Thành lập các trung tâm dự trữ thuốc hiếm - Việc không thể chậm trễ
Bộ Y tế ngừng cấp đăng ký lưu hành thuốc đối với Dược phẩm Úc Châu và R.X.Mangacturing WHO tìm nguồn hỗ trợ thuốc giải độc tố botulinum cho Việt Nam |
Từ năm 2020 đến nay, nước ta xảy ra 3 đợt ngộ độc botulinum với nhiều người mắc và ngộ độc này chỉ có thuốc giải độc mới cứu sống được người bệnh. Tuy nhiên, sau vụ ngộ độc pate Minh Chay vào năm 2020, Bệnh viện Bạch Mai đã đề xuất cần có trung tâm lưu trữ thuốc hiếm cấp quốc gia, do Bộ Y tế quản lý, đặt tại các vùng miền, khi có vụ việc xảy ra sẽ điều phối ngay tới địa phương để kịp thời cứu chữa cho người bệnh. Tuy nhiên, đến nay sau 3 năm, Việt Nam vẫn chưa có trung tâm dự trữ thuốc hiếm quốc gia.
Thuốc về chậm, bệnh nhân hết cơ hội sống
Ngộ độc botulinum là ngộ độc rất hiếm gặp ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng nó lại được xuất hiện ở nước ta. Đối với ngộ độc botulinum, thuốc giải độc là biện pháp điều trị tối ưu nhất. Nhưng đáng tiếc, vì đây là thuốc hiếm nên Việt Nam không có.
![]() |
Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam cứu bệnh nhân ngộ độc botulinum.https://suckhoeviet.org.vn/ |
Khi vụ ngộ độc cá chép ủ chua diễn ra vào tháng 3 tại Quảng Nam, Việt Nam chỉ có 5 lọ thuốc giải độc của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) và được vận chuyển ra để cứu các bệnh nhân nặng. Trong quá trình cứu chữa chỉ sử dụng hết 3 lọ, vì vậy, khi có vụ ngộ độc botulinum là 3 anh em ruột ăn giò lụa dạo ở TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy đã chuyển 2 lọ thuốc giải độc còn lại từ Quảng Nam về cứu sống 3 trẻ em này. Hiện nay, 1 cháu đã xuất viện, 2 cháu vẫn đang điều trị.
Riêng với chùm ca bệnh ngộ độc botulinum xảy ra ngay sau đó, gồm 3 người ở TP Thủ Đức (18, 16 và 45 tuổi), những người bệnh này đã không có may mắn đó do hết thuốc giải độc. Cả 3 tiến triển nặng rất nhanh, phải thở máy và điều trị thuốc duy trì. Tuy nhiên, nếu không có thuốc giải độc, tính mạng của họ bị đe doạ. Trong khi đó, cả nước hết thuốc giải. Bệnh viện Chợ Rẫy có văn bản khẩn gửi Bộ Y tế và Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề nghị khẩn cấp nhập thuốc giải độc BAT cho bệnh nhân cũng như dự phòng tình huống phát sinh ca mới.
Hơn 10 ngày sau, mặc dù Bộ Y tế đã nhờ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hỗ trợ khẩn cấp nhập thuốc giải độc BAT, đến tối 24/5, 6 lọ thuốc giải độc Botulism Antitoxin Heptavalent được gửi từ kho của WHO tại Thụy Sĩ đã về đến TP Hồ Chí Minh, nhưng rất đáng tiếc, các bệnh nhân không chờ kịp. Bệnh nhân 45 tuổi đã tử vong trong đêm 24/5, hai bệnh nhân (18 và 26 tuổi) nguy kịch đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã qua thời gian truyền thuốc hiệu quả nhất. Hiện 2 người bệnh này cầm cự hơn 10 ngày bằng thở máy trong tình trạng liệt cơ gần như hoàn toàn.
Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Việt Dũng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết: Để đẩy nhanh tiến độ nhận thuốc, Bộ Y tế đã chủ động liên hệ với WHO đề nghị hỗ trợ tìm kiếm từ kho dự trữ thuốc trong khu vực và trên toàn cầu để có thể đáp ứng thuốc điều trị trong nước sớm nhất. WHO thông báo hiện còn 6 ống thuốc tại kho toàn cầu ở Thụy Sỹ và lập tức cử một chuyên gia chuyển thuốc về Việt Nam ngay trong ngày. Ngày 24/5, thuốc đã được chuyển về Việt Nam và Bộ Y tế đã ngay lập tức chuyển cho các cơ sở y tế để điều trị cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, thuốc giải độc về tới nơi thì đã muộn. Theo một chuyên gia chống độc, đối với thuốc hiếm, các bệnh viện gần như không đấu thầu được vì chỉ có một nhà sản xuất. Vì vậy, cần đưa vào cơ chế đặc biệt.
Cần đàm phán ở tầm quốc gia
