Sâm đất - dược liệu bổ máu, giải độc, điều trị cao huyết áp, tiểu đường

Sâm đất còn có tên gọi khác là sâm mồng tơi, sâm thổ Cao Ly, đông dương sâm, sâm thảo, giả nhân sâm… có vị ngọt thanh, tính mát. Theo Y học cổ truyền sâm đất có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm đau, tiêu viêm, hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau như chữa tiểu đường, cao huyết áp, sỏi thận, bàng quang, làm liền sẹo, trị chứng khó tiêu , táo bón...
Thiết bị tạo sóng siêu âm tự phân hủy sinh học - Hy vọng mới trong việc đưa thuốc vào não để điều trị ung thư Thiết bị tạo sóng siêu âm tự phân hủy sinh học - Hy vọng mới trong việc đưa thuốc vào não để điều trị ung thư
Sâm Ngọc Linh thảo dược quý hiếm và tốt nhất thế giới Sâm Ngọc Linh thảo dược quý hiếm và tốt nhất thế giới

Sâm đất dược liệu tốt cho sức khỏe

Sâm đất là một loại cây thân thảo, mọc tỏa ra sát mặt đất, bên ngoài nhẵn và phân nhánh ở phía dưới. Phần rễ của cây sẽ phát triển thành củ với màu vàng nhạt.

Lá cây mọc so le với nhau, có dạng hình trái xoan hay hình trứng ngược. Phần gốc của lá thót lại để tạo thành cuống rất ngắn. Chiều dài của lá giới hạn trong khoảng 5 – 7cm, chiều rộng khoảng từ 2 – 4cm. Phiến lá dày, phần mép hơi lượn sóng, cả mặt trên và mặt dưới đều có màu xanh bóng.

Hoa sâm đất nhỏ, có màu hồng và mọc ở ngọn thân hay các nhánh. Quả nhỏ, mọng, có màu đỏ nâu khi chín, bên trong có hạt rất nhỏ, dẹt và có màu đen nhánh. Toàn cây sâm đất đều có thể dùng làm vị thuốc, bao gồm cả lá, thân và rễ nhưng phần rễ vẫn là thông dụng nhất.

Tác dụng của sâm đất

Theo Y học cổ truyền sâm đất có vị ngọt và tính bình. Tác động vào hai kinh là tâm và phế. Có tác dụng hoạt huyết, giải độc và chống co giật. Riêng phần rễ có tác dụng nhuận tràng, lợi niệu và long đờm. Rễ sâm đất ở nước ta thường được dùng để trị ho, bệnh gan hay phù thũng.

Theo y học hiện đại sâm đất có hoạt chất pectin tương đối dồi dào. Riêng phần rễ cây có chứa một loại alkaloid có hoạt tính là punarnavine 0,01%. Ngoài ra, phần rễ còn chứa các chất khác như gôm, nitrat kalium, tinh bột… có các tác dụng:

Sâm đất có thể giúp thúc đẩy tiểu tiện nhờ cơ chế kích thích D – amino oxidase, đồng thời ức chế succinic dehydrogenase tại thận.

Hàm lượng kali có trong sâm đất giúp làm tăng tác dụng lợi niệu của hoạt chất punarvanin gia tăng.

Cao nấu từ thảo dược sâm đất có tác dụng tăng tiết niệu, giảm phù, giảm albumin niệu, đồng thời giảm cholesterol máu trong thực nghiệm lâm sàng chữa trị chứng thận hư.

Tác dụng chống viêm của dược liệu sâm đất cũng đã được nhiều nghiên cứu kiểm chứng.

Sâm đất - dược liệu bổ máu, giải độc,  điều trị cao huyết áp, tiểu đường
Sâm đất là loại dược liệu quý có mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Công dụng của cây sâm đất

Ở nước ta, sâm đất được dùng chủ yếu để làm rau ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu biết cách kết hợp sâm đất với các vị thuốc khác sẽ tạo nên những bài thuốc hay, có tác dụng trị bệnh và bồi bổ cơ thể rất tốt. Một số tác dụng chính của cây sâm đất bao gồm:

Bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi

Điều trị ho, hen suyễn

Điều trị tiểu đường

Tác dụng nhuận tràng, điều trị táo bón, trĩ

Tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan

Điều trị bệnh huyết áp cao

Bổ gan, thận, cải thiện huyết áp tim mạch

Mạnh gân xương, điều trị bệnh về xương khớp

Trị chứng viêm khớp, có khả năng giảm viêm sưng và giảm đau hiệu quả.

Trường hợp ăn uống khó tiêu, giúp giảm đau bụng, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Điều trị bệnh sỏi thận, bàng quang hiệu quả.

Bài thuốc chữa bệnh từ sâm đất

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Chuẩn bị: 75g sâm đất tươi hoặc 25g dược liệu này ở dạng khô.

Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc chung với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng từ 10 – 15 phút. Dùng mỗi ngày chỉ 1 thang thuốc duy nhất trong 1 tháng liên tục.

Điều trị tiêu chảy do hệ tiêu hóa hoạt động kém

Chuẩn bị: 15 – 30g sâm đất cùng với 15g đại táo.

Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị rồi đun sôi với 1 – 1,5 lít nước để uống trong ngày như nước lọc. Chú ý mỗi ngày chỉ uống đúng 1 thang thuốc.

Chữa tiểu tiện quá nhiều

Chuẩn bị: 60g sâm đất kết hợp cùng với 50g rễ cây kim anh.

Thực hiện: Cho nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 550ml đun trên lửa nhỏ. Tắt bếp ngay khi lượng nước rút xuống còn khoảng 250ml. Chia nước thuốc làm 2 lần uống/ngày. Sử dụng mỗi ngày 1 thang thuốc liên tục trong khoảng 5 ngày.

Sâm đất - dược liệu bổ máu, giải độc,  điều trị cao huyết áp, tiểu đường
Sâm đất nấu canh đem lại vị ngọt và chua khi thưởng thức. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Điều trị chứng táo bón

Chuẩn bị: 30g lá sâm đất, 20g rễ đinh lăng, 30g lá vông non, 30g vừng đen rang nổ, 20g lá thiên lý non.

Thực hiện: Các nguyên liệu trên đem rửa sạch với nước rồi nấu canh để ăn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng táo bón biến mất.

Điều trị kiết lỵ

Chuẩn bị: 100g lá sâm đất cùng với khoảng 100g cỏ sữa (có thể thêm 20g cỏ nhọ nồi nếu có biểu hiện đại tiện nhiều lần).

Thực hiện: Cho nguyên liệu vào ấm sắc chung với 400ml nước lọc trên lửa nhỏ. Khi lượng nước rút còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 lần uống/ngày. Nên uống khi thuốc còn hơi ấm.

Bài thuốc bổ huyết

Chuẩn bị: 20g sâm đất, 12g thục địa, 12g hoài sơn, 12g ý dĩ, 12g liên nhục, 10g bạch truật, 10g mạch môn, 10g đương quy, 6g táo nhân, 8g ngưu tất.

Thực hiện: Các nguyên liệu hoài sơn, mạch môn, bạch truật, táo nhân đem sao lên. Trộn chung với những nguyên liệu còn lại rồi đem sắc để lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc trị sỏi thận

Chuẩn bị: 1 lượng sâm đất khô vừa đủ.

Thực hiện: Đem tán nguyên liệu đã chuẩn bị thành bột mịn. Mỗi lần lấy khoảng 10g rồi hòa tan trong 1 lít nước sôi và uống như nước trà hằng ngày.

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Chuẩn bị: 12g sâm đất.

Thực hiện: Dùng dược liệu đun sôi với nước lọc rồi uống hàng ngày thay trà. Đây là bài thuốc không chỉ giúp ổn định huyết áp mà còn điều hòa tốt hơn lượng cholesterol trong máu,

Chữa chứng mồ hôi trộm

Chuẩn bị: 60g sâm đất cùng với 1/2 cái bao tử lợn.

Thực hiện: Bao tử lợn sơ chế sạch với chanh và nước muối rồi thái miếng vừa ăn. Cho vào nồi hầm nhừ với sâm đất, nêm mếm gia vị cho vừa miệng rồi ăn trong ngày.

Điều trị triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi

Chuẩn bị: 16g sâm đất (dùng cả phần rễ và phần thân).

Thực hiện: Dùng nguyên liệu đã chuẩn bị đem đun sôi với 250ml nước. Mỗi ngày uống 1 thang, duy trì trong 1 tuần các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm.

Sâm đất - dược liệu bổ máu, giải độc,  điều trị cao huyết áp, tiểu đường
Rễ sâm đất là bộ phận được dùng làm vị thuốc phổ biến nhất. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Điều trị viêm đường tiết niệu

Chuẩn bị: 75g sâm đất tươi cùng với 20g sâm đất khô.

Thực hiện: Dược liệu ở dạng tươi đem đun sôi với 250ml nước. Dược liệu ở dạng khô đem tán thành bột mịn. Sử dùng nước sắc để uống bột mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.

Chữa ho lâu ngày

Chuẩn bị: 20g sâm đất, 20g gà thủ hô trắng, 20g thông thảo, 1 con gà nhỏ tầm 400g.

Thực hiện: Gà đem làm sạch rồi cho vào nồi hầm chung với các dược liệu đã chuẩn bị. Sau khi hầm nhừ thì vớt bỏ phần mỡ nổi lên trên và ăn cả cái lẫn nước.

Bài thuốc giải độc gan

Chuẩn bị: 10 – 15g sâm đất khô.

Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc lấy nước rồi uống thay trà hằng ngày. Hoặc có thể tán thành bột mịn để uống. Ngoài ra, có thể dùng lá sâm đất để nấu canh ăn mỗi ngày cũng đem lại tác dụng giải độc gan rất tốt.

Điều trị bệnh ghẻ

Chuẩn bị: 1 nắm lá và 1 nắm rễ cây sâm đất.

Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu rồi đun sôi với 2 lít nước. Dùng nước này để tắm và vệ sinh vùng da bị tổn thương do ghẻ.

Giảm đau xương khớp

Chuẩn bị: 700g củ sâm đất tươi.

Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu rồi ngâm qua nước muối loãng và để ráo. Cho vào bình, đổ khoảng 5 lít rượu vào ngâm và đậy nắm kín, để trong 6 tháng. Mỗi ngày uống 2 lần, 1 lần không quá 25ml.

Hồi sức hậu phẫu

Chuẩn bị: 200g sâm đất, 300g sườn lợn, 200g hoàng kỳ.

Thực hiện: Hoàng kỳ đem sắc lấy nước rồi cho sườn lợn đã sơ chế vào ninh mềm. Tiếp đến cho sâm đất vào và đun trên lửa nhỏ tầm 5 – 10 phút. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, có thể ăn 2 – 3 lần/tuần.

Lưu ý khi sử dụng sâm đất

Mặc dù sâm đất rất tốt cho cơ thể, thế nhưng người sử dụng cần chú ý đến liều lượng khi sử dụng.

Không nên sử dụng sâm đất cho phụ nữ mang thai.

Khi ăn sâm đất có thể dẫn đến hơi đau bụng đối với những người có hệ tiêu hóa kém, chính vì vậy nên làm ấm cơ thể bằng cách ăn 1 vài lát gừng trước khi ăn sâm đất.

Để an toàn hơn khi sử dụng sâm đất, bạn nên tham khảo và nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia. Những bài thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo./.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà (t/h)

Tin liên quan

Cây xấu hổ: Bí quyết ngâm rượu chữa đau lưng của người Mường

Cây xấu hổ: Bí quyết ngâm rượu chữa đau lưng của người Mường

Cây xấu hổ (Mimosa pudica) - loài thảo dược khiêm nhường với khả năng co cụp lá khi chạm vào, lại ẩn chứa bài thuốc quý chữa đau lưng kinh niên của đồng bào Mường. Bài viết sẽ khám phá bí quyết ngâm rượu độc đáo này cùng những cơ sở khoa học đáng kinh ngạc đằng sau phương pháp dân gian truyền thống.
Cây đinh lăng: "Thần dược" bồi bổ sức khỏe và tăng cường trí nhớ

Cây đinh lăng: "Thần dược" bồi bổ sức khỏe và tăng cường trí nhớ

Đinh lăng (Polyscias fruticosa) từ lâu đã được ví như "nhân sâm của người nghèo" nhờ khả năng bồi bổ sức khỏe toàn diện và tăng cường trí nhớ hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về đặc điểm, thành phần dược tính, công dụng và cách sử dụng loại cây quen thuộc này trong đời sống hàng ngày.
Bình luận

Cùng chuyên mục

Cây dâm dương hoắc: "Thần dược" tự nhiên cho sinh lý nam giới

Cây dâm dương hoắc: "Thần dược" tự nhiên cho sinh lý nam giới

Dâm dương hoắc (Epimedium) từ ngàn năm nay đã được mệnh danh là "nhân sâm xanh" với khả năng cải thiện sinh lý nam vượt trội. Bài viết sẽ cung cấp thông tin khoa học toàn diện về loại thảo dược quý này, từ đặc điểm thực vật đến các công thức ứng dụng thực tế.
Cây nhục thung dung: Thảo dược vàng cho sinh lý phái mạnh

Cây nhục thung dung: Thảo dược vàng cho sinh lý phái mạnh

Nhục thung dung (Cistanche deserticola) từ lâu đã được mệnh danh là "nhân sâm sa mạc" với khả năng hỗ trợ điều trị yếu sinh lý hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về đặc điểm, thành phần hoạt chất, công dụng và cách sử dụng loại dược liệu quý này.
Cây hành: Gia vị quen thuộc và bài thuốc giải cảm tuyệt vời

Cây hành: Gia vị quen thuộc và bài thuốc giải cảm tuyệt vời

Cây hành không chỉ là loại gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam mà còn là vị thuốc dân gian với nhiều công dụng đặc biệt, đặc biệt là khả năng giải cảm hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm, thành phần dinh dưỡng, công dụng và cách sử dụng hành trong cả ẩm thực lẫn y học cổ truyền.
Cây thì là: Gia vị vàng cho hệ tiêu hóa và sức khỏe toàn diện

Cây thì là: Gia vị vàng cho hệ tiêu hóa và sức khỏe toàn diện

Cây thì là không chỉ là loại rau gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam mà còn là vị thuốc quý được y học cổ truyền đánh giá cao nhờ khả năng hỗ trợ tiêu hóa và nhiều công dụng sức khỏe đáng kinh ngạc. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về đặc điểm, thành phần dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe và cách sử dụng thì là hiệu quả nhất.
Cây rau răm: Gia vị quen thuộc và bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa tuyệt vời

Cây rau răm: Gia vị quen thuộc và bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa tuyệt vời

Cây rau răm không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam mà còn là vị thuốc dân gian với nhiều công dụng đặc biệt cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ hệ tiêu hóa. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm, thành phần dinh dưỡng, công dụng và cách sử dụng rau răm hiệu quả nhất.
Cây ba kích: Thần dược bổ thận, tăng cường sinh lý

Cây ba kích: Thần dược bổ thận, tăng cường sinh lý

Cây ba kích từ lâu đã được mệnh danh là "thần dược" trong Đông y nhờ công dụng bổ thận, tăng cường sinh lý và nâng cao sức khỏe tổng thể. Với những nghiên cứu khoa học hiện đại, loại dược liệu này ngày càng được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cây ba kích, cách sử dụng hiệu quả và những lưu ý quan trọng khi dùng.

Các tin khác

Bấm huyệt chữa ho, viêm họng: Phương pháp truyền thống từ đông y

Bấm huyệt chữa ho, viêm họng: Phương pháp truyền thống từ đông y

Viêm họng là căn bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, nhất là trong mùa giao hòa giữa các mùa. Với đông y, việc bấm huyệt không chỉ giúp giảm ho mà còn hỗ trợ hiệu quả cho tình trạng viêm họng và đau họng.
Tác dụng của cây bá bệnh trong việc tăng cường sinh lý nam

Tác dụng của cây bá bệnh trong việc tăng cường sinh lý nam

Cây bách bệnh (tên khoa học: Cynanchum atratum) là một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền Việt Nam. Với nhiều công dụng, cây bá bệnh được biết đến như một vị thuốc hỗ trợ tăng cường sinh lý nam giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tác dụng của cây bá bệnh đối với sức khỏe sinh lý nam, cách sử dụng và những lưu ý cần thiết.
Các huyệt điều trị chứng mất ngủ trong y học cổ truyền

Các huyệt điều trị chứng mất ngủ trong y học cổ truyền

Giấc ngủ là một phần thiết yếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng tìm được giấc ngủ ngon. Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý và hiệu suất làm việc. Hiện nay, bấm huyệt trị mất ngủ đã trở thành một giải pháp nổi bật, mang lại hiệu quả đáng kể và được nhiều người lựa chọn.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cơm cháy

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cơm cháy

Cây thuốc mọi còn được gọi là cây cơm cháy (thuộc họ cơm cháy), mọc hoang tại bờ suối, ven rừng ở các tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn. Cây thuốc mọi được dùng làm thuốc để chữa bệnh viêm gan, phong thấp, táo bón và một số bệnh ngoài da như chàm, nổi mề đay mẩn ngứa… Tuy nhiên, cây này có chứa độc tính, phải thật cẩn thận khi sử dụng.
Cây tỏi: Gia vị và bài thuốc kháng khuẩn từ thiên nhiên

Cây tỏi: Gia vị và bài thuốc kháng khuẩn từ thiên nhiên

Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong ẩm thực mà còn là "kháng sinh tự nhiên" được y học cổ truyền và hiện đại công nhận. Bài viết khám phá sâu vai trò của tỏi trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh nhờ hoạt chất allicin, cùng cách dùng tối ưu để phát huy tác dụng kháng khuẩn, tăng cường miễn dịch. Đọc ngay để biết vì sao tỏi được ví như "thần dược" dân gian!
Phương pháp y học cổ truyền hỗ trợ điều trị méo miệng do liệt dây thần kinh số 7

Phương pháp y học cổ truyền hỗ trợ điều trị méo miệng do liệt dây thần kinh số 7

Méo miệng là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, thường gặp nhất do liệt dây thần kinh số 7. Méo miệng ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống, phát âm, sinh hoạt cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân. Trong y học cổ truyền, bấm huyệt chữa méo miệng là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị bệnh lý này.
Các phương pháp y học cổ truyền hỗ trợ điều trị méo miệng do tai biến mạch máu não

Các phương pháp y học cổ truyền hỗ trợ điều trị méo miệng do tai biến mạch máu não

Méo miệng không chỉ là một biểu hiện của sự bất thường, mà thực sự nó phản ánh sự rối loạn của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó thường gặp nhất là liệt dây thần kinh số 7. Tình trạng này không chỉ gây ra những khó khăn trong việc ăn uống, phát âm, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống sinh hoạt và thẩm mỹ của người bệnh. Chính vì vậy, việc tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả là vô cùng cần thiết.
Cách bấm huyệt lưu thông khí huyết trong y học cổ truyền

Cách bấm huyệt lưu thông khí huyết trong y học cổ truyền

Bấm huyệt lưu thông khí huyết, một phương pháp y học cổ truyền đã có từ hàng ngàn năm, không chỉ là một hình thức chữa bệnh mà còn là bí quyết làm đẹp và duy trì sức khỏe bền bỉ. Rối loạn khí huyết chính là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu sắc vai trò quan trọng của bấm huyệt trong việc duy trì và cải thiện lưu thông khí huyết – một yếu tố thiết yếu cho cuộc sống khỏe mạnh.
Bấm huyệt trong điều trị tăng huyết áp: Giải pháp hiệu quả từ y học cổ truyền

Bấm huyệt trong điều trị tăng huyết áp: Giải pháp hiệu quả từ y học cổ truyền

Tăng huyết áp không chỉ là một căn bệnh, mà còn là “sát thủ thầm lặng” mà nhiều người không hề hay biết. Nó xuất hiện mà không có triệu chứng rõ ràng, thường chỉ được phát hiện nhờ những lần kiểm tra y tế định kỳ. Bên cạnh điều trị tăng huyết áp theo tây y thì người bệnh có thể thực hiện chế độ ăn hợp lý, thay đổi lối sống lành mạnh cùng kết hợp với xoa bóp bấm huyệt để mang lại nhiều lợi ích hỗ trợ trong điều trị các chứng bệnh tăng huyết áp.
Cách xác định huyệt vị để xoa bóp bấm huyệt hiệu quả

Cách xác định huyệt vị để xoa bóp bấm huyệt hiệu quả

Trong lĩnh vực xoa bóp bấm huyệt, việc nắm vững kỹ thuật xác định huyệt vị là điều kiện tiên quyết để đạt được hiệu quả điều trị cao. Một chẩn đoán chính xác nhưng tác động sai vị trí sẽ dẫn đến những kết quả không như mong muốn.
Xem thêm
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

SKV - Ngày 23/03, Chi hội Nam y Sóc Trăng phối hợp cùng các mạnh thường quân tổ chức chương trình trao quà cho bà con khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).
Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

SKV - Ngày 23/3, tại Thiền Viện Pháp Sơn (xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), đã diễn ra chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng". Chương trình do Chi hội Nam y tỉnh Sóc Trăng phối hợp tổ chức cùng Trường Trung cấp Quốc tế Khôi Việt, HTX sản xuất Dược liệu Thanh Ngon Hưng Phú, với sự hỗ trợ của Chủ tịch UBND xã Nam Cát Tiên và Ni sư Hằng Liên - Trụ trì Thiền viện Pháp Sơn.
Phiên bản di động