ra được điều trị hiệu quả bằng các thuốc chống lao hàng đầu. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc kháng lao được biết là gây độc cho gan, điều này có thể hạn chế sự tuân thủ điều trị và do đó dẫn đến sự tiến triển của kháng thuốc do vi khuẩn mycobacteria. Tỷ lệ viêm gan do thuốc kháng lao cao. Bệnh nhân nên được theo dõi bằng cách đo men gan thường xuyên để đánh giá sự phát triển của viêm gan do thuốc kháng lao. Do đó, chức năng gan của bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh đồng mắc và lao ngoài phổi nên được theo dõi thường xuyên để giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm độc gan do thuốc.

Tuberculosis caused by susceptible mycobacterium tuberculosis strains is effectively treated by the first-line anti-tuberculosis drugs. However, most antibacterial drugs are known to induce hepatotoxicity which may limit their adherence and hence lead to the development of mycobacterial drug resistance. The incidence of anti-tuberculosis drug-induced hepatitis was high. The patients should be followed with frequent measurement of liver enzymes to assessfor the development of drug-induced hepatitis. Therefore, the liver function of patients with old age, comorbid diseases, and extrapulmonary tuberculosis should be regularly monitored to reduce the severity of drug-induced hepatotoxicity.

  1. GIỚI THIỆU

Bệnh lao là một bệnh nhiễm khuẩn mạn tính do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp do hít phải chất tiết có chứa vi khuẩn lao. Lao phổi là thể bệnh lao thường gặp nhất, chiếm khoảng 70% tổng số trường hợp bệnh nhân lao. Ngoài ra M. Tuberculosis còn theo đường máu và bạch huyết đến các cơ quan khác gây lao màng não, lao tiết niệu – sinh dục, lao xương khớp, lao hạch... Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại di chứng nặng nề cho người bệnh [1, 2, 16].

Điều trị bệnh lao mất nhiều thời gian do liệu trình sử dụng thuốc chống lao kéo dài 6 tháng trong đó isoniazid, rifampicin, pyrazinamide và ethambutol được dùng trong 2 tháng đầu ở giai đoạn tấn công, sau đó là 4 tháng sử dụng isoniazid, rifampicin và ethambutol ở giai đoạn duy trì. Việc tuân thủ tốt phác đồ là rất quan trọng để điều trị bệnh lao. Các tác dụng phụ thường ảnh hưởng bất lợi đến việc tuân thủ điều trị, dẫn đến bệnh nhân bỏ điều trị hoặc phải thay đổi phác đồ điều trị, điều này có thể dẫn đến điều trị không thành công. Một trong những tác dụng phụ ảnh hưởng đến kết quả điều trị lao là nhiễm độc gan do thuốc kháng lao [1, 22]

Tỷ lệ bệnh nhân bị viêm gan do thuốc kháng lao chiếm khoảng 2,55% - 36,75% theo số liệu báo cáo từ nhiều nghiên cứu khác nhau được thực hiện ở các quốc gia trên thế giới [19]. Nhiễm độc gan do thuốc kháng lao gây ra có liên quan đến tỷ lệ tử vong là 6%–12% và đôi khi tỷ lệ này có thể lên tới 22,7% [6]. Sự xuất hiện của nhiễm độc gan do thuốc là không thể đoán trước, nhưng người ta nhận thấy rằng một số bệnh nhân có nguy cơ tương đối cao hơn so với các đối tượng khác như: người cao tuổi, giới nữ, nghiện rượu, viêm gan siêu vi B...[17]. Lao ngoài phổi, bệnh đồng mắc và tuổi già có liên quan đáng kể với các thuốc chống lao hàng đầu gây độc cho gan [22]. Bệnh nhân có albumin huyết thanh ban đầu thấp, đang dùng các thuốc gây độc cho gan khác và có bệnh gan từ trước nên được theo dõi men gan nhiều lần sau khi bắt đầu dùng thuốc chống lao. Những bệnh nhân này nên được theo dõi bằng cách xét nghiệm men gan thường xuyên để đánh giá sự phát triển của viêm gan do thuốc. [10]

Tình trạng viêm gan trong điều trị lao là vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Bởi vì nó ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân, hiệu quả và thời gian điều trị. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu một số vấn đề về viêm gan do sử dụng thuốc kháng lao trong thực hành lâm sàng

  1. NỘI DUNG

Trong 5 loại thuốc chống lao hàng đầu streptomycin (S), rifampicin (R), isoniazid (H), pyrazinamid (Z), ethambutol (E) thường được sử dụng thì có 3 loại thuốc là isoniazid, rifampicin và pyrazinamide được biết là gây nhiễm độc gan [14]. Việc sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc trong thời gian dài để điều trị bệnh lao càng làm phức tạp thêm vấn đề độc tính do thuốc kháng lao gây ra. [1,2,3]

Isoniazid là loại thuốc phổ biến nhất có liên quan đến độc tính. Bốn nghiên cứu quan sát dựa trên dân số lớn đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm độc gan do isoniazid khi được sử dụng đơn trị liệu (trong điều trị lao tiềm ẩn) nằm trong khoảng 0,1%–0,56% [20]. Một đánh giá dựa trên dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ước tính rằng 23,2 trên 100.000 người chết khi điều trị dự phòng bằng isoniazid [8]. Trong một phân tích tổng hợp, isoniazid có nhiều khả năng liên quan đến nhiễm độc gan hơn (OR = 1,6) ngay cả khi không có rifampicin, nhưng sự kết hợp của hai loại thuốc này có liên quan đến tỷ lệ nhiễm độc gan cao hơn (OR = 2,6) khi so với từng loại thuốc riêng lẻ. Việc dùng thuốc hàng ngày chưa được chứng minh có nguy cơ nhiễm độc gan cao hơn việc dùng thuốc ba lần một tuần [11].

Cơ chế bệnh sinh gây tổn thương gan của thuốc kháng lao:

Isoniazid

Isoniazid được chuyển hóa và đào thải chủ yếu ở gan. Các enzym chủ chốt trong quá trình chuyển hóa, N -acetyltransferase 2 (NAT2) và enzym cytochrom P4502E1 (CYP2E1) của microsome xác định nguy cơ nhiễm độc gan. NAT2 chịu trách nhiệm chuyển hóa isoniazid thành acetyl isoniazid, sau đó được thủy phân thành acetyl hydrazine. Sau này có thể bị oxy hóa bởi CYP2E1 để tạo thành N-hydroxy-acetyl hydrazine, tiếp tục khử nước để tạo ra acetyl diazine. Bản thân acetyl diazine có thể là chất chuyển hóa độc hại hoặc có thể phân hủy thành ion acetyl onium phản ứng, gốc acetyl và ketene, có thể liên kết cộng hóa trị với các đại phân tử gan dẫn đến tổn thương gan. Enzyme NAT2 cũng chịu trách nhiệm tiếp tục acetyl hóa acetyl hydrazine thành diacetyl hydrazine không độc hại. Do đó, quá trình acetyl hóa chậm không chỉ dẫn đến sự tích lũy hợp chất gốc mà còn cả mono-acetyl hydrazine. Quá trình acetyl hóa acetyl hydrazine tiếp tục bị ức chế bởi chính isoniazid. Ngoài ra, quá trình thủy phân trực tiếp isoniazid mà không acetyl hóa tạo ra hydrazine có thể gây tổn thương gan [5, 21]

Cơ chế gây viêm gan của Isoniazid [21]

Rifampicin

Rifampicin là một chất cảm ứng mạnh của một số con đường enzym chuyển hóa trong hệ thống cytochrom P450 (CYP3A4) cụ thể thông qua PXR của tế bào gan. Sự kích hoạt CYP3A4 này dẫn đến tăng chuyển hóa isoniazid tạo ra các chất chuyển hóa độc hại, do đó giải thích tác dụng tăng cường của rifampicin trong nhiễm độc gan do thuốc chống lao gây ra. Rifampicin cũng gây ra các hydrolase isoniazid, dẫn đến tăng sản xuất hydrazine, đặc biệt là trong các chất acetyl hóa chậm, do đó làm tăng độc tính khi dùng kết hợp với isoniazid [5, 21].

Pyrazinamid

Pyrazinamid là một dẫn xuất của axit nicotinic. Pyrazinamid được chuyển hóa chủ yếu ở gan, được thủy phân thành axit pyrazinoic. Sau đó tiếp tục bị oxy hóa bởi xanthine oxidase thành axit 5-hydroxy pyrazinoic. Các chất chuyển hóa được thải trừ qua thận. Thời gian bán hủy của pyrazinamide dài hơn isoniazid và rifampicin; nó còn kéo dài hơn nữa khi có bệnh gan tiềm ẩn và khi được sử dụng với các loại thuốc khác ức chế xanthine oxidase như allopurinol [5, 21].

Tỷ lệ viêm gan do thuốc kháng lao:

Trong nghiên cứu của Yalew Molla, Muluken Wubetu và cộng sự (2020) tại Đại học Debre Markos, Debre Markos, Ethiopia ghi nhận tỷ lệ viêm gan ở bệnh nhân sử dụng thuốc kháng lao là 7,9% [22]; tương đương với một nghiên cứu được thực hiện ở Malaysia (9,7%) [14]. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này cao hơn một chút so với báo cáo ở Iran (5,5%) [15]. Ngoài ra, khả năng gây viêm gan do kháng lao của nghiên cứu này thấp hơn so với các nghiên cứu được thực hiện ở Pakistan (13%), Tây Ban Nha (12%) Florida (16,4%) và Ma-rốc (24,6%) [7].

Theo nghiên cứu của Liwam Kidane Gezahegn và cộng sự năm 2020 tại Bệnh viện Đại học Bắc Ethiopia ghi nhận tỷ lệ viêm gan do thuốc kháng lao là 13,8% [10]. Nhiều nghiên cứu được thực hiện ở các quốc gia khác nhau đã báo cáo rằng có khoảng một phần tư (2,55% - 36,75%) bệnh nhân dùng thuốc chống lao bị viêm gan do thuốc trong quá trình điều trị lao. Nhiễm độc gan do thuốc chống lao gây ra có liên quan đến tỷ lệ tử vong là 6%–12% nếu các thuốc này được tiếp tục sau khi xuất hiện các triệu chứng, và đôi khi tỷ lệ này có thể lên tới 22,7% [6, 10 ].

Theo tổng hợp số liệu của Alma Tostmann và cộng sự tỷ lệ nhiễm độc gan do thuốc kháng lao được báo cáo, phản ứng bất lợi nghiêm trọng nhất và có khả năng gây tử vong, dao động trong khoảng từ 2% đến 28% [5].

Triệu chứng lâm sàng

Biểu hiện của nhiễm độc gan do thuốc kháng lao bao gồm: Triệu chứng cơ năng: đau hạ sườn phải; vàng da, vàng mắt; ngoài ra bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi kèm theo chán ăn; buồn nôn, nôn ói. Triệu chứng thực thể: gan to. Cận lâm sàng: tăng men gan. [1, 10, 17]

Theo nghiên cứu của Liwam Kidane Gezahegn và cộng sự năm 2020 tại Bệnh viện Đại học Bắc Ethiopia ghi nhận Các đặc điểm lâm sàng phổ biến nhất là buồn nôn và nôn (96,2%), sau đó là mệt mỏi và vàng da, tương ứng là 80,8% và 65,4%. Có 88% bệnh nhân cải thiện sau khi ngừng thuốc chống lao [10].

Nhiễm độc gan thường được chẩn đoán bằng tình trạng tăng nồng độ các men gan AST, ALT và/hoặc tăng bilirubin toàn phần có hoặc không kèm theo biểu hiện vàng da [1, 17]

Bảng phân độ viêm gan do thuốc kháng lao [1, 5]

Thông số

Tăng ALT

Tăng AST

Tăng Bilirubin toàn phần

Mức độ 1

1,25 đến < 2,5 x ULN

1,25 đến < 2,5 x ULN

1,1 đến < 1,6 x ULN

Mức độ 2

2,5 đến < 5 x ULN

2,5 đến < 5 x ULN

1,6 đến < 2,6 x ULN

Mức độ 3

5 đến < 10 x ULN

5 đến < 10 x ULN

2,6 đến < 5 x ULN

Mức độ 4

≥ 10 x ULN

≥ 10 x ULN

≥ 5 x ULN

*Ghi chú: Upper Limit of Normal (ULN): giới hạn trên bình thường.

Thời gian tăng men gan:

Theo nghiên cứu của Yalew Molla và cộng sự (2020) ghi nhận. Các thuốc chống lao gây viêm gan xảy ra trong khoảng thời gian từ 8–56 ngày kể từ khi bắt đầu điều trị ở giai đoạn tấn công. Tương tự như kết quả của nghiên cứu này, thời gian bắt đầu biểu hiện viêm gan do thuốc được tiến hành ở vùng Dawro, Ethiopia nằm trong khoảng từ 13–58 ngày kể từ khi bắt đầu điều trị [22]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu được thực hiện ở Ma-rốc, thời điểm bắt đầu có biểu hiện viêm gan do thuốc chống lao gây ra được báo cáo là 10–25 ngày [7]. Nhìn chung, mặc dù thời gian khởi phát viêm gan giữa các nghiên cứu là khác nhau, nhưng các bệnh nhân đã có tiến triển viêm gan trong giai đoạn điều trị tấn công khi cơ chế thích ứng của gan không được kích hoạt để chống lại thuốc điều trị lao [22]. Theo nghiên cứu của Makhlouf HA, Helmy A và cộng sự (2008) được thực hiện ở Ai Cập chức năng gan của bệnh nhân bị viêm gan trở về bình thường sau 2 tuần ngưng điều trị [17,22].

Theo nghiên cứu của Liwam Kidane Gezahegn và cộng sự (2020) thời gian tiến triển trung bình của viêm gan do thuốc là 12 ngày, dao động từ 5–52 ngày [10]. Các nghiên cứu khác được thực hiện ở Pakistan, Ai Cập và vùng Dawro (Ethiopia) cũng cho kết quả tương tự [4, 13]. Thời gian trung bình để men gan trở lại bình thường là 14 ngày, dao động từ 7-32 ngày. Trong số những bệnh nhân này, năm bệnh nhân bị tái phát viêm gan do thuốc sau khi dùng lại thuốc chống lao [10]

Các yếu tố liên quan đến tình trạng viêm gan do thuốc kháng lao:

Trong nghiên cứu của Yalew Molla, Muluken Wubetu và cộng sự (2020) tại Đại học Debre Markos, Debre Markos, Ethiopia ghi nhận những trường hợp bệnh nhân có thêm bệnh lao ngoài phổi, tuổi già và bệnh đồng mắc đi kèm được coi là những yếu tố nguy cơ quan trọng trong việc tiến triển tình trạng nhiễm độc gan do thuốc kháng lao [22].

Khả năng tiến triển viêm gan đối với thuốc kháng lao thấp hơn 0,85 lần ở những bệnh nhân từ 18–49 tuổi so với những người từ 65 tuổi trở lên. Kết quả này tương tự với một số nghiên cứu khác được thực hiện ở Iran; Canada và Tây Ban Nha. Tỷ lệ viêm gan do thuốc kháng lao cao hơn ở người lớn tuổi có thể là do sự phối hợp của các bệnh đồng mắc và việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ để điều trị các bệnh đồng mắc này ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi [6, 15, 22]

Bệnh nhân lao phổi có nguy cơ tiến triển viêm gan do thuốc kháng lao thấp hơn 0,26 lần so với những người mắc bệnh lao ngoài phổi. Lao ngoài phổi được ghi nhận là có liên quan đến tỷ lệ viêm gan do thuốc kháng lao cao hơn trong các nghiên cứu được thực hiện ở Nepal và Ấn Độ [18, 22].

Bệnh nhân mắc bệnh nội khoa kèm theo có nguy cơ bị viêm gan cao gấp 12,9 lần so với bệnh nhân mắc lao đơn thuần. Phát hiện này được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu khác nhau. Điều này có thể là do việc sử dụng đồng thời các thuốc điều trị bệnh đi kèm làm giảm chuyển hóa và bài tiết thuốc gây độc cho gan [12, 22]

Tiêu thụ rượu là một yếu tố nguy cơ của viêm gan do thuốc kháng lao, đã được trình bày trong các nghiên cứu được thực hiện tại vùng Dawro [4]; Iran [15]; và Nepal [18].

Bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính trước đó, dùng các loại thuốc gây độc cho gan khác và lượng albumin huyết thanh thấp hơn được coi là những yếu tố dự đoán độc lập về việc tiến triển bệnh viêm gan do thuốc. Theo nghiên cứu của Liwam Kidane Gezahegn và cộng sự (2020) ghi nhận albumin huyết thanh thấp hơn có liên quan đáng kể đến sự tiến triển của bệnh viêm gan do thuốc [10]. Điều này phù hợp với các nghiên cứu được thực hiện ở Ấn Độ, Ai Cập và Malaysia [9, 10, 13].

Xử trí tăng men gan [1, 5]

Mức độ tăng men gan

Hướng xử trí

Men gan < 2,5 x ULN

Tiếp tục phác đồ điều trị.

2,5 ULN < Men gan < 5 ULN + KHÔNG Triệu chứng lâm sàng

-Tiếp tục phác đồ điều trị.

-Xét nghiệm men gan mỗi tuần.

2,5 ULN< Men gan< 5 ULN +

  • Triệu chứng lâm sàng hoặc

Men gan ≥ 5 x ULN

-Ngưng toàn bộ thuốc kháng lao hoặc sử dụng S,E,Levofloxacin.

-Xét nghiệm men gan mỗi tuần hoặc 2 lần/tuần.

-Khi men gan < 2,5 x ULN à có thể điều trị lại thuốc kháng lao

Men gan > 10 ULN

-Tạm ngừng sử dụng toàn bộ thuốc lao.

-Nhập viện, điều trị tích cực, hội chẩn chuyên khoa tiêu hóa.

-Nếu bilirubin toàn phần > 250 µmol/l kết hợp triệu chứng lâm sàng nặng, cần điều trị hỗ trợ gan tích cực và xem xét sử dụng biện pháp thay huyết tương,

-Các yếu tố tiên lượng nặng:

+ Tăng bilirubin.

+ Rối loạn các yếu tố đông máu.

-Nếu mức độ viêm gan có khả năng đe dọa tính mạng, không phải do Viêm gan siêu vi hoặc Bệnh nhân mắc thể lao nặng mà việc ngừng tạm thời việc điều trị kháng lao là không an toàn à S,E, Levofloxacin

-Nếu việc điều trị kháng lao có thể tạm ngừng thì nên chờ cho các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm chức năng gan về bình thường à dùng lại các thuốc kháng lao.

-Khi men gan < 2 ULN à dùng lại thuốc kháng lao. Ở người bệnh có tiền sử bị bệnh gan, dùng lại thuốc khi men gan giảm về gần mức giới hạn bình thường.

Một số phác đồ thay thế khi xác định được tác nhân gây tổn thương gan : [1, 5]

+ Nếu viêm gan do Rifampicin (R): 2SHE /10 HE.

+ Nếu viêm gan do Isoniazid (H): 9RZE

+ Nếu viêm gan do Pyrazinamide (Z): 9RHE.

+ Nếu không thể sử dụng RHZ: 18 – 24 SEFQs (Fluoroquinolon)

+ Giảm còn 2 thuốc gây độc cho gan:

  • 9 tháng HRE
  • 2 tháng HRSE/6 tháng RH
  • 6-9 tháng với RZE

+ Chỉ sử dụng 1 thuốc độc với gan: 2 tháng HES/10 tháng HE

+ Không sử dụng thuốc độc với gan: 18-24 tháng SEFQs

  1. KẾT LUẬN

Viêm gan do thuốc kháng lao là một trong những biến cố bất lợi thường gặp nhất trong điều trị lao. Tỷ lệ viêm gan tương đối cao ở bệnh nhân có sử dụng thuốc RHZ trong phác đồ điều trị hàng đầu. Do đó cần phải theo dõi men gan thường xuyên để có những hướng xử trí phù hợp và sử dụng phác đồ thay thế trong một số trường hợp cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Bộ Y Tế (2020), “Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao”, Số: 1314/QĐ-BYT, Hà Nội ngày 24 tháng 3 năm 2020.

[2] Nguyễn Thị Thu Ba (2015), Bệnh học lao, NXB Y học, tr. 36-43

Tiếng Anh

[3] Abbasi MA, Ahmed N, Suleman A, et al (2014), “Common risk factors for the development of anti tuberculosis treatment induced hepatotoxicity”. J Ayub Med Coll Abbottabad. 26:3.

[4] Abera W, Cheneke W, Abebe G (2016), “Incidence of anti-tuberculosis drug induced hepatotoxicity and associated risk factors among tuberculosis patients in Dawro Zone, South Ethiopia: A cohort study”. International journal of mycobacteriology; 5:14–20.

[5] Alma Tostmann, Martin J Boeree, Rob E Aarnoutse, Wiel C M De Lange, Andre J A M Van Der Ven, Richard Dekhuijzen (2008), “Antituberculosis drug-induced hepatotoxicity: Concise up-to-date review”. Journal of Gastroenterology and Hepatology, Volume 23, Issue 2, pp.165-340.

[6] Devarbhavi H, Singh R, Patil M, Sheth K, Adarsh CK, Balaraju G (2013), “Outcome and determinants of mortality in 269 patients with combination anti-tuberculosis drug-induced liver injury”, JGastroenterol Hepatol; 28: 161–7.

[7] El Bouazzi O, Hammi S, Bourkadi JE, et al (2016), “First line anti-tuberculosis induced hepatotoxicity: incidence and risk factors”, Pan Afr Med J.;25.

[8] Freidman LS (2012), “uptodate 21.6: Tests of the liver's biosynthetic capacity (eg, albumin, coagulation factors, prothrombin time)”

[9] Gaude GS, Chaudhury A, Hattiholi J (2015), “Drug induced hepatitis and the risk factors for liver injury in pulmonary tuberculosis patients”, J Family Med Prim Care; 4(2): 238–243.

[10] Gezahegn LK, Argaw E, Assefa B, Geberesilassie A, Hagazi M (2020), “Magnitude, outcome, and associated factors of antituberculosis drug-induced hepatitis among tuberculosis patients in a tertiary hospital in North Ethiopia: A cross-sectional study”, PLoS ONE 15(11): e0241346.

[11] Ghasemi BR, Haj AM, Samimi R (2011), “Drug-induced Hepatitis (Abundance and Outcome during Course of Tuberculosis Treatment): Seven-year Study on 324 Patients with Positive Sputum in Iran”. Govaresh ; 16(2):134–138.

[12] Li X, Gao P, Niu J (2019), “Metabolic comorbidities and risk of developement and severity of drug induced liver injury”, Biomed Res Int.

[13] Makhlouf HA, Helmy A, Fawzy E, El-Attar M, Rashed HA (2008), “A prospective study of antituberculous druginduced hepatotoxicity in an area endemic for liver diseases”, Hepatol Int; 2: 353–360. https://doi. org/10.1007/s12072-008-9085-y PMID: 19669265

[14] Marzuki O, Fauzi A, Ayoub S, Kamarul Imran M (2008), “Prevalence and risk factors of anti-tuberculosis drug-induced hepatitis in Malaysia”, Singapore Med J;49(9):688.

[15] Metanat M, Mood BS, Salehi M, Rakhshani M, Metanat S (2015), “Risk factors and pattern of changes in liver enzymes among the patients with anti-tuberculosis drug-induced hepatitis”, Int J Infect ;2(2):e25753.

[16] Riccardi N, Cenderello G, Borroni E, Rutigliani M, Cirillo DM (2018), “A case report of mucocutaneous tuberculosis after orthotopic liver transplantation: a challenging diagnosis”, BMC Infect Dis;18(1):1–4.

[17] Saukkonen JJ, Cohn DL, Jasmer RM, Schenker S, Jereb JA, Nolan CM, et al (2006), “An offiial ATS statement: Hepatotoxicity of antituberculosis therapy”, Am J Respir Crit Care Med; 174:935–52. pmid:17021358

[18] Shaky R, Shrestha B (2006), “Evaluation of risk factors for antituberculosis drugs-induced hepatotoxicity in Nepalese population”; Kathmandu Univ Med Sci Eng Technol;2(1).

[19] Shang P, Xia Y, Liu F, Wang X, Yuan Y, et al (2011), “Incidence, Clinical Features and Impact on Anti-Tuberculosis Treatment of Anti-Tuberculosis Drug Induced Liver Injury (ATLI) in China”; PLoS ONE; 6(7): e21836.

[20] Variane F, Rich M (2014); “Tuberculosis practical guide for clinicians nurses laboratory technicians and medical auxiliaries”; Geneva Switzerland: Medecins sans frontiers, 2014th edition.

[21] Vidyasagar Ramappa, Guruprasad P. Aithal (2013); “Hepatotoxicity Related to Anti-tuberculosis Drugs: Mechanisms and Management”; Journal of Clinical and Experimental Hepatology, Vol. 3, No. 1, 37–49

[22] Yalew Molla, Muluken Wubetu (2021); “Anti-Tuberculosis Drug Induced Hepatotoxicity and Associated Factors among Tuberculosis Patients at Selected Hospitals, Ethiopia”; Hepatic Medicine: Evidence and Research, Volume 13 Pages 1—8.

Tác giả:

Thạc sĩ – Bác sĩ TRẦN HẢI HÀ

Bác sĩ chuyên khoa I TRƯƠNG THỊ BÍCH PHƯƠNG

Trường Đại học Trà Vinh

Cùng chuyên mục

Hoài Đức (Hà Nội): Chú trọng nâng cao đời sống công nhân, người lao động

Hoài Đức (Hà Nội): Chú trọng nâng cao đời sống công nhân, người lao động

Ngày 26/4, tại Hà Nội, UBND và Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức đã khai mạc buổi Lễ và Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết’’.
Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa y- dược trường đại học Trà Vinh

Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa y- dược trường đại học Trà Vinh

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng và một số yếu tố liên quan về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền.
Tỉ lệ kiến thức và thực hành về phòng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh

Tỉ lệ kiến thức và thực hành về phòng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỉ lệ kiến thức và thực hành đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2023. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 355 người bệnh được lựa chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp là 43%.Tỉ lệ bệnh nhân có thực hành đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp là 70%. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng nghiên cứu này có thực hành đạt cao hơn so với các kết quả nghiên cứu khác, nhưng kiến thức đạt của bệnh nhân còn hạn chế, bệnh nhân vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ các thông tin về phòng biến chứng bệnh tăng huyết áp Đây là mối nguy cơ dẫn tới biến chứng ở những người bị tăng huyết áp, làm gia tăng các trường hợp tử vong hoặc tàn phế vì bệnh tăng huyết áp, gây ra gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội.
Thực trạng hứng thú nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng Trường đại học Trà vinh

Thực trạng hứng thú nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng Trường đại học Trà vinh

Hiện nay, dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nghề điều dưỡng đã được công nhận là một nghề độc lập, phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ, dược sĩ, kĩ thuật viên và các tư vấn viên trong hệ thống y tế để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Những người làm nghề này được gọi là điều dưỡng viên. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tỉ lệ hứng thú của sinh viên điều dưỡng đối với nghề nghiệp của mình. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên một nhóm gồm 163 sinh viên điều dưỡng đang theo học tại Trường Đại học Trà Vinh. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 45,4% sinh viên thể hiện sự hứng thú với nghề điều dưỡng..
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ  PHƠI NHIỄM VỚI VẬT SẮC NHỌN TRONG TIÊM TRUYỀN  CỦA SINH VIÊN KHOA Y- DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ PHƠI NHIỄM VỚI VẬT SẮC NHỌN TRONG TIÊM TRUYỀN CỦA SINH VIÊN KHOA Y- DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng và một số yếu tố liên quan về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu là Sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 học khối ngành thuộc khoa Y- Dược trường Đại học Trà Vinh bao gồm ngành Y đa khoa và ngành Điều dưỡng.. Kết quả: tỉ lệ sinh viên có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền lần lượt là 63,8%, 81,7%và 87,9%. Kết luận: nghiên cứu cho thấy cần phải nâng cao kiến thức của sinh viên về phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền để đảm bảo sinh viên có kiến thức tốt nhất trước khi đi thực tập lâm sàng. Từ khóa : kiến thức, thái độ, thực hành, phơi nhiễm Abstract Objective: Determine the rate of knowledge, attitude, correct practice and some related factors on preventing and handling exposure to sharp objects in intravenous injection. Methods: Cross-sectional descriptive study, the research subjects were 2nd, 3rd, and 4th year students studying majors in the Faculty of Medicine and Pharmacy at Tra Vinh University, including General Medicine and Nursing. Results: The percentage of students with correct knowledge, attitudes, and practices on preventing and handling exposure to sharp objects in injection is 63.8%, 81.7%, and 87.9%, respectively. Conclusion: Research shows that it is necessary to improve students' knowledge about preventing and managing exposure to sharp objects in intravenous injection to ensure students have the best knowledge before going to clinical practice. Key-words: knowledge, attitudes, practices, exposure
Top 10 thực phẩm giàu canxi

Top 10 thực phẩm giàu canxi

Canxi là yếu tố then chốt giúp xương phát triển mạnh mẽ và duy trì sức khỏe của trẻ nhỏ, với một chế độ ăn cân đối, bạn có thể đảm bảo cung cấp đủ canxi cho trẻ, từ đó giúp bé có xương khỏe mạnh.

Các tin khác

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI  Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN  TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn điện giải ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 287 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2023. Kết quả: Những bệnh nhân mắc tăng huyết áp có tỷ lệ rối loạn điện giải Na+ gấp 3,21 lần nhóm bệnh nhân không mắc bệnh tăng huyết áp (p < 0,05). Nhóm bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có rối loạn điện giải Na+ gấp 1,71 lần so với nhóm bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu ghi nhận tình trạng rối loạn điện giải K+ xảy ra ưu thế ở những đối tượng bệnh thận mạn có kèm theo bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhóm bệnh nhân rối loạn lipid máu có tình trạng rối loạn điện giải Ca2+ gấp 1,28 lần nhóm bệnh nhân không mắc rối loạn lipid máu (p < 0,05). Những trường hợp rối loạn điện giải Ca2+ chiếm ưu thế ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn V (p > 0,05). Tình trạng rối loạn điện giải Ca2+ ở những người có lọc máu cao hơn 1,24 lần so với những người không lọc máu (p < 0,05). Kết luận: Tình trạng rối loạn điện giải Na+, K+ ở bệnh nhân bệnh thận mạn có liên quan với tình trạng tăng huyết áp và đái tháo đường. Tỷ lệ rối loạn điện giải Ca2+ chiếm ưu thế ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn V. Tình trạng rối loạn điện giải Ca2+ ở những người bệnh thận mạn có lọc máu chiếm tỷ lệ cao hơn ở bệnh nhân không lọc máu.
KIẾN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

KIẾN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của Điều dưỡng viên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2023. Chọn mẫu toàn bộ, chọn tất cả 12 Điều dưỡng viên Chấn thương chỉnh hình, 12 Điều dưỡng khoa Ngoại Thần kinh, 23 Điều dưỡng khoa Ngoại Tổng hợp và 16 Điều dưỡng khoa Ung bướu đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh. Tổng 63 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng nữ chiếm 69,84%, nam chiếm 30,16% tổng số điều dưỡng tham gia nghiên cứu. Trong đó, trình độ cao đẳng là 68,25%, đại học là 30,16%, trung cấp là 1,59%. Số lượng chăm sóc trung bình từ 1-10 người bệnh/ngày của điều dưỡng là 15,88% và 84,12% trên 10 người bệnh. Có 87,30% tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ và 12,70.% điều dưỡng có tỷ lệ kiến thức chưa đạt. Kết quả nghiên cứu cung cấp các dữ liệu hữu ích, góp phần cải tiến kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc khoẻ người bệnh các cơ sở y tế nói riêng và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng nói chung.
KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH NĂM 2023

KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH NĂM 2023

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ Điều dưỡng viên có kiến thức đúng về chăm sóc vết thương tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Điều dưỡng viên có kiến thức chung về chăm sóc vết thương đúng là 72,6%, cao hơn so với chưa đúng là 27,4%. Điều dưỡng viên có tỷ lệ kiến thức đúng cao nhất là kiến thức về giáo dục sức khỏe cho người bệnh (82,1%) và thấp nhất là kiến thức về chăm sóc vết thương có dẫn lưu (46,4%). Qua kết quả nghiên cứu trên 84 Điều dưỡng viên, chúng tôi ghi nhận có mối liên quan giữa việc tham gia học/hội thảo về chăm sóc vết thương với kiến thức chung về CSVT. Điều dưỡng viên có tham gia học/hội thảo về chăm sóc vết thương có kiến thức đúng (84,5%) cao hơn so với không tham gia học/hôi thảo về CSVT (46,2%). Điều dưỡng viên không tham gia học/hội thảo có kiến thức đúng thấp 0,157 lần so với có tham gia học/hội thảo (OR=0,157; KTC (0,005 - 0,449); p=0,001. Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu trên 84 Điều dưỡng viên, ta thấy được kiến thức đúng về CSVT của Điều dưỡng viên tại bệnh viện Đa khoa Trà Vinh ở mức khá cao. Tỷ lệ Điều dưỡng viên có kiến thức về chăm sóc vết thương đúng là 72,6% và chưa đúng là 27,4%. Từ khóa: điều dưỡng, kiến thức, vết thương KNOWLEDGE ABOUT WOUND CARE OF NURSES AT TRA VINH PROVINCE GENERAL HOSPITAL IN 2023 SUMMARY Objective: Determine the proportion of nurses with correct knowledge about wound care at Tra Vinh Provincial General Hospital in 2023. Research method: Cross-sectional descriptive study with analysis. Results: Nurses had 72.6% correct general knowledge about wound care, higher than 27.4% incorrect knowledge. Nurses with the highest rate of correct knowledge are knowledge about health education for patients (82.1%) and the lowest is knowledge about wound care with drainage (46.4%). Through research results on 84 nurses, we found a relationship between participation in studies/workshops on wound care and general knowledge of wound care. Nurses who participated in a study/workshop on wound care had more correct knowledge (84.5%) than those who did not attend a study/workshop on wound care (46.2%). Nurses who did not participate in studies/seminars had correct knowledge 0.157 times lower than those who participated in studies/seminars (OR=0.157; CI (0.005 - 0.449); p=0.001. Conclusion: Through research results Out of 84 nurses, we see that the correct knowledge about wound care of nurses at Tra Vinh General Hospital is quite high. The percentage of nurses with correct knowledge about wound care is 72. 6% and not exactly 27.4%. Keywords: nursing, knowledge, wounds
Cà Rốt - Dinh dưỡng cho sức khỏe của bạn

Cà Rốt - Dinh dưỡng cho sức khỏe của bạn

Cà rốt không chỉ là một loại rau củ thông thường trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ việc cung cấp vitamin và khoáng chất cho đến hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, cà rốt có vai trò quan trọng và lợi ích đa dạng trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc hội thi 

giáo viên giỏi cấp Tiểu học trên địa bàn huyện Hoài Đức

Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc hội thi giáo viên giỏi cấp Tiểu học trên địa bàn huyện Hoài Đức

Ngày 06/3, Tại Trường tiểu học xã Yên Sở, huyên Hoài Đức, TP Hà Nội. Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc hội thi giáo viên giỏi cấp Tiểu học trên địa bàn huyện
7 loại trái cây giàu Enzyme

7 loại trái cây giàu Enzyme

Khám phá những loại trái cây giàu enzyme không chỉ giúp cân bằng hệ tiêu hóa mà còn có khả năng giảm mỡ nội tạng và tăng cường sức khỏe tổng thể. Từ dứa đến cherry, các loại trái cây này không chỉ là nguồn dinh dưỡng quý giá mà còn là bạn đồng hành trong hành trình giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng.
KA Beauty by Dr.T: Mời chào phẫu thuật xâm lấn và vấn đề an toàn trong dịch vụ thẩm mỹ

KA Beauty by Dr.T: Mời chào phẫu thuật xâm lấn và vấn đề an toàn trong dịch vụ thẩm mỹ

Xu hướng thẩm mỹ ngày nay đang ngày một được đề cao, nhất là việc can thiệp thẩm mỹ giúp thay đổi về ngoại hình, giúp chị em phụ nữ ngày một tự tin, xinh đẹp hơn. Tuy nhiên, hành trình làm đẹp ngoài tiêu chí về diện mạo thăng hạng, không thể bỏ qua tiêu chí về an toàn, đảm bảo kết quả thẩm mỹ cao.
Đánh giá hiệu quả của cấy chỉ trên bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Trà Vinh

Đánh giá hiệu quả của cấy chỉ trên bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Trà Vinh

Mục tiêu: đánh giá hiệu quả giảm đau của cấy chỉ trên bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Trà Vinh.
Lạm dụng thuốc kháng sinh đường hô hấp: Đâu là giải pháp?

Lạm dụng thuốc kháng sinh đường hô hấp: Đâu là giải pháp?

Thuốc kháng sinh là một phát minh tuyệt vời của y học. Kháng sinh đã giúp cho con người có thể điều trị những bệnh nhiễm trùng nặng và nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc kháng sinh đường hô hấp có thể dẫn đến những hậu quả đáng lo ngại.
Võ cổ truyền Việt Nam – Môn phái Tây Sơn Ngọc Điệp khát vọng vươn xa

Võ cổ truyền Việt Nam – Môn phái Tây Sơn Ngọc Điệp khát vọng vươn xa

SKV - Vừa qua, môn phái Tây Sơn Ngọc Điệp tổ chức Lễ giỗ tổ thường niên tại Võ đường (Xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương).
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động