Trinh nữ hoàng cung và những tác dụng chữa bệnh không ngờ

Trinh nữ hoàng cung là dược liệu quý có nguồn gốc Ấn Độ và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Nghiên cứu từ các thử nghiệm cho thấy trinh nữ hoàng cung có nhiều tác dụng sinh học như chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng ung thư...
Những lưu ý khi sử dụng thuốc Y học cổ truyền Những lưu ý khi sử dụng thuốc Y học cổ truyền
Dây thìa canh và tác dụng chữa bệnh không ngờ Dây thìa canh và tác dụng chữa bệnh không ngờ

Trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung thuộc nhóm các cây cỏ, thân hành có hình dáng giống củ hành tây, chiều dài thân từ 10 - 15cm mọc ra nhiều củ con và đặc biệt là có thể tách những củ này ra trồng riêng được. Lá cây mỏng dài và bẹ lá úp vào nhau, mép hai bên của lá lượn sóng. Hoa của cây có màu trắng điểm xuyết thêm nhị hoa màu tím đỏ, mọc theo tán dài với khoảng từ 6 - 18 hoa.

Tại Việt Nam, chúng ta có thể bắt gặp trinh nữ hoàng cung phân bố ở các tỉnh như Đà Nẵng, Quảng Nam trở vào miền trong, sau này cây được nhân giống thêm ở các tỉnh thành phía Bắc. Đặc tính của cây là ưa sáng, ưa ẩm, có thể sinh sống được dưới bóng râm một phần, phát triển tốt ở môi trường khí hậu ấm nóng miền nhiệt đới trong điều kiện nhiệt độ từ 22 - 27 độ C.

Theo Y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung có vị đắng, chát nhưng lại có công dụng giảm đau, hành huyết tán ứ, ức chế khối u, thanh nhiệt giải độc và thông kinh hoạt lạc. Ngoài ra vị thuốc này còn phát huy công hiệu trong những trường hợp bị u xơ, đau nhức xương khớp, đau đầu và mụn nhọt.

Đối với y học hiện đại, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng trong trinh nữ hoàng cung là một kho tàng chứa tới 11 loại axit amin như phenylalanin, 1-leucin, dl - valin và các alkaloid (bao gồm 2 nhóm dị vòng và không dị vòng). Bên cạnh đó, rễ của cây rất giàu Glucan A với 12 đơn vị glucose và Glucan B gồm hơn 100 gốc glucose,... thích hợp để dùng cho việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Lá, cán hoa và thân hành là những bộ phận được tận dụng để chế thành dược liệu chữa bệnh. Mùa thu hoạch trinh nữ hoàng cung thường là vào khoảng tháng 6 - tháng 7 hàng năm. Nhưng nếu cây từ 1 năm tuổi trở đi thì chỉ cần 1,5 - 2 tháng là đã có thể thu hoạch một lần.

Người bệnh có thể dùng theo hình thức tươi nguyên hoặc phơi khô để trị bệnh nhưng nếu phơi khô và thái nhỏ thì sẽ dùng được lâu hơn. Nên bảo quản trong túi kín hoặc hũ thủy tinh ở nơi khô ráo, thoáng mát để không làm ảnh hưởng tới chất lượng thảo dược.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì?
Trinh nữ hoàng cung giúp trị các bệnh lý ở nữ giới/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Tác dụng ức chế sự phát triển của khối u xơ

Hiện nay, dựa vào công dụng của trinh nữ hoàng cung trong việc ức chế sự phát triển của khối u xơ mà dược liệu này đã được ứng dụng nhiều trong điều trị u xơ cổ tử cung và u nang buồng trứng. Nhờ hoạt tính kháng u hiệu quả chứa trong loài cây này mà nhiều trường hợp bệnh nhân bị u nang buồng trứng, u xơ tử cung,... kết hợp điều trị bằng trinh nữ hoàng cung đã được cải thiện sức khỏe một cách đáng kể.

Người ta tìm thấy trong loại thảo dược này thành phần của alkaloid như pseudo, lycorine, hippadine,... giúp ức chế sự tổng hợp của protein, làm chậm sự tăng trưởng của các khối u và cản trở nguy cơ di căn của chúng. Bên cạnh đó, chiết xuất từ trinh nữ hoàng cung kết hợp với lá đu đủ và củ tam thất tạo nên chế phẩm panacrin có công dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.

Tác dụng kích thích hệ miễn dịch

Tác dụng của dược liệu trinh nữ hoàng cung đối với hệ miễn dịch được các nhà khoa học chứng minh bằng thử nghiệm trên chuột trắng. Chuột trắng được gây khối u rồi cho uống nước chiết từ cây trinh nữ hoàng cung, kết quả cho thấy tế bào lympho T trong máu chuột tăng trưởng nhanh hơn, giúp cơ thể chống lại các tế bào ung thư.

Tác dụng ức chế tế bào ung thư tiền liệt tuyến

Trinh nữ hoàng cung không chỉ giúp phái đẹp điều trị các bệnh lý phụ khoa mà còn hỗ trợ phái mạnh chữa ung thư tiền liệt tuyến. Tác dụng của trinh nữ hoàng cung lên tế bào ung thư tuyến tiền liệt được các nhà khoa học nghiên cứu thử nghiệm trên khối u xơ tiền liệt BHP – 1, PC3 và LNCP. Dịch chiết dược liệu được sử dụng trên các khối u này, kết quả cho thấy các khối u bị ức chế tăng sinh tế bào và tỉ lệ ức chế tăng sinh cao nhất trên u xơ BHP – 1. Cao alkaloid và methanol ở trong cây có khả năng làm chậm quá trình phân chia của tế bào, hạn chế sự tăng sinh của khối u. Trong khi đó chất Lycorin ức chế protein và ADN có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập và tiêu diệt virus bại liệt.

Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh

Nghiên cứu được thực hiện trên chuột bị tiêm chất trymethyltin – loại chất gây độc hại cho hệ thần kinh trung ương. Chuột sau đó được điều trị bằng dịch chiết trinh nữ hoàng cung, kết quả cho thấy dược liệu này có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh ở mức độ trung bình.

Tác dụng chống oxy hóa

Nghiên cứu từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy dịch chiết dược liệu trinh nữ hoàng cung có chỉ số đo lường khả năng chống oxy hóa ORAC là 1610 ± 150 μmol TE/g. Kết quả cho thấy, dược liệu này có tác dụng chống oxy hóa.

Giảm cơn đau khớp nhanh chóng

Một trong những tác dụng được nhiều người biết tới của cây trinh nữ hoàng cung đó là giảm tình trạng đau khớp rất hiệu quả. Bệnh nhân có thể hơ lá trên lửa rồi dùng lá đó đắp trực tiếp lên khu vực khớp đang bị đau nhức, hoặc đun trà trinh nữ hoàng cung để uống sẽ có công dụng hạ nhiệt nhanh cho cơn đau. Nếu duy trì bài thuốc này đều đặn thì hiện tượng sưng tấy, tụ bầm sẽ giảm thiểu rõ rệt.

Cải thiện triệu chứng viêm

Vì đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn nhờ các hoạt chất như alkaloid, crinamidin và lycorin nên trinh nữ hoàng cung cũng được chế biến thành phương thuốc dùng để tiêu diệt các tác nhân gây viêm, hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm tại đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phế quản,... và tại đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, phòng ngừa nguy cơ xuất huyết tại những cơ quan này.

Điều trị mụn nhọt

Bất cứ ai đang gặp phải tình trạng mụn nhọt “đổ bộ" trên da nên đặt hy vọng vào vị thuốc quý trinh nữ hoàng cung vì loài thảo dược này còn có công dụng trị mụn và chăm sóc da hiệu quả. Nhờ các thành phần chống oxy hóa và ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm trên da, trinh nữ hoàng cung đã được ứng dụng vào công nghệ sản xuất các sản phẩm chăm sóc da và trị mụn cao cấp hiện nay.

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì?
Trinh nữ hoàng cung và tác dụng chữa bệnh tuyệt vời/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Bài thuốc dân gian sử dụng trinh nữ hoàng cung để điều trị bệnh

Dựa vào tác dụng của trinh nữ hoàng cung đã được các nhà khoa học chứng minh, dược liệu này được ứng dụng vào điều trị nhiều căn bệnh. Hiện nay không chỉ trong Y học cổ truyền mà Y học hiện đại cũng sử dụng loại thảo dược này trong các đơn thuốc điều trị bệnh. Một số căn bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng dược liệu trinh nữ hoàng cung như sau:

Bài thuốc điều trị viêm phụ khoa

Cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng trong điều trị các bệnh như chảy máu âm đạo, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh... Bạn có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Công thức gồm lá trinh nữ hoàng cung, rễ cỏ xước, hạ khô thảo, hương tư tử, mỗi vị 20g đem sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn một nửa nước. Nước sắc được chia uống 3 lần trong ngày và không được để qua đêm.

Bài thuốc 2: Công thức gồm 20g mỗi vị thuốc là trinh nữ hoàng cung, dừa dại, lá sen, ngải cứu tươi, ích mẫu và hương tử. Sắc hỗn hợp với khoảng 1 lít nước đến khi cạn còn một nửa. Nước sắc được chia uống 3 lần trong ngày và không được để qua đêm.

Bài thuốc điều trị u xơ tiền liệt tuyến

Công dụng của trinh nữ hoàng cung trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Các bài thuốc điều trị căn bệnh này như sau:

Bài thuốc 1: Công thức gồm 20g trinh nữ hoàng cung khô, 6g hương tư tử và 12g xa tiền tử. Tất cả cho vào nồi, thêm hai bát con nước và sắc cạn còn khoảng 1 bát thì dừng. Nước sắc được chia uống 2 – 3 lần trong ngày sau bữa ăn.

Bài thuốc 2: Bạn dùng khoảng 20g trinh nữ hoàng cung khô đem rửa sạch. Cho dược liệu vào nồi, thêm khoảng 2 bát nước con. Sắc hỗn hợp bằng lửa nhỏ đến cạn còn một nửa thì dừng. Nước sắc được chia uống thành 3 lần trong ngày sau bữa ăn.

Bài thuốc điều trị ung thư vú

Dược liệu trinh nữ hoàng cung được sử dụng hiệu quả trong điều trị ung thư vú. Bài thuốc điều trị căn bệnh này được thực hiện bằng cách dùng 200g lá trinh nữ hoàng cung đã được phơi khô, sắc dược liệu bằng nồi đất với hai bát nước con đến khi cạn còn khoảng nửa bát thì dừng. Nước sắc được chia thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.

Bài thuốc điều trị ho, viêm phế quản

Tác dụng của trinh nữ hoàng cung trong điều trị bệnh ho và viêm phế quản được thực hiện qua các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Công thức là sắc với 600ml nước hỗn hợp gồm 20g lá trinh nữ hoàng cung, tang bạch bì, ô phiến và cam thảo dây. Sắc hỗn hợp đến khi cạn còn khoảng 200 ml thì dừng, nước sắc được chia thành 3 lần uống trong ngày uống sau bữa ăn.

Bài thuốc 2: Công thức là dùng 20g mỗi vị thuốc bao gồm lá trinh nữ hoàng cung, lá bồng bồng, hương tử, táo chua. Sắc hỗn hợp với 600ml nước bằng nồi đất, sắc đến khi còn khoảng 200ml nước thì dừng. Nước sắc được chia thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.

Bài thuốc điều trị bệnh dạ dày, tá tràng

Lá cây trinh nữ hoàng cung tươi được dùng trong điều trị bệnh dạ dày, tá tràng. Bài thuốc điều trị căn bệnh này được thực hiện bằng cách dùng lá cây tươi rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ và cho vào nồi, thêm hai bát con nước sạch. Sắc hỗn hợp đến khi đặc còn khoảng nửa bát thì dừng. Nước sắc được chia thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.

Bài thuốc giảm đau nhức xương

Lá trinh nữ hoàng cung có tác dụng giảm đau nhức xương. Bạn dùng lá dược liệu rửa sạch, cắt nhỏ, phơi sấy khô, đem sao nóng lá dược liệu rồi đắp lên vùng xương khớp bị đau hoặc vùng da bị bầm dập. Sử dụng bài thuốc trên trong 2 – 3 ngày liên tiếp sẽ giúp làm tan vết bầm, giảm cơn đau nhức.

Các lưu ý khi dùng trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung là dược liệu quý với nhiều công dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Tuy nhiên, dược liệu này là thuốc và không thể sử dụng tùy tiện hay lạm dụng trong thời gian dài. Khi sử dụng trinh nữ hoàng cung cần lưu ý một số điều sau:

Dược liệu trinh nữ hoàng cung dễ bị nhầm lẫn với một số loại cây khác như hoa lan huệ, cây náng trắng... Vì vậy, bạn cần biết cách phân biệt với các loại cây này tránh trường hợp sử dụng trong điều trị gây ra các tác dụng không mong muốn.

Trinh nữ hoàng cung không được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người suy gan, suy thận.

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt trong trường hợp bạn đang sử dụng các loại thuốc Tây khác thì không được kết hợp cùng với trinh nữ hoàng cung.

Bạn không được tùy tiện thay đổi liều lượng các bài thuốc trong suốt quá trình điều trị để tránh làm biến đổi dược tính, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Như vậy, cây trinh nữ hoàng cung là loại dược liệu có nhiều công dụng trong y học, đặc biệt là trong các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị các bệnh u xơ tử cung, ung thư vú, viêm đường tiết niệu... Khi đã có được câu trả lời cho câu hỏi, trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? bạn nên cân nhắc sử dụng sao cho đảm bảo sức khỏe và hạn chế những rủi ro không đáng có.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà

Tin liên quan

Phẫu thuật khối u buồng trứng ác tính cho bệnh nhân 15 tuổi

Phẫu thuật khối u buồng trứng ác tính cho bệnh nhân 15 tuổi

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa phẫu thuật thành công khối u buồng trứng ác tính có kích thước 24cm cho bệnh nhân 15 tuổi.
Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì?

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì?

Trinh nữ hoàng cung là một loại dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền với tác dụng ức chế sự phát triển của các khối u. Cùng tìm hiểu về loại thảo dược quý này.
6 quan niệm sai lầm về tác dụng phụ của đậu nành

6 quan niệm sai lầm về tác dụng phụ của đậu nành

Đậu nành là thực phẩm quen thuộc trong chế độ ăn uống của nhiều gia đình. Nhưng bạn đã thực sự hiểu hết về tác động dinh dưỡng của loại thực phẩm này? Dưới đây là 6 quan niệm sai lầm về tác dụng phụ của đậu nành.

Cùng chuyên mục

Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Hoa đồng tiền có tác dụng chữa ho hiệu quả

Theo Đông y, hoa đồng tiền có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, long đờm, chỉ khái, đi vào kinh phế. Do đó, loài hoa này là một vị thuốc chữa ho hiệu quả.
Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế: Tăng cường quản lý khám, chữa bệnh y học cổ truyền

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu bệnh viện y học cổ truyền trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, bệnh viện y học cổ truyền các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Cây hoàng bá chữa bệnh gì?

Hoàng bá được ví như "kháng sinh tự nhiên". Hoàng bá là một dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học.
Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Lào Cai tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà (Lào Cai) tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây dược liệu cát cánh theo tiêu chuẩn GACP.
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ?

Trong đời sống, cây lưỡi hổ thường được biết tới là một loại cây cảnh. Tuy nhiên, cây lưỡi hổ còn là một dược liệu với khá nhiều tác dụng chữa bệnh.
Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ba Vì (Hà Nội) phục hồi, bảo tồn và khai thác cây dược liệu tại các xã miền núi

Ngày 19/7, tại khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phục hồi và bảo tồn, khai thác cây dược liệu của các xã miền núi trên địa bàn huyện Ba Vì gắn với xây dựng nông thôn mới”.

Các tin khác

Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Bài thuốc trị đau vai gáy từ dược liệu tự nhiên

Trong Y học cổ truyền, những bài thuốc điều trị đau vai gáy là sự kết hợp của các loại thảo dược trên từng thể bệnh. Những bài thuốc này tác động đến xương khớp, các mạch máu và các khối cơ giúp lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc ứ trệ, giảm co cứng, giảm đau, giảm tê bì hiệu quả và cải thiện chức năng của xương khớp.
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc từ cây dành dành

Dành dành là một loại cây bụi, mọc xanh tốt quanh năm, thường được trồng làm cây cảnh. Bên cạnh đó, dành dành còn là nguồn dược liệu quý, có tác dụng đối với nhiều bệnh lý.
Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Tác dụng chữa bệnh của cây dướng

Cây dướng là một loại cây lớn, mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Trong y học cổ truyền, cây dướng, đặc biệt là quả dướng, có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh.
Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Bài thuốc quý chữa bệnh bạch hầu

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng, chống bệnh bạch hầu do đã có trường hợp tử vong. Trong Đông y, bạch hầu cũng được coi là bệnh lý nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Huy động các nguồn lực tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới nêu yêu cầu tăng cường công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực, thành phần tham gia phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam.
Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Tác dụng chữa bệnh của lá xoài

Lá xoài từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian và ngày nay được khoa học chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý.
Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Lương y Đỗ Sơn Hà: Y học cổ truyền chiếm ưu thế trong phòng và phục hồi sau đột quỵ (Bài 1)

Đột quỵ được biết đến là căn bệnh nguy hiểm và người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Sau đột quỵ cấp, người bệnh có thể bị mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, sa sút trí tuệ hoặc dễ trầm cảm, rối loạn cảm xúc…Căn bệnh này nếu không có dự phòng và điều trị tốt sẽ có hậu quả rất nguy hiểm đến tính mạng và tàn phế sau này.
Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử - Vị thuốc lạ mà quen

Thỏ ty tử là hạt sấy hay phơi khô của cây tơ hồng. Thỏ ty tử là một vị thuốc quan trọng trong y học cổ truyền được sử dụng để dưỡng can thận, điều trị chứng bất lực và di tinh, ngăn ngừa sảy thai, cải thiện thị lực...
[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

[E-Magazine] Tác dụng chữa bệnh của lá mơ lông

Lá mơ lông vừa là một loại rau gia vị, vừa là một vị thuốc quý hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như lỵ trực trùng, ăn uống không tiêu, đau dạ dày...
Vỏ quả sầu riêng tưởng chừng như vô dụng nhưng lại vô vàn lợi ích

Vỏ quả sầu riêng tưởng chừng như vô dụng nhưng lại vô vàn lợi ích

SKV - Sầu riêng là một trong những loại trái cây nhiệt đới, phổ biến tại Việt Nam. Ngoài phần cơm vàng béo ngọt và hạt, ít người biết rằng vỏ quả sầu riêng vừa có thể chế biến các món ăn, vừa là vị thuốc nam với nhiều công dụng.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động