Cỏ xạ hương - thần dược tốt cho thần kinh và hô hấp

Cỏ xạ hương có vị cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau, trừ mủ, tiêu nhọt, thúc thai sản... Cỏ xa hương là một loại thảo mộc được dùng như một loại gia vị khá phổ biến trong ẩm thực. Ngoài ra, cỏ xạ hương còn được biết đến với rất nhiều lợi ích chữa bệnh. Lá, hoa và dầu của cỏ xạ hương được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Công dụng, bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây rau sam Công dụng, bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây rau sam
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của na rừng Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của na rừng

Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương còn có các tên gọi Thymus, nhiều nơi gọi theo chi của thực vật là cây bách lý hương có tên khoa học: Common Thyme, Thyme, Garden Thyme thuộc họ Hoa môi.

Cỏ xạ hương là loại thảo dược rất dễ phân biệt nhờ đặc điểm bên ngoài cũng như mùi đặc trưng. Là loại cây bụi cao khoảng 30 – 70 cm, mọc thành nhóm. Lá cỏ xạ hương rất nhỏ, ngắn, hình mũi mác, dài 5 - 9 mm. Mép lá cuộn lại và có lông ở mặt dưới. Điều đặc biệt ở loại cây này là mùi thơm nồng nàn, chỉ cần đi ngang qua là có thể ngửi được.

Cỏ xạ hương là loại cây ưa khí hậu ôn đới, mọc rất nhiều trên các vách đá. Ngày nay, cọ xạ hương có thể trồng bằng cách tách nhánh hoặc sử dụng hạt.

Cỏ xạ hương giàu dinh dưỡng thực vật, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và sức khỏe tổng thể của cơ thể. Cỏ xạ hương có chứa thymol, một loại tinh dầu có đặc tính chống nấm và khử trùng. Cỏ xạ hương cũng chứa các chất chống oxy hóa phenolic như zeaxanthin, lutein, apigenin, naringenin, luteolin và thymonin.

Lá cỏ xạ hương rất giàu kali, canxi, sắt, mangan, selen và magiê – tất cả đều cần thiết cho các chức năng bình thường của cơ thể. Cỏ xạ hương cũng là một nguồn cung cấp vitamin dồi dào, đặc biệt là vitamin B tổng hợp, vitamin K, vitamin C và axit folic.

Vốn bắt nguồn từ miền Nam châu Âu hay vùng phía Tây Địa Trung Hải và ở miền Nam nước Ý. Cỏ xạ hương là loài cây ưa khí hậu ôn đới, mọc nhiều ở những vách núi cheo lao. Ngày nay, cỏ xạ hương bắt đầu được du nhập nhiều hơn vào nước ta. Có thể tự trồng cây xạ hương bằng phương pháp tách cành hay dùng hạt. Nhưng do đặc điểm thời tiết nên phổ biến nhất vẫn là trồng ở Sapa hay Tam Đảo.

Cỏ xạ hương - thảo dược tốt cho thần kinh và hô hấp
Cỏ xạ hương hay còn gọi là cây thyme. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Công dụng cỏ xạ hương

Chống viêm nhiễm: Thành phần Thymol trong cỏ xạ hương có thể ức chế elastase để chống viêm nhiễm và vi khuẩn. Đồng thời hạn chế hoạt động của vi khuẩn, hỗ trợ tác dụng của kháng sinh. Tăng sức đề kháng cho người già và trẻ em, chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa và kéo dài tuổi thọ.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Sự kết hợp giữa các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của cỏ xạ hương giúp ngăn ngừa viêm mãn tính, nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch. Đặc biệt, dầu cỏ xạ hương được biết đến với đặc tính chống co thắt, sau đó thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Nó cho phép các van tim hoạt động bình thường và làm thư giãn các tĩnh mạch và động mạch, giảm huyết áp và tăng cường sức mạnh cho tim.

Tăng cường hệ miễn dịch: Cơ thể cần được bổ sung nhiều vitamin mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch. Trong cỏ xạ hương chứa nhiều vitamin A, C và các khoáng chất giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể tốt hơn như: đồng, chất xơ, sắt, mangan...

Giúp chống lại sự lo lắng và trầm cảm: Một trong những lợi ích tốt nhất của cỏ xạ hương là khả năng giúp chống lại sự lo lắng và trầm cảm do nó chứa cả lithium và tryptophan. Lithium là một khoáng chất được biết là có chứa các đặc tính chống trầm cảm, trong khi tryptophan là một axit amin được sử dụng để giúp cơ thể tạo ra serotonin, hormone “hạnh phúc”.

