Bạch linh và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và sắc đẹp
![]() |
![]() |
Bạch linh
Bạch linh còn được gọi là Phục linh, Bạch phục linh hay Nấm lỗ, có tên khoa học Poria cocos Wolf, thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae). Bạch linh còn được gọi phục linh, là một loại nấm mọc ký sinh trên rễ một số loài thông.
Về hình dạng, bạch linh có hình khối to, có thể nặng từ 3 - 5kg hoặc các nấm nhỏ thì có thể chỉ bằng nắm tay. Nấm phục linh không mùi, có vị nhạt và khi cắn gây dính răng.
Thể quả nấm phục linh khô; có dạng hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều; lớn, nhỏ không đồng nhất; mặt ngoài ngoài có màu từ nâu đến nâu đen; có nhiều vết nhăn rõ và bề mặt lồi lõm. Khi bẻ thì bề mặt bẻ sần sùi và có vết nứt; lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, một số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thòng (phục thần).
Tùy theo các phần thái và màu sắc của Phục linh mà có tên gọi khác nhau như: Bạch phục linh, Phục linh bì, Xích phục linh, Phục linh khối, Phục linh phiến. Cụ thể:
Phục linh bì: Là lớp ngoài cùng của nấm phục linh tách ra. Có đặc điểm là lớn, nhỏ, không đồng nhất; phía mặt ngoài có màu từ nâu đến nâu đen, phía mặt trong có màu trắng hoặc nâu nhạt. Thể chất tương đối xốp và hơi có tính đàn hồi.
Phục linh khối: Là phần còn lại sau khi tách lớp ngoài. Thường được thái, cắt thành phiến hay miếng, lớn nhỏ không đồng nhất; có màu màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt.
Xích phục linh: Đó là lớp thứ hai sau lớp ngoài cùng (sau lớp phục linh bì); có màu hơi hồng hoặc nâu nhạt.
Bạch phục linh: Là phần bên trong và có màu trắng.
Phục thần: Là phần nấm phục linh ôm đoạn rễ thông phía bên trong.
Thành phần trong phục linh chứa 2 nhóm hóa học chính là polysaccharid và triterpenes:
Triterpen và dẫn xuất: Axit pachymic, axit tumolosic, axit eburicoic, axit pinicolic, axit polyporenic, axit dehydropachymic ...
Polysaccharid: Có tới 75% pachyman trong phục linh và các monosaccharide gồm các dạng D của glucose, xylose, mannose, galactose, fucose và rhamnose.
Ngoài ra, phục linh cũng chứa các axit amin, enzym, steroid và choline, cũng như histidine và muối kali
![]() |
Bạch linh là phần bên trong của nấm phục linh và có màu trắng.. Ảnh internet |
Công dụng bạch linh
Theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, phục linh có vị ngọt nhạt, tính bình, quy vào kinh tỳ, tâm, phế, thận, có tác dụng lợi niệu thẩm thấp, kiện tỳ, an thần. Phục linh có trong các bào thuốc:
Thuốc bổ, chữa suy nhược, chóng mặt.
Di tinh, mộng tinh.
Lợi tiểu chữa phù thũng, bụng đầy trướng.
Tiêu chảy, tỳ hư, ăn kém.
An thần, trị mất ngủ.
Theo y học hiện đại
Ngày nay, các nhà khoa học chiết xuất - phân lập các thành phần và thử hoạt tính sinh học của bạch phục linh. Cụ thể, polysaccharides, triterpenoids và axit béo có trong nấm phục linh được chứng minh có khả năng lợi tiểu, chống viêm, chống oxy hóa và chống lão hóa, điều hòa miễn dịch, hạ đường huyết và điều trị ung thư,... Một số thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện để chứng minh tác dụng của bạch phục linh như sau:
Tác dụng chống viêm: Ở người tình nguyện bị viêm da tiếp xúc gây ra, kem nấm phục linh (poria emollient cream) có hiệu quả chống viêm trong giai đoạn khởi phát và không gây kích ứng cho làn da khỏe mạnh.
Tác dụng điều trị ung thư: Cả hai phần triterpene và polysaccharide của bạch phục linh đều có tác dụng chống ung thư trong ống nghiệm, có khả năng chống lại nhiều dòng tế bào ung thư ở người như bệnh bạch cầu và u ác tính, ung thư phổi, tuyến tiền liệt, buồng trứng, dạ dày, tuyến tụy, vú và da. Thử nghiệm trên động vật được tiêm gây ung thư cho thấy hiệu quả giảm trọng lượng khối u theo nồng độ sử dụng.
Bệnh tiểu đường: Thử nghiệm trên động vật cho thấy bạch phục linh có hiệu quả làm giảm đáng kể đường huyết ở những con chuột bị mắc bệnh tiểu đường. Điều này có thể được giải thích là do thành phần triterpenes chiết xuất từ bạch phục linh giúp cải thiện độ nhạy của insulin với tế bào đích, từ đó dẫn đến giảm đường huyết.
Điều hòa miễn dịch: thử nghiệm cho thấy sử dụng các dịch chiết từ nấm phục linh làm tăng cường hoạt động miễn dịch của lách và tuyến ức chuột. Sự gia tăng phản ứng miễn dịch đo được ở đại thực bào được cho là do tác động lên cytokine, bao gồm yếu tố hoại tử khối u và interleukin.
Gan nhiễm mỡ: Một nghiên cứu quan sát tác động của nấm phục linh in vitro và in vivo cho thấy rằng dịch chiết nấm phục linh cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Các tác dụng khác: Bạch linh có tác dụng tăng cường miễn dịch, làm tăng chỉ số thực bào ở chuột cống trắng, có tác dụng an thần, chống loét dạ dày, hạ đường huyết và bảo vệ gan.
![]() |
Bạch linh – Dược liệu có vị ngọt nhạt, tính bình, tác dụng hòa vị, kiện tỳ, trừ thấp và hòa vị. Ảnh internet |
Bài thuốc chữa bệnh từ bạch linh
Bài thuốc trị mất ngủ, khó ngủ, ngủ trằn trọc
Chuẩn bị: Long nhãn nhục, xương bồ, phục thần, viễn chí, đảng sâm và phục linh các vị bằng lượng nhau.
Thực hiện: Tán dược liệu thành bột mịn, sau đó luyện mật làm hoàn và dùng chu sa làm áo. Mỗi lần dùng 10 – 20g, ngày dùng 2 lần (chiều và tối trước khi ngủ).
Bài thuốc trị tiêu chảy
Bài thuốc 1: Chuẩn bị sa nhân và mộc hương mỗi vị 4g, gừng chế, trần bì và bán hạ mỗi vị 5g, chích cam thảo 3g, đảng sâm, bạch phục linh và bạch truật mỗi vị 10g. Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó trộn với nước gừng táo làm thành viên (viên to bằng hạt đậu xanh). Mỗi lần dùng 4 – 8g hoặc có thể gia giảm liều theo từng độ tuổi.
Bài thuốc 2: Ý dĩ nhân, đậu ván trắng (sao), bạch truật, nhân sâm (đảng sâm), hạt sen, củ mài và bạch linh mỗi vị 80g, chích cam thảo, cát cánh, trần bì và sa nhân mỗi vị 40g. Tán thành bột mịn, trộn với hồ bột gạo tẻ làm thành viên. Mỗi lần dùng 4 – 8g, ngày dùng 3 lần.
Bài thuốc trị chứng phù, tiểu ít
Chuẩn bị: Nhục quế 4g, bạch truật, bạch linh và trư linh mỗi vị 10g, trạch tả 12g.
Thực hiện: Đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 10g sắc uống. Ngày dùng từ 2 – 3 lần cho đến khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn.
Bài thuốc trị chứng phù và tiểu tiện khó
Chuẩn bị: Phục linh 12g, uất lý nhân và trạch tả mỗi vị 10g.
Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
Bài thuốc trị chứng phù do mang thai hoặc do suy nhược cơ thể
Chuẩn bị: Cám gạo mịn 60g và bạch linh 250g.
Thực hiện: Đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 10g, ngày dùng 2 lần.
Bài thuốc trị phù thũng, tiểu tiện không thông
Chuẩn bị: Cam thảo và đương quy mỗi vị 20g, chi tử và xích thược mỗi vị 125g, xích phục linh 24g.
Thực hiện: Đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 8g sắc với 1 chén nước còn lại 8 phần, uống khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày dùng 2 lần cho đến khi bệnh cải thiện.
Bài thuốc trị phân lỏng, tiêu chảy, sôi bụng, đi ngoài nhiều, mặt vàng do tỳ hư có thấp
Chuẩn bị: Phục linh và bạch linh mỗi vị 12g.
Thực hiện: Sắc lấy nước và dùng uống trước khi ăn.
Bài thuốc giúp ngủ ngon, an thần
Chuẩn bị: Trầm hương 16g, nhân sâm 24g và phục thần (phần nấm phục linh mọc quanh rễ thông) 125g.
Thực hiện: Đem dược liệu nghiền thành bột và làm hoàn, mỗi lần dùng 4g, ngày dùng 2 lần.
Cháo đậu đỏ phục linh ý dĩ trị tiêu chảy vàng da
Chuẩn bị: Ý dĩ 100g, xích tiểu đậu 50g và bột phục linh 20g.
Thực hiện: Cho vào nồi, thêm gạo và nước vào nấu thành cháo. Khi cháo chín, có thể thêm đường trắng vào ăn.
Cháo bạch linh trị tiêu chảy, tiểu ít, tăng mỡ máu và chứng phù nề ở người cao tuổi
Chuẩn bị: Gạo tẻ 100g và bạch phục linh (tán bột) 15g.
Thực hiện: Cho gạo vào nấu thành cháo, sau đó thêm bột vào đun sôi lần nữa. Khi chín, nêm nếm gia vị và dùng ăn hằng ngày.
![]() |
Có nhiều bài thuốc Y học cổ truyền có thành phần bạch linh. Ảnh internet |
Cháo gạo nếp phục linh trị ho suyễn, thở gấp, đau tức vùng ngực do viêm xuất tiết tràn dịch phổi
Chuẩn bị: Gạo nếp 60g và bạch linh 30g.
Thực hiện: Đem nấu thành cháo, chia thành 2 lần dùng và ăn hết trong ngày.
Rượu phục linh thần khúc trị đầu phong hư suyễn đặc trưng bởi triệu chứng chóng mặt, đau đầu
Chuẩn bị: Men rượu, thần khúc và bột phục linh.
Thực hiện: Trộn đều rồi uống với nước sôi.
Bánh phục linh kích thích tiêu hóa, thích hợp với trẻ nhỏ có tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, bụng ỏng eo, người vàng vọt và gầy yếu
Chuẩn bị: Đường trắng 280g, mật ong 100g, đảng sâm, phục linh, khiếm thực, liên nhục, củ mài mỗi vị 40g, gạo tẻ và gạo nếp mỗi loại 300g.
Thực hiện: Để mật và đường riêng, dùng các vị còn lại đem tán bột mịn, sau đó thêm mật và đường vào, trộn đều. Đem hấp chín rồi cắt thành miếng vừa ăn (3×3). Mỗi ngày cho trẻ ăn vài cái bánh vào sáng sớm để cải thiện chức năng tiêu hóa.
Dê nướng sa nhân phục linh trị di niệu và di hoạt tinh ở nam giới
Chuẩn bị: Thịt dê 100 – 150g, sa nhân 30g và bạch linh 60g.
Thực hiện: Đem các dược liệu tán bột sau đó dùng ướp với thịt dê rồi đem nướng. Dùng thịt ăn khai vị và uống với một ít rượu.
Cá chép hầm đậu đỏ bạch linh trị chứng phù nề toàn thân
Chuẩn bị: Phục linh 30g, cá chép 1 con và xích tiểu đậu 50g.
Thực hiện: Dùng dược liệu hầm với cá chép rồi lấy nước uống.
Thịt lợn hầm phục linh bạch truật trị viêm teo dây thần kinh
Chuẩn bị: Bạch truật 20g, thịt lợn nạc 250g, phục linh 15g, cà rốt 300g.
Thực hiện: Đem dược liệu gói vào túi vải, đem cà rốt cắt miếng vừa ăn và đập dập 1 củ gừng. Cho toàn bộ vào nồi, thêm nước và hầm cho thịt chín nhừ. Sau đó bỏ bã thuốc, nêm nếm gia vị vào và ăn cả nước lẫn cái. Nên ăn 1 lần/ ngày trong liên tục 5 – 7 ngày.
Bài thuốc chữa phù thũng
Chuẩn bị: Mộc thông 5g, tang bạch bì và bạch linh mỗi vị 10g.
Thực hiện: Sắc lấy nước, chia thành 3 lần và dùng hết trong ngày.
Bài thuốc trị chứng phong thấp do nhiệt tí hoặc thấp tí
Chuẩn bị: Sài hồ và bạch phục linh mỗi vị 120g, phòng phong và kinh giới mỗi vị 100g, cam thảo, khương hoạt, xuyên khung, độc hoạt, cát cánh, tiền hồ và chỉ xác mỗi vị 80g.
Thực hiện: Đem các dược liệu thái nhỏ, sau đó phơi khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 10g uống với nước sôi để nguội, ngày dùng 2 lần. Nếu dùng cho trẻ nhỏ, chỉ nên dùng ½ liều lượng thông thường.
Bài thuốc trị suy nhược, cơ thể gầy yếu và mệt mỏi
Chuẩn bị: Hoài sơn và sơn thù mỗi vị 16g, sinh địa (hoặc thục địa) 32g, trạch tả, mẫu đơn và bạch phục linh mỗi vị 12g.
Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn và chế thành viên. Mỗi ngày dùng từ 20 – 30g.
Bài thuốc giúp bồi bổ sức khỏe và nâng cao thể trạng
Chuẩn bị: Phụ tử, trạch tả và mẫu đơn mỗi vị 8g, nhục quế 12g, hoài sơn, bạch phục linh và sơn thù mỗi vị 16g, thục địa 24g.
Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu tán thành bột rồi làm thành viên. Mỗi ngày dùng 20 – 30g hoặc sắc uống như thuốc thang.
Bài thuốc giúp nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi, yếu sức ở người cao tuổi và người suy nhược lâu ngày
Chuẩn bị: Nhục quế 4 – 8g, bạch truật 12g, đảng sâm 16g, bạch linh 12g, hoàng kỳ (sao) 12g, cam thảo 8g, xuyên khung 8g, thục địa 20g, bạch thược 12g, đương quy 12g.
Thực hiện: Tán bột mịn, chế với mật ong làm thành viên. Mỗi lần dùng 20g, ngày dùng 2 lần.
Bài thuốc giúp an thần và ninh tâm
Chuẩn bị: Chích hoàng kỳ, long nhãn, táo nhân (sao đen), viễn chí, phục thần, nhân sâm, đương quy, bạch truật (sao vàng) mỗi vị 12g, mộc hương và chích cam thảo mỗi vị 8g, đại táo 5 trái.
Thực hiện: Chế thành hoàn mềm và dùng uống trước khi ngủ.
Bài thuốc trị tỳ hư thấp trệ
Chuẩn bị: Trần quất bì, bạch linh bì, tang bạch bì, đại phúc bì và sinh khương bì các vị bằng lượng.
Thực hiện: Đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 8 – 12g uống với nước đun sôi để nguội.
Bài thuốc trị chứng bạch đới do thấp nhiệt
Chuẩn bị: Bạch linh và khiếm thực, một lượng vừa đủ.
Thực hiện: Tán bột mịn, trộn với mật ong làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 10g hoàn uống với nước muối nhạt.
Bài thuốc trị đau nhức chân tay do phong hàn thấp tý
Chuẩn bị: Đảng sâm, thục phụ tử, thược dược, bạch truật và bạch linh mỗi vị 10g.
Thực hiện: Đem phụ tử sắc trước 10 phút, sau đó cho các dược liệu khác vào sắc lấy nước uống.
Lưu ý khi sử dụng bạch linh
Không dùng nấm bạch linh ở người bệnh có Tỳ hư hãm, thoát vị, tiểu nhiều, di hoạt tinh do hư hàn;
Tránh dùng giấm khi đang sử dụng bài thuốc và món ăn có chứa nấm phục linh.
Bạch linh là vị thuốc được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý như tiểu tiện khó, mất ngủ, suy nhược cơ thể, tỳ vị kém dẫn đến chứng đau bụng, ăn uống không tiêu, tiêu chảy. Tuy vậy người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình sử dụng.
Cùng chuyên mục

Cây mộc qua: Giải pháp toàn diện cho tiêu hóa và hô hấp
15:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
13:55 | 22/04/2025 Hoạt động hội

Cây dâm bụt: Khắc tinh của viêm họng và ho kéo dài
13:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Củ nghệ đen: Bí quyết vàng cho xương khớp và hệ tiêu hóa
11:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Lá dứa: Thần dược tự nhiên cho hệ tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể
09:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Cây mơ: Giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa và thanh lọc cơ thể
07:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Cây vông nem: “Thần dược” cho giấc ngủ sâu và tâm trí an yên
17:00 | 21/04/2025 Y học cổ truyền

Cây xô thơm: Bí quyết vàng cho hệ tiêu hóa và giảm đau bụng hiệu quả
13:00 | 21/04/2025 Y học cổ truyền

Cây ngải dại: Cách sử dụng trong điều trị bệnh ngoài da
09:00 | 21/04/2025 Y học cổ truyền

Rễ cây ngũ gia bì: Dược liệu đánh bay đau nhức và phong thấp
07:00 | 21/04/2025 Y học cổ truyền

Cỏ roi ngựa: Thảo dược quý trong điều trị viêm họng và cảm cúm
19:00 | 20/04/2025 Y học cổ truyền

Các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ roi ngựa
17:00 | 20/04/2025 Y học cổ truyền

Bạch thược: Thảo dược vàng cho phụ nữ bổ huyết và điều hòa kinh nguyệt
15:00 | 20/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ quả cóc
13:00 | 20/04/2025 Y học cổ truyền

Cây mùi: Thảo dược đa năng cho hệ tiêu hóa và kháng khuẩn
11:00 | 20/04/2025 Y học cổ truyền

Cây bồ đề: Giải pháp thiên nhiên cho giấc ngủ ngon
09:00 | 20/04/2025 Y học cổ truyền

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
2 giờ 55 phút Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
4 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều