Triển vọng ghép phổi nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân bệnh phổi giai đoạn cuối
TP. Hồ Chí Minh: Sức khoẻ người dân ảnh hưởng bởi nhóm người tự xưng là trật tự đô thị. Hà Nội phát động chương trình khám và quản lý sức khỏe cho nhân dân |
GS. Jasleen Kukreja, Giám đốc Phẫu thuật chương trình ghép phổi, Đại học California, San Francisco chia sẻ những tiến bộ trong lĩnh vực ghép phổi - Ảnh: VGP/HM.https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bệnh viện Phổi Trung ương vừa tổ chức hội thảo "Cập nhật tình hình triển khai ứng dụng ghép phổi và y học tái tạo trong điều trị bệnh phổi giai đoạn cuối tại Việt Nam" nhân dịp hai chuyên gia bác sĩ hàng đầu thế giới về ghép phổi và ECMO đến từ Đại học California, San Francisco, Hoa Kỳ (UCSF) nhận lời sang thăm và giảng bài về hai lĩnh vực này.
Tại hội thảo, GS. Jasleen Kukreja, Giám đốc Phẫu thuật chương trình ghép phổi, Đại học California, San Francisco; GS. Marek Brzezinski, chuyên gia ECMO, Đại học California, San Francisco đã chia sẻ và cung cấp bức tranh tổng quan về tình hình ghép phổi tại Đại học California, San Francisco.
Các bài phát biểu đã cập nhật về ứng dụng của ECMO trong phẫu thuật tim, phổi, ghép phổi và triển vọng của ghép phổi, tạo cơ hội nâng cao thời gian và chất lượng sống cho bệnh nhân xơ phổi, bệnh phổi kẽ giai đoạn muộn, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên y tế, làm nền tảng cho các hoạt động phát triển, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong điều trị bệnh phổi giai đoạn cuối tại Việt Nam.
Tại hội thảo, TS.BSCC Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, các chính sách quy định về lĩnh vực ghép tạng ở Việt Nam hiện nay khá tốt, trong đó ghép phổi ở Việt Nam đã bắt đầu thực hiện thường quy. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất trong ghép tạng là nguồn tạng.
Trên thế giới, ghép tạng hầu hết được thực hiện từ những người cho chết não, nhất là ghép phổi – kỹ thuật phức tạp và khó khăn nhất trong các kỹ thuật ghép tạng.
Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: VGP/HM.https://suckhoeviet.org.vn/ |
Tại Việt Nam, nguồn cho tạng từ người chết não rất ít, trong khi trong kỹ thuật ghép phổi, cứ 5 người cho chết não thì mới có 1 người có thể lấy được phổi để ghép vì vấn đề bảo quản phổi để ghép rất khó. Vì vậy, ghép phổi thường gặp nhiều khó khăn và ít ca ghép hơn so với các tạng khác.
Ở Mỹ, một ca ghép phổi hiện nay phải sử dụng kỹ thuật ECMO tới 90% nhằm hỗ trợ tim, phổi để khi phẫu thuật sẽ an toàn hơn, hiệu quả hơn.
"Ở Mỹ sử dụng một loại máy chạy tim, phổi ở bên ngoài cơ thể bệnh nhân. khi tim, phổi đưa ra khỏi người cho hoạt động không được tốt thì họ đưa vào máy này để nuôi giúp tim, phổi cải thiện tốt hơn", TS Đinh Văn Lượng chia sẻ.
Cũng theo lãnh đạo Bệnh viện Phổi Trung ương, nếu như trước đây, nguồn phổi từ người cho chết não chỉ bảo vệ được 4-5 tiếng, thì với hệ thống máy nuôi tim, phổi bên ngoài bệnh nhân, có thể bảo quản được tim, phổi ghép tới hơn 10 tiếng đồng hồ. Như vậy, nguồn tim, phổi từ người chết não ở vị trí xa so với nơi nhận vẫn có đủ thời gian để giữ và bảo quản tim, phổi ghép.
GS. Jasleen Kukreja và GS. Marek Brzezinski hỏi thăm bệnh nhân điều trị tại BV Phổi Trung ương - Ảnh: VGP/HM.https://suckhoeviet.org.vn/ |
Tin liên quan
Cục Quản lý Dược đình chỉ, thu hồi và tiêu hủy 4 loại mỹ phẩm không đạt chất lượng
09:24 | 27/11/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Hội thảo công bố Báo cáo đánh giá tác động tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia
08:58 | 27/11/2024 Tài chính
Dự báo thời tiết ngày 27/11/2024: Bắc Bộ nhiều mây, trời rét
05:05 | 27/11/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp
08:16 | 27/11/2024 Tin tức
Hà Nội lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm Tết
08:16 | 27/11/2024 Tin tức
Thu hồi, tiêu hủy sản phẩm kem dưỡng trắng da, chống nắng SPF 30 kém chất lượng
08:15 | 27/11/2024 Tin tức
Thái Bình: Khai mạc hội chợ Nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ
20:19 | 26/11/2024 Tin tức
Thú vị với robot nấu phở Hà thành tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
20:07 | 26/11/2024 Giải trí
Trung tâm Phát triển Giáo dục và Truyền thông tặng quà cho học sinh vượt khó hiếu học tại Vũng Tàu
16:36 | 26/11/2024 Tin tức
Các tin khác
Chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh bạch hầu
09:51 | 26/11/2024 Tin tức
Hà Nội triển khai tiêm chủng vaccine uốn ván - bạch hầu trong Chương trình tiêm chủng mở rộng
09:51 | 26/11/2024 Tin tức
Đắk Lắk: Công bố xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
22:49 | 25/11/2024 Tin tức
Sạt lở làm sập điểm trường ở huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
19:50 | 25/11/2024 Tin tức
Ra mắt câu lạc bộ Pickleball VNPT Đắk Lắk
14:44 | 25/11/2024 Tin tức
Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
10:34 | 25/11/2024 Tin tức
Bệnh viện Phúc Sơn tổ chức tập huấn một số nội dung về hồi sức cấp cứu
09:25 | 25/11/2024 Sức khỏe
Tại sao Nha khoa Alisa Cầu Giấy được khách hàng tin tưởng lựa chọn?
08:09 | 25/11/2024 Tin tức
Bệnh viện Đa khoa huyện Quản Bạ, xây dựng môi trường bệnh viên xanh- sạch- đẹp
19:10 | 24/11/2024 Tin tức
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột
08:28 | 24/11/2024 Tin tức
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội