Vị thuốc bạch truật có tác dụng gì?

Bạch truật là một trong những vị thuốc được sử dụng phổ biến trong đông y, có tác dụng chữa các bệnh về tiêu hóa.
Tìm hiểu công dụng của tâm sen đối với sức khỏe Công dụng và bài thuốc từ cây sa nhân

Bạch truật là loài cây sống lâu năm, thân thảo, có rễ phát triển lớn. Thân cây thẳng, mọc đơn độc, có phân nhánh ở phần trên, phần dưới thân hóa gỗ, cây cao khoảng 0,3 - 0,7m. Lá mọc cách, lá phần trên có cuống ngắn, trong khi đó lá phần dưới có cuống dài và ôm lấy thân.

Vị thuốc bạch truật là thân rễ phơi hay sấy khô của cây bạch truật. Dược liệu được đưa vào sử dụng thường thái dọc hoặc thái vát thành miếng tự nhiên. Bề mặt có sắc nâu xám hoặc vàng xám, có vân dọc và vân khe đứt đoạn, có chỗ nổi bướu và ngấn rễ chùm, có miệng ở đầu mút còn hằn rõ vết gốc cây và mầm.

Bài thuốc chữa tiêu hóa hiệu quả từ bạch truật
Cây bạch truật. Ảnh: IT. https://suckhoeviet.org.vn/

Bạch truật phơi khô, lớp ngoài mặt cắt có màu vàng trắng, bên trong màu sắc khá đậm, hơi có vân hoa cúc và một ít chấm dầu màu vàng nâu; mùi thơm nhẹ, vị ngọt, hơi cay. Khi cho vào mồm nhấm hơi dính, vị đắng hơi ngọt.

Bạch truật sấy khô, gia công thành miếng, mặt cắt màu vàng nâu, có rất nhiều khe nứt và chấm dầu, chất cứng rắn, có mùi thơm hơn bạch truật miếng phơi tươi.

Theo y học cổ truyền, bạch truật tính ôn, vị đắng, ngọt, lợi tỳ vị; có công hiệu bổ tỳ ích khí, trừ thấp lợi niệu, giảm mồ hôi, hòa trung an thai; điều trị rối loạn tiêu hóa do tỳ vị hư nhược, bụng đầy trướng, sôi bụng kinh niên, phù thũng, khí đoản ho suyễn, biểu hư mồ hôi ra nhiều, có mang chân phù nề, thai động bất an.

Nước sắc bạch truật có tác dụng bảo vệ gan, phòng ngừa sự giảm sút glycogen ở gan, tăng tiết mật; hạ đường huyết, chống đông máu, giãn mạch, hạ huyết áp, lợi niệu, chống loét và phòng chống ung thư.

Bài thuốc thường dùng từ bạch truật

Trà bạch truật

Bạch truật 4,5g, mạch đông (bỏ tâm) 3g.

Sắc 2 vị trên thành thang. Mùa hè uống thay trà. Dùng cho người cao tuổi kém ăn, tiêu hóa yếu, miệng khô họng khát. Dùng lâu dài có tác dụng kéo dài tuổi thọ, chống lão suy.

Trị chứng ra mồ hôi do khí hư

Bài thuốc 1: Phù tiểu mạch 20g, hoàng kỳ và bạch truật mỗi vị 12g. Đem sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc 2: Mẫu lệ 24g, bạch truật và phòng phong mỗi vị 12. Đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng từ 8 - 12g.

Bánh bạch truật trị tiêu chảy

Bạch truật tươi 250g, đại táo 250g, bột mì 500g

Bạch truật xay thành bột mịn sấy chín, đại táo hầm chín bỏ hạt trộn 2 vị trên với bột mì làm thành bánh, ăn điểm tâm.

Dùng cho người tỳ hư ăn kém, tiêu chảy mạn tính. Người nào khí trệ đầy hơi không nên dùng.

Nước đường bạch truật lợi tiêu hóa

Bạch truật 9g. Đường vừa đủ.

Bạch truật giã nát, cho nước đường vào, bỏ vào nồi hấp, lấy nước uống. Ngày 1 thang chia ba lần. Dùng cho trẻ em tiêu hóa kém, chảy dãi liên tục.

Thang bạch truật dạ dày dê bổ dưỡng

Bạch truật 30g, dạ dày dê 1 cái.

Hầm chung hai vị trên cho chín, ăn thịt, uống thang. Uống ngày 1 thang, chia ba lần. Dùng cho người ốm lâu ngày, cơ thể hư nhược gầy yếu, ăn uống giảm sút, chân tay buồn bực...

Bài thuốc chữa tiêu hóa hiệu quả từ bạch truật
Vị thuốc bạch truật. Ảnh: IT. https://suckhoeviet.org.vn/

Cơm bạch truật hạt ý dĩ trị khó tiêu

Bạch truật sao thổ 25g, gạo tẻ vừa phải, hạt ý dĩ 50g, lá sen một tàu, chỉ xác sao 15g, gia vị vừa phải.

Đổ gạo lên lá sen để trong nồi hấp, trên đó đặt các vị thuốc, hấp trong 40-50 phút. Ăn cơm và hạt ý dĩ. Dùng cho người tỳ hư, ăn ít khó tiêu, phù nề.

Rượu bạch truật phục linh trị rối loạn tiêu hóa

Bạch truật 500g, bạch phục linh 750g, hoàng tửu (rượu) 2500ml.

Các vị trên ngâm với nhau trên 10 ngày là dùng được. Uống ngày 3 lần lúc đói, mỗi lần 10-15ml. Dùng cho người mắc chứng ăn ít bụng đầy, rối loạn tiêu hoá, đại tiện lỏng, ho nhiều đờm, phù nề, tiểu tiện bất lợi.

Cháo bạch truật dạ dày lợn lợi tỳ, ích khí

Bạch truật 30g, cau quả 10g, gừng tươi 10g, dạ dày lợn 1 cái, gạo lức 100g, hành tươi, gia vị vừa đủ.

Ba vị trên giã thành bột thô, dạ dày lợn làm sạch. Cho thuốc vào trong dạ dày, khâu lại. Luộc dạ dày chín, lấy nước. Cho gạo lức vào nước luộc, nấu lên thành cháo, nêm gia vị, ăn lúc đói. Dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, chân tay buồn bực, tỳ hư khí trệ, đầy bụng trướng hơi...

Rượu bạch truật, độc hoạt trị trúng gió

Bạch truật 40g, độc hoạt 40g

Hai vị trên giã lấy bột thô làm thuốc tán. Rượu lấy 400ml, cho vào sắc còn lại 200 ml, bỏ bã, chia 2 lần uống lúc nóng.

Dùng cho người bị trúng gió co quắp chân tay, toàn thân cứng đờ, cấm khẩu cắn răng không mở được miệng.

Rượu xương bồ bạch truật tươi thông huyết mạch

Bạch truật tươi (sát bột bỏ vỏ) 7.000g, xương bồ (sát bột hấp chín) 7.000g

Đựng hai thứ đó trong túi vải mỏng, bỏ vào vò, đổ 35.000ml rượu trong vào ngâm, bịt kín miệng vò. Đông xuân ủ 14 ngày. Hè thu ủ 7 ngày. Mỗi ngày uống nóng 20ml. Có công dụng thông huyết mạch, điều hòa lục phủ ngũ tạng.

Cao nhị truật trị suy nhược thần kinh

Bạch truật 250g, thương truật 250g, phục linh 250g, gừng tươi 150g, đại táo 100 quả.

3 vị bên trên rửa sạch, sấy khô, xay bột, rây ký. Đại táo bỏ hạt nấu chung với gừng cho chín, bỏ bã gừng. Trộn bột nhị truật phục linh rây được, với nước gừng táo làm thành cao. Uống vào buổi sớm và buổi tối hang ngày, mỗi lần 30g với nước ấm. Dùng cho người thừa cân béo phì, trong lòng buồn bực, thần kinh mệt mỏi, cơ thể biếng nhác, lượng bạch đới nhiều, tắc kinh, buồn nôn, nhiều đờm…

Rượu bạch truật lợi thấp

Bạch truật 1,8kg, gao 1,8kg. Men vừa phải.

Bạch truật gọt vỏ, giã nát, cho nước vào ngâm 30 ngày, lấy nước, ngâm men gạo vào thành rượu để uống. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 20ml.

Dùng cho người mắc bệnh phong thấp. Có thể giữ gìn nhan sắc, tăng khả năng chịu nóng, chịu lạnh cho cơ thể con người.

Cháo bạch truật tiêu viêm

Bạch truật 15g, bạch biển đậu 20g, hoài sơn 18g, đường đỏ vừa đủ

Bạch truật sắc lấy thang, bỏ bã, cho 3 vị còn lại vào nấu thành cháo. Ngày 1 thang, uống liền 7 - 8 thang. Dùng cho người viêm tai giữa do tỳ hư sinh ra.

Thang bạch truật địa cốt bì bổ khí

Bạch truật 50g, địa cốt bì 30g, hoa cúc 18g.

Sắc uống. Dùng cho người tê bì chân tay do khí hư thấp thịnh gây ra.

Trị chứng chảy dãi nhiều ở trẻ nhỏ

Đem 10 g sinh bạch truật xắt nhỏ, cho vào chén và thêm ít nước và chưng cho chín. Sau đó thêm ít đường và cho trẻ uống.

L.Anh (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La

Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La

Hội Nam y Việt Nam cho biết, đến nay hội viên của Hội đã quên góp được 330 triệu đồng để chuẩn bị công tác thiện nguyện cho 1 xã miền núi bị ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt ở Sơn La.
Yêu cầu Bệnh viện K tăng cường quản lý công tác khám, chữa bệnh

Yêu cầu Bệnh viện K tăng cường quản lý công tác khám, chữa bệnh

Ngày 21/8, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản gửi Giám đốc Bệnh viện K về việc tăng cường quản lý công tác khám chữa bệnh.
Giải phóng gần 1,5 lít nước ứ đọng trong thận bé gái 5 tháng tuổi

Giải phóng gần 1,5 lít nước ứ đọng trong thận bé gái 5 tháng tuổi

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) vừa tiến hành phẫu thuật giải phóng 1,5 lít nước cho bé gái 5 tháng tuổi (trú tại tỉnh Khánh Hòa) mắc bệnh thận ứ nước.

Cùng chuyên mục

Cam thảo: Vị thuốc Đông y phổ biến

Cam thảo: Vị thuốc Đông y phổ biến

Có thể nói, trong số những vị thuốc đông y thì cam thảo là một trong những loại phổ biến nhất. Chúng xuất hiện trong đời sống thường ngày, là thành phần trong các loại đồ uống, gia vị… Vậy cam thảo có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe? Sử dụng cam thảo thường xuyên liệu có gây hại gì hay không? Hãy cùng Sức khỏe Việt tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Các tin khác

Khẳng định vai trò quan trọng của y học cổ truyền trong nền y học thế giới

Khẳng định vai trò quan trọng của y học cổ truyền trong nền y học thế giới

Theo phóng viên TTXVN, tại Hội thảo quốc tế về Y học tích hợp, các liệu pháp chăm sóc tự nhiên và cổ truyền, khoa học thực vật diễn ra tại thành phố Milan, miền Bắc Italy, trong các ngày 12-13/8, nhóm tác giả Việt Nam thuộc dự án nghiên cứu sản phẩm phòng và điều trị huyết khối từ thảo dược đã được mời trình bày báo cáo.
Công dụng và bài thuốc từ cây sa nhân

Công dụng và bài thuốc từ cây sa nhân

Theo Y học cổ truyền, cây sa nhân chuyên được dùng để điều trị những bệnh lý liên quan đến xương khớp, dạ dày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về loại dược liệu này.
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của cây tía tô

[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của cây tía tô

Tía tô là một cây gia vị quen thuộc trong đời sống, đồng thời còn là một loại dược liệu với nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Giảm viêm đại tràng hiệu quả, an toàn với thảo dược

Giảm viêm đại tràng hiệu quả, an toàn với thảo dược

Viêm đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát nên cần kết hợp thuốc với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Trong đó, phương pháp chữa bệnh đại tràng bằng các loại thảo dược từ tự nhiên được xem là an toàn, hiệu quả và ít tác dụng phụ.
Tìm hiểu công dụng của tâm sen đối với sức khỏe

Tìm hiểu công dụng của tâm sen đối với sức khỏe

Tâm sen là phần mầm của hạt sen, thường được sử dụng pha trà để uống. Bên cạnh đó, nó còn là một loại dược liệu có nhiều lợi ích với sức khỏe.
Phương pháp điều trị và dự phòng bệnh sốt xuất huyết

Phương pháp điều trị và dự phòng bệnh sốt xuất huyết

Theo TTND.GS.TS Trương Việt Bình, sốt xuất huyết Dengue là bệnh sốt có xuất huyết được gây ra do Dengue virus, mức độ xuất huyết khác nhau tuỳ từng bệnh nhân, có thể từ phát ban nhẹ cho tới xuất huyết nội tạng gây truỵ tim mạch.
Bạn có biết những bài thuốc chữa bệnh từ bồ kết?

Bạn có biết những bài thuốc chữa bệnh từ bồ kết?

Bồ kết thường được biết tới với công dụng làm sạch đầu, mượt tóc. Không những thế, bồ kết còn là một loại dược liệu giúp sát trùng, điều trị viêm nhiễm, trị đau răng...
Bật mí cách trị mất ngủ hiệu quả bằng táo đỏ

Bật mí cách trị mất ngủ hiệu quả bằng táo đỏ

Táo đỏ là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong Đông y. Ăn táo đỏ khô hằng ngày giúp cơ thể bổ sụng được một lượng vitamin cần thiết, tăng sức đề kháng... Bên cạnh đó, táo đỏ chứa hoạt chất flavonoid, polysaccharide có khả năng làm dịu hệ thần kinh, giúp ngủ ngon hơn và cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tự nhiên.
Hoa hòe - Vị thuốc dân gian với nhiều công dụng

Hoa hòe - Vị thuốc dân gian với nhiều công dụng

Hoa hòe trong y học cổ truyền là vị thuốc vừa giải nhiệt vừa có tính kháng sinh, không có tác dụng phụ được dân gian tin dùng.
Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng y học cổ truyền

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng y học cổ truyền

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh bằng phương pháp kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An đã cập nhật phương pháp điều trị mới trong điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.
Xem thêm
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La

Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La

Hội Nam y Việt Nam cho biết, đến nay hội viên của Hội đã quên góp được 330 triệu đồng để chuẩn bị công tác thiện nguyện cho 1 xã miền núi bị ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt ở Sơn La.
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

SKV - Trong hai ngày 17 và 18/8, Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam đã phối hợp cùng UBND thị xã Duyên Hải và Chi hội Nhịp cầu yêu thương – Hội Y tế Công cộng TP.HCM tổ chức Chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân tại thị xã Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh).
Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024

Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024

Ngày 28/7, Chi Hội Nam y Tiền Giang đã tổ chức buổi họp sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm 2024.
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Phiên bản di động