Ngăn ngừa bệnh thiếu máu: Cỏ xạ hương là một nguồn sắt rất tốt. Sắt rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Vì thiếu sắt có thể gây thiếu máu nên việc kết hợp cỏ xạ hương trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có thể giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Giữ cho xương khỏe mạnh: Cỏ xạ hương là nguồn cung cấp Vitamin K, sắt, canxi và mangan dồi dào. Những khoáng chất này đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển xương thích hợp, đồng thời giảm nguy cơ rối loạn xương.

Giúp giảm đau: Lợi ích sức khỏe hàng đầu của cỏ xạ hương là khả năng giúp giảm đau. Theo một nghiên cứu trên 120 phụ nữ bị đau bụng kinh, uống bổ sung cỏ xạ hương bốn lần mỗi ngày giúp giảm đau nhiều như dùng ibuprofen ba lần mỗi ngày. Thậm chí, còn hiệu quả hơn ibuprofen trong việc giảm đau bụng kinh, chiếm đến 81% trong khi ibuprofen giảm đau 72%.

Giúp hạ huyết áp: Cỏ xạ hương có khả năng giúp giảm nhịp tim khi bị huyết áp cao cũng như làm giảm mức cholesterol. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại thảo dược này trước khi dùng.

Hỗ trợ làm giảm cơn ho: Một trong những lợi ích sức khỏe độc ​​đáo nhất của cỏ xạ hương là khả năng giúp giảm cơn ho và các triệu chứng khác của nhiễm trùng đường hô hấp trên do đặc tính chống co thắt và chống viêm của nó.

Tinh dầu cỏ xạ hương được sử dụng như thuốc giảm ho tự nhiên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp giữa lá thường xuân và cỏ xạ hương có thể làm dịu cơn ho và giảm các triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp.

Giúp cải thiện thị lực: Dầu cỏ xạ hương rất giàu Vitamin A, là một loại vitamin tan trong chất béo và là chất chống oxy hóa. Đây là điều cần thiết để thúc đẩy và duy trì màng nhầy và da khỏe mạnh. Do đó, cỏ xạ hương giúp thúc đẩy tầm nhìn tốt hơn. Uống trà cỏ xạ hương hoặc sử dụng dầu cỏ xạ hương để điều trị bệnh khô mắt.

Giúp thúc đẩy mọc tóc: Cỏ xạ hương giúp mọc tóc bằng cách cải thiện lưu thông máu đến da đầu. Thoa tinh dầu cỏ xạ hương, hoặc hỗn hợp có chứa cỏ xạ hương trong đó giúp tạo điều kiện cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho da đầu, do đó khuyến khích sự phát triển của tóc. Ngoài ra, dầu cỏ xạ hương cũng ngăn ngừa rụng tóc và làm mỏng tóc, đồng thời cũng có hiệu quả trong việc điều trị gàu nhờ đặc tính kháng khuẩn của nó.

Điều trị chuột rút cơ bắp: Cỏ xạ hương có đặc tính chống viêm nên rất hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh và bất kỳ dạng co thắt nào khác trong cơ thể. Trà cỏ xạ hương thường được khuyên dùng trong điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ.

Trị mụn trứng cá: Thảo dược này có tính chất kháng khuẩn, do đó giúp điều trị mụn trứng cá hiệu quả.

Đuổi côn trùng: Thành phần Thymol trong cỏ xạ hương có khả năng xua đuổi côn trùng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu cỏ xạ hương có thể đuổi muỗi rất hiệu quả. Vì vậy, để muỗi không bay vào nhà, bạn có thể trồng cỏ xạ hương ngoài vườn, đồng thời sử dụng tinh dầu thảo dược này trong nhà.

Diệt nấm mốc: Nấm mốc là sinh vật rất có hại cho sức khỏe, thường xuất hiện ở những nơi ẩm thấp trong nhà. Tuy nhiên, bạn có biết một trong những công dụng của cỏ xạ hương là diệt nấm mốc? Theo một nghiên cứu, cỏ xạ hương có thể sử dụng như một chất khử trùng để diệt vi khuẩn và nấm trong nhà.

Giúp hơi thở thơm tho: Cỏ xạ hương có tính chất sát trùng và chống nấm, vì vậy thường được sử dụng trong nước súc miệng. Cỏ xạ hương cũng là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm khử mùi, giúp cơ thể luôn thơm mát.

Chữa khó tiêu: Cỏ xạ hương được sử dụng như một loại gia vị kích thích vị giác. Ngoài ra còn được dùng làm thuốc chữa khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, nhiễm giun.

Khử trùng: Tinh dầu cỏ xạ hương có khả năng loại bỏ sự hình thành và phát triển của nấm mốc.

Cỏ xạ hương trong nấu ăn và ẩm thực

Trong ẩm thực các món ăn châu Âu, cỏ xạ hương là một loại gia vị rất quen thuộc bởi mùi thơm, giúp món ăn ngon miệng và đẹp mắt.

Hương liệu có vị hơi hăng cay, mặn, không kén chọn nguyên liệu món ăn đi kèm, từ các loại thịt cá giàu protein cho đến rau củ như nấm, cà rốt, khoai tây,…

Dược liệu này thường được dùng trong các món hầm, món soup, món thịt cá, bánh mì, pate, trứng tráng,…

Khi nấu ăn nên thêm gia vị này vào sau cùng bởi nhiệt độ cao có thể làm mất đi dưỡng chất và mùi hương tinh tế của nó.

Không chỉ là gia vị tạo hương cho món ăn mà dùng Thyme trong nấu ăn còn rất bổ dưỡng với cơ thể, giúp dễ tiêu, tránh ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường ruột, giảm cholesterol và kích thích cảm giác thèm ăn.

Cỏ xạ hương - thảo dược tốt cho thần kinh và hô hấp
Cỏ xạ hương là dược liệu được dùng cách đây hàng ngàn năm. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Cách sử dụng cỏ xạ hương tốt nhất

Tùy vào từng mục đích sử dụng mà có thể dùng cỏ xạ hương tươi, sấy khô hay với một số hình thức khác. Đối với mục đích chữa bệnh, có thể sử dụng cỏ xạ hương tươi hoặc khô để làm thuốc sắc, cồn thuốc hoặc trà. Ngoài ra, có thể sử dụng các chế phẩm dược phẩm như chiết xuất tinh dầu rất tiện lợi để chữa bệnh.

Trà cỏ xạ hương: Dùng 2 thìa cỏ xạ hương tươi hoặc 1 thìa khô và ngâm trong bình với 300ml nước. Đổ nước vào cốc và thêm một chút mật ong để tăng hương vị. Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 100 ml.

Sắc thuốc: Có thể dùng riêng cỏ xạ hương hoặc phối hợp với các dược liệu khác sắc thành thuốc uống.

Chiết xuất tinh dầu cỏ xạ hương: Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu vào đèn, máy hơi nước, máy tạo ẩm,... hoặc bạn có thể tự sơ chế rồi cho 2-3 cành lên muối rang nóng già để chiết xuất ra mùi thơm.

Ngâm rượu: Ngâm một ít cỏ xạ hương trong rượu trắng vài tuần trước khi dùng.

Cỏ xạ hương an toàn cho cơ thể khi dùng ở liều lượng vừa phải, trong thời gian ngắn. Nếu dùng ở liều cao có thể gây ra một số tác dụng phụ lên đường tiêu hóa. Vì vậy, người dùng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng cỏ xạ hương điều trị bệnh.

Cỏ xạ hương - thảo dược tốt cho thần kinh và hô hấp
Cỏ xạ hương có nhiều tác dụng trong đời sống hàng ngày và điều trị bệnh lý. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Lưu ý khi dùng cỏ xạ hương

Trong quá trình dùng thảo dược, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Cỏ xạ hương an toàn cho cơ thể khi dùng ở liều lượng vừa phải, trong thời gian ngắn. Dùng dược liệu trên ở liều cao có thể gây một số tác dụng phụ lên đường tiêu hóa như chứng rối loạn tiêu hóa.

Cỏ xạ hương có thể an toàn cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú khi dùng ở liều lượng thích hợp.

Những người bị dị ứng với oregano và các cây tương tự thuộc họ Hoa Môi Lamiaceae cũng có nguy cơ bị dị ứng với cỏ xạ hương. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như ngứa, phát ban, đỏ da, khó thở…, cần ngưng sử dụng.

Cỏ xạ hương có thể làm cho máu chậm đông hơn thông thường, dùng nhiều có nguy cơ chảy máu. Nếu như cần thực hiện phẫu thuật, cần ngưng dùng thảo dược trước đó ít nhất 2 tuần.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Mất ngủ nhiều ngày và hậu quả khó lường

Mất ngủ nhiều ngày và hậu quả khó lường

Mất ngủ nhiều ngày không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và công việc, mà còn gây hại đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nếu không được cải thiện kịp thời.
Bị thoái hóa khớp gối có phải phẫu thuật thay khớp gối không?

Bị thoái hóa khớp gối có phải phẫu thuật thay khớp gối không?

Thoái hóa khớp gối gây đau đớn kéo dài, giảm, thậm chí mất khả năng vận động nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều người băn khoăn thoái hóa khớp gối có phải phẫu thuật thay khớp gối không và khi nào?
Giảm mẩn ngứa, rôm sảy từ cây lá trong vườn nhà

Giảm mẩn ngứa, rôm sảy từ cây lá trong vườn nhà

Vào mùa Hè, mẩn ngứa và rôm sảy là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhất là trẻ em. Do thời tiết nóng nực, các loại vi khuẩn trú ngoài da và bài tiết chất nhờn khiến cho các tuyến mồ hôi của cơ thể bít tắc và gây ra các vấn đề về da như phát ban, mẩn ngứa, rôm...

Cùng chuyên mục

Tác dụng chữa bệnh của lá xương sông

Tác dụng chữa bệnh của lá xương sông

Lá xương sông là một loại rau gia vị quen thuộc. Bên cạnh đó, lá xương sông còn có tác dụng chữa bệnh như cảm sốt, ho, viêm họng...
Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Theo Đông y, hoa đồng tiền có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, long đờm, chỉ khái, đi vào kinh phế. Do đó, loài hoa này là một vị thuốc chữa ho hiệu quả.
Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu bệnh viện y học cổ truyền trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, bệnh viện y học cổ truyền các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Hoàng bá được ví như "kháng sinh tự nhiên". Hoàng bá là một dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học.
Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà (Lào Cai) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP.
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Trong đời sống, cây lưỡi hổ thường được biết tới là một loại cây cảnh. Tuy nhiên, cây lưỡi hổ còn là một dược liệu với khá nhiều tác dụng chữa bệnh.

Các tin khác

Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ngày 19/7, tại khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phục hồi và bảo tồn, khai thác cây dược liệu của các xã miền núi trên địa bàn huyện Ba Vì gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Trong Y học cổ truyền, những bài thuốc điều trị đau vai gáy là sự kết hợp của các loại thảo dược trên từng thể bệnh. Những bài thuốc này tác động đến xương khớp, các mạch máu và các khối cơ giúp lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc ứ trệ, giảm co cứng, giảm đau, giảm tê bì hiệu quả và cải thiện chức năng của xương khớp.
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

Dành dành là một loại cây bụi, mọc xanh tốt quanh năm, thường được trồng làm cây cảnh. Bên cạnh đó, dành dành còn là nguồn dược liệu quý, có tác dụng đối với nhiều bệnh lý.
Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Cây dướng là một loại cây lớn, mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Trong y học cổ truyền, cây dướng, đặc biệt là quả dướng, có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh.
Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng, chống bệnh bạch hầu do đã có trường hợp tử vong. Trong Đông y, bạch hầu cũng được coi là bệnh lý nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới nêu yêu cầu tăng cường công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam.
Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Lá xoài từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian và ngày nay được khoa học chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý.
Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Đột quỵ được biết đến là căn bệnh nguy hiểm và người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Sau đột quỵ cấp, người bệnh có thể bị mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, sa sút trí tuệ hoặc dễ trầm cảm, rối loạn cảm xúc…Căn bệnh này nếu không có dự phòng và điều trị tốt sẽ có hậu quả rất nguy hiểm đến tính mạng và tàn phế sau này.
Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử là hạt sấy hay phơi khô của cây tơ hồng. Thỏ ty tử là một vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền được sử dụng để dưỡng can thận, điều trị chứng bất lực và di tinh, ngăn ngừa sảy thai, cải thiện thị lực...
[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

Lá mơ lông vừa là một loại rau gia vị, vừa là một vị thuốc quý hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như lỵ trực trùng, ăn uống không tiêu, đau dạ dày...
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động