12 bài thuốc chữa bệnh, làm đẹp da từ lá Neem Ấn Độ

Lá neem Ấn Độ được dùng làm thuốc chữa bệnh, nguyên liệu làm đẹp da. Tham khảo ngay thông tin về công dụng, cách dùng dược liệu qua bài viết.

Lá neem Ấn Độ hay còn được gọi là lá xoan Ấn Độ, được dùng làm thuốc chữa bệnh và làm đẹp. Hiện nay, dược liệu được nhiều người yêu thích và sử dụng. Tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng của lá neem Ấn Độ qua bài viết sau.

Lá neem Ấn Độ là gì?

Lá neem Ấn Độ du nhập vào nước ta vào những năm 80, hiện loại cây này được trồng ở nhiều địa phương với mục đích tạo bóng râm, phủ xanh đất trống đồi trọc. Ngoài tên gọi lá neem, người ta còn gọi là xoan Ấn Độ, sầu đâu, xoan ăn gỏi, sầu đông, lá nim, xoan trắng,…

Lá neem Ấn Độ là gì?
Cây neem Ấn Độ có quả giống quả oliu, được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh lý

Tên khoa học của cây neem Ấn Độ là Azadirachta Indica, họ xoan (Meliaceae), chi Azadirachta. Trong tiếng Phạn, “Neem” có nghĩ là chữa lành bệnh tật, loại cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ, khi du nhập vào nước ta thường được gọi là cây sầu đâu hay sầu đông.

Tùy vào từng địa phương, người ta còn gọi loại cây này với các tên gọi theo đặc điểm, tính chất và công năng của cây. Chẳng hạn:

  • Xoan ăn gỏi: Lá cây được dùng làm nguyên liệu trộn gỏi nhờ vào vị cay, đắng tự như khiến món ăn trở nên độc đáo, lạ miệng.
  • Xoan chịu hạn: Khả năng chịu hạn, nắng nóng của cây khá tốt. Do đó, nó có thể sinh trưởng, phát triển tại các vùng có khí hậu nóng ẩm quanh năm.
  • Xoan trắng: Cây có hoa màu trắng, phân biệt với các loại cùng họ xoan nhưng có hoa màu tím, chứa độc tính.

Đặc điểm dược liệu

Cây neem Ấn Độ có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh. Cây trưởng thành có thể cao tới 20m – 25m, cây có tán rộng và khá rậm rạp. Vào thời kỳ khô hạn, cây thường rụng hết lá, sau đó thay thế bằng lá mới nhanh chóng. Tán cây rộng, hình tròn hoặc oval với đường kính có thể lên đến 15m – 20m.

Lá neem Ấn Độ là gì?
Đặc điểm của cây neem Ấn Độ

Lá neem Ấn Độ mọc đối diện nhau như hình lông chim, màu xanh đậm. Cuống lá ngắn, không có mùi, lá có vị đắng đặc trưng. Cây neem có hoa màu trắng và thơm, mọc ra từ nách lá. Cuống hoa dài khoảng 25cm, hoa có hoa đực và lưỡng tính. Cây neem ra quả có hình dạng như quả oliu, bên ngoài phần võ mịn, trong có hạt dài như hạnh nhân.

Phân bố

Cây neem có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện nay đã du nhập đến nhiều nước. Trong đó, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar, Việt Nam,… chủ yếu tại các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại nước ta có thể tìm thấy cây ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận.

Phân biệt

Cây neem và cây xoan thường bị nhầm lẫn với nhau do hình dáng bên ngoài tương đồng. Tuy nhiên đây là hai loại khác nhau. Việc sử dụng không đúng dược liệu có khả năng gây phản ứng phụ hoặc thậm chí dẫn đến ngộ độc và tử vong.

Lá neem Ấn Độ là gì?
Neem Ấn Độ có hoa màu trắng, phân biệt với cây xoan có hoa tím nhạt

Do đó, cần phân biệt hai loại cây này. Dựa vào các đặc điểm như:

  • Cây neem Ấn Độ có lá màu xanh, hoa màu trắng. Phần lá có vị đắng tự nhiên, được dùng chữa bệnh và làm đẹp.
  • Cây xoan Bắc hay còn gọi là xoan bản địa, xoan đào, xoan ta có lá xanh, tuy nhiên hoa màu tím nhạt. Loại này có lá chứa độc tố. Vì thế người ta thường sử dụng để diệt sâu bọ, côn trùng. Nếu ăn phải lá và quả cây có thể bị ngộ độc, tiêu chảy, nôn mửa, suy thận,…

Chính vì vậy, khi thu hái, bạn nên thận trọng phân biệt hai loại cây này, tránh dùng sai dược liệu dẫn đến các rủi ro gây ảnh hưởng sức khỏe.

Bộ phận dùng

Sử dụng lá neem Ấn Độ làm thuốc chữa bệnh, ngoài ra còn dùng để làm đẹp.

Thu hoạch, chế biến, bảo quản

Mặc dù cây sinh trưởng quanh năm, tuy nhiên để thu hoạch dược liệu bào chế, người ta thường thu hái theo mùa vụ nhất định. Lá neem được thu hái vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, quả chín được thu hái vào tháng 10, 11.

Lá cây sau khi được thu hái sẽ qua sơ chế sạch sẽ, sau đó hơi trong bóng râm, tránh gió cho đến khi lá khô lại. Lá neem khô đựng trong túi kín, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát sử dụng dần.

Ngoài ra, người ta còn chế biến lá neem thành dạng bột. Sau khi lá phơi khô sẽ được tán mịn, bảo quản sử dụng dần. Phần quả thu hoặc khi chín, phơi cho khô lại dưới nắng mặt trời, đựng trong túi kín để bảo quản.

Hiện nay các sản phẩm từ cây neem Ấn Độ khá phong phú. Bên cạnh sử dụng lá neem khô, tùy nhu cầu của người dùng có thể sử dụng bột lá neem, dầu neem hoặc các sản phẩm khác từ dược liệu này.

Công dụng của lá neem Ấn Độ

Lá neem Ấn Độ có chứa nhiều thành phần hóa học, có thể kể đến các loại như nimbin, desacatyl nimbasa nimbi nên, quercetin, nimbandial,… Chúng mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe, trong đó có các công dụng như diệt khuẩn kháng viêm và kháng virus.

Công dụng của lá neem Ấn Độ
Lá neem được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp da

Hoạt chất azadirachtin có trong lá neem có tác dụng diệt sâu bọ, côn trùng. Ngoài ra, theo các nghiên cứu cho thấy, loại lá dược liệu này có các công dụng điển hình như:

  • Tác dụng điều trị bệnh lý về nhiễm trùng ký sinh.
  • Chiết xuất từ lá neem có chứa hoạt chất hỗ trợ chống đông máu, được dùng điều trị tình trạng bị rắn hoặc côn trùng có độc cắn.
  • Bảo vệ gan, điều trị các tổn thương do các bệnh lý gây ra.
  • Trong nước lá neem có chứa nhiều chất chống viêm mạnh mẽ.
  • Tinh dầu từ lá neem có tác dụng chống lại sự tấn công của các loại nấm gây hại.
  • Đồng thời chiết xuất từ lá giúp chống viêm, thúc đẩy tổn thương mau chống hồi phục.
  • Ngoài ra, chiết xuất từ loại lá, vỏ và hạt của cây neem còn có khả năng kích thích hệ miễn dịch, giúp hỗ trợ phòng ngừa HIV.

Nhờ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nên lá neem Ấn Độ ngày càng được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc. Tránh tình trạng tự ý sử dụng, kết hợp thuốc bừa bãi gây hại sức khỏe.

Cách sử dụng lá neem Ấn Độ

Lá neem Ấn Độ được sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, cũng như làm nguyên liệu dưỡng da. Dưới đây là các bài thuốc sử dụng dược liệu này, bạn đọc có thể tham khảo:

Bài thuốc chữa bệnh về gan

Chữa các vấn đề về gan như viêm gan, xơ gan bằng lá neem Ấn Độ sắc lấy nước uống là bài thuốc được áp dụng rộng rãi. Các thành phần có trong lá dược liệu giúp ức chế hoạt động của tetrachloride. Có hai cách dùng như sau:

Cách sử dụng lá neem Ấn Độ
Dùng lá neem làm thuốc điều trị các bệnh lý về gan

Cách 1:

  • Chuẩn bị: 10 – 15 lá neem Ấn Độ.
  • Thực hiện: Dược liệu rửa sạch, sau đó sắc với 1,5 lít nước. Chắt nước thuốc uống mỗi ngày, dùng trước bữa ăn giúp thuyên giảm các triệu chứng khó chịu.

Cách 2:

  • Chuẩn bị: 7 – 8 lá neem.
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, sau đó sắc với 800ml nước trên lửa vừa. Đến khi nước cạn còn khoảng 1/3 lượng nước ban đầu, chắt lấy nước thuốc uống hết trong ngày. Uống khi nước thuốc còn ấm, kiên trì một thời gian triệu chứng bệnh thuyên giảm hẳn.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường

Trong lá neem có chứa hoạt chất diterpenoids, chất này có tác dụng ổn định đường huyết, tăng cường lưu thông máu giúp giảm áp lực cho thành mạch. Nhờ đó, người mắc bệnh tiểu đường giảm thiểu được rủi ro gặp phải các biến chứng không mong muốn. Sử dụng theo cách sau:

  • Chuẩn bị: 10g lá neem.
  • Thực hiện: Mang lá dược liệu rửa sạch, nấu cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ, đến khi nước cô đặc lại còn 1 chén thuốc. Chắt nước thuốc chia thành 2 lần uống.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng loại lá đã phơi phô, hãm với nước sôi uống như trà hàng ngày để ổn định chỉ số đường huyết.

Bài thuốc trị bệnh tim mạch, thừa cân béo phì

Các hoạt chất có trong lá neem có tác dụng ổn định cholesterol trong máu, phù hợp với đối tượng mắc bệnh tim mạch, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Đồng thời, các dược chất còn có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm co bóp tim.

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá neem tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch lá neem, sắc với nước uống liên tục trong 30 ngày giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh tim mạch, kiểm soát cân nặng, giảm thừa cân béo phì.

Bài thuốc giảm ho, đau họng

Hiện nay, môi trường ngày càng ô nhiễm, lối sống của nhiều người không khoa học khiến cho tỷ lệ người bị ho, đau họng do vi khuẩn, virus xâm nhập ngày càng tăng cao. Để điều trị bệnh, bên cạnh dùng thuốc tân dược, người bệnh có thể sử dụng dược liệu thiên nhiên như lá neem Ấn Độ.

  • Chuẩn bị: 5g lá neem, 200ml nước.
  • Thực hiện: Sử dụng lá neem sắc với nước trên lửa nhỏ, khi nước thuốc nguội cho vào chai nhựa sử dụng dần. Dùng nước thuốc súc miệng mỗi sàng giúp giảm tình trạng đau rát cổ họng, ho.

Bài thuốc kích thích mọc tóc

Lá neem có chứa một lượng axit dồi dào có hiệu quả làm sạch da đầu, loại bỏ vảy gàu kém thẩm mỹ, ngăn ngừa tình trạng rụng tóc và hỗ trợ kích thích mọc tóc.

  • Chuẩn bị: 40 lá neem, 1 muỗng mật ong.
  • Thực hiện: Lá neem rửa sạch, sau đó cho vào cối xay nhuyễn với mật ong. Tiếp đến cho hỗn hợp thoa lên da đầu, ủ trong 30 phút rồi dùng nước sạch xả lại. Thực hiện liên tục mỗi tuần 1 lần, kiên trì sau 2 tháng để thu được kết quả tốt nhất.

Bài thuốc trị ngộ độc thức ăn

Như đã đề cập, bên trong lá neem Ấn Độ có chứa chất azadirachtin, chất này có tác dụng diệt khuẩn tốt, giảm triệu chứng ngộ độc như nôn, chóng mặt.

  • Chuẩn bị: 4 – 5 lá neem.
  • Thực hiện: Sau khi rửa sạch dược liệu, nhai kỹ rồi nuốt từ từ. Ngoài ra người bệnh cũng có thể hãm với nước sôi uống giúp giảm cơn đau.

Bài thuốc chữa bệnh vảy nến

Vảy nến là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp hiện nay. Bệnh gây ra các tổn thương ngoài da, bong tróc và ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, tính thẩm mỹ, vảy nến còn có nguy cơ gây ra các biến chứng khôn lường khác.

Cách sử dụng lá neem Ấn Độ
Dùng lá neem chữa bệnh da liễu, chẳng hạn bệnh vảy nến

Sử dụng lá neem chữa vảy nến nhờ các hoạt chất như vitamin, omega 6, omega 9 có trong lá neem hỗ trợ giảm triệu chứng, kháng viêm, giảm sưng ngứa da. Ngoài ra, dưỡng chất còn giúp dưỡng ẩm, giảm bong tróc hiệu quả.

  • Chuẩn bị: Lá neem.
  • Thực hiện: Đun lấy nước tắm mỗi ngày giúp làm sạch bề mặt da. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp dùng nước nấu từ lá neem uống thay trà hàng ngày để cải thiện sức khỏe từ bên trong.

Bài thuốc chữa bệnh thủy đậu

Thủy đậu thường xuất hiện ở người già, trẻ em, những người có sức đề kháng yếu. Bệnh gây đau rát, tổn thương da lan trên diện rộng. Dùng lá neem điều trị bệnh thủy đậu là một trong các mẹo dân gian được áp dụng rộng rãi.

  • Chuẩn bị: Lá neem tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch sau đó đun nước lá neem dùng để tắm rửa cơ thể. Áp dụng mỗi ngày giúp kiểm soát triệu chứng mụn nước, bỏng rát, nổi mẩn đỏ trên da. Kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc xông trị bệnh cảm, sốt

Bên cạnh các bài thuốc kể trên, nhiều người còn sử dụng lá neem Ấn Độ nấu nước xông hơi giúp giảm cảm, sốt. Áp dụng cho đối tượng bị nhiễm lạnh, hay ớn lạnh vào chiều tối. Các chất có trong lá neem thẩm thấu giúp loại bỏ độc tố cho cơ thể.

  • Chuẩn bị: Nắm lá neem tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch rồi đun sôi dùng xông hơi trong khoảng 15 – 30 phút. Mỗi ngày xông 2 lần sáng, chiều giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị cảm sốt.

Bài thuốc giúp làm trắng răng từ bột lá neem

Ngoài sử dụng lá neem tươi, khô, bạn cũng có thể dùng bột lá neem chữa bệnh, làm đẹp. Trong đó sử dụng bột giúp làm trắng răng là công dụng được nhiều người quan tâm. Các chất có trong dược liệu giúp răng chắc khỏe, trắng sáng hơn.

  • Chuẩn bị: Bột lá neem.
  • Thực hiện: Sử dụng bột cùng với kem đánh răng mỗi ngày vào buổi sáng. Kiên trì một thời gian sẽ nhận thấy các thay đổi rõ rệt của màu răng, răng trở nên chắc khỏe hơn.

Bài thuốc trị mụn, giảm thâm nám

Các chất có trong lá neem giúp kháng khuẩn, giảm viêm, chống oxy hóa cho da. Nhờ đó, các nốt mụn, thâm nám được kiểm soát hiệu quả, kiềm dầu, giảm nguy cơ mụn gây thâm nám kém thẩm mỹ. Sử dụng theo 2 cách sau:

Cách sử dụng lá neem Ấn Độ
Dùng bột lá neem dưỡng da, giảm mụn, thâm nám và chống lão hóa

Cách 1:

  • Chuẩn bị: Dùng bột lá neem Ấn Độ, 1 muỗng sữa chua không đường.
  • Thực hiện: Trộn đều hỗn hợp, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 phút. Tiếp đến vệ sinh da mặt sạch sẽ, đắp hỗn hợp lên da từ 15 – 20 phút, sau đó dùng nước sạch rửa lại. Áp dụng cách làm này mỗi tuần 2 lần, kiên trì sau 2 tháng bạn sẽ thấy làn da cải thiện đáng kể.

Cách 2:

  • Chuẩn bị: 200g nha đam, 15g bột lá neem.
  • Thực hiện: Nha đam gọt bỏ vỏ, lấy phần nhựa trong suốt bên trong nghiền nhuyễn. Sau đó trộn bột lá neem với nha đam. Vệ sinh mặt sạch sẽ rồi đắp hỗn hợp lên da. Lưu lại khoảng 30 phút rồi dùng nước sạch rửa lại, dùng khăn sạch thấm khô.

Bài thuốc ngăn ngừa lão hóa từ lá neem

Sử dụng bột lá neem Ấn Độ đắp mặt nạ giúp ngăn ngừa lão hóa da. Nhờ trong lá neem có chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, nhờ đó da bớt chảy xệ, tăng cường độ đàn hồi, căng bóng.

  • Chuẩn bị: 20g bột lá neem, 1 hộp sữa chua không đường, 2 muỗng mật ong nguyên chất.
  • Thực hiện: Trộn tất cả nguyên liệu thành hỗn hợp. Vệ sinh da rồi đắp mặt nạ, massage khoảng 5 phút, rồi đợi đến khi mặt nạ khô, dùng nước sạch rửa lại. Ap dụng mỗi ngày, kiên trì sau 1 tháng da mặt sẽ cải thiện rõ rệt.

Lưu ý khi dùng lá neem Ấn Độ

Lá neem Ấn Độ được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh và làm đẹp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn đọc nên lưu ý các vấn đề như sau:

Lưu ý khi dùng lá neem Ấn Độ
Sử dụng với liều lượng vừa đủ, hợp lý, tránh lạm dụng có thể gặp phải các phản ứng phụ
  • Không dùng lá neem cho đối tượng phụ nữ mang thai, do các chất trong dược liệu có nguy cơ kích thích co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc nhiễm độc cho thai nhi.
  • Lá neem có hiệu quả tốt đối với người bị chứng cao huyết áp, tuy nhiên lại không phù hợp với người đang có huyết áp thấp. Do đó bạn nên thận trọng khi sử dụng dược liệu.
  • Không sử dụng lá neem cho người chuẩn bị làm phẫu thuật, bởi dược tính của lá neem có thể khiến đường huyết thay đổi, gây ức chế hệ miễn dịch.
  • Sử dụng lá neem chất lượng, sơ chế sạch sẽ trước khi sử dụng.
  • Tránh lạm dụng, chỉ sử dụng với liều lượng phù hợp. Đặc biệt không tự ý kết hợp bừa bãi nhiều dược liệu với nhau để phòng tránh tương tác thuốc ảnh hưởng sức khỏe.
  • Tùy cơ địa của mỗi người mà hiệu quả của dược liệu không giống nhau, do đó người bệnh phải kiên trì áp dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Thông báo với bác sĩ, thầy thuốc các dấu hiệu bất thường gặp phải trong thời gian dùng dược liệu để được hỗ trợ cải thiện.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm thông tin về lá neem Ấn Độ, cùng với các công dụng của dược liệu đối với sức khỏe. Tuy nhiên trước khi dùng, chuyên gia khuyến khích người bệnh nên thăm khám xác định bệnh lý và tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Theo vienyduocdantoc
vienyduocdantoc.org.vn

Tin liên quan

Bộ Y tế kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2025

Bộ Y tế kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2025

Ngày 25/1, Bộ Y tế thông tin về kết quả kiểm tra việc cung ứng thuốc bảo đảm phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn TP Hà Nội.
Điều trị hiệu quả chứng mất ngủ kinh niên

Điều trị hiệu quả chứng mất ngủ kinh niên

Dù là bị mất ngủ thoáng qua hay là mất ngủ mãn tính đều gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần như: không tỉnh táo, thường xuyên thấy buồn ngủ, kém linh hoạt, cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, giảm khả năng tập trung chú ý, trầm cảm.
Bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025

Bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân năm 2025

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.

Cùng chuyên mục

Hội Nam y Việt Nam: Tiếp tục đẩy mạnh kế thừa, phát huy tri thức y dược của Y Tổ Thiền sư Tuệ Tĩnh

Hội Nam y Việt Nam: Tiếp tục đẩy mạnh kế thừa, phát huy tri thức y dược của Y Tổ Thiền sư Tuệ Tĩnh

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam đã tích lũy được một bề dày tri thức và nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày; trong đó có những tri thức và kinh nghiệm về chăm sóc bảo vệ sức khỏe phát triển giống nòi.
Điểm danh các loại thảo dược giúp mắt sáng, tăng cường thị lực

Điểm danh các loại thảo dược giúp mắt sáng, tăng cường thị lực

Ngày nay, cùng với sự phát triển của thời đại, việc tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại sẽ khiến đôi mắt bị "quá tải", gia tăng các bệnh về mắt. Để bảo vệ "cửa sổ tâm hồn" và cải thiện thị lực, cùng tham khảo một số loại thảo dược sau.
Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Năm 2024 là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Hội Nam Y Việt Nam, với nhiều thành tựu đáng tự hào trong việc kết nối hội viên, đào tạo chuyên môn và thực hiện các hoạt động xã hội ý nghĩa. Bước sang năm 2025, Hội tiếp tục đặt ra những mục tiêu nhằm mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những phương hướng mới không chỉ khẳng định vai trò của Nam Y trong ngành y học cổ truyền mà còn mở ra cơ hội hợp tác và phát triển.
Một số vị thuốc đông y nên dùng khi bị thiếu máu

Một số vị thuốc đông y nên dùng khi bị thiếu máu

Y học cổ truyền có nhiều vị thuốc bổ huyết, lưu thông máu. Cùng khám phá những vị thuốc này để có sự lựa chọn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Chữa trị chứng Thạch lâm (sỏi đường niệu) dưới góc nhìn Y học hiện đại

Chữa trị chứng Thạch lâm (sỏi đường niệu) dưới góc nhìn Y học hiện đại

(SKV) - Bệnh sỏi đường tiết niệu được mô tả trong chứng Thạch lâm của Y học cổ truyền (YHCT). Trong dân gian lưu truyền nhiều phương pháp chữa trị và đa số là bệnh điển hình bằng các triệu chứng đái ra sỏi, cơn đau bão thận và tiểu máu. Các bài thuốc chủ yếu nhằm theo cơ chế giãn cơ trơn đường niệu, lợi tiểu tăng áp lực dòng chảy và điều chỉnh pH. Thực tế những tác dụng này chỉ với phù hợp phương pháp tống sỏi thuôn (tròn, nhẵn, đường kính dưới 7mm) nhưng người bệnh luôn tự cảm nhận sỏi to đến hàng cm theo mức độ cơn đau bão thận và vai trò điều chỉnh pH có sự nhầm lẫn.
Sóng sinh học tế bào gốc và giả thuyết mới về cơ chế tác dụng của huyệt

Sóng sinh học tế bào gốc và giả thuyết mới về cơ chế tác dụng của huyệt

(SKV) - Theo tổ chức Y tế thế giới WHO công bố trong “Báo cáo danh mục châm cứu bấm huyệt tiêu chuẩn quốc tế năm 1991” với 361 huyệt đạo truyền thống trên cơ thể người có tác dụng thực tế trong chẩn đoán, chữa trị và phòng ngừa bệnh tật dù không có cơ sở giải phẫu chứng minh. Huyệt có tác dụng theo cơ chế nào luôn là câu hỏi y học cần được giải thích rõ ràng hơn thuyết thần kinh thể dịch vẫn bị hạn chế. Một giả thuyết mới đang nhận được nhiều sự đồng tình của nhiều nhà khoa học Y học hiện đại (YHHĐ) lẫn Y học cổ truyền (YHCT): nguồn phát xung phản xạ không dây tại các tế bào gốc (huyệt Nguyên) tới các cơ quan đích thực hiện chức năng bị bệnh (tế bào không đảm bảo chức năng) thông qua sự kích hoạt truyền tin (huyệt ngũ du, huỳnh…).

Các tin khác

Tác dụng của mật ong theo Đông y

Tác dụng của mật ong theo Đông y

Mật ong là thực phẩm "đa năng" với nhiều giá trị dinh dưỡng, đồng thời là một vị thuốc tốt cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu công dụng và cách sử dụng mật ong theo y học cổ truyền.
Một số vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Một số vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Sử dụng cây thuốc dân gian là giải pháp an toàn, lành tính được nhiều người lựa chọn để điều trị chứng mất ngủ.
Vị thuốc quý từ quả phật thủ

Vị thuốc quý từ quả phật thủ

Phật thủ là loại quả có hình dáng độc lạ, thường được dùng để dâng lên ban thờ với ý nghĩa tâm linh. Không những thế, loại quả này còn là vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa, đau bụng, viêm amidan...
Những loại thảo dược giúp phòng chống cảm cúm hiệu quả

Những loại thảo dược giúp phòng chống cảm cúm hiệu quả

Thời tiết lạnh và ô nhiễm không khí là điều kiện cho các loại virus cũng như tình trạng cảm cúm tăng mạnh. Để phòng ngừa, bạn nên tăng cường sử dụng các loại thảo dược, vừa an toàn, lành tính lại khá hiệu quả.
[E-Magazine] Nghệ - Vị thuốc tự nhiên với nhiều công dụng

[E-Magazine] Nghệ - Vị thuốc tự nhiên với nhiều công dụng

Nghệ là một loại gia vị tự nhiên quen thuộc trong căn bếp của mọi nhà. Không những thế, củ nghệ còn là một phương thuốc cổ truyền quý, có nhiều công dụng với sức khỏe như kháng viêm, phòng cảm cúm, hỗ trợ hệ tiêu hóa...
Quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện

Quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện

Mới đây, Bộ Y tế ban hành thông tư số 56/2024/TT-BYT ngày 31/12/2024 quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện.
Một số bài thuốc đông y giúp giảm cân

Một số bài thuốc đông y giúp giảm cân

Những người bị rối loạn hấp thụ và chuyển hóa... thường gặp tình trạng dư thừa cân nặng. Một số bài thuốc đông y có thể giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả, an toàn.
TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà

TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà

TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là một trong những thầy thuốc y đức, nhà giáo, nhà khoa học tâm huyết người đi đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển nền y học cổ truyền. Cống hiến hơn 30 năm qua của ông đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và đổi mới của nền Y học cổ truyền Việt Nam.
Những loài cây mọc hoang dại nhưng lại là dược liệu quý

Những loài cây mọc hoang dại nhưng lại là dược liệu quý

Chữa bệnh bằng các loại thảo dược theo kinh nghiệm dân gian được nhiều người lựa chọn vì lành tính, ít tác dụng phụ lại tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số loại cây cỏ quen thuộc nhưng có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả.
Tác dụng của vừng đen theo Đông y

Tác dụng của vừng đen theo Đông y

Vừng đen là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và vị thuốc chữa bệnh tốt.
Xem thêm
Hội Nam y Việt Nam tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 - khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 - khu vực phía Nam

SKV - Sáng 18/01, Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025 (khu vực phía Nam) của Hội Nam y Việt Nam đã được tổ chức long trọng tại Hội trường Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (Quận 3, TP.HCM).
Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Năm 2024 là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Hội Nam Y Việt Nam, với nhiều thành tựu đáng tự hào trong việc kết nối hội viên, đào tạo chuyên môn và thực hiện các hoạt động xã hội ý nghĩa. Bước sang năm 2025, Hội tiếp tục đặt ra những mục tiêu nhằm mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những phương hướng mới không chỉ khẳng định vai trò của Nam Y trong ngành y học cổ truyền mà còn mở ra cơ hội hợp tác và phát triển.
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận

Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận

Sáng 12/01, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Ninh Thuận, nhiệm kỳ 2024-2029.
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng  lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sáng ngày 08/01/2025, tại Thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng, Chi Hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng đã long trọng tổ chức Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Ngày 30/12, tại khu du lịch Ao Vua (Hà Nội), Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ lần thứ VI nhiệm kỳ 2023-2027; Tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
Phiên bản di động