Theo chuyên gia chống độc, không chỉ có botulinum mà các loại ngộ độc đều trong tình trạng khẩn cấp. Thuốc giải độc là loại thuốc khẩn cấp, cứu sống người bệnh tức thời, không thể khan hiếm. Thuốc giải độc, tác động thật sự rõ ràng, thậm chí đảo ngược triệu chứng của bệnh nhân. Trên thực tế, số lượng ngộ độc do vi khuẩn có độc tố mạnh không nhiều, nhưng thuốc giải thực sự mang lại hiệu quả rất quan trọng trong việc cứu sống người bệnh và giảm chi phí cho điều trị dài ngày. Có những bệnh nếu không có thuốc giải thì chắc chắn tử vong, không cứu chữa được thí dụ như ngộ độc xianua. Nếu không có thuốc truyền ngay lập tức thì khả năng tử vong cao. Hay những bệnh nhân bị ngộ độc do độc tố của rắn hổ mang, nếu có thuốc giải độc sẽ giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian điều trị, tránh việc nằm lâu nhiễm khuẩn bệnh viện rất nguy hiểm.
Việc dùng thuốc giải muộn, hiệu quả điều trị sẽ kém hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, thì có thuốc dùng dù muộn vẫn tốt cho bệnh nhân, trừ trường hợp muộn cả tháng. Chuyên gia chống độc lý giải, thuốc hiếm có hai loại: Thuốc hiếm cho bệnh lý thường xảy ra với tần xuất đều (bệnh chuyên khoa như huyết học, ung bướu, chuyển hóa), loại này có thể dự trù và đấu thầu được với số lượng ổn định; thuốc, trang thiết bị, vật tư hiếm dành cho tình huống khẩn cấp như ngộ độc đơn lẻ, hoặc hàng loạt…, đặc biệt là thuốc đặc chủng, việc tính toán thừa thiếu là không thể biết trước được, không thể tự đấu thầu mà cần đưa vào danh mục kho dự trữ chiến lược quốc gia.
Với quy định hiện nay, các cơ sở y tế không thể đấu thầu tự mua được thuốc hiếm dành cho tình trạng khẩn cấp. Bởi, thuốc dành cho bệnh lý thất thường, không ổn định, giá thành cao, nên các cơ sở y tế không muốn mua; hoặc công ty dược ít nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, phân phối... Theo đó, chỉ có thể đàm phán giá ở tầm cỡ quốc gia.
Trao đổi với phóng viên Báo CAND, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong quý III tới, Bộ Y tế sẽ phải báo cáo cơ chế bảo đảm thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung. Bộ đang xây dựng kế hoạch, trong đó giao các đơn vị đề xuất, lấy ý kiến của các cơ quan y tế, sau đó sẽ tập hợp, đề xuất giải pháp từ cơ chế mua sắm, quản lý sử dụng và cơ chế thanh quyết toán đối với nhóm thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung. Bộ Y tế dự kiến triển khai ở 6 vùng kinh tế - xã hội và sẽ nghiên cứu, lựa chọn các bệnh viện trực thuộc trung ương đóng trên địa bàn và giao quản lý, hướng dẫn sử dụng, điều phối thuốc. Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, hiện Bộ Y tế đang rà soát lại tất cả văn bản pháp lý, tới đây thành lập ban soạn thảo và ban hành thông tư hướng dẫn.
Còn theo ông Lê Việt Dũng, dự kiến hình thành 3-6 trung tâm dự trữ thuốc hiếm trên cả nước. Số lượng danh mục các thuốc dự trữ từ 15-20 loại và botulinum cũng là một trong các loại thuốc nằm trong danh mục các thuốc này. Cục Quản lý Dược cũng đang họp với WHO nghiên cứu về cơ chế tồn trữ của WHO, để có sự liên thông giữa việc tồn trữ thuốc hiếm, thuốc ít nguồn cung ở Việt Nam cũng như các nước xung quanh khu vực, cũng như các kho của WHO.
Hiện nay, căn cứ pháp lý về thuốc hiếm cơ bản đã đầy đủ, do đó, Cục Quản lý dược đã có những văn bản đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cần chủ động trong công tác xây dựng nhu cầu, dự báo tình hình dịch bệnh, cũng như dự trù số lượng cần thiết và mua sắm thuốc đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điều trị, đặc biệt với các thuốc hiếm.
Thiết nghĩ, việc triển khai trung tâm dự trữ thuốc hiếm cần nhanh chóng, kịp thời, phòng ngừa tình huống phát sinh các vụ ngộ độc hoặc thảm họa hàng loạt, để có thuốc hiếm điều trị khẩn cấp, cứu sinh mạng người bệnh.
Nguồn: Thành lập các trung tâm dự trữ thuốc hiếm - Việc không thể chậm trễ
Tin liên quan

Mẹo điều trị khi bị kiến cắn
11:38 | 23/09/2023 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục

TPHCM thảo luận hướng đến ký kết hợp tác y tế với thành phố Liverpool
18:35 | 23/09/2023 Tin tức

Ăn chay và những điều bạn nên biết
18:03 | 23/09/2023 Khỏe - Đẹp

Bé 10 tuổi tử vong: suy đa dạng, rối loạn đông máu vì bị cả đàn ong đốt hơn 100nốt
17:57 | 23/09/2023 Tin tức

Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2023
17:51 | 23/09/2023 Tin tức

Hà Nội thông qua 9 nhóm biện pháp với 32 nhiệm vụ về phòng cháy, chữa cháy
10:59 | 23/09/2023 Tin tức

Phòng, chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho trẻ em trong dịp Tết Trung thu
15:42 | 22/09/2023 Tin nổi bật
Các tin khác

Thừa Thiên Huế: Phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị
15:41 | 22/09/2023 Tin nổi bật

Công an Q.Cầu Giấy (Hà Nội) tập huấn chữa cháy cho hàng trăm chủ chung cư mini, nhà trọ
12:00 | 22/09/2023 Tin tức

Nâng cao chuyên môn song hành với phát triển Đảng viên nguồn
20:03 | 21/09/2023 Tin tức

Ngày 21/9, ca Covid-19 mới tăng nhẹ lên 28
20:00 | 21/09/2023 Tin tức

Bóng cười – chất kích thích đang phá hủy hệ thần kinh của người trẻ
18:46 | 21/09/2023 Tin tức

Sở Y tế Hà Nội đề nghị ký kết hợp tác với thành phố Minsk (Cộng hòa Belarus)
17:17 | 21/09/2023 Tin tức

Phòng chống gian lận, trục lợi quỹ BHXH, BHTN, BHYT
17:17 | 21/09/2023 Tin tức

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nội soi tiêu hóa
17:17 | 21/09/2023 Tin tức

Tập huấn hồi sức, cấp cứu, chống độc cho bác sĩ quân y
17:17 | 21/09/2023 Tin tức

Nghệ An phòng, chống bệnh đau mắt đỏ tại các trường học
17:16 | 21/09/2023 Tin tức

Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023
19-08-2023 08:56 Hoạt động hội

Kỳ họp thứ I Ban Kinh tế Hội Nam y Việt Nam
14-08-2023 16:43 Hoạt động hội

Hội Nam y Việt Nam với "Dấu ấn Việt Nam"
15-07-2023 13:08 Hoạt động hội

Lãnh đạo Hội Nam y Việt Nam dự họp sơ kết 6 tháng đầu năm của Chi hội Nam y Hùng Vương
05-07-2023 08:39 Tin tức

Tạp chí Sức Khỏe Việt: Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và sứ mệnh Phổ biến Kiến thức Nam y
21-06-2023 15:15 Hoạt động hội