Sóng rắn – vị thuốc có nhiều công dụng tốt với sức khỏe
Cây sóng rắn là gì?
Hình ảnh cây sóng rắn |
Cây sóng rắn thường mọc thành các bụi, cây sóng rắn còn có tên khoa học là Albizia myriophylla Benth thuộc họ đậu.
Cây sóng rắn có thể phát triển đến độ cao trung bình từ 2 đến 4 m. Loại cây này thường tựa vào các cây to để sinh sóng và phát triển. Vỏ của thân cây có màu nâu, các cành nhỏ có lông. Nếu sử dụng dao chặt thân cây có thể thấy nước từ bên trong chảy ra.
Lá của cây sóng rắn có hình lông chim dạng kép hai lần. Hoa của loại cây này thường mọc thành chùm, phân bố chủ yếu ở đầu cành cây. Do cây thuộc họ đậu, vì vậy quả của cây có hình trái đậu, tuy nhiên độ dày của quả mỏng hơn. Quả chứa nhiều hạt trung bình từ 4 đến 9 hạt.
Cây sóng rắn phân bố chủ yếu ở miền Nam nước ta. Hiện nay loại cây này đã được nhiều người dân trồng để sử dụng làm dược liệu, áp dụng vào các bài thuốc Đông y.
Cách sử dụng và bảo quản cây sóng rắn
Người ta thường lấy phần vỏ rễ và vỏ của cây sóng rắn để sử dụng làm thuốc. Cây sóng rắn sau khi được người dân thu hái về sẽ được tách vỏ, chỉ lấy vỏ phần thân và rễ. Sau đó đem chúng rửa sạch để loại bỏ đất, bụi bẩn cũng như các loại vi khuẩn bám trên cây. Vỏ của cây sau khi đã được làm sạch cần đem đi phơi nắng hoặc sử dụng máy sấy khô để dùng dần.
Phương pháp bảo quản loại cây này cũng khá đơn giản chỉ cần để để phần vỏ của rễ và thân cây đã chế biến ở nơi khô ráo thoáng mát. Nếu không rất dễ làm chúng bị ẩm mốc, hư hỏng.
Một số công dụng của cây sóng rắn có thể bạn chưa biết
Cây sóng rắn được coi là một vị thuốc không gây độc cho cơ thể. Chúng có tính mát, khi uống có vị ngọt, tuy nhiên sau đó sẽ có cảm giác lợm giọng.
Theo các bài thuốc y học cổ truyền, cây sóng rắn có một số số tác dụng dược lý như: Giải độc, lương huyết, tiêu cam sát trùng, tả can nhiệt, nhuận tràng, thoái tâm hỏa,...Loại cây này thường được sử dụng để chữa trị cho những trường hợp: Trẻ em bị nứt môi, ho, nổi mề đay, giải nhiệt, u nhọt,...
Những bài thuốc từ cây sóng rắn được áp dụng với các trường hợp ho giải nhiệt mang lại hiệu quả cao |
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng các bài thuốc với cây sóng rắn
Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ thì khi sử dụng những bài thuốc từ cây sóng rắn, bạn cần chú ý những điều sau đây:
Khi thấy dược liệu có dấu hiệu hư hỏng hay nấm mốc cần phải loại bỏ không nên sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Việc làm này có thể giúp bạn tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra, giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Cần lưu ý khi sử dụng các bài thuốc với cây sóng rắn |
Đối với các trường hợp như phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em sơ sinh, trẻ nhỏ khi muốn sử dụng loại dược liệu này còn phải hỏi ý kiến của các thầy thuốc hoặc các chuyên gia ra. Do cây sóng rắn có chứa một số thành phần có thể gây hại đến sức khỏe của các đối tượng kể trên.
Tuyệt đối không được kết hợp cây sóng rắn cùng với các loại thuốc tây. Việc làm này có thể gây ra các tương tác thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như quá trình điều trị.
Bất kỳ loại thuốc nào khi sử dụng đều cần có sự kiên trì, đều đặn, không được bỏ ngắt quãng. Nếu bạn muốn bắt đầu sử dụng lại thuốc sau khi đã bỏ một thời gian, bạn cần gặp thầy thuốc để được tư vấn về liều lượng và thời gian sử dụng.
Trong quá trình sử dụng cây sóng rắn nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng ảnh bất thường nào trên cơ thể để cần báo cho các bác sĩ, đồng thời ngừng sử dụng thuốc.
Cây sóng rắn là một loại thảo dược quý. Với tác dụng chữa trị hiệu quả các bệnh như nổi mày đay, mụn nhọt,...đặc biệt là ho và giải nhiệt, dược liệu này được áp dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người, do đó trước khi bắt đầu bạn nên tham khảo ý kiến từ những người thầy thuốc.
Phạm Thủy
https://suckhoeviet.org.vn
Tin liên quan
Hiểu về đường dextrose: Công dụng và tác động đối với sức khỏe
09:58 | 03/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cây rau răm – Vị thuốc quen thuộc ngay trong vườn nhà bạn
21:19 | 01/10/2024 Sức khỏe
Công dụng của quả lựu đối với sức khỏe
21:16 | 01/10/2024 Sức khỏe
Cùng chuyên mục
Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý
07:00 | 03/12/2024 Y học cổ truyền
Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà
07:00 | 02/12/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"
14:00 | 01/12/2024 SKV- Mag
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền
17:23 | 30/11/2024 Y học cổ truyền
10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô
06:30 | 27/11/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh
06:30 | 26/11/2024 SKV- Mag
Các tin khác
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen
06:30 | 25/11/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
2 ngày trước Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội