Mới nhất Đọc nhiều

Ẩm thực đỉnh cao chính là dưỡng sinh

Ẩm thực là nhu cầu thiết yếu của con người nhằm duy trì sự sống. Từ lâu, chúng ta đã biết ưu tiên các thức ăn bổ dưỡng, có khả năng hỗ trợ khí huyết, bồi bổ sức khỏe. Chế độ ẩm thực dưỡng sinh cũng từ đó ra đời nhằm phục vụ chính nhu cầu thiết yếu trên.
Bí quyết dưỡng sinh mùa đông theo Y học cổ truyền Bí quyết dưỡng sinh mùa đông theo Y học cổ truyền
Bí quyết dưỡng sinh bốn mùa theo Y học cổ truyền Bí quyết dưỡng sinh bốn mùa theo Y học cổ truyền

Nhu cầu dinh dưỡng

Mục tiêu của việc ăn uống chính là nạp chất dinh dưỡng vào cơ thể để nuôi sống cơ thể. Nhưng việc ăn uống là cả một nghệ thuật, và nhu cầu đối với việc thưởng thức các món ăn ngày càng cao. Ngày nay, đại đa số đã bỏ qua cách sống ăn no mặc ấm mà đã chú ý việc ăn ngon mặc đẹp, tính duy mỹ về hương vị càng được nâng cao, người ta càng chú ý đến chất lượng dinh dưỡng mà món ăn đó mang lại, đó cũng chính là lý do ẩm thực dưỡng sinh bắt đầu được chú ý.

Sự tác động của thành phần hóa học ở thực phẩm đã cho thấy những tác động tiêu cực đến sức khỏe, cũng như sự thiếu cân bằng dinh dưỡng trong lúc chế biến món ăn đã gây ra một số căn bệnh, đây là hai vấn đề lớn nhất trong ẩm thực dưỡng sinh. Một chế độ dinh dưỡng đúng cách, khoa học có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh được bệnh tật. Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để bổ sung chất dinh dưỡng mà các loại khác không có.

Duy trì thói quen ăn uống theo ẩm thực dưỡng sinh sẽ giúp duy trì trọng lượng cơ thể ở mức trung bình, bởi chế độ thực dưỡng có mức quy định liên quan đến các dưỡng chất. Cụ thể, mỗi ngày không dùng quá 2200 mg muối, không ăn quá nhiều đường tinh chế, ăn thêm thực phẩm có chất xơ, ăn nhiều rau và trái cây, hoạt động để tiêu thụ 30% tổng năng lượng mỗi ngày,…

Thực dưỡng không phải là chế độ ăn uống kiêng khem khiến cơ thể thiếu chất. Mà là tập trung vào những thứ cơ thể cần, không phải những thứ cơ thể muốn. Cơ thể cũng vì thế mà không bị kém phát triển, đề kháng kém suy nhược; cũng hạn chế khả năng mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường,… do béo phì. Việc duy trì cân nặng ổn định cũng tránh được việc ép cân cho gầy đi, điều đã khiến nhiều người đi theo chế độ ăn uống có hại cho sức khỏe.

Ẩm thực đỉnh cao chính là dưỡng sinh
Ẩm thực đỉnh cao chính là dưỡng sinh Ảnh internet https://suckhoeviet.org.vn/

Ăn uống một thực phẩm quá lâu sẽ gây hại

Cuốn sách “Y tông tâm lĩnh” của cụ Hải Thượng Lãn Ông viết: “Trong vị thuốc, mà không đủ cả ngũ vị là chua, cay, ngọt, mặn, đắng, mà mình uống lâu, có thể chết non. Những vị lạnh quá hay nóng quá chỉ nên dùng khi cần gấp, khí huyết đã hòa bình thời thôi.”

Trong Y học cổ truyền nói: thiên có ngũ khí, địa có ngũ hành, con người có ngũ tạng. Qua học thuyết Ngũ hành mà thấy được “thiên, địa, nhân” có mối liên quan mật thiết. Trong ngũ vị, thì vị chua hay đi vào tạng can, đắng hay vào tạng tâm, ngọt hay đi vào tạng tỳ, cay hay vào tạng phế, mặn hay đi vào tạng thận. Những vị gì cũng vậy nếu nhiều lại thiên thắng mà mất cân bằng từ đó sinh bệnh. Bởi vậy, ăn thực phẩm có 1 vị lâu sẽ có thể chết non, nên một bữa ăn cần phối hợp đủ 5 vị để cơ thể có trạng thái cân bằng, khỏe mạnh.

Mỗi loại thực phẩm đều có mỗi đặc tính riêng, ví dụ, thịt lợn thì vị mặn tính lạnh, thịt bò vị ngọt tính mát, thịt gà mái vị chua, thịt gà trống vị ngọt, ngũ cốc gạo tẻ có vị ngọt tính mát, ngũ cốc gạo nếp lại có vị ngọt tính ấm,…

Trong ngũ vị, vị chua đi vào can, vị mặn đi vào thận, vị đắng đi vào tâm, vị cay đi vào phế và vị ngọt đi vào tỳ, đó là lý do việc duy trì một loại thực phẩm quá lâu sẽ gây mất cân bằng trong nội tạng bên trong, dẫn đến việc sinh bệnh. Duy chỉ có gạo tẻ và nước có thể duy trì quanh năm bởi chúng có tính mát, có thể cân bằng các khí, đều rất thanh đạm.

Ăn uống phải đi đôi với vận động tập luyện

Ăn uống đúng chưa đủ mà còn cần kết hợp với hoạt động thể chất. Lượng thức ăn đưa vào cần phải có cơ quan nội tạng chuyển hóa. Theo Y học cổ truyền, đồ ăn uống là âm cần phải có sự chuyển hóa của tạng phủ là dương để có thể tiêu hóa được bữa ăn mà vận động giúp cung cấp phần dương. Khi lượng âm trấp của đồ ăn cân bằng với công năng tiêu hóa của nội tạng thì bữa ăn đó sẽ hoàn hảo. Kết hợp việc ăn uống và vận động sẽ giúp thể chất to khỏe, các hoạt động các giác quan được nhanh nhạy.

Giữ tâm trí sảng khoái

Trong ẩm thực dưỡng sinh, việc dưỡng tâm cũng rất quan trọng, bởi cơ thể là một khối thống nhất giữa thân và tâm. Theo Y học cổ truyền thì các cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể, giận hại can, mừng hại tâm, lo nghĩ hại tỳ, buồn hại phế, kinh sợ hại thận, đây đều là 5 cơ quan nội tạng liên quan đến ngũ vị ẩm thực. Một bữa ăn cung cấp khí huyết thì cần đầy đủ 5 tạng tham gia, nên những cảm xúc dù tích cực hay tiêu cực đều có ảnh hưởng đến bên trong cơ thể dù có biểu hiện ở bên ngoài hay không.

Ẩm thực đỉnh cao chính là dưỡng sinh
Tâm trạng vui vẻ, thoải mái sẽ khiến việc ăn uống có lợi cho thân thể. Ảnh internet https://suckhoeviet.org.vn/

Bữa ăn liên quan đến tình chí

Ăn uống đa dạng, vận động thường xuyên nhưng cơ thể vẫn mắc bệnh. Nguyên nhân đến từ tổn thương về tình chí mà gây ra bệnh, thường gọi là “tâm bệnh”. Cơ thể bạn là một thể thống nhất tâm – thân, nên tất nhiên khi bị thất tình lục dục quấy nhiễu thì bữa ăn sẽ có vấn đề.

Theo Y học cổ truyền: “Giận hại can, mừng hại tâm, lo nghĩ hại tỳ, buồn hại phế, kinh sợ hại thận”. Theo quan hệ sinh khắc của học thuyết Ngũ hành thì 5 tạng tâm, can, tỳ, phế, thận có quan hệ qua lại lẫn nhau nên chỉ cần một tạng bị bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến các tạng khác. Mà để tiêu hóa được bữa ăn cung cấp khí huyết, tân dịch cho cơ thể thì cần cả 5 tạng tham gia. Vậy nên nếu giận, mừng, lo, buồn hay sợ đều sẽ gây hại đến việc này, dù cho có triệu chứng biểu hiện ra ngoài hay không nhưng chắc chắn có sự biến đổi bên trong. Tuy nhiên, tỳ làm chủ việc tiêu hóa, mà ngoài ra nó còn làm chủ việc tư duy nên đọc báo, xem tivi, suy nghĩ khi ăn… sẽ khiến việc tiêu hóa bị trở ngại.

Nhiều lúc có tâm trạng vui vẻ thoải mái bạn ăn đồ ăn không sạch hay ôi thiu nhưng không có biểu hiện xấu gì. Do nếu thân thể của bạn vốn khỏe mạnh, lại có tâm tư bình hòa thì sẽ có đề kháng tốt chống lại tác nhân gây bệnh, cho dù bên trong có chịu tác động nhưng sẽ mau chóng khôi phục về trạng thái cân bằng. Ngược lại nếu thức ăn có đảm bảo mà tâm tư không tốt thì bữa ăn sẽ mất ngon, có thể có biểu hiện ra ngay như chán ăn, đầy tức, ợ hơi…

Không ăn theo thói quen, sở thích

Mặc dù cơ thể luôn đưa ra những biểu hiện để cho chúng ta biết điều chúng đang cần, như khi thiếu nước chúng sẽ báo hiệu bằng cơn khát, khi thèm nước lạnh là chúng ta đang nóng,… Tuy nhiên, thói quen và sở thích lại là những tín hiệu cơ thể đánh lừa chúng ta; thói quen và sở thích có thể hình thành từ việc bắt chước, từ ham muốn dẫn đến việc chúng ta rời xa ẩm thực dưỡng sinh.

Phụ nữ mang thai có người thèm chua, lại có người thèm ngọt… đó là cơ thể đang cần những chất đó. Khi thai cần hình thành can thì cơ thể sẽ đòi vị chua vào, làm tâm sẽ đòi vị đắng, làm tỳ sẽ đòi vị ngọt… Bình thường cơ thể chúng ta khát là để báo hiệu cần uống nước, đói là cần ăn. Nếu thèm uống nước lạnh là cơ thể đang nóng, nước ấm là đang bị lạnh, thèm vị gì thì thiếu vị đó… thông qua đó thầy thuốc có thể xem xét tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, sở thích hay thói quen có thể bắt đầu từ tín hiệu của cơ thể nhưng nhiều khi là vì bắt chước người xung quanh, do tình cảm ham muốn mà ra, đã đánh lừa tín hiệu thực của cơ thể.

Ẩm thực đỉnh cao chính là dưỡng sinh
Chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh được bệnh tật. Ảnh internet https://suckhoeviet.org.vn/

Mùa nào thức ấy trong ẩm thực dưỡng sinh

Dân gian có câu: “Mùa nào thức ấy”. Nếu ăn thực phẩm theo mùa sẽ mang lại sự an toàn trong mùa đó và phòng bệnh cho mùa tới. Bởi vì con người, thực và động vật đều bẩm thụ khí hậu của trời đất mà sinh ra và lớn lên.

Ăn đúng cách đòi hỏi sự hiểu biết về thức ăn cũng như nhu cầu ẩm thực của cơ thể trong từng giai đoạn khác nhau của đời người. Khi nào ăn, ăn như thế nào, đó là hai điều cơ bản nhất để hình thành thói quen thực dưỡng, và chúng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố bao gồm lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, tín ngưỡng, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế,…

Mục đích của thực dưỡng chính là mang lại sự hài hòa về thể xác và tinh thần qua năng lượng mà ẩm thực mang lại, thay vì thỏa mãn nhu cầu về mùi vị, nhưng cũng không được quá nhàm chán. Vì vậy, ẩm thực dưỡng sinh rất chú ý đến ba điều, đó là vừa phải, cân bằng, đa dạng.

Từ ngày xưa, con người đã rất chú ý đến việc ăn thức ăn đúng mùa, mùa nào thức đó mới có thể phát huy tốt những tác dụng của thực phẩm, cũng như giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Ngoài việc ăn hợp thời, nghệ thuật thực dưỡng còn chú ý đến cảm giác khi ăn. Trong không gian phù hợp, thoải mái cho việc thưởng thức ẩm thực, cùng trạng thái tinh thần nhẹ nhàng mới mang lại hiệu quả cao trong thực dưỡng.

https://suckhoeviet.org.vn/

Thúy Hà (t/h)

Tin liên quan

Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Say nóng, say nắng là tình trạng mất nước kèm theo rối loạn trung khu điều hoà thân nhiệt cấp tính.
Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

Trong rừng tự nhiên từ 1.000 đến 1.500 cây dó bầu mới có một cây có trầm và từ 10.000 đến 20.000 cây có trầm mới có một cây có kỳ nam.
Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Bấm huyệt là một cách có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do buồn nôn.

Cùng chuyên mục

Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong có vị ngọt, tính bình, bổ, nhuận phế trừ ho, chống đau, giải độc, mềm và sánh có thể dung hòa bách bệnh, là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu được trong ngành y dược.
Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

SKV - Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”, với sự tận tâm, hết lòng, hết sức chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, lương y Cao Thanh Thanh Tâm, luôn được bệnh nhân và đồng nghiệp trên mọi miền tin yêu, quý trọng bởi tài năng và đức độ của chị dành cho hàng chục ngàn bệnh nhân ở Việt Nam và nước ngoài.
Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp để rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu theo Công điện số 35/CĐ-TTg ngày 10/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Ngày 15/4, Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam (Pháp), Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Công điện 35/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Cây vọng cách hay cây cách, lá cách... là một loại cây mọc hoang phổ biến. Dân gian truyền tai nhau nhiều bài thuốc hay từ lá vọng cách. Cùng tìm hiểu lá vọng cách chữa bệnh gì,... trong bài viết sau đây.

Các tin khác

Tỉnh Bắc Kạn phê duyệt dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể

Tỉnh Bắc Kạn phê duyệt dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể

UBND tỉnh Bắc Kạn đã có quyết định số 194/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Bổ khí “tứ quân tử” trong châm cứu

Bổ khí “tứ quân tử” trong châm cứu

Khí theo quan niệm của Y học cổ truyền đó là một loại vật chất tinh vi, cùng với huyết cấu thành hoạt động sinh mạng của con người. Cách thức hình thành, bộ vị tồn tại, công năng tác dụng và tên gọi của khí cũng không giống nhau. Khí tiên thiên (quan trọng...
Bài thuốc hiệu quả từ cây mọc hoang

Bài thuốc hiệu quả từ cây mọc hoang

Cây thồm lồm còn có tên gọi khác là lồm, đuôi tôm, mía bẹm, mía mung, xốm cúng (Thái), nú mí (Tày), xích địa lợi, hoả mẫu thảo, cơ đô (K’ho)… Theo Đông y, cây thồm lồm có tính mát, vị chua, ngọt mang lại công dụng tiêu độc, giải nhiệt, chữa đau dạ dày, chữa trị mụn nhọt, kinh phong, sưng lở, lở ngứa, viêm da và kiết lỵ rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc từ cây thồm lồm mời các bạn tham khảo.
10 bài thuốc chữa bệnh từ tủy lợn

10 bài thuốc chữa bệnh từ tủy lợn

Nếu y học hiện đại có loại thuốc được chiết xuất từ não lợn, có thể tiêm, truyền vào cơ thể thì từ xa xưa Đông y cũng dùng tủy lợn làm một vị thuốc điều trị nhiều bệnh tương đối hiệu quả.
Nhiều công dụng chữa bệnh từ cây dược liệu lược vàng

Nhiều công dụng chữa bệnh từ cây dược liệu lược vàng

Trong Đông y ghi chép nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu lược vàng an toàn và hiệu quả. Theo đó, vị thuốc này thường được dùng để chữa đau họng, ho, bệnh gan, tiểu đường, viêm da, đau lưng, bệnh trĩ,…
Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp

Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp

Thủy trị liệu cho viêm khớp dạng thấp là một biện pháp được nhiều bệnh nhân áp dụng với mục đích nhằm cải thiện trình trạng bệnh tốt hơn.
Những công dụng quý của dược liệu xạ hương

Những công dụng quý của dược liệu xạ hương

Xạ hương là một loại dược liệu quý. Tên gọi Xạ hương bắt nguồn từ chất có mùi hương lan tỏa thu được từ tuyến của hươu xạ đực. Chất này được sử dụng như một chất định hương nước hoa từ thời cổ đại và là một trong những sản phẩm động vật tốn kém nhất thế giới. Ngoài ra, xạ hương còn là một vị thuốc với nhiều công dụng quý trong Đông Y.
Hoa bưởi có công dụng chữa bệnh và làm đẹp gì?

Hoa bưởi có công dụng chữa bệnh và làm đẹp gì?

Hoa bưởi có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người, được sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Bài thuốc nam hữu ích hỗ trợ điều trị bệnh sởi

Bài thuốc nam hữu ích hỗ trợ điều trị bệnh sởi

Đông y gọi bệnh sởi là ma chẩn hoặc sa tử. Có thể tham khảo một số bài thuốc nam để hỗ trợ điều trị.
Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ dâu tằm

Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ dâu tằm

Theo Y học cổ truyền, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thể hiện tính đoàn kết, phát huy trí tuệ, tài năng, tài lực, giúp đỡ nhau để xây dựng Hội Nam y Việt Nam phát triển vững mạnh.
Phiên bản di động