Vị thuốc quý từ quả phật thủ

Phật thủ là loại quả có hình dáng độc lạ, thường được dùng để dâng lên ban thờ với ý nghĩa tâm linh. Không những thế, loại quả này còn là vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa, đau bụng, viêm amidan...
Bất ngờ với những tác dụng của râu ngô Tác dụng và bài thuốc từ tiểu hồi hương

Cây phật thủ còn được gọi là thanh yên, phật thủ cam. Finger citron. Buddha hand cotron. Tên khoa học Citrus medica L.var. Surcodaetylis (Noot) Swingle, thuộc họ Cam (Rutaceae).

Quả phật thủ có chứa nhiều vitamin C, đường, a xít hữu cơ, glucoside, tinh dầu. Vỏ phật thủ chứa limettin, diosmin và hessperidin.

Vị thuốc quý từ quả phật thủ
Không chỉ là loại quả mang ý nghĩa tâm linh, phật thủ còn là vị thuốc.

Trong Đông y, phật thủ là vị thuốc được dùng phổ biến trong dân gian. Quả phật thủ có vị cay, đắng và chua, tính ôn, quy vào kinh phế và tỳ. Có tác dụng lý khí, cầm nôn mửa, mạnh tỳ, hóa đờm, giúp tiêu hóa, chữa ho. Do đó, thường được dùng trong các trường hợp như đau bụng, biếng ăn, nôn mửa, ho.

Lợi ích của quả phật thủ với sức khỏe

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Tinh dầu trong phật thủ chứa các hợp chất như limonene và alpha-pinene có tác dụng kích thích sự co bóp của dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng đầy hơi, ức chế sự hình thành khí trong đường ruột. Ngoài ra, phật thủ còn giúp tăng tiết dịch vị, hỗ trợ tiêu hóa các chất béo và protein.

Hàm lượng chất xơ cao trong phật thủ giúp tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa và điều trị táo bón hiệu quả. Các chất chống oxy hóa như flavonoid trong phật thủ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của các gốc tự do, ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, phật thủ còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori, một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

Vị thuốc quý từ quả phật thủ
Phật thủ có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, giúp ngăn ngừa cảm cúm và các bệnh nhiễm trùng.

Cải thiện sức khỏe hô hấp

Tinh dầu phật thủ có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp làm giảm viêm nhiễm đường hô hấp, long đờm, giảm ho. Hợp chất limonene trong phật thủ có tác dụng giãn phế quản, giúp thông thoáng đường thở, giảm triệu chứng khó thở ở những người bị hen suyễn hoặc viêm phế quản. Một số nghiên cứu cho thấy tinh dầu phật thủ có thể giúp giảm co thắt phế quản, giảm viêm trong đường hô hấp, từ đó giúp kiểm soát triệu chứng hen suyễn.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C và flavonoid dồi dào trong phật thủ là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Chúng giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của các gốc tự do, ngăn ngừa stress oxy hóa, từ đó tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Phật thủ có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, giúp ngăn ngừa cảm cúm và các bệnh nhiễm trùng khác. Vitamin C trong phật thủ giúp tăng cường sản xuất bạch cầu, nâng cao khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Hương thơm của tinh dầu phật thủ có tác dụng an thần, giảm stress, cải thiện tâm trạng. Hợp chất limonene trong tinh dầu phật thủ được chứng minh là có tác dụng giảm lo âu, căng thẳng, thúc đẩy giấc ngủ sâu và ngon hơn. Uống trà phật thủ trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn. Các hợp chất trong phật thủ có tác dụng điều hòa hệ thần kinh, giảm căng thẳng thần kinh, tạo cảm giác thư thái, dễ chịu, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Vị thuốc quý từ quả phật thủ
Trà phật thủ giúp giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tốt cho tim mạch

Các khoáng chất như kali trong phật thủ giúp điều hòa huyết áp, duy trì nhịp tim ổn định, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, phật thủ còn chứa hesperidin, một loại flavonoid có tác dụng tăng cường sức bền thành mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Chất xơ trong phật thủ có thể giúp giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ tim mạch khỏe mạnh. Pectin trong phật thủ cũng có tác dụng giảm hấp thu cholesterol từ thức ăn.

Làm đẹp da

Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong phật thủ giúp chống lão hóa, làm sáng da, giảm nếp nhăn. Vitamin C kích thích sản sinh collagen, giúp duy trì độ đàn hồi và săn chắc cho da. Tinh dầu phật thủ có đặc tính kháng khuẩn, giúp làm sạch da, kiểm soát bã nhờn, ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá. Ngoài ra, phật thủ còn có tác dụng se khít lỗ chân lông, giảm viêm và làm dịu da.

Bài thuốc dân gian từ quả phật thủ

Điều trị ăn không tiêu, trợ tiêu hóa

Dùng 50 g quả phật thủ, thái mỏng, đem hong gió; tiểu hồi hương, xuyên tiêu, sa nhân mỗi vị 12 g. Tán tất cả các vị thành bột, hòa với nước sôi để uống. Ngày dùng 2 lần, trong 2 – 3 ngày.

Chữa đau bụng do lạnh

15 g quả phật thủ và 30 g gạo rang. Sắc thuốc, chia ra, dùng 3 lần trong ngày.

Điều trị đau dạ dày và đau gan

Sắc chung 10 g phật thủ và 6 g thanh bì và uống. Hoặc có thể sắc chung 10 g phật thủ, 3 g cam thảo, 15 g sa nhân, 6 g ô dược, 15 g bạch thược, 10 g hương phụ.

Vị thuốc quý từ quả phật thủ

Điều trị ăn không tiêu, chán ăn, buồn nôn, đau mỏi lưng, ngực suồn trướng bụng

Ngâm 5 lít rượu với 30 g quả phật thủ, đã rửa sạch, thái nhỏ trong 10 ngày. Uống 1 lần mỗi 5 ngày. Mỗi lần uống khoảng 15 - 20 ml trước bữa ăn chiều.

Chữa ợ hơi

Ướp vỏ quả phật thủ với một ít đường và nuốt.

Điều trị viêm loét dạ dày - hành tá tràng

Nấu 30 g rễ cây phật thủ cùng với dạ dày lợn vừa đủ và ăn.

Hỗ trợ tiêu hóa và kiện tỳ

Dùng quả phật thủ nấu với nước, lọc lấy nước đem nấu với 15 g gạo và 100 g đường phèn. Dùng cháo vào mỗi buổi sáng.

Chữa viêm amidan

Sắc 10 g hoa phật thủ, 10 g hoa tường vi, 6 g hoa mai và dùng nước sắc được để uống, ngậm hoặc súc miệng.

Điều trị viêm phế quản mạn tính

Thái nhỏ 1 - 2 quả phật thủ, đem chưng cách thủy với một lượng vừa đủ đường mạch nha cho chín nhừ. Ăn một thìa to hàng ngày trong 1 tuần.

Điều trị chứng ho suyễn, nhiều đờm và khó thở

Sắc chung 9 - 15 g phật thủ với 5 - 9 g củ gừng và 9 g lá hoắc hương.

Vị thuốc quý từ quả phật thủ

Điều trị đau bụng kinh

Sắc chung 30 g phật thủ tươi, 6 g gừng tươi, 6 g đương quy và 30 g rượu gạo với một lượng nước vừa đủ. Lọc lấy nước để uống. Ngoài ra, có thể dùng quả phật thủ ngâm với rượu trong vòng 6 tháng, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.

Chữa bệnh nước tiểu đục hoặc bệnh đái tháo đường

Nấu chung 15 - 25 g rễ cây phật thủ và 1 bộ ruột lợn non và ăn.

Điều trị động kinh

Ninh chung 30 g rễ cây phật thủ với 1 con gà mái tơ lông trắng đã được làm sạch. Sau đóm ăn và uống nước trong thời gian ngắn giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Chữa bạch đới ra nhiều

Ninh chung 30 g phật thủ với lòng lợn (dài 0,5 - 1 m). Dùng liên tục trong 5 - 7 ngày.

Điều trị say rượu

Sắc 30 g quả phật thủ tươi với nước và uống.

L.Anh (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Dự báo thời tiết ngày 13/1/2025: Bắc Bộ trời rét đậm

Dự báo thời tiết ngày 13/1/2025: Bắc Bộ trời rét đậm

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 13/1/2025 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.
Dự báo thời tiết ngày 12/1/2025: Hà Nội rét đậm, thấp nhất 10 độ C

Dự báo thời tiết ngày 12/1/2025: Hà Nội rét đậm, thấp nhất 10 độ C

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời iết ngày 12/1/2025 tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước.

Các tin khác

Những loại thảo dược giúp phòng chống cảm cúm hiệu quả

Những loại thảo dược giúp phòng chống cảm cúm hiệu quả

Thời tiết lạnh và ô nhiễm không khí là điều kiện cho các loại virus cũng như tình trạng cảm cúm tăng mạnh. Để phòng ngừa, bạn nên tăng cường sử dụng các loại thảo dược, vừa an toàn, lành tính lại khá hiệu quả.
[E-Magazine] Nghệ - Vị thuốc tự nhiên với nhiều công dụng

[E-Magazine] Nghệ - Vị thuốc tự nhiên với nhiều công dụng

Nghệ là một loại gia vị tự nhiên quen thuộc trong căn bếp của mọi nhà. Không những thế, củ nghệ còn là một phương thuốc cổ truyền quý, có nhiều công dụng với sức khỏe như kháng viêm, phòng cảm cúm, hỗ trợ hệ tiêu hóa...
Quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện

Quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện

Mới đây, Bộ Y tế ban hành thông tư số 56/2024/TT-BYT ngày 31/12/2024 quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện.
Một số bài thuốc đông y giúp giảm cân

Một số bài thuốc đông y giúp giảm cân

Những người bị rối loạn hấp thụ và chuyển hóa... thường gặp tình trạng dư thừa cân nặng. Một số bài thuốc đông y có thể giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả, an toàn.
TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà

TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà

TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là một trong những thầy thuốc y đức, nhà giáo, nhà khoa học tâm huyết người đi đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển nền y học cổ truyền. Cống hiến hơn 30 năm qua của ông đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và đổi mới của nền Y học cổ truyền Việt Nam.
Những loài cây mọc hoang dại nhưng lại là dược liệu quý

Những loài cây mọc hoang dại nhưng lại là dược liệu quý

Chữa bệnh bằng các loại thảo dược theo kinh nghiệm dân gian được nhiều người lựa chọn vì lành tính, ít tác dụng phụ lại tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số loại cây cỏ quen thuộc nhưng có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả.
Tác dụng của vừng đen theo Đông y

Tác dụng của vừng đen theo Đông y

Vừng đen là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và vị thuốc chữa bệnh tốt.
Tác dụng của một số loại nấm dược liệu

Tác dụng của một số loại nấm dược liệu

Nấm là một siêu thực phẩm đồng thời là loại dược liệu quý hiếm. Cùng tìm hiểu tác dụng của một số loại nấm thường dùng làm dược liệu.
Các bài thuốc đông y giúp dưỡng da khỏe đẹp mùa hanh khô

Các bài thuốc đông y giúp dưỡng da khỏe đẹp mùa hanh khô

Những bài thuốc đông y có thành phần là các vị thuốc, thảo mộc tự nhiên an toàn, lành tính, cải thiện sắc tố da và ngăn ngừa khô da, nẻ da từ bên trong, giúp da mịn màng.
Những cây thuốc nam hỗ trợ điều trị viêm đại tràng

Những cây thuốc nam hỗ trợ điều trị viêm đại tràng

SKV - Trong khi y học hiện đại đã mang đến nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, thì việc sử dụng các vị thuốc nam để hỗ trợ quá trình điều trị viêm đại tràng vẫn luôn được ưa chuộng. Các loại thuốc nam thường an toàn, dễ kiếm, và có thể mang lại hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ giảm triệu chứng cũng như phòng ngừa tái phát.
Xem thêm
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng  lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sáng ngày 08/01/2025, tại Thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng, Chi Hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng đã long trọng tổ chức Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Ngày 30/12, tại khu du lịch Ao Vua (Hà Nội), Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ lần thứ VI nhiệm kỳ 2023-2027; Tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân

Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngày 27/12, Hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam với Hội Quân Dân y Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam giai đoạn 2025 – 2028 diễn ra tại Hà Nội.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam)  tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Chiều ngày 18/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với chủ đề “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới”.
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng 7/12, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Phiên bản di động