Mới nhất Đọc nhiều

Sâm Ngọc Linh thảo dược quý hiếm và tốt nhất thế giới

Sâm Ngọc Linh hay gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm, sâm trúc, củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, là bài thuốc quý thuộc họ cam tùng. Sâm Ngọc Linh được đánh giá là dược liệu thượng đẳng, là một trong 5 loại nhân sâm tốt nhất thế giới.
Tác dụng chữa bệnh và bài thuốc từ cây đinh lăng Tác dụng chữa bệnh và bài thuốc từ cây đinh lăng
Thất diệp nhất chi hoa - thảo dược quý hiếm chữa ung thư, giải độc Thất diệp nhất chi hoa - thảo dược quý hiếm chữa ung thư, giải độc

Sâm Ngọc Linh

Ở độ cao 2598m trên đỉnh núi Ngọc Linh huyền bí, ẩn dưới những tán rừng già cổ thụ, một báu vật vô cùng quý hiếm đó chính là cây sâm Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh khởi nguồn là một cây thuốc “giấu” loài cây đã được người dân tộc Xơ Đăng sống dưới chân núi Ngọc Linh sử dụng để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe từ xa xưa, cho đến khi được các nhà nghiên cứu phát hiện.

Năm 1973 đoàn điều tra dược liệu do Dược sỹ Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang hướng dẫn đã phát hiện được một loài PANAX mọc thành quần thể ở độ cao 1800m tại xã Ngoc Lei huyện Đắc Tô nay là huyện Tumơrông .

Năm 1974 Dược sỹ Nguyễn Thới Nhâm đã nghiên cứu công dụng của cây sâm Ngọc Linh và được công bố trên tạp chí Herba Polonica số 1/1976 của Ba Lan và nhanh chóng được đánh giá là loài sâm tốt nhất thế giới.

Năm 1978 Bộ Y Tế đã thành lập Đơn vị nghiên cứu chuyên đề Sâm khu 5, năm 1985 Bộ Y Tế nâng lên thành Trung Tâm Sâm Việt Nam nay đổi thành Trung Tâm Sâm Và Dược Liệu TP.HCM trực thuộc Viện Dược Liệu.

Năm 1985 Tiến sỹ Hà Thị Dung và GS Grushvizky đã xác định đây là một loài mới của khoa học và là loài đặc hữu của Việt Nam được đặt tên khoa học là Panax Vietnamensis Ha et Grushv .

Với vị trí đặc biệt núi Ngọc Linh Kon Tum nơi được mệnh danh là nóc nhà Tây Nguyên, nơi mà linh khí của trời và tinh chất của đất gặp nhau hòa quyện tạo nên một vùng khí hậu , thổ nhưỡng vô cùng “KHÁC BIỆT, ĐẶC BIỆT, DUY NHẤT” nuôi dưỡng cây sâm Ngọc Linh, giúp cây sâm Ngọc Linh hình thành, phát triển và tích lũy được những hoạt chất, tính chất sinh học tinh túy nhất mà không có một nơi nào, một loài sâm nào trên thế giới có được. Sâm Ngọc Linh cũng đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và khẳng định là một trong các loài sâm tốt nhất thế giới với 52 hoạt chất saponin chính bao gồm tất cả những hoạt chất saponin tốt nhất có trong sâm Hàn Quốc, sâm Mỹ, Nhật, Trung Quốc.

Sâm Ngọc Linh: Sâm quý hiếm và tốt nhất thế giới
Sâm Ngọc Linh / Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Tác dụng của sâm Ngọc Linh với sức khỏe

Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam cho biết. Đây là loại sâm thứ 20 được phát hiện trên thế giới. Phần thân, rễ của sâm Ngọc Linh chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết. Và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác. Trong khi đó – sâm Triều Tiên chỉ có khoảng 25 saponin các loại.

Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại. Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất. Tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới.

Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần.

Theo các kết quả nghiên cứu còn cho thấy, sâm Ngọc Linh còn có tác dụng giúp tăng lực, phục hồi suy giảm chức năng, giúp cơ thể trở lại bình thường, kháng lại các loại độc tố gây hại cho tế bào, giúp tăng tế bào mới và kéo dài sự sống của tế bào cũ.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hàn lâm Khoa học và Công nghệ trên thế giới còn chứng minh được: Sâm Ngọc Linh là loại thảo dược vô cùng quý hiếm, nó còn cao hơn cả sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc. Đặc biệt nó còn có các tính năng như: kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống oxi hóa.

Với kích thước khá nhỏ so với sâm Hàn Quốc, trọng lượng trung bình của thân rễ Sâm Ngọc Linh chỉ 5,26g. Chỉ có 7,39% cây có trọng lượng thân đạt trên 25g, còn những cây có 10 sẹo trở lên với tuổi đời khoảng 8 năm chiếm 36,9%. Đặc biệt, trong đợt khảo sát tại vùng núi Ngọc Linh, còn phát hiện được 1 cây mà trên thân rẽ có tới 52 sẹo, ước tính khoảng trên 50 năm tuổi với đường kính khoảng 1,2cm và 1 cây khoảng 82 năm có củ và thân rễ dài hơn nửa mét.

Các nghiên cứu đều khẳng định sâm Ngọc Linh là loài thảo dược giá trị cao ở Việt Nam, đã được chứng minh có tác dụng tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch, trí nhớ, kháng viêm, chống căng thẳng, chống ung thư và ngăn ngừa lão hóa. Thân rễ và củ sâm được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, còn lá và thân thì được dùng làm trà sâm.

Công trình đăng trên Biological and Pharmaceutical Bulletin, tập san y khoa bình duyệt ra hằng tháng của Hiệp hội Dược Nhật Bản, năm 1998. Nhóm nghiên cứu thử nghiệm tác dụng ức chế đối với kháng nguyên sớm của virus Epstein-Barr (EBV-EA) của 7 saponin phân lập từ thân rễ và rễ của sâm Ngọc Linh.

Kết quả cho thấy, Majonoside-R2 - saponin nhóm Ocotillol chiếm hơn nửa tổng hàm lượng saponin của sâm Ngọc Linh, có tác dụng ức chế đáng kể sự hoạt hóa EBV-EA; và Majornoside-R2 có thể là một tác nhân hóa học giá trị có thể chống lại chất sinh ung thư hóa học.

Trong khi đó, công trình nghiên cứu: "Chất chuyển hóa sesquiterpene lactone mới từ sâm Ngọc Linh" của nhóm tác giả Việt Nam và một nhà nghiên cứu nước ngoài - Poul Erik Hansenf (Khoa Khoa học và môi trường, Đại học Roskilde, Đan Mạch) đã chỉ ra sesquiterpene lactone là một nhóm sản phẩm tự nhiên quan trọng thu được từ nhiều loài cây thuốc, rất đa dạng về cấu trúc và có hoạt tính sinh học tốt cho sức khỏe như chống ung thư, chống viêm, kháng u, chống sốt rét, kháng vi rút, kháng khuẩn, kháng nấm...

Sâm Ngọc Linh như loại kháng sinh tự nhiên nên có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, phục hồi tổn thương rất tốt. Với những người cao tuổi, người suy giảm hệ miễn dịch, mắc nhiều bệnh lý nền nếu sử dụng sâm thường xuyên sẽ giúp phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.

Sâm Ngọc Linh cũng đã được Chính phủ phê duyệt là sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, là "quốc bảo" của Việt Nam và đưa vào danh mục cấm khai thác, thuộc 250 loài quý hiếm trong sách đỏ.

Sâm Ngọc Linh: Sâm quý hiếm và tốt nhất thế giới
Sâm Ngọc Linh là loại sâm thứ 20 được phát hiện trên thế giới/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy, sâm Ngọc Linh có rất nhiều tác dụng như:

  • Giúp kích thích hoạt động của não bộ suy nhược tinh thần.
  • Tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục, suy nhược sinh dục.
  • Tăng tạo hồng cầu, tiểu cầu chữa thiếu máu, suy tiểu cầu.
  • Đặc hiệu với vi khuẩn Streptococi chữa viêm họng hạt.
  • Antistress giải lo âu và chống trầm cảm các bệnh lý gây ra bởi stress.
  • Tăng cường chức năng gan và bảo vệ tế bào gan chống xơ gan và giải độc gan.
  • Giảm mỡ máu, tăng lượng HDL xơ vữa động mạch.
  • Giảm đường huyết hiệp lực với thuốc hạ đường huyết bệnh tiểu đường.
  • Điều hòa hoạt động tim mạch loạn nhịp tim và hạ huyết áp.
  • Chống ôxy hóa (Antioxidant), chống lão hóa.
  • Phòng chống các loại ung thư, hỗ trợ thuốc chữa ung thư.
  • Sâm Ngọc Linh giúp tăng cường sức đề kháng không đặc hiệu suy giảm miễn dịch.

Đặc biệt sâm Ngọc Linh còn có những ưu việt như:

Không gây bất kỳ tác dụng phụ hay hại cho cơ thể khi sử dụng liên tục và lâu dài.

Sâm Ngọc Linh có thể dùng cho mọi lứa tuổi từ người già cho đến trẻ sơ sinh với lượng 50mg -200mg/1kg thể trọng

Sâm Ngọc Linh: Sâm quý hiếm và tốt nhất thế giới
Cây sâm Ngọc Linh với đầy đủ củ, thân, hoa, lá, hạt/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Cách sử dụng sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong

Sâm Ngọc Linh đem rửa sạch và lau khô

Sau đó, thái lát mỏng cho vào lọ thủy tinh và đổ mật ong rừng nguyên chất vào, ngập hủ rồi đậy nắp.

Bài thuốc chữa bệnh này mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe, phù hợp với nhiều đối tượng. Để điều trị bệnh cho người già, người ốm hoặc người đang mắc bệnh, chỉ cần sử dụng 3 – 5 lát sâm ngâm mật ong ngậm mỗi ngày. Kiên trì thực hiện sau một thời gian sẽ thấy bệnh cải thiện đáng kể.

Sâm Ngọc Linh ngâm rượu

Sử dụng 100gr sâm đem ngâm trong 2 – 3 lít rượu có độ cồn 50 – 70. Sau khoảng 3 tháng có thể dùng. Mỗi ngày uống 50 – 100 ml rượu giúp mạnh gân cốt và tăng cường sức khỏe.

(Lưu ý: Bài thuốc này chỉ áp dụng ở nam giới độ tuổi trung niên. Trường hợp mắc bệnh ung thư, huyết áp, tim mạch hoặc người già và phục nữ đang cho con bú, mang thai không nên sử dụng).

Lá sâm Ngọc Linh khô

Giá thành của của sâm khá đắt đỏ, nhiều người đã sử dụng lá như một loại thảo dược thay thế.

Lá của loại sâm này có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như sắc nước uống, hãm trà, ngâm rượu.

Để làm trà sâm túi lọc. Để sắc lấy nước, ta dùng khoảng 5gr lá sâm Ngọc Linh sắc cùng với 500ml nước, nấu trong 15-20 phút là hoàn thành. Để ngâm rượu chữa bệnh hoặc uống trực tiếp: dùng loại rượu ngon có độ cồn từ 30-35 độ

Sâm Ngọc Linh: Sâm quý hiếm và tốt nhất thế giới
Cẩn trọng với sâm Ngọc Linh giả / Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Cẩn trọng với sâm giả sâm Ngọc Linh

Hiện nay, có nhiều loại sâm giả từ các vùng khác về như sâm Trung Quốc, tam thất giả sâm Ngọc Linh. Những củ tam thất này được bơm chất kích thích trong quá trình trồng để lên mầm sớm, giúp vòng đời của cây nhanh hơn so với tự nhiên nhằm tạo nên những mắt giống củ sâm Ngọc Linh thật.

Người tiêu dùng cần phân biệt như sau: lá củ tam thất nhọn hơn, lông tơ của lá cứng hơn, nhưng củ thì giống sâm Ngọc Linh. Khi nấu nước uống, củ tam thất vị đắng, mùi nồng chứ không có vị đắng lẫn ngọt mát, thơm đượm đặc trưng của sâm Ngọc Linh.

Ngoài ra, vị đắng ngọt của sâm cũng được làm giả rất nguy hiểm bằng cách tẩm hóa chất vào củ tam thất hay tiêm chất bảo quản để giữ củ tươi lâu.

Những loại củ này gắn logo nhãn hiệu "Ngọc Linh" chưa được sự công nhận, chưa qua khâu kiểm soát, kiểm định chất lượng của cơ quan chức năng, đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến thương hiệu của sâm Ngọc Linh.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà

Tin liên quan

Xây dựng thương hiệu quốc tế cho sâm Việt Nam

Xây dựng thương hiệu quốc tế cho sâm Việt Nam

Ðể phát triển sâm thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, ngày 01/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 611/QÐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Theo đó, xây dựng định hướng phát triển sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, có giá trị xuất khẩu cao. Ðây là mục tiêu lớn đặt ra yêu cầu cấp bách cho các địa phương phát triển hiệu quả ngành hàng này, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới…
Sa Pa khảo sát trồng 17 loại dược liệu quý

Sa Pa khảo sát trồng 17 loại dược liệu quý

Sa Pa sẽ dành 280 ha đất tại 8 địa phương, để trồng 17 loại cây dược liệu quý.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp để rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu theo Công điện số 35/CĐ-TTg ngày 10/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Ngày 15/4, Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam (Pháp), Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định.
Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Bấm huyệt là một cách có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do buồn nôn.
Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Chữa mất ngủ bằng thảo dược là phương pháp được ưa chuộng từ xưa đến nay. Dưới đây là 5 cây thuốc chữa mất ngủ an toàn và hiệu quả từ thiên nhiên.
Những công dụng của phương pháp bấm huyệt

Những công dụng của phương pháp bấm huyệt

Bấm huyệt đã được sử dụng trong hàng ngàn năm như một liệu pháp chữa trị cho nhiều triệu chứng và bệnh tật.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Công điện 35/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu.

Các tin khác

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Cây vọng cách hay cây cách, lá cách... là một loại cây mọc hoang phổ biến. Dân gian truyền tai nhau nhiều bài thuốc hay từ lá vọng cách. Cùng tìm hiểu lá vọng cách chữa bệnh gì,... trong bài viết sau đây.
Tỉnh Bắc Kạn phê duyệt dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể

Tỉnh Bắc Kạn phê duyệt dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể

UBND tỉnh Bắc Kạn đã có quyết định số 194/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Bổ khí “tứ quân tử” trong châm cứu

Bổ khí “tứ quân tử” trong châm cứu

Khí theo quan niệm của Y học cổ truyền đó là một loại vật chất tinh vi, cùng với huyết cấu thành hoạt động sinh mạng của con người. Cách thức hình thành, bộ vị tồn tại, công năng tác dụng và tên gọi của khí cũng không giống nhau. Khí tiên thiên (quan trọng...
Bài thuốc hiệu quả từ cây mọc hoang

Bài thuốc hiệu quả từ cây mọc hoang

Cây thồm lồm còn có tên gọi khác là lồm, đuôi tôm, mía bẹm, mía mung, xốm cúng (Thái), nú mí (Tày), xích địa lợi, hoả mẫu thảo, cơ đô (K’ho)… Theo Đông y, cây thồm lồm có tính mát, vị chua, ngọt mang lại công dụng tiêu độc, giải nhiệt, chữa đau dạ dày, chữa trị mụn nhọt, kinh phong, sưng lở, lở ngứa, viêm da và kiết lỵ rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc từ cây thồm lồm mời các bạn tham khảo.
10 bài thuốc chữa bệnh từ tủy lợn

10 bài thuốc chữa bệnh từ tủy lợn

Nếu y học hiện đại có loại thuốc được chiết xuất từ não lợn, có thể tiêm, truyền vào cơ thể thì từ xa xưa Đông y cũng dùng tủy lợn làm một vị thuốc điều trị nhiều bệnh tương đối hiệu quả.
Nhiều công dụng chữa bệnh từ cây dược liệu lược vàng

Nhiều công dụng chữa bệnh từ cây dược liệu lược vàng

Trong Đông y ghi chép nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu lược vàng an toàn và hiệu quả. Theo đó, vị thuốc này thường được dùng để chữa đau họng, ho, bệnh gan, tiểu đường, viêm da, đau lưng, bệnh trĩ,…
Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp

Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp

Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp là một biện pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng với mục đích nhằm cải thiện trình trạng bệnh tốt hơn.
Những công dụng quý của dược liệu xạ hương

Những công dụng quý của dược liệu xạ hương

Xạ hương là một loại dược liệu quý. Tên gọi Xạ hương bắt nguồn từ chất có mùi hương lan tỏa thu được từ tuyến của hươu xạ đực. Chất này được sử dụng như một chất định hương nước hoa từ thời cổ đại và là một trong những sản phẩm động vật tốn kém nhất thế giới. Ngoài ra, xạ hương còn là một vị thuốc với nhiều công dụng quý trong Đông Y.
Hoa bưởi có công dụng chữa bệnh và làm đẹp gì?

Hoa bưởi có công dụng chữa bệnh và làm đẹp gì?

Hoa bưởi có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người, được sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Bài thuốc nam hữu ích hỗ trợ điều trị bệnh sởi

Bài thuốc nam hữu ích hỗ trợ điều trị bệnh sởi

Đông y gọi bệnh sởi là ma chẩn hoặc sa tử. Có thể tham khảo một số bài thuốc nam để hỗ trợ điều trị.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thể hiện tính đoàn kết, phát huy trí tuệ, tài năng, tài lực, giúp đỡ nhau để xây dựng Hội Nam y Việt Nam phát triển vững mạnh.
Phiên bản di động