Quất hồng bì - vị thuốc hiệu quả đằng sau hương vị hấp dẫn
![]() |
Quất hồng bì - vị thuốc quý |
Đặc điểm của quất hồng bì
Dân gian còn gọi quất hồng bì là quả hoàng bì, quất bì hay tơ nua. Trong khoa học loại quả này có tên là Clausena lansium (Lour), Skeels thuộc họ cam chanh.
Quất hồng bì phần lớn phân bổ ở khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, cụ thể là mọc hoang dại ở Trung Hoa hay một số quốc gia vùng Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Malaysia,... Ở Việt Nam, quất hồng bì xuất hiện nhiều ở các tỉnh thành phía Bắc đặc biệt là Quảng Ninh, Hòa Bình và Ninh Bình.
![]() |
Đặc điểm của quất hồng bì |
Loài cây này có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 15 - 25 độ C, rụng lá nhiều vào mùa đông và thậm chí trong thời gian ngắn nó có thể chịu được cái lạnh dưới 0 độ C. Quất hồng bì ưa trồng ở vùng đất feralit trên núi cao và chân núi đá vôi.
Quả quất hồng bì hình cầu mang màu sắc vàng, lấm chấm xanh, đường kính trung bình khoảng 15mm, vỏ bên ngoài có lông tơ và mỏng. Bên trong quả có nhiều hạt, mỗi hạt là một ngăn, thịt ngọt thơm và chua nhẹ.
Công dụng của quất hồng bì
Theo Y học cổ truyền
Mỗi bộ phận khác nhau của quất hồng bì sẽ mang đặc điểm tính vị khác nhau, cụ thể:
Phần quả với vị chua ngọt dễ chịu, tính ấm có công dụng tiêu đờm, giảm ho, cầm nôn, kích thích tiêu hóa;
Phần lá tính bình, có vị cay hơi đắng giúp trị sốt, chữa ho do cảm cúm, tiêu đờm, cảm nắng;
Phần vỏ rễ và hạt có vị cay nhẹ, đắng, tính hơi ấm được sử dụng để làm tăng cảm giác ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa và giảm thiểu triệu chứng đau nhức xương khớp;
Xông hơi lá quất hồng bì có thể trị cảm lạnh hoặc gội đầu bằng nước lá loài cây này còn có công dụng làm sạch gàu, mềm mượt tóc.
Theo Y học hiện đại
Nhờ thành phần hóa học chứa trong quất hồng bì mà ta có thể vận dụng loại quả này trong việc giảm độc lực của các loài ký sinh trùng, chống co thắt hồi tràng và kháng khuẩn.
Một số công dụng của quất hồng bì có thể kể tới như: Chứng ho, ho có đờm nhất là ở trẻ khi bị ho; sốt cao, cảm mạo; chữa bệnh thấp khớp, dùng được cho sản phụ sau sinh; chữa đau dạ dày, bệnh đường ruột, đau bụng co thắt, đau vùng thượng vị.
![]() |
Mứt quất hồng bì có tác dụng giảm ho hiệu quả |
Phụ thuộc vào mục đích sử dụng quất hồng bì là gì, ta có thể dùng theo nhiều cách với liều lượng khác nhau, ví dụ như dùng ngoài da, thuốc sắc dùng theo đường uống, phần quả có thể dùng ăn tươi, làm mất hoặc ủ thành men rượu,...
Một số bài thuốc từ quất hồng bì
Một số bài thuốc dân gian chế biến từ quất hồng bì khá hiệu quả bạn có thể tham khảo để áp dụng:
![]() |
Quất hồng bì có thể bào chế được nhiều bài thuốc |
Hạ sốt, giải cảm: rửa sạch 30g lá hồng bì tươi, đem đi phơi khô. Sau khi có thành quả dùng sắc lấy nước uống cho tới khi người ra mồ hôi;
Chữa viêm họng, đau họng: lấy 2 - 3 quả hồng bì dầm cùng vài hạt muối ngậm trong họng. Nên dùng từ 3 - 4 lần mỗi ngày sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt;
Giảm đau dạ dày: sấy khô hoặc phơi khô hạt của quả hồng bì, tiếp theo đem sao thơm cùng lửa nhỏ, tán thành bột mịn. Mỗi lần bạn có thể dùng 10g bột pha cùng nước để uống, duy trì 2 - 3 lần/ngày;
Kích thích ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa: chuẩn bị 20g quả khế, 20g rễ sử quân, 30g rễ hồng bì, thái nhỏ, sao vàng hỗn hợp rồi sắc nước uống thay nước hàng ngày;
Phòng bệnh cảm cúm: dùng 20 - 30g lá hồng bì tươi hoặc 6 - 10g lá hồng bì khô liên tục từ 3 - 5 ngày theo dạng sắc thuốc uống.
Ngoài ra bạn có thể áp dụng bài thuốc: 30g lá nhãn, 30g lá hồng bì, 15g dã cúc hoa, đem hỗn hợp này sắc nước uống khoảng 3 lần/tuần.
Quất hồng bì là loại quả chữa bệnh rất tốt cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, đặc biệt trong thời điểm giao mùa khi các bệnh về hô hấp gia tăng. Nhưng muốn đạt hiệu quả tốt nhất, tránh tác dụng phụ cũng cần cẩn trọng liều lượng. Không tự ý điều chỉnh liều lượng quất hồng bì khi làm thuốc.
Tin liên quan

Vị thuốc từ cây Kim ngân hoa
12:29 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc thạch cao
11:30 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Công dụng chữa bệnh từ cây sinh địa
06:50 | 25/04/2025 Y tế 24h
Cùng chuyên mục

Công dụng của Cam thảo phiến
21:01 | 28/04/2025 Y học cổ truyền

Tìm hiểu về vị thuốc hoài sơn
21:00 | 28/04/2025 Y học cổ truyền

Hoài sơn "củ mài": Vàng mười hỗ trợ điều trị tiểu đường
21:00 | 28/04/2025 Y học cổ truyền

Giảo cổ lam - Thảo dược quý hỗ trợ điều trị tiểu đường và bảo vệ sức khỏe toàn diện
19:00 | 28/04/2025 Y học cổ truyền

Khổ qua rừng - Thần dược điều hòa đường huyết từ thiên nhiên
17:00 | 28/04/2025 Y học cổ truyền

Kê nội kim: Vị thuốc quý chữa bệnh tiêu hóa từ dạ dày gà
16:02 | 28/04/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Những tác dụng từ cây Xuyên Khung
16:02 | 28/04/2025 Y học cổ truyền

Thảo dược trong điều trị tiểu đường: Giải pháp từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả
15:00 | 28/04/2025 Y học cổ truyền

Cách sử dụng cây cóc mẳn trong các bài thuốc chữa bệnh
14:23 | 28/04/2025 Y học cổ truyền

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ ngũ bội tử
14:23 | 28/04/2025 Y học cổ truyền

Những bài thuốc chữa bệnh không ngờ từ cây phan tả diệp
14:22 | 28/04/2025 Y học cổ truyền

Cách sử dụng cây tô mộc trong các bài thuốc chữa bệnh
14:22 | 28/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc hay từ vừng đen giúp cải thiện sức khỏe
14:22 | 28/04/2025 Y học cổ truyền

Cây vàng đắng: Công dụng, cách dùng trị bệnh
14:22 | 28/04/2025 Y học cổ truyền

Thảo dược trong điều trị bệnh dạ dày: Giải pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả
14:22 | 28/04/2025 Y học cổ truyền

Cây thuốc nam cho bệnh gan: Giải pháp tự nhiên giúp thanh lọc và phục hồi chức năng gan
14:22 | 28/04/2025 Y học cổ truyền

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
22 giờ 5 phút Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
6 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội