Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của cây tía tô Các vị thuốc dân gian điều trị chứng mất ngủ |
1. Các bệnh hô hấp
Các bệnh hô hấp thường gặp sau bão lũ như viêm phế quản, hen phế quản, viêm thanh quản, viêm mũi dị ứng…
1.1 Cảm mạo do phong hàn
- Triệu chứng: Ho, khò khè, đàm trắng, miệng không khát, chảy nước mũi, ngạt mũi, sợ lạnh, phát sốt, rêu lưỡi mỏng, mạch phù.
- Pháp điều trị: Phát tán phong hàn (tuyên phế tán hàn).
- Phương thuốc:
+ Bài 1 - Hạnh tô tán: Hạnh nhân 12g, bán hạ chế 6g, bạch linh 12g, chỉ xác 8g, tô diệp 8g, tiền hồ 8g, cát cánh 12g, quất bì 8g, cam thảo 4g, đại táo 12g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Bài 2 - Tía tô 12g, lá hẹ 10g, kinh giới 10g, trần bì 6g, xuyên khung 6g, bạch chỉ 8g, rễ chỉ thiên 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Bài 3 - Chỉ khái tán: Hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, tiền hồ 12g, tử uyển 12g, cam thảo 4g. Đờm nhiều, rêu lưỡi trắng gia thêm bán hạ chế 12g, trần bì 8g. Hen suyễn bỏ cát cánh, thêm ma hoàng 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Châm cứu: Châm tả các huyệt phong môn, hợp cốc, khúc trì, ngoại quan, xích trạch, thái uyên.
Tía tô là vị thuốc nam rất tốt trị cảm mạo sau bão lũ. |
1.2 Cảm mạo do phong nhiệt
- Triệu chứng: Ho, miệng khát, họng đau, đờm vàng, sốt ra mồ hôi, nước mũi đặc, chất lưỡi đỏ, mạch phù sác.
- Pháp điều trị: Phát tán phong nhiệt (Thanh nhiệt tuyên phế).
- Phương thuốc:
+ Bài 1 - Tang diệp 16g, rễ cây chanh 8g, tang bạch bì 12g, bán hạ chế 6g, bạc hà 8g, cúc hoa 8g, rau má 12g, xạ can 4g, lá hẹ 8g, rễ chỉ thiên 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Bài 2 -Tang hạnh thang gia giảm: Tang diệp 12g, hạnh nhân 8g, bối mẫu 4g, sa sâm 8g, chi tử 8g, tiền hồ 8g, tang bạch bì 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Bài 3 - Tang cúc ẩm gia giảm: Tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, bạc hà 6g, ngưu bàng tử 12g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g, tiền hồ 12g, cam thảo 4g. Nếu đờm nhiều vàng dính, sốt cao bỏ tang diệp, cúc hoa, bạc hà, ngưu bàng; gia hoàng cầm 12g, ngư tinh thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Bài 4 - Kim ngân hoa 20g, sài đất 20g, bồ công anh 20g, kinh giới 16g, tang bạch bì 20g, hạnh nhân 8g, cỏ mần trầu 16g, trúc nhự 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Bài 5 - Ngân kiều tán gia giảm: Kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, ngưu bàng tử 12g, cát cánh 8g, tiền hồ 8g, đậu xị 12g, bạc hà 12g, bối mẫu 6g. Nếu sốt, sợ lạnh thêm kinh giới 8g; đau ngực thêm bạch thược 8g, uất kim 8g; sốt cao thêm hoàng cầm 12g, chi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Châm cứu: Châm tả các huyệt trung phủ, thiên đột, phế du, phong môn, hợp cốc, ngoại quan, xích trạch, liệt khuyết.
1.3 Cảm mạo do khí táo
- Triệu chứng: Ho khan, ít đờm, mũi khô, họng khô, sốt, đau đầu, đau người, lưỡi đỏ khô, mạch phù sác.
- Pháp điều trị: Thanh phế nhuận táo.
+ Bài 1 - Tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, trúc diệp 12g, lá hẹ 8g, sa sâm 12g, thạch cao 16g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Bài 2 - Thanh táo cứu phế thang gia giảm: Tang diệp 12g, thạch cao 12g, cam thảo 16g, mạch môn 12g, tỳ bà diệp 12g, hạnh nhân 8g, gừng 4g, a giao 8g, đảng sâm 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Châm cứu: Châm các huyệt trung phủ, phế du, xích trạch, thái uyên, hợp cốc, khúc trì.
2. Thuốc nam trị bệnh ngoài da
Bồ công anh là vị thuốc có tác dụng trị bệnh ngoài da. |
Bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa lũ như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, dị ứng, mụn nhọt… Căn cứ vào các triệu chứng, có thể chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và cách chữa các bệnh ngoài da có thể gặp mùa mưa lũ như sau:
- Ngứa phần nhiều do phong gây ra: Thường dùng các thuốc trừ phong như kinh giới, phòng phong, bạc hà, ngưu bàng tử, cương tàm, toàn yết, ké đầu ngựa, uy linh tiên...
- Da đỏ, nóng rát thường do nhiệt hay hóa gây ra, được dùng các thuốc thanh nhiệt để chữa:
+ Nếu do nhiễm trùng gây mủ thì dùng các thuốc thanh nhiệt giải độc: Kim ngân, bồ công anh, sài đất, liên kiều...
+ Nếu do viêm nhiễm không sinh mủ thì dùng các thuốc thanh nhiệt tả hỏa như: Thạch cao, chi tử, lá tre...
+ Nếu da đỏ và nóng rát thì dùng các thuốc thanh nhiệt lương huyết như: Sinh địa, huyền sâm, địa cốt bì...
- Nếu có các nốt phỏng nước, phù nề, thấm dịch chảy nước vàng... dùng các thuốc thanh nhiệt táo thấp có tính vị đắng lạnh như: Hoàng bá, khổ sâm, hoàng liên... phối hợp với các thuốc thanh nhiệt, lợi thấp như xa tiền tử, hoạt thạch, nhân trần... để chữa.
- Nếu da khô, nứt nẻ, dày da, tróc vảy, lông tóc khô rụng... thường đo huyết táo gây ra, được dùng các thuốc dưỡng huyết nhuận táo để chữa như: Bạch thược, sinh địa, hà thủ ô, cỏ nhọ nồi...
- Nếu có ban chẩn, nổi cục, ứ huyết ở da, thường do huyết ứ sinh ra, dùng các thuốc hoạt huyết để chữa như: Đan sâm, tạo giác thích, đào nhân...
Trên thực tế lâm sàng, các triệu chứng hay xuất hiện cùng một lúc với nhau như chảy nước vàng (do thấp nhiệt), ngứa sưng đau (do phong và huyết ứ) là do các nguyên nhân kết hợp với nhau gây bệnh như phong thấp nhiệt, huyết ứ… khi chữa phải phối hợp các phương pháp và các thuốc chữa bệnh với nhau, cho phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng.
Ngoài thuốc uống bên trong, các dạng thuốc dùng ngoài da của y học cổ truyền rất phong phú, bao gồm:
- Thuốc bột: Gồm các vị thuốc sát trùng, thu sáp, chống viêm, chống ngứa như hoạt thạch, thanh đại, phèn phi...
- Thuốc nước: Dùng để băng rửa vết thương có tác dụng tiêu viêm trừ mủ, thu sáp... như nước lá xoan, nước xà sàng tử, nước lá nhội...
- Thuốc ngâm rượu: Có tác dụng tiêu độc, chống ngứa, chống ứ huyết ở cục bộ như rượu, thuốc xà sàng tử, tô mộc, long não…
- Thuốc mỡ: Thuốc để sát trùng tiêu độc, làm mềm da, gồm các vị thuốc thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, nhuận táo, như hoàng liên, gấc, hạt bí, nghệ, tử thảo…
- Cao dán: Cao lá mềm băng và dán vào tổn thương ở mặt da.
- Thuốc ngâm: Thuốc để ngâm tắm toàn thân hoặc ngâm vùng bị bệnh (chân, tay), sử dụng các vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm như sài đất, kim ngân, tía tô, thương nhĩ tử, bồ công anh, tràm gió, hương nhu…
TS. Lương y Phùng Tuấn Giang
Tin liên quan
Bước đột phá Hogi Mart: Siêu dự án 1.000 cửa hàng chính thức khởi động
12:05 | 22/11/2024 Doanh nghiệp
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo khám chữa bệnh từ xa cho người dân vùng cao
07:00 | 22/11/2024 Sức khỏe
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội