Mới nhất Đọc nhiều

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Y học cổ truyền

Theo quan niệm dân gian từ xưa một số người vẫn lầm tưởng thuốc Y học cổ truyền an toàn và không có tác dụng phụ vì chúng đều có nguồn gốc tự nhiên. Điều này không hoàn toàn chính xác, vì nếu sử dụng không đúng cách, thuốc Y học cổ truyền cũng gây ra những tác dụng không tốt cho sức khỏe.
Ẩm thực đỉnh cao chính là dưỡng sinh Ẩm thực đỉnh cao chính là dưỡng sinh
Cây ngải cứu và những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời Cây ngải cứu và những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời

Hiện nay trong người dân có quan niệm phổ biến cho rằng thuốc Y học cổ truyền không độc hoặc ít độc hại hơn thuốc Tây y. Quan niệm này có lý do của nó, phần lớn thuốc Tây y được điều chế bằng phương pháp hóa tổng hợp, tức những khoáng chất, hóa chất ít nhiều có độc tính và tác dụng phụ, trong khi phần lớn thuốc Y học cổ truyền được bào chế từ cây cỏ, là sinh chất thiên nhiên dễ hòa hợp với sự sống của con người hơn các chất nhân tạo.

Nhưng từ quan niệm thuốc Y học cổ truyền ít độc tính để đi đến chỗ lạm dụng, sử dụng bừa bãi theo kiểu “không bổ ngang cũng bổ dọc” là điều hết sức nguy hại. Chưa kể, người ta có thể dùng nhầm thực vật rất độc để làm thuốc, ví dụ như dùng nhầm cây lá ngón dẫn đến không ít người đã tử vong rất thương tâm.

Sức khỏe Việt giới thiệu với bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng thuốc Y học cổ truyền bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Dùng thuốc phải hợp với thể bệnh

Theo như nguyên lý của Y học cổ truyền, thì bệnh tật sinh ra trong cơ thể do sự mất cân bằng âm dương, hàn nhiệt, hư thực. Đối với từng bệnh, tùy vào biểu hiện triệu chứng mà Y học cổ truyền phân thành thể hàn (lạnh), thể nhiệt (nóng), thể hư (bản thân các cơ quan trong cơ thể bị hư suy), thể thực ( bệnh cấp, mới mắc do yếu tố bên ngoài là chủ yếu chưa ảnh hưởng tới các tạng bên trong cơ thể)... tương ứng với các phương pháp điều trị đặc hiệu.

Mỗi thể bệnh đều có những phương pháp điều trị đặc hiệu, như: bệnh hàn thì dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt thì dùng thuốc hàn, bệnh hư phải dùng thuốc bổ, bệnh thực phải dùng thuốc tả để công phạt. Do đó, không có một phương thuốc chung cho bất kỳ bệnh nào, sử dụng đúng thuốc, đúng liều để đảm bảo sức khoẻ cho cơ thể, vì nếu sử dụng sai hoặc không đúng đủ liều lượng thuốc có thể dẫn đến bệnh không thuyên giảm mà còn có nguy cơ gây tử vong.

Những lưu y khi sử dụng thuốc Y học cổ truyền
Lưu ý khi sử dụng thuốc Đông y để đạt hiệu quả tốt/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Không dùng thuốc quá liều và kéo dài

Dùng thuốc Y học cổ truyền quá liều trong một thời gian dài có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể như ngộ độc, suy thận.. Chẳng hạn như vị thuốc mộc thông (giúp lợi tiểu) nếu dùng liều cao kéo dài có thể gây suy thận. Các vị thuốc tế tân, bạch quả, ô đầu, phụ tử, hạnh nhân, bán hạ... dùng liều cao cũng có thể gây ngộ độc. Việc dùng kéo dài vị thuốc chu sa, thần sa... có ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.

Thời gian sử dụng thuốc nên tùy theo tình trạng bệnh: 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày và tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của y, bác sĩ.

Phối hợp thuốc phải chính xác

Khi dùng thuốc cần chú ý đến sự phối ngũ của các vị thuốc, sự cấm kỵ trong khi dùng thuốc. Một số thuốc Y học cổ truyền khi dùng chung sẽ gây ra những phản ứng không tốt, thậm chí gây độc cho cơ thể. Vì vậy khi phối hợp với những vị thuốc khác nhằm hạn chế sự tương tác thuốc không có lợi, hạn chế tác dụng phụ. Ví dụ không được dùng côn bố hoặc hải tảo với chu sa vì có thể gây viêm đại tràng, cam thảo với cam toại, bạch cập với bán hạ, đại kích với nguyên hoa, tế tân với lê lô, ba đậu với khiên ngưu…

Bên cạnh đó, để thuốc Y học cổ truyền phát huy hiệu quả điều trị tối đa, trong thời gian uống thuốc, người bệnh cần kiêng một số thức ăn mà người xưa gọi đó là "sự kiêng kỵ trong khi uống thuốc". Trong các sách xưa có ghi chép: Bạc hà kỵ thịt ba ba, phục linh kỵ giấm, miết giáp kỵ rau dền, mật ong kỵ hành, thịt gà kỵ sáp ong… Tức là khi uống một vị thuốc gì đồng thời phải kiêng ăn một số đồ ăn kỵ với nó.

Hơn nữa, thuốc Y học cổ truyền có thể làm giảm tác dụng hoặc làm tăng độc tính của các thuốc y học hiện đại đang sử dụng, gây rủi ro cho người bệnh. Thuốc giảm đau opiod, thuốc ức chế bơm proton (PPI) giảm hiệu quả khi dùng chung với nhân sâm.

Tác dụng của thuốc lợi tiểu có thể bị ảnh hưởng khi sử dụng cùng với cam thảo. Gừng tươi, nhân sâm làm tăng nguy cơ xuất huyết nếu dùng chung với thuốc chống đông. Nguy cơ xuất huyết cũng gia tăng nếu kết hợp tỏi, bạch quả với các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).

Mua thuốc phải rõ nguồn gốc xuất xứ

Không phải loại thuốc nào cũng có nguồn gốc chính xác mà chủ yếu mua ở các nguồn trôi nổi khác nhau rồi tự bào chế theo “cha truyền con nối”. Vì vậy mới có tình trạng người tiêu dùng mua vài thang thuốc Y học cổ truyền về ngâm rượu uống nhưng sau đó bị ngộ độc do còn sót những loại cây có độc trong thuốc.

Một số người đi du lịch thường tìm mua đủ các loại thuốc Y học cổ truyền bày bán ở chợ biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai... vì giá rẻ và hấp dẫn nhưng không hề quan tâm tới nơi sản xuất hay thành phần thuốc mà chỉ biết tin theo lời người bán, đa số là những thang thuốc này được đưa từ Trung Quốc về dù in tiếng Việt trên đó. Tuy các loại thuốc này có thể không gây tử vong hoặc biến chứng tức thì nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến cơ thể bởi những chất độc hại ẩn chứa bên trong nó.

Quá trình bào chế thuốc phải đúng

Việc bào chế có thể làm tăng tác dụng hoặc giảm bớt độc tính của thuốc. Nếu bào chế không tốt, độc tính của thuốc chưa được loại trừ, khi dùng có thể gây phản ứng đáng tiếc.

Trong Y học cổ truyền có nhiều vị thuốc dễ gây ngộ độc, nôn mửa nếu bào chế không kỹ như bán hạ, phụ tử... vị thuốc tỳ bà diệp ( lá nhót) khi bào chế phải làm sạch các lông tơ, nếu không có thể gây ngứa họng, ho, viêm niêm mạc họng.

Những lưu y khi sử dụng thuốc Y học cổ truyền
Cần lưu ý tương tác giữa thuốc y học cổ truyền và tây y khi dùng chữa bệnh/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Sai sót trong cách dùng thuốc

Nhiều vị thuốc độc tính cao thường chỉ được dùng bôi, đắp ngoài da. Nếu dùng đường uống sẽ có thể gây những tác hại nặng nề, thậm chí dẫn tới tử vong. Ví dụ, mật cá trắm, lá vòi voi, dùng đắp ngoài sẽ chữa được các bệnh khớp; nhưng nếu dùng đường uống sẽ có thể dẫn đến suy thận cấp, rất nguy hiểm.

Trong trường hợp người bệnh có vết thương hở, vùng da đang viêm nhiễm lở loét, việc tự ý sử dụng các thuốc bôi, thuốc đắp tại vị trí tổn thương theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm bệnh nghiêm trọng hơn, có thể gây bội nhiễm, hoại tử tại vết thương, thậm chí nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc Y học cổ truyền, người bệnh cần đến những cơ sở khám chữa bệnh Y học cổ truyền có uy tín để khám và điều trị, đồng thời tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc.

Không tự ý kết hợp thuốc Y học cổ truyền và Tây y

Việc kết hợp Y học cổ truyền với một số tân dược có thể gây ảnh hưởng xấu: Thông thường người ta chỉ sử dụng thuốc Y học cổ truyền hoặc Tây y trong một liệu trình điều trị bệnh. Nếu sử dụng cả 2 loại thuốc trong cùng một thời điểm dễ dẫn đến tình trạng công thuốc.

Người bệnh cần lưu ý tuyệt đối sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sỹ và không được tự ý kết hợp cả thuốc Y học cổ truyền và Tây y.

Tương tự như với Tây y, thuốc Y học cổ truyền cũng cần phải được sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này. Không nên tự ý bốc thuốc theo lời truyền miệng, theo các bài thuốc lưu truyền trên mạng hay kể cả là đơn thuốc của người cùng mắc bệnh như bạn... Bởi sức khỏe, cơ địa của mỗi người không giống nhau thì việc sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao cũng sẽ không giống nhau. Chẳng có đơn thuốc nào có thể áp dụng chung cho tất cả mọi người cả, dù đó có là thuốc bổ. Người dùng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ liều lượng, liệu trình khuyến cáo, tuyệt đối không sử dụng thuốc kéo dài quá lâu vì có thể gây phản tác dụng. Bên cạnh đó, công tác bảo quản thuốc cũng là vấn đề cần hết sức lưu ý, nên bảo quản thuốc trong hộp kín, ở nơi khô ráo, thoáng mát.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà

Tin liên quan

Vị thuốc từ hoa mào gà

Vị thuốc từ hoa mào gà

Hoa mào gà có vị ngọt, tính mát, tác dụng kiện tỳ lợi thấp, lương huyết chỉ huyết.
Dự báo thời tiết ngày 20/4/2024: Hà Nội chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 20/4/2024: Hà Nội chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 20/4/2024, Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 25-27 độ. Nhiệt độ cao nhất: 33-35 độ, có nơi trên 35 độ.
“Xây nhà mới” cho người khuyết tật từ những bức tranh bằng lụa vụn

“Xây nhà mới” cho người khuyết tật từ những bức tranh bằng lụa vụn

Dự án 'Những bức chân dung từ lụa vụn' ra đời nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng để cải thiện điều kiện lao động cho những 'nghệ nhân' đặc biệt - những người đứng sau các tác phẩm tranh lụa đầy ấn tượng của Vụn Art.

Cùng chuyên mục

Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong có vị ngọt, tính bình, bổ, nhuận phế trừ ho, chống đau, giải độc, mềm và sánh có thể dung hòa bách bệnh, là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu được trong ngành y dược.
Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Say nóng, say nắng là tình trạng mất nước kèm theo rối loạn trung khu điều hoà thân nhiệt cấp tính.
Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

SKV - Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”, với sự tận tâm, hết lòng, hết sức chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, lương y Cao Thanh Thanh Tâm, luôn được bệnh nhân và đồng nghiệp trên mọi miền tin yêu, quý trọng bởi tài năng và đức độ của chị dành cho hàng chục ngàn bệnh nhân ở Việt Nam và nước ngoài.
Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp để rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu theo Công điện số 35/CĐ-TTg ngày 10/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Ngày 15/4, Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam (Pháp), Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định.
Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Bấm huyệt là một cách có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do buồn nôn.

Các tin khác

Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Chữa mất ngủ bằng thảo dược là phương pháp được ưa chuộng từ xưa đến nay. Dưới đây là 5 cây thuốc chữa mất ngủ an toàn và hiệu quả từ thiên nhiên.
Những công dụng của phương pháp bấm huyệt

Những công dụng của phương pháp bấm huyệt

Bấm huyệt đã được sử dụng trong hàng ngàn năm như một liệu pháp chữa trị cho nhiều triệu chứng và bệnh tật.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Công điện 35/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Cây vọng cách hay cây cách, lá cách... là một loại cây mọc hoang phổ biến. Dân gian truyền tai nhau nhiều bài thuốc hay từ lá vọng cách. Cùng tìm hiểu lá vọng cách chữa bệnh gì,... trong bài viết sau đây.
Tỉnh Bắc Kạn phê duyệt dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể

Tỉnh Bắc Kạn phê duyệt dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể

UBND tỉnh Bắc Kạn đã có quyết định số 194/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Bổ khí “tứ quân tử” trong châm cứu

Bổ khí “tứ quân tử” trong châm cứu

Khí theo quan niệm của Y học cổ truyền đó là một loại vật chất tinh vi, cùng với huyết cấu thành hoạt động sinh mạng của con người. Cách thức hình thành, bộ vị tồn tại, công năng tác dụng và tên gọi của khí cũng không giống nhau. Khí tiên thiên (quan trọng...
Bài thuốc hiệu quả từ cây mọc hoang

Bài thuốc hiệu quả từ cây mọc hoang

Cây thồm lồm còn có tên gọi khác là lồm, đuôi tôm, mía bẹm, mía mung, xốm cúng (Thái), nú mí (Tày), xích địa lợi, hoả mẫu thảo, cơ đô (K’ho)… Theo Đông y, cây thồm lồm có tính mát, vị chua, ngọt mang lại công dụng tiêu độc, giải nhiệt, chữa đau dạ dày, chữa trị mụn nhọt, kinh phong, sưng lở, lở ngứa, viêm da và kiết lỵ rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc từ cây thồm lồm mời các bạn tham khảo.
10 bài thuốc chữa bệnh từ tủy lợn

10 bài thuốc chữa bệnh từ tủy lợn

Nếu y học hiện đại có loại thuốc được chiết xuất từ não lợn, có thể tiêm, truyền vào cơ thể thì từ xa xưa Đông y cũng dùng tủy lợn làm một vị thuốc điều trị nhiều bệnh tương đối hiệu quả.
Nhiều công dụng chữa bệnh từ cây dược liệu lược vàng

Nhiều công dụng chữa bệnh từ cây dược liệu lược vàng

Trong Đông y ghi chép nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu lược vàng an toàn và hiệu quả. Theo đó, vị thuốc này thường được dùng để chữa đau họng, ho, bệnh gan, tiểu đường, viêm da, đau lưng, bệnh trĩ,…
Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp

Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp

Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp là một biện pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng với mục đích nhằm cải thiện trình trạng bệnh tốt hơn.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thể hiện tính đoàn kết, phát huy trí tuệ, tài năng, tài lực, giúp đỡ nhau để xây dựng Hội Nam y Việt Nam phát triển vững mạnh.
Phiên bản di động