Vườn quốc gia Cúc Phương bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên dược liệu dưới tán rừng
Ngày 22/5, Trung tâm Tài nguyên dược liệu, Viện Dược liệu tổ chức khảo sát về sinh thái và nguồn tài nguyên dược liệu của vườn quốc gia Cúc Phương; trao đổi hướng hợp tác nhằm bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên này trong thời gian tới.
Thông tin tại buổi làm việc, ông Lê Phương Triều, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, vườn quốc gia Cúc Phương cho biết, vườn quốc gia Cúc Phương có 649 loài thuộc 455 chi, 148 họ thực vật được sử dụng làm thuốc. Trong đó, có 51 loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng cần ưu tiên bảo tồn, 29 loài thường xuyên được khai thác. Vườn quốc gia có nhiều loài cây thuốc có giá trị như: trà hoa vàng Cúc Phương, hài long, hài đốm, bổ béo, khôi, trám đen, cốt toái bổ, hoàng đằng, lan một lá, ba gạc vòng, lan kim tuyến, gù hương, đảng sâm, thiên tuế lá dài, tuế hòa bình, thạch hộc, pơ mu, các loài bình vôi…
Hợp tác nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên dược liệu dưới tán rừng - https://suckhoeviet.org.vn/ |
Đến nay, vườn quốc gia Cúc Phương đã điều tra nghiên cứu cơ bản; thực hiện một số dự án hợp tác quốc tế về đào tào tạo đa dạng sinh học; dự án bảo tồn Cúc Phương; dự án nghiên cứu tính đa dạng thực vật. Vườn đã tiên phong xây dựng và thực hiện chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và điều tra giám sát đa dạng sinh học gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng, triển khai phần mềm công cụ giám sát SMART, bẫy ảnh. Bên cạnh đó, xây dựng vườn ươm cây giống, nhân nuôi sinh sản một số loài động, thực vật quý hiếm có giá trị như hươu sao, nai, nhím, đặt nền móng cho hoạt động bảo tồn chuyển vị các loài động vật khác.
Để bảo tồn cây thuốc, vườn quốc gia Cúc Phương đã xuất bản cuốn sách về những cây thuốc và bài thuốc người Mường sử dụng, tập hợp được 394 loài cây thuốc; thực hiện điều tra thống kê được 700 loài cây thuốc có trong khu vực, chữa trị được 21 nhóm bệnh; sưu tập trồng bảo tồn được 296 loài; thực hiện một số đề tài về bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gene cây thuốc trà hoa vàng Cúc Phương, bổ béo, khôi tía, hoàng đằng, đà nam…
Ông Lê Phương Triều cho biết, thời gian tới, vườn sẽ nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu gắn với chuyển giao kỹ thuật, xây dựng các mô hình bảo tồn, mô hình kinh tế, chú trọng khai thác phát triển dược liệu dưới tán rừng; xây dựng các sản phẩm mới kết hợp giữa bảo tồn và phát triển bền vững. Vườn phấn đấu bảo tồn, phát triển cây dược liệu cần kết hợp các nguồn lực bên ngoài, mong muốn hợp tác với Viện Dược liệu để có bước đi bài bản hơn trong bảo tồn dược liệu.
PGS.TS Phạm Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Tài nguyên dược liệu cho biết, để bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của vườn quốc gia Cúc Phương cần điều tra tiềm năng, hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu; cần có các giải pháp nhằm quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu; điều tra về thành phần loài và phân bố của một số chi có tiềm năng khai thác, phát triển; nghiên cứu xây dựng quy trình khai thác bền vững và trồng một số loài có tiềm năng phát triển tạo nguồn nguyên liệu và sản phẩm; xây dựng vườn bảo tồn, phát triển cây thuốc.
Trong buổi làm việc, các chuyên gia đề xuất hợp tác trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu cho các loài động vật, thực vật có nguy cơ bị đe dọa; nghiên cứu tác dụng của các loài côn trùng, nấm lớn của vườn quốc gia Cúc Phương cho mục đích sử dụng làm dược liệu và thực phẩm; nghiên cứu, phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ dược liệu bản địa của địa phương để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch…
Trước đó, vườn quốc gia Cúc Phương đã tổ chức đoàn công tác đến trao đổi học tập mô hình phát triển dược liệu tại vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội. Đoàn có buổi làm việc cùng Ban quản lý vườn quốc gia Ba Vì về công tác nghiên cứu và hỗ trợ phát triển cây dược liệu cho cộng đồng tại các xã vùng đệm vườn quốc gia; tham quan mô hình bảo tồn nguồn gene cây dược liệu của vườn quốc gia Ba Vì; khảo sát, trao đổi mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng; thăm mô hình nuôi, trồng nấm đông trùng. Ngoài ra, đoàn công tác còn tham quan mô hình trồng cây dược liệu và tham khảo kinh nghiệm về sơ chế dược liệu, chế biến dược liệu, đóng gói bảo quản và kinh nghiệm quản lý điều hành, duy trì hoạt động tổ nhóm liên kết tại các thôn, bản vùng đệm trong sản xuất dược liệu.
Tin liên quan
Phát triển tiềm năng dược liệu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam
11:18 | 25/10/2024 Tin tức
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Thí điểm trồng cây dược liệu cúc hoa vàng theo hướng tuần hoàn hữu cơ tại Lào Cai
15:47 | 23/10/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Giảm ê buốt, mỏi đau vai gáy hiệu quả với liệu pháp dưỡng sinh Đông y mới
09:00 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội