Biện pháp giảm đau đầu do căng thẳng trong thi cử
1. Căng thẳng là một nguyên nhân gây đau đầu
Căng thẳng kích hoạt phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy", sau đó kích thích những thay đổi về thể chất, góp phần gây đau đầu.
Các biểu hiện bao gồm:
- Căng cơ cổ, vai, da đầu, mặt và hàm
- Nghiến răng
- Rối loạn giấc ngủ
- Bỏ bữa làm mất cân bằng lượng đường trong máu…
Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu (đau đầu do căng thẳng), đặc biệt phổ biến ở trẻ em và thanh niên trong lúc thi cử, áp lực học hành, stress... Nó cũng có thể kích hoạt các loại đau đầu khác hoặc làm cho tình trạng đau đầu trở nên tồi tệ hơn.
Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu ở giới trẻ như áp lực học tập, tính chất công việc, thức khuya, ăn uống không điều độ, sử dụng công nghệ nhiều làm cho thần kinh luôn bị căng thẳng.
Các tác nhân gây đau đầu do căng thẳng có thể bao gồm:
- Nghỉ ngơi không đủ
- Thức khuya, thiếu ngủ
- Tư thế xấu
- Căng thẳng về cảm xúc hoặc tinh thần, bao gồm trầm cảm
- Sự lo lắng, stress, áp lực trong học hành, thi cử
- Mệt mỏi
- Căng mắt, mỏi mắt
- Mất nước (uống không đủ nước)
- Bỏ bữa
- Hút thuốc
- Cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng xoang…
Lạm dụng thuốc giảm đau trong học thi gây nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe.
2. Triệu chứng đau đầu do căng thẳng
Triệu chứng của đau đầu do căng thẳng, stress kéo dài là:
- Đau đầu âm ỉ, dai dẳng cả ngày và luôn có cảm giác nặng đầu cũng như bị siết chặt quanh đầu.
- Có thể đau đầu kèm theo đau gáy
- Khó tập trung khi làm việc và học tập
- Khó ngủ
- Các cơ vùng đầu, mặt, cổ trở nên co cứng...
Đau đầu do căng thẳng thường nhẹ hoặc vừa phải, có thể ở một hoặc cả hai bên đầu.
3. Cách giảm đau đầu do căng thẳng
Khi bị đau đầu, nhiều người đã tự ý mua thuốc giảm đau về uống, giúp giảm đau nhanh, thậm chí còn tích trữ, luôn mang bên mình, đến lớp… và hễ cứ đau đầu là lại mang ra uống, để có cảm giác tỉnh táo trong học tập, thi cử.
Thuốc giảm đau đầu phổ biến là paracetamol (có thể đơn chất hoặc phối hợp) được sản xuất dưới nhiều dạng thuốc, tên thuốc khác nhau. Ngoài ra, ibuprofen và naproxen cũng được dùng để giảm đau đầu.
Hãy nhớ rằng thuốc không chữa khỏi đau đầu và theo thời gian, thuốc giảm đau và các loại thuốc khác có thể không giúp ích nhiều như lúc đầu (nhờn thuốc).
Việc lạm dụng thuốc giảm đau đầu có thể gây đau đầu tái phát, hoặc/và làm cho tình trạng đau đầu thêm trầm trọng hơn.
Ngoài ra, tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ. Nguy hiểm nhất khi lạm dụng, dùng quá liều (hoặc quá nhiều) paracetamol có thể gây tổn thương gan.
Do đó, chỉ dùng thuốc giảm đau khi cần thiết và tránh lạm dụng.
Điều trị đau đầu do căng thẳng trước tiên cần xác định nguyên nhân xem các tác nhân gây căng thẳng tiềm ẩn như: Thiếu ngủ, ngồi lâu, làm việc nhiều giờ, hoặc cảm thấy lo lắng hoặc chán nản… và tránh các yếu tố kích hoạt hoặc thay đổi phản ứng của mình để đối phó với căng thẳng hiệu quả hơn.
Một số giải pháp giảm đau đầu do căng thẳng:
- Giảm căng cơ ở vùng cổ và vai bị căng cứng bằng xoa bóp, chườm nóng hoặc chườm đá
- Thực hành một số kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga.
- Thực hành bài tập hít thở sâu.
- Tập thể dục giúp giảm căng thẳng.
- Ngủ đủ giấc.
- Điều trị tâm lý để giảm căng thẳng.
- Cải thiện tư thế.
- Uống nhiều nước (nếu cơ thể thiếu nước có thể gây đau đầu), ăn các loại thực phẩm giàu nước. tự nhiên, như hầu hết các loại trái cây và rau quả.
- Chú ý đến dinh dưỡng: Bỏ bữa có thể gây đau đầu dữ dội. Cố gắng ăn vào cùng một thời điểm mỗi ngày, bao gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc trong chế độ ăn uống.
- Hạn chế chất kích thích: Nhiều học sinh, sinh viên lạm dụng trà, cà phê để tăng sự tỉnh táo, tuy nhiên, caffein có trong trà, cà phê có thể lại là nguyên nhân gây đau đầu. Do đó, uống ít cà phê và trà, không lạm dụng nước ngọt, nước tăng lực…
Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại, hãy đi khám để được tư vấn và được điều trị thích hợp.
Xác định nguyên nhân gây đau đầu và loại bỏ nguyên nhân là rất quan trọng. Ví dụ đau đầu do thiếu ngủ, cần lên lịch ngủ thêm sau một vài đêm thiếu ngủ. Nếu thấy mình cáu kỉnh hoặc lo lắng, hãy tạm dừng công việc và đi ra ngoài hít thở. Một nghiên cứu của Đại học Cornell được công bố gần đây trên tạp chí Frontiers in Psycholog cho thấy chỉ 10 phút ở ngoài trời có thể làm giảm đáng kể căng thẳng và cải thiện sức khỏe.
Nếu bạn không thể hòa mình vào thiên nhiên, hãy thử các bài tập thư giãn, hít thở sâu, thiền chánh niệm và các bài tập thể chất - tâm trí như thái cực quyền hoặc yoga phục hồi.
Một lối sống lành mạnh bao gồm hoạt động thể chất, ăn thực phẩm lành mạnh, uống đủ nước, ngủ ngon và hỗ trợ xã hội cũng giúp giảm căng thẳng và đau đầu do căng thẳng.
Hầu hết các cơn đau đầu không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu những cơn đau đầu cản trở các hoạt động hàng ngày, công việc học tập hoặc cuộc sống cá nhân của bạn, hãy nhờ bác sĩ giúp đỡ. Không nên tự ý dùng thuốc, đặc biệt là dùng thuốc giảm đau kéo dài.
Nguồn: Biện pháp giảm đau đầu do căng thẳng trong thi cử
Tin liên quan

Trầm cảm bởi tham vọng làm giàu
11:03 | 04/09/2023 Sức khỏe tinh thần

Thuốc hoạt huyết và các chứng đau đầu, mất ngủ, hay quên, hoa mắt chóng mặt
15:45 | 09/08/2023 Y học cổ truyền

Bài thuốc Xuyên khung trà điều tán chữa bệnh đau đầu do thời tiết
21:00 | 29/07/2023 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục

Đơn lá đỏ - dược liệu giải độc, giảm đau trong Y học cổ truyền
11:05 | 04/10/2023 Y học cổ truyền

Món ăn, bài thuốc chữa cơ thể suy nhược từ bạch truật
20:00 | 03/10/2023 Y học cổ truyền

Điều trị tóc rụng theo bài thuốc của Y học cổ truyền
17:26 | 02/10/2023 Y học cổ truyền

Một số bài thuốc trị bệnh có dùng huyền sâm
11:00 | 02/10/2023 Y học cổ truyền

Công dụng của cây Tầm bóp với sức khoẻ và những lưu ý khi sử dụng
06:52 | 01/10/2023 Y học cổ truyền

Các món ăn, nước uống chữa bệnh hen suyễn viêm phế quản
18:00 | 30/09/2023 Thuốc nam cho người Việt
Các tin khác

Các bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh viêm da dị ứng, an toàn, hiểu quả
19:00 | 29/09/2023 Y học cổ truyền

Lá khôi - Loài thảo mộc chuyên trị bệnh dạ dày
11:16 | 29/09/2023 Y học cổ truyền

Công dụng của cây bách xù
09:48 | 29/09/2023 Y học cổ truyền

Những bài thuốc quý chữa bệnh từ măng tre
06:33 | 29/09/2023 Y học cổ truyền

Cỏ chân vịt và các bài thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền
06:00 | 28/09/2023 Y học cổ truyền

Công bố chương trình vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt
19:42 | 27/09/2023 Y học cổ truyền

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản theo Đông Y
17:07 | 27/09/2023 Y học cổ truyền

Cây ngô đồng và những công dụng chữa bệnh bất ngờ
11:28 | 27/09/2023 Y học cổ truyền

Thầy thuốc ưu tú Trần Thái Tuấn: Người thầy tận tâm, say mê nghiên cứu khoa học
11:15 | 27/09/2023 Tin tức

Món ăn và bài thuốc hay từ mật ong
06:00 | 27/09/2023 Y học cổ truyền

Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028
6 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV, phát huy trí tuệ, tinh thần để xây dựng Hội vững mạnh
24-09-2023 13:22 Hoạt động hội

Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023
19-08-2023 08:56 Hoạt động hội

Kỳ họp thứ I Ban Kinh tế Hội Nam y Việt Nam
14-08-2023 16:43 Hoạt động hội

Hội Nam y Việt Nam với "Dấu ấn Việt Nam"
15-07-2023 13:08 Hoạt động hội