Bài thuốc điều trị ho, viêm họng từ cây rẻ quạt
Trắc bách diệp - Thần dược có tác dụng giúp sát trùng, cầm máu |
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây sài đất |
Rẻ quạt
Cây rẻ quạt còn có những tên gọi khác như xạ can hay lưỡi đồng... Tên khoa học là Belamcanda sinensis DC, thuộc chi lay ơn với đặc điểm nổi bật là phần lá mọc bó với nhau từ gốc đến ngọn.
Cây rẻ quạt có hình dáng tỏa đều xung quanh như cánh quạt xòe. Do màu sắc nổi bật, có tính thẩm mỹ mà cây thường được trồng trong vườn nhà hoặc trường học để trang trí hay làm cảnh.
Đặc điểm nhận biết cây như sau:
Cây là dạng thân thảo, cao khoảng 20 - 50cm, rễ dài, mọc bò ở sát mặt đất và có củ phình to ở phần rễ.
Lá rẻ quạt dạng hình ngọn giáo, chiều dài khoảng từ 30 đến 40cm, rộng 2cm, gân lá song song, mọc thẳng đứng xen lẫn nhau trên một mặt phẳng. Lá cây mọc xòe ra từ thân chính và toả ra như nan quạt.
Hoa rẻ quạt mọc thành từng chùm hoa trông rất đẹp, mỗi một bông hoa có 6 cánh mảnh, có màu sắc sặc sỡ như cam, vàng với các đốm màu nhỏ trên cánh hoa.
Cây có quả dạng nang màu đen bóng, trông như trứng chim sẻ, có sọc ngang và chứa nhiều hạt nhỏ bên trong màu xanh đen.
Trong tự nhiên, cây thường mọc hoang và sống ở khu vực trung du miền núi Bắc Bộ như các tỉnh Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Ninh Bình, Bắc Kạn. Nhưng có thể được trồng ở hầu hết mọi nơi trong cả nước
Bộ phận dùng làm thuốc của cây rẻ quạt là thân, rễ, với tên vị thuốc là Xạ Can. Trước khi dùng làm thuốc cần cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô. Khi cần dùng, ngâm thân hay rễ cây đã sấy khô với nước gạo 1 - 2 ngày cho mềm. Sau đó thái mỏng phơi hoặc sấy khô, trường hợp dùng tươi cần phải nướng cho chín.
Rẻ quạt là một dược liệu quý và quen thuộc trong các bài thuốc điều trị các bệnh về đường hô hấp. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Công dụng rẻ quạt
Theo Y học cổ truyền
Rẻ quạt có vị đắng, hơi cay, tình hàn, quy vào kinh can, tỳ và phế. Dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, giải độc, tiêu đờm, chữa ho, ho gà, viêm họng, viêm amidan, khàn tiếng,…Ngoài ra, tác dụng của cây rẻ quạt còn có thể chữa sốt, thống kinh, bí đại tiểu tiện, sưng vú tắc tia sữa, mụn nhọt, sung đau, đau nhức tai, rắn cắn…
Theo y học hiện đại
Cây rẻ quạt được đánh giá là một loại cây thuốc quý và được sử dụng rộng rãi trong y học hiện đại. Trong những năm gần đây, loại thảo dược này bắt đầu được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi với các tác dụng như sau:
Tác dụng chống nấm và virus: Cụ thể là ức chế virus gây viêm nhiễm hô hấp và các loại nấm da thường gặp.
Tác dụng đối với hệ nội tiết: Dịch chiết cồn và nước của xạ can có tác dụng tăng tiết nước bọt. Người ta có thể dùng dung dịch của cây rẻ quạt ở cả đường uống và đường tiêm, nhưng đường tiêm có thể mang đến tác dụng nhanh chóng và kéo dài.
Tác dụng khử đờm: Nước sắc của cây rẻ quạt có tác dụng tống đờm mạnh, nâng cao chức năng hô hấp cho chuột nhắt trắng.
Tác dụng kháng khuẩn: Ức chế các chủng vi khuẩn liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà, Bacillus subtilis và tác dụng yếu với tụ cầu vàng, Shigella dysenteriae.
Tác dụng giải nhiệt: Hạ sốt cao rõ rệt trên chuột nhắt trắng. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có đặc tính kháng viêm.
Trong dân gian, có khá nhiều cách chữa viêm họng hạt bằng cây rẻ quạt. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc từ cây rẻ quạt
Chữa viêm họng hạt
Dùng 15g rẻ quạt, rửa sạch, cắt thành đoạn nhỏ và phơi khô. Sắc thuốc cùng với 800ml nước, đun trên ngọn lửa vừa cho đến khi cô cạn lại chỉ còn khoảng 300ml.
Chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần 100ml. Dùng bài thuốc trong khoảng 1 tuần các triệu chứng viêm đau, sưng họng, viêm họng hạt sẽ biến mất.
Chữa ho kéo dài, ho khan, ho có đờm
Chuẩn bị 10g mỗi loại gồm có rẻ quạt, bán hạ, sinh khương, tử uyển, khoản đông hoa, đại táo, 7g ma hoàng, 3g tế tân, 3g ngũ vị tử. Tất cả vị thuốc đem sắc cùng với 3 bát nước, đun trên lửa vừa cho đến khi cô cạn lại còn khoảng 1 bát.
Chia nước thuốc thành 3 lần uống, dùng hết trong 1 ngày.
Chữa viêm họng
5g rễ cây rẻ quạt, 2g cam thảo, 2 lá mạch môn, 1 củ sâm đại hành. Các thảo dược sơ chế sạch sẽ, sắc cùng 800ml nước trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày chia bài thuốc thành 2 phần bằng nhau, uống sau khi ăn no 30 phút, dùng liên tục trong ít nhất 5 ngày.
Chữa chứng khó tiểu, bí tiểu, đại tiện không thông
Dùng 10g rẻ quạt sấy khô, đun sắc cùng với khoảng 1 lít nước. Đun lửa vừa cho đến khi cô cạn lại còn khoảng 300ml. Mỗi ngày chắt lấy nước thuốc để uống, kiên trì sử dụng trong khoảng 7 – 10 ngày.
Trị chứng tích trữ nước trong bụng
Sử dụng 20g rẻ quạt sấy khô, rửa sạch đất cát, tạp chất, để cho ráo nước. Giã lấy nước cốt và uống. Dùng liên tục bài thuốc cho đến khi có thể tiểu tiện như bình thường, bụng không còn căng tức, ứ nước.
Thông sữa, tăng tiết sữa
Đun 10g rẻ quạt phơi khô cùng với 800ml nước trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó chắt lọc lấy phần nước thuốc và uống mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn. Phần bã thuốc dùng để đắp vào bầu ngực.
Chữa rắn cắn
Dùng một nắm lá cây rẻ quạt, rửa thật sạch và để ráo nước hoàn toàn. Dùng chày giã nát cây thuốc. Vệ sinh vết thương sạch sẽ, đắp cả phần bã thuốc và nước thuốc vào vết thương, có thể dùng băng gạc mềm để băng cố định. Sau khoảng vài tiếng thì tháo băng và vệ sinh sạch sẽ. Để vết thương mau lành bạn hãy kiên trì đắp thuốc liên tục, da sẽ kéo da non và tái tạo rất hiệu quả.
Rẻ quạt có vị đắng, tính lạnh, công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Lưu ý khi dùng rẻ quạt
Để dùng dược liệu rẻ quạt hiệu quả nhất nên chú ý một số vấn đề sau:
Cây thuốc có tính hơi độc, nên mỗi ngày mỗi người lớn chỉ nên dùng từ 5 – 7g/lần, với trẻ nhỏ chỉ nên dùng ½ liều của người trưởng thành. Trước khi dùng nên ngâm với nước muối loãng hoặc ngâm qua đêm với nước vo gạo để khử độc.
Tất cả mọi người từ người lớn cho đến trẻ em trên 1 tuổi, trừ trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người có thể hàn lạnh, người tỳ vị yếu, khí huyết hư.
Ngậm thuốc quá lâu có thể dẫn đến bỏng rát, sưng phồng ở niêm mạc họng và vòm họng. Lạm dụng hoặc sử dụng trong thời gian dài có thể gây tiêu chảy, đau bụng đi ngoài liên tục, cơ thể suy nhược.
Khi thu hái cây thuốc rẻ quạt, không sử dụng nhầm cây hương bài sẽ rất nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu uống nhầm
Tránh dùng lâu ngày có thể khiến cơ thể hư yếu, dễ tiêu chảy.
Không dùng trong những trường hợp phổi không có độc, cơ thể không bị nhiệt, đang bị tiêu lỏng, tỳ hư, phụ nữ mang thai và người tạng hàn.
Để sử dụng rẻ quạt một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc Y học cổ truyền uy tín. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Hầu hết các bài thuốc từ loại thảo dược này đều được lưu truyền chủ yếu trong dân gian. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Tin liên quan
Công dụng và bài thuốc từ cây nhội
10:30 | 11/10/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất sửa đổi quy định người được kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
19:59 | 23/09/2024 Y học cổ truyền
Kết nối giao thương để phát triển thị trường sản phẩm dược liệu, y dược cổ truyền
01:40 | 23/09/2024 Kinh tế
Cùng chuyên mục
[Infographic] Tìm hiểu về cây bảy lá một hoa
15:00 | 12/10/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Hoa hồng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên
06:45 | 30/09/2024 SKV- Mag
Điều trị các bệnh xương khớp ở người cao tuổi bằng phương pháp y học cổ truyền.
16:47 | 28/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của quả bí đao
06:45 | 23/09/2024 Y học cổ truyền
Núc nác - Dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng
11:12 | 20/09/2024 Y học cổ truyền
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại
08:00 | 10/09/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc
10:55 | 09/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền
23:39 | 08/09/2024 Y học cổ truyền
Cây phan tả diệp có tác dụng gì?
14:49 | 03/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lá trầu không: Vị thuốc quý trong vườn nhà
15:00 | 02/09/2024 SKV- Mag
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây sử quân tử?
09:00 | 31/08/2024 Y học cổ truyền
Mần tưới - Cây thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng
07:00 | 28/08/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh từ quả na
17:56 | 27/08/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc dân gian từ cây rau sam
08:00 | 26/08/2024 Y học cổ truyền
Nỗ lực mang tới những sản phẩm dưỡng sinh bền vững cho cộng đồng
00:23 | 26/08/2024 Thông tin đa chiều
Cách trị nhiệt miệng theo Đông y
07:15 | 25/08/2024 Y học cổ truyền
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
7 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái
29-09-2024 01:19 Hoạt động hội
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
16-09-2024 19:40 Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
11-09-2024 07:15 Hoạt động hội