Những loại thảo dược giúp tăng cường hệ miễn dịch
Cỏ xạ hương - thần dược tốt cho thần kinh và hô hấp |
Những thảo dược hỗ trợ, cải thiện chức năng gan |
Hệ miễn dịch của cơ thể
Hệ thống miễn dịch “Immune System” là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ con người chống lại vi trùng và vi sinh vật có trong cuộc sống hàng ngày. Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, bao gồm hai loại cơ bản kết hợp với nhau để tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm - “những kẻ xâm lược” có hại cho sức khỏe. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch.
Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, vi khuẩn, virus và độc tố có thể tấn công con người, từ đó dẫn đến một số căn bệnh.
Dị ứng và quá mẫn cảm với một số chất được cho là có nguyên nhân từ rối loạn hệ miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch bị lỗi sẽ tự động chiến đấu với các yếu tố không quá nguy hiểm, ví dụ như phấn hoa hoặc lông động vật, khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với chúng.
Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng đóng vai trò chính trong quá trình thải ghép ở những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cấy ghép thay thế các mô hoặc cơ quan nội tạng. Rối loạn miễn dịch còn gây ra những bệnh lý khác, chẳng hạn như:
Các bệnh tự miễn: Tiểu đường ở trẻ vị thành niên, viêm khớp dạng thấp và thiếu máu
Các bệnh suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người) và suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng SCID.
Sử dụng các loại thảo dược được chứng minh là hiệu quả giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. |
Thảo dược giúp tăng cường hệ miễn dịch
Không có loại thuốc hay chất bổ sung nào có tác dụng để tăng cường hệ miễn dịch. Để sở hữu sức đề kháng khỏe mạnh, cơ thể cần được nuôi dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra việc sử dụng các loại thảo dược được chứng minh là hiệu quả giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Nhân sâm
Là một trong những thảo dược tăng cường miễn dịch tốt nhất. Các bộ phận nhân sâm như rễ, thân và lá đều được sử dụng để tăng cường sức đề kháng. Nhân sâm cải thiện hệ thống miễn dịch bằng cách điều chỉnh từng loại tế bào miễn dịch, bao gồm đại thực bào, tế bào tiêu diệt tự nhiên, tế bào đuôi gai, tế bào T và tế bào B. Thảo dược này cũng có các hợp chất chống vi trùng, chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và virus.
Cúc gai tím
Cúc gai tím đã trở thành một trong những loại thảo dược đắt hàng nhất mọi thời đại. Sử dụng cúc gai tím thường xuyên có lợi cho việc hỗ trợ hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng các chất phytochemical trong cúc gai tím có khả năng giúp giảm nguy cơ nhiễm virus.
Cúc gai tím là một trong những loại thuốc kháng virus tự nhiên mạnh nhất chống lại virus gây bệnh ở người. Nó chứa một hợp chất gọi là echinacein có tác dụng ức chế vi khuẩn và virus xâm nhập vào các tế bào khỏe mạnh. Điều này làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bất kỳ loại nhiễm trùng nào khi sử dụng cúc gai tím.
Một số lợi ích khác của cúc gai tím bao gồm khả năng giảm đau, giảm viêm, cải thiện các vấn đề về da, điều trị các vấn đề về đường hô hấp trên và cải thiện sức khỏe tâm thần.
Xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên là một trong những cây thuốc phổ biến nhất đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở Châu Mỹ, Châu Á và Châu Phi. Nó chứa các hợp chất mạnh mẽ có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm.
Theo truyền thống, xuyên tâm liên được sử dụng cho bệnh cúm và sốt rét. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra xuyên tâm liên như một phương thuốc kháng virus mạnh, hạn chế được sự nhân lên và sự phát triển của virus.
Một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Microbes and Infection cho thấy khi dùng andrographolide (thành phần hoạt chất trong xuyên tâm liên) cho chuột mang virus cúm, cùng với một chất ức chế virus xâm nhập, sự kết hợp làm tăng tỷ lệ sống sót, giảm bệnh lý phổi, giảm tải lượng virus và giảm các cytokine gây viêm.
Quả cơm cháy
Quả cơm cháy có đặc tính tăng cường miễn dịch, kháng virus mạnh mẽ. Một số nghiên cứu kết luận rằng cơm cháy có thể giúp rút ngắn thời gian của các triệu chứng cảm cúm. Cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng chiết xuất quả cơm cháy hàng ngày có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh cúm nếu mắc phải.
Quả cơm cháy rất giàu các hợp chất chống oxy hóa và chống viêm. Nó cũng chứa một hợp chất kích thích miễn dịch được gọi là anthocyanidins.
Hoàng kỳ
Hoàng kỳ cũng là một trong các loại thảo dược kháng virus mạnh mẽ, đã được sử dụng trong y học cổ truyền phương đông trong nhiều thế kỷ và công dụng chính của hoàng kỳ là tăng cường miễn dịch (chính khí). Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hoàng kỳ có đặc tính kháng virus và kích thích hệ thống miễn dịch, có thể giúp khắc phục cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm.
Đây là một trong những loại thảo dược kháng virus hiệu quả nhất đối với HSV (bệnh do virus herpes). Một nghiên cứu năm 2004 đã đánh giá tác động của hoàng kỳ đối với virus herpes simplex type 1 và phát hiện ra rằng loại thảo dược này có hiệu quả ức chế rõ rệt.
Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Khoa học Y tế Trung Quốc kết luận rằng hoàng kỳ có khả năng ức chế sự phát triển của virus coxsackie B trên nghiên cứu in vivo.
Hoàng kỳ còn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, loại thảo dược này được sử dụng ngoài da để chăm sóc vết thương. Nó cũng là một trong những loại thảo dược thích ứng để giảm cortisol.
Nấm vân chi
Nấm vân chi nổi tiếng với khả năng kích thích chức năng miễn dịch. Khi các nhà nghiên cứu đánh giá tác dụng điều hòa miễn dịch của nấm vân chi, họ nhận thấy rằng nó có thể làm tăng các cytokine kháng virus và có tác dụng khiêm tốn đối với các yếu tố tăng trưởng.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nấm vân chi có hiệu quả chống lại một chủng virus gây u nhú ở người (HPV). Khi nó được sử dụng kết hợp với linh chi trong thời gian điều trị 2 tháng, kết quả của nấm đã được cải thiện ở 88% bệnh nhân.
Linh chi
Nấm linh chi là một chất thích nghi giúp tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Linh chi giúp đưa cơ thể trở lại cân bằng nội môi và điều chỉnh chức năng miễn dịch. Linh chi có chứa polysaccharides và triterpenes với khả năng tăng cường phản ứng miễn dịch và giảm viêm.
Các nghiên cứu nêu bật tác dụng kháng virus của các hợp chất từ nấm linh chi có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập virus vào tế bào.
Đông trùng hạ thảo
Là thảo dược đầu tiên trong danh sách các thảo dược được tin dùng để tăng cường hệ miễn dịch. Đông trùng hạ thảo có nhiều thành phần hữu ích như polysacarit làm tăng sản xuất tế bào bạch cầu của cơ thể, chống nhiễm trùng. Theo rất nhiều nghiên cứu, Đông trùng hạ thảo rất tốt cho những người có chức năng miễn dịch bị suy yếu, thậm chí giúp làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh lên tới 35%.
Cam thảo
Cam thảo là dược liệu tiềm năng trong điều trị và phòng ngừa các bệnh như viêm gan C, HIV và cúm.
Hoạt tính kháng virus của cam thảo do tác dụng của triterpenoid trong dược liệu. Một ấn phẩm khoa học khác năm 2010 ghi nhận tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do và kích thích miễn dịch của cam thảo.
Một số lợi ích khác của cam thảo bao gồm: Giảm đau rát họng, chữa ho, chống lại các dấu hiệu và triệu chứng ruột bị rò rỉ, giảm đau, cải thiện suy tuyến thượng thận.
Kinh giới cay
Kinh giới cay (oregano) là một loại dược liệu có tác dụng chống virus mạnh mẽ. Kinh giới cay thường được chưng cất để chiết xuất tinh dầu. trên thực tế, cần hơn 453kg kinh giới cay chỉ để sản xuất chỉ 450g tinh dầu.
Lợi ích của tinh dầu kinh giới cay được chứng minh có tác dụng vượt trội so với một số loại thuốc kháng virus mà không có tác dụng phụ có hại. Đó là bởi vì kinh giới cay chứa các hợp chất như carvacrol và thymol, có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ. Carvacrol giúp chống lại các bệnh do virus, dị ứng, khối u, ký sinh trùng và chứng viêm.
Lá ô liu
Lá ô liu có khả năng để điều trị các bệnh như nhiễm candida, viêm màng não, viêm phổi, hội chứng mệt mỏi mãn tính, viêm gan B, bệnh sốt rét, bệnh lậu và bệnh lao; nhiễm trùng răng miệng, viêm tai, viêm đường tiết niệu và bệnh zona.
Nghiên cứu cho thấy rằng chất chiết xuất từ lá ô liu có hiệu quả chống lại sự xâm nhập và nhân lên của các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm.
Trên thực tế, việc điều trị bằng chiết xuất từ lá ô liu đã đảo ngược nhiều thay đổi liên quan đến nhiễm HIV-1 trong một nghiên cứu được thực hiện tại Trường Y Đại học New York.
Nghệ
Nghệ (Curcuma longa) có màu sắc vàng tươi và đã được sử dụng lâu đời để chữa trị tình trạng viêm nhiễm, vấn đề về da, xương khớp và hô hấp...
Thành phần chủ yếu của nghệ là curcumin có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả.Ngoài ra, curcumin được sử dụng để giảm đau, viêm xương khớp với hiệu quả tương đương thuốc kháng viêm không steroid - NSAID (như ibuprofen, diclofenac, celecoxib…) mà không có tác dụng phụ.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng curcumin từ nghệ có khả năng kích hoạt các tế bào T và tế bào B, tăng cường đáp ứng kháng thể của cơ thể, từ đó hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì thế, bổ sung curcumin từ nghệ giúp tạo bức tường thành vững chắc ngăn các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh ghé thăm.
Gừng
Gừng (Zingiber officinale) là gia vị quen thuộc, cũng là thảo dược được sử dụng phổ biến trong Đông y. Thành phần chính của gừng là gingerol và shogaol, có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và giảm đau. Suốt nhiều thế kỷ qua, gừng là liệu pháp làm ấm cơ thể hiệu quả, hỗ trợ chữa trị cảm lạnh, đau đầu, buồn nôn và nhiều vấn đề về đường tiêu hóa.
Tiêu thụ gừng mỗi ngày với liều lượng phù hợp có thể tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh mạn tính, đồng thời hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh chóng sau các cơn cảm lạnh, cảm cúm thông thường.
Bạc hà
Bạc hà (Mentha arvensis) là thảo dược có mùi thơm đặc trưng, nổi tiếng với khả năng làm mát, được sử dụng phổ biến ở cả dạng tươi và khô với nhiều dược tính tốt cho sức khỏe hô hấp, tiêu hóa và tinh thần.
Bạc hà chứa thành phần chính là flavonoids với các đặc tính chống viêm, chống virus, chống oxy hóa. Ngoài ra, bạc hà giàu các thành phần như phốt pho, canxi, vitamin A, D, E và C, giúp bảo vệ các tế bào, hỗ trợ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Nghiên cứu đã chứng minh thành phần menthol trong bạc hà là liệu pháp được sử dụng phổ biến để điều trị các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, giúp thông thoáng đường hô hấp trên và giảm đau hiệu quả. Vì thế, bạc hà là thảo dược tăng sức đề kháng hiệu quả, giúp phòng ngừa và làm nhanh lành bệnh.
Quế
Quế (Cinnamomum) là gia vị làm ấm nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng cùng hương vị nổi bật. Thành phần chính của quế gồm cinnamaldehyde, các chất chống oxy hóa polyphenol mạnh với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, kháng virus.
Suốt nhiều thế kỷ qua, quế là nguyên liệu đã được sử dụng phổ biến trong các món ăn, món tráng miệng với hiệu quả bảo vệ hệ tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, xương khớp. Đặc biệt, quế chứa dược tính chống oxy hóa cao hơn cả bạc hà và gừng. Vì thế, quế cũng là thảo dược tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, giúp phòng ngừa và giảm triệu chứng bệnh cảm mạo.
Tin liên quan
Vì sao chuyên gia gợi ý nên sử dụng sữa non SuvieMi hàng ngày?
18:20 | 31/10/2024 Sức khỏe
Thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm
15:11 | 11/03/2024 Khỏe - Đẹp
Chất xơ hòa tan góp phần giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
15:34 | 15/11/2023 Khỏe - Đẹp
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội