Các bài thuốc nam thường dùng để trị thuỷ đậu

Có rất nhiều bài thuốc giúp chữa bệnh thuỷ đậu bằng Đông y, tuỳ thuộc vào thể bệnh nặng hay nhẹ mà phối hợp các cây thuốc nam với hàm lượng khác nhau.

Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm hay gặp trong mùa đông xuân, thường gặp ở trẻ em và dễ lan thành dịch. Bệnh thường nhẹ, lành tính, khỏi nhanh nhưng một số trường hợp vẫn có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm. Việc chữa bệnh thuỷ đậu bằng phương pháp dân gian vẫn được sử dụng trong xã hội hiện đại và mang lại hiệu quả tích cực. Cùng tìm hiểu các cây thuốc nam chữa bệnh thuỷ đậu qua bài viết dưới đây.

Các bài thuốc nam thường dùng để trị thuỷ đậu
Ảnh minh họa

Các cây thuốc nam chữa bệnh thủy đậu có thể dùng làm nước tắm

Quan niệm xưa về việc bị thuỷ đậu nên kiêng gió, kiêng nước là hoàn toàn sai lầm. Với sự phát triển của khoa học đã cho thấy việc kiêng tắm còn dẫn tới nhiều hệ luỵ hơn cho trẻ bị thuỷ đậu. Nguyên tắc điều trị thuỷ đậu là điều trị triệu chứng, giảm nhiễm trùng do đó ba mẹ cần vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ để tránh các biến chứng nguy hiểm do bội nhiễm.

Thời gian mắc bệnh thuỷ đậu có thể kéo dài từ 15 - 20 ngày, do đó việc vệ sinh cơ thể người bệnh là biện pháp có ý nghĩa trong việc giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt là vào mùa nắng nóng, người bệnh đổ nhiều mồ hôi là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trên da tiếp tục sinh sôi và phát triển nhiều hơn. Lúc này, bệnh nhân mắc thủy đậu sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Nghiêm trọng hơn là các nốt mụn thủy đậu viêm vỡ ra lây lan sang các vùng da lành xung quanh.

Trong quá trình mắc thuỷ đậu, người bệnh để có thể loại trừ các vi khuẩn có hại trên da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, phát ban mụn nước, có thể kết hợp tắm cùng với các loại thảo dược. Các cây thuốc nam có thể dùng cho bệnh nhân thuỷ đậu tắm gồm có:

Lá lốt: Chứa nhiều hoạt chất như flavonoid, akaloit, beta-caryophyllene, có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương trên da. Đồng thời, lá lốt còn có đặc tính kháng viêm diệt khuẩn tốt, do đó người bị thuỷ đậu nên tắm bằng loại lá này để giảm triệu chứng viêm ngứa, cấp ẩm cho da, thải độc tố, tăng cường miễn dịch

Lá trầu không: Chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn tốt đó người bị thuỷ đậu, viêm da có thể tắm bằng loại lá thảo dược này để sát khuẩn, làm khô các nốt viêm, từ đó giảm ngứa và hạn chế tình trạng lây lan hiệu quả.

Lá khế: Là loại lá quen thuộc trong dân gian dùng để trị các bệnh dị ứng, nổi mẩn da và thuỷ đậu. Lá có vị chát, tính mát giúp se dịu miệng nốt mụn, lở loét. Đồng thời , với đặc tính diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả, lá khế còn giúp làm giảm các tình trạng ngứa rát trên da.

Lá mướp đắng: Có vị đắng, tính mát và tác dụng tiêu viêm, giảm mụn hiệu quả do đó người bị thuỷ đậu có thể sử dụng loại lá này để tắm rứa, cải thiện tình trạng ngứa, viêm lở loét trên da. Hơn nữa, lá mướp đắng còn có tác dụng làm lành vết thương và làm mịn da.

Lá chè xanh: Với hàm lượng chất chống oxy hoá, tannin, vitamin có trong lá sẽ giúp làm dịu nốt mụn nước, thúc đẩy vết thương nhanh lành.

Các bài thuốc nam thường dùng để trị thuỷ đậu

Lá tre có tác dụng hạ sốt, lợi tiểu, dùng chữa cảm sốt, khát nước, ra mồ hôi nhiều, ho, trẻ em kinh phong.

Các cây thuốc nam chữa bệnh thủy đậu

Có rất nhiều bài thuốc giúp chữa bệnh thuỷ đậu bằng Đông y, tuỳ thuộc vào thể bệnh nặng hay nhẹ mà phối hợp các cây thuốc nam với hàm lượng khác nhau. Các thảo dược chủ yếu trong thành phần bài thuốc trị thuỷ đậu gồm có:

Bạc hà: Chứa menthol có tác dụng sát khuẩn, trị cảm phong nhiệt, phát sốt, không ra mồ hôi, nhức đầu, viêm họng, sưng đau.

Cam thảo: Dùng chữa cảm mạo, ho mất tiếng, viêm họng, ngộ độc

Lá dâu tằm: Có tác dụng điều trị cảm phong nhiệt, sốt nóng, phát ban, nhức đầu, viêm họng, ho.

Đậu xanh: Có tác dụng chữa sốt nóng, điều trị các trường hợp ngộ độc. Vỏ đậu xanh còn có tác dụng giúp tiêu độc, giải nhiệt.

Sinh địa: Có tác dụng chữa âm hư, phát nóng về chiều, khát nước, viêm họng đau.

Hoàng cầm có tác dụng như vị thuốc an thần, hạ sốt, chống co giật, điều trị tình trạng sốt cao kéo dài, cảm, tình trạng mất ngủ, ho.

Kim ngân: Có tác dụng như thuốc kháng khuẩn hạ sốt và chống dị ứng, dùng chữa mụn nhọt, mày đay, ban sởi, ho do phế nhiệt.

Kinh giới: Tác dụng kháng khuẩn và hạ sốt, dùng chữa cảm mạo, sốt, cúm, nhức đầu, ho mắt, viêm họng, sởi.

Liên kiều: Có tác dụng như thuốc kháng khuẩn, thuốc kháng virus, kháng nấm có tác dụng trong điều trị cúm, giúp hạ sốt, chống viêm, lợi tiểu, được dùng để chữa phong nhiệt, cảm sốt, viêm đau họng, phát ban.

Phong phong: Giúp hạ sốt, chống dị ứng, dùng trị nhức đầu, choáng váng.

Sài hồ bắc: Giúp hạ sốt, giảm đau, an thần, chống viêm, điều hoà miễn dịch, bảo vệ gan, được dùng chữa sốt cao, chữa bệnh nhiễm khuẩn, có sốt, điều trị đau, viêm kết hợp cúm và cảm lạnh.

Rễ sậy: Dùng làm thuốc chữa sốt, bí tiểu tiện.

Lá tre: Tác dụng hạ sốt, lợi tiểu, dùng chữa cảm sốt, khát nước, ra mồ hôi nhiều, ho, trẻ em kinh phong.

Dành dành: Có tác dụng điều trị tình trạng sốt, khó ngủ bồn chồn, vàng da, khó tiểu.

Các bài thuốc nam thường dùng để trị thuỷ đậu

Đông y điều trị thuỷ đậu chủ yếu dùng phương pháp thanh nhiệt, giải độc. Một số bài thuốc nam thường dùng điều trị thủy đậu gồm có:

Bài 1: Áp dụng cho bệnh nhân mắc thủy đậu giai đoạn mới phát sốt, các nốt thủy đậu còn dịch trong suốt, sắc nhạt màu đỏ.

Để điều trị thủy đậu, có thể dùng bạch vi 9g, sơn chi vỏ 2g, bạc hà 1g, kim ngân hoa 6g, thuyền thoái 3g, địa đinh thảo 6g, tang diệp 5g, liên kiều 6g, đạm đậu xị 5g sắc lên uống ngày một thang, chia thành 2 - 3 lần cho trẻ khoảng từ 3 tuổi.

Nếu nốt thủy đậu có nước đục xung quanh màu đỏ tía cần dùng đến lương huyết, giải độc gia bản lam căn 6g, bồ công anh 6g, vị thuốc sinh địa 6g. Sắc lên uống một ngày một thang.

Bài 2:

Dùng vị thuốc liên kiều 6g, xích thược 6g, đương quy 8g, ngưu bàng 4g, phòng phong 6g, mộc thông 3g, thuyền thoái 3g, hoạt thạch 8g, cù mạch 6g, kinh giới 8g, sài hồ 6g, hoàng cầm 6g, sơn chi 3g, thạch cao 6g, xa tiền tử 4g, đăng tâm 6g

Sắc lên cho trẻ uống ngày một thang chia 2 - 3 lần

Bài 3: Áp dụng trong trường hợp người bệnh sốt nhiều, nôn mửa, khát nước

Dùng bài thuốc Khoan trung thấu độc ẩm: Liên kiều 8g, cát căn 12g, sơn tra 8g, thanh bì 8g, tiền hồ 12g, thuyền thoái 8g, cát cánh 12g, chỉ xác 6g, kinh giới 8g, mạch nha 8g.

Sắc lên uống ngày một thang.

Bài 4: Áp dụng nếu người bệnh tiểu tiện nước vàng, nốt thủy đậu gây ngứa ngáy

Liên kiều 4g, kim ngân hoa 4g, bạc hà 4g, nhân trần 6g, xích thược 3g, đại thanh diệp 6g, sinh chi tử 3g.

Sắc uống ngày một thang.

Bài 5: Nếu nốt thủy đậu nhiều, vỡ loét khó đóng vảy được người bệnh có thể dùng bài thuốc sau:

Dùng 8g hoàng liên, hoàng cầm 6g, hoàng bá 12g, chi tử 8g.

Sắc uống ngày một thang.

Bài 6: Áp dụng trong trường hợp nốt thủy đậu mọc nhiều, vỡ loét gây ngứa ngáy:

Dùng mộc thông 3g, sinh địa hoàng 6g, chi tử sao 5g, hoạt thạch 4g, rễ chàm mèo 6g, cam thảo 2g, liên kiều 5g.

Sắc uống ngày một thang.

Bài 7: Bài thuốc này áp dụng cho trường hợp nốt thủy đậu đỏ tươi, các nốt xuất hiện nhiều ở ngực, bụng gây ngứa ngày, sốt cao, khát nước, bứt rứt, ăn không ngon, mệt mỏi, tiểu vàng, đại tiện khó:

Dùng bồ công anh 