Trắc bách diệp - Thần dược có tác dụng giúp sát trùng, cầm máu
Công dụng chữa bệnh và bài thuốc từ dược liệu thiên môn đông |
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu phèn đen |
Trắc bách diệp
Cây trắc bách diệp còn được gọi bằng những cái tên khác như trắc bá diệp, bá tử nhân (nhân phơi hoặc sấy khô của trắc bá diệp), bách diệp, bá tử nhân, trắc bá, bá tử, co tổng péc (Thái). Tên khoa học là Thuja orientalis L, thuộc họ trắc bách (Cupressaceae).
Trắc bách diệp cao 3-5 m, thân phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, dẹt, hình vẩy, màu xanh sẫm. Quả hình nón, gồm 6-8 vẩy dày úp vào nhau. Hạt hình trứng, không có cánh, màu nâu sẫm, có một sẹo rộng màu nhạt hơn ở phía dưới. Mùa hoa vào tháng 4. Mùa quả vào tháng 9-10.
Cây được trồng ở khắp nơi để làm cảnh và làm thuốc. còn mọc ở Trung quốc, Liên Xô cũ (vùng Capcazơ). Lá có thể hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào tháng 9-11, hái cả cành, cắt bỏ cành to, phơi khô trong mát.
Hạt được hái vào mùa thu đông, sơ chế bằng phơi khô, xát bỏ vẩy ngoài, lấy nhân phơi khô.
Bá tử nhân chính là phần hạt của cây trắc bách diệp, được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc Y học cổ truyềnẢnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Công dụng trắc bách diệp
Theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, trắc bách diệp vị đắng, chát, hơi hàn, vào 3 kinh phế, can, đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, thanh huyết phận thấp nhiệt. Chữa thổ huyết, máu cam, lỵ ra máu, không thấp nhiệt không dùng.
Bá tử nhân có vị ngọt, tính bình vào hai kinh tâm và tỳ, có tác dụng dưỡng tâm, an thần, nhuận tràng, thông tiện. Dùng chữa hồi hộp mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mồ hôi, táo bón. Thuốc cầm máu trong những trường hợp thổ huyết, chảy máu cam, ho ra máu, tiểu tiện ra máu, tử cung xuất huyết.
Theo y học hiện đại
Trong điều trị chứng mất ngủ
Thí nghiệm tác dụng trên thành mạch máu cô lập (phương pháp Kravkov), dùng dung dịch 100% trắc bách diệp sao vàng đen, pha loãng với nước Ringer để cho chảy qua tai thỏ. Nồng độ thấp (0,2%.-0,5%, 0,8%, 1%) đều có tác dụng co mạch, nồng độ cao (5%, 10%) có tác dụng dãn mạch.
Trong điều trị táo bón
Bá tử nhân nhuận tràng, thông đại tiện cho những người âm hư, người già và phụ nữ sau khi đẻ bị táo bón.
Trong điều trị tử cung ra máu
Nước sắc từ bá tử nhân có khả năng kích thích quá trình đông máu.
Trên tử cung thỏ tại chỗ với liều 0,2g/kg, 0,4g/kg và 0,5g/kg thấy tử cung co bóp mạnh hơn mức bình thường.
Kết quả nhận thấy nước sắc trắc bách diệp có tác dụng giống như vitamin K: Làm giảm thời gian Quick tức là làm tăng tỷ lệ prothrombin trong máu sau khi đã dùng thuốc chống đông máu.
Quả trắc bách diệp sẽ được thu hái về sơ chế lấy phần hạt làm vị thuốcẢnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc chữa bệnh từ trắc bách diệp
Chữa chảy máu cam: Lá trách bách diệp, lá ngải diệp, lá sen (mỗi vị 15g), địa hoàng và ngó sen (mỗi vị 8g). Tất cả cho vào chảo sao vàng, cho vào ấm cùng 1 lít nước sắc đến khi cạn còn 1/2. Chia đều 2 phần uống vào buổi sáng và buổi tối liên tục trong 7 ngày.
Điều trị ho ra máu: Trắc bách diệp, ngải diệp (mỗi vị 15g), can khương (6g). Sao cây trắc bách diệp cho cháy đen, tương tự can khương cũng đem sao vàng. Tất cả sắc chung lấy nước đặc uống hàng ngày. Kiên trì dùng thuốc trong 5 – 7 ngày để trị dứt điểm chứng ho ra máu.
Hoặc: Dùng 10g lá cây hồng trúc, lá trắc bách diệp 10g, lá cây trai đỏ (thài lài tía) 10g, rễ cây rẻ quạt 10g. Sắc uống tương tự như bài trên
Cầm máu: 30 – 50g trắc bách diệp, dùng cả cành và lá. Đem nguyên liệu đã chuẩn bị sao vàng, cho vào ấm sắc với 1 lít nước. Chờ cho nước sôi, vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun ấm thuốc đến khi cạn còn một nửa. Chia uống 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.
Trị bệnh ho kéo dài: Lá cây trắc bách diệp 10g, rễ cây tầm gửi sống ký sinh trên thân cây dâu 10g, rễ chanh 10g, rễ dâu 10g. Dược liệu trắc bách diệp cùng các vị trên hợp thành một thang. Đem tất cả sao vàng rồi sắc nước uống với liệu trình 7 ngày liên tục. Mỗi ngày dùng 1 thang kết hợp giữ ấm cơ thể, uống nhiều nước, súc miệng với nước muối ấm hàng ngày và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để mau chóng đẩy lùi tác nhân gây bệnh.
Trị viêm thận, viêm bể thận cấp tính: 63g trắc bách diệp, 125 rau đắng đất, 4g cam thảo kết hợp với 4 quả đại táo. Sắc thuốc voi171 1,5 lít nước, lấy 500ml. Chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
Trị các bệnh lý về tim mạch: Lá trắc bách diệp khô 400g, xuyên quy 200g, mật ong nguyên chất. Tán cả 2 vị thuốc thành bột mịn, trộn mật làm hoàn. Dùng trong vài tháng liên tục để cải thiện sức khỏe tim mạch.
Trị bệnh trĩ đi ngoài ra máu: Trắc bách diệp, hòe mễ, quả trấp già (chỉ xác), hoa kinh giới số lượng bằng nhau. Tất cả dùng dạng khô. Tất cả tán nhỏ. Mỗi ngày uống 20g hãm với nước sôi uống thay trà. Dùng trước khi ăn 30 phút.
Trị bệnh viêm bàng quang cấp tính: Trắc bách diệp, nghiệt bì, hạn liên thảo, củ kim cang, mộc thông (mỗi vị 16g), đỗ phụ, liên kiều, hòe hoa (mỗi vị 12g). Sắc kỹ lấy nước uống hết trong ngày. Qua ngày hôm sau thay thang thuốc mới.
Trị chứng thấp nhiệt bạch đới: Lá trắc bách diệp, thương truật, dư dung, bách chiểu ( mỗi vị 12g), hương phụ và hoàng bá (mỗi vị 8g), hoàng liên (mỗi vị 4g). Nghiền tất cả thành bột, sắc uống hoặc trộn chung với nước cháo làm hoàn.
Trị rụng tóc do mắc bệnh viêm da tiết bã: 60g lá trắc bách diệp tươi, rượu trắng 40 độ. Ngâm lá trắc bách diệp với lượng rượu vừa đủ trong 7 ngày. Khi sử dụng chỉ cần lấy rượu thoa trực tiếp lên vùng da đầu bị bệnh giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng rụng tóc.
An thần, chữa mất ngủ: Lá trắc bách diệp 100g, đương quy 100g. Phơi các vị dược liệu trên ngoài nắng to cho thật khô. Tán bột mịn, trộn chung với lượng mật ong vừa đủ để được hỗn hợp bột không còn dính tay. Vo viên hoàn cất vào hũ kín dùng dần. Liều dùng 12g x 2 lần/ngày trong 1 tuần liên tục.
Trị ra nhiều mồ hôi do tinh huyết bất túc (âm hư): Hạt trắc bách diệp và vỏ hạt lúa tiểu mạch ( mỗi vị 16g), sơn khương, cẩu cốt, đảng sâm, hải lệ tử bì, hạ khúc (mỗi vi6 12g), ngũ vị tử (8g). Tất cả tán bột, trộn với một ít táo nhục sắc uống ngày 1 thang để điều hòa hoạt động của tuyến mồ hôi.
Trị rụng tóc, kích thích tóc nhanh mọc: Cây trắc bách diệp và hồ đào nhục (mỗi loại 500g). Tán các vị trên thành bột mịn, trộn lẫn với nhau bảo quản trong hũ dùng dần. Khi sử dụng, lấy 9g bột pha với nước ấm uống. Nên dùng thuốc sau khi ăn khoảng 30 phút để các dược chất được hấp thu tốt.
Trị bệnh kiết lỵ: Hạt trắc bách diệp (8 -12g). Sau khi phơi khô hạt trắc bách diệp, đem giã nát, hòa chung với 1 cốc nước đun sôi để nguội. Chắt nước uống 4 – 5 ngày liên tục các triệu chứng bệnh kiết lỵ sẽ thuyên giảm đáng kể.
Trị chứng băng huyết, rong kinh: 10g lá trắc bách diệp, ngải diệp 10g, trần bì 10g, buồng cau điếc 10g, bạc hà 10g. Sắc các vị thuốc đã chuẩn bị cùng 1 lít nước. Canh cho đến khi nước trong ấm cạn còn 1/2 thì tắt bếp. Mỗi ngày sắc 1 thang chia uống 2 lần.
Dưỡng tâm, an thần, mát máu, ổn định nhịp tim, chữa râu tóc bạc sớm: Lá trắc bách diệp khô, đương quy theo tỷ lệ 2:1. Nghiền cả hai thành bột. Mỗi lần lấy 50 viên uống với nước muối nhạt, ngày dùng 2 lần.
Trị đầy bụng, đi ngoài phân xanh, hay khóc đêm ở trẻ em: Hạt cây trắc bách diệp. Phơi khô, tán bột mịn. Mỗi ngày lấy 1 thìa cà phê hòa với nước cơm cho trẻ uống.
Chống lão hóa, đẹp da: Hạt trắc bách diệp 30g, hoa cúc 30g. Cả hai vị thuốc sao khô, tán bột. Mỗi lần lấy 20g pha với nước nóng và 2 thìa mật ong uống giúp da dẻ hồng hào, bớt sạm nám tàn nhang và làm chậm tiến trình lão hóa.
Trong y học cổ truyền, trắc bách diệp dược liệu có công dụng an thần, cầm máu, lương huyếtẢnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Lưu ý khi dùng trắc bách diệp
Để dùng dược liệu trắc bách diệp hiệu quả nhất bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
Không dùng cho người có nhiều đờm, tiêu lỏng nhiều lần trong ngày hoặc bị dị ứng với các thành phần hóa học của trắc bách diệp.
Bệnh nhân thể hàn thận trọng khi dùng
Không dùng chung dược liệu này với dương đề thảo. Đồng thời thận trọng khi kết hợp với cúc hoa.
Sử dụng thuốc đúng liều lượng và kiên trì để mau thấy được hiệu quả tích cực.
Là một vị thuốc đông y nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín trước khi sử dụng.
Cẩn trọng khi dùng trắc bách diệp cho phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc giai đoạn cho bé búẢnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Địa chỉ mua dược liệu uy tín, an toàn
Trung tâm dược liệu Vietfarm
Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm được thành lập bởi đội ngũ chuyên gia gồm các tiến sĩ, bác sĩ với hàng chục năm kinh nghiệm. Đã và đang làm việc tại nhiều đơn vị YHCT đầu ngành như bệnh viện YHCT Trung Ương, bệnh viện GTVT, Học viện Quân Y, Viện y dược Hồ Chí Minh,... Với sứ mệnh và tôn chỉ “bảo tồn và phát triển tinh hoa cây thuốc Việt, vì sức khỏe cộng đồng”, hiện nay, Trung tâm dược liệu Vietfarm đang là địa chỉ uy tín hàng đầu trong cung ứng dược liệu sạch.
Với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia đầu ngành, Trung tâm dược liệu Vietfarm đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường. Trở thành địa chỉ uy tín hàng đầu nghiên cứu và phát triển dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO.
Với sự đầu tư nghiêm túc và chiến lược phát triển bền vững, Trung tâm Vietfarm đã xây dựng thành công chuỗi gồm hơn 100 vùng chuyên canh dược liệu sạch đạt chuẩn GACP trải dài khắp mọi miền Tổ Quốc như Hà Giang, Lào Cai, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Dương,...Mỗi một dược liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng về chủng giống, đảm bảo nguồn gen thuần chủng không lai tạp. Nuôi trồng hữu cơ, cam kết không sử dụng hóa chất, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng,... cây thuốc được phát triển trong môi trường tự nhiên, hấp thụ tinh hoa đất mẹ để sinh trưởng. Nhờ đó dược liệu Vietfarm đảm bảo hàm lượng dược chất trong cây thuốc đạt mức cao nhất, đem lại công dụng tốt nhất cho sức khỏe người tiêu dùng./.
Tin liên quan
Đề xuất nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh
07:30 | 09/11/2024 Tin tức
Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền
11:21 | 05/11/2024 Tin tức
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Giảm ê buốt, mỏi đau vai gáy hiệu quả với liệu pháp dưỡng sinh Đông y mới
09:00 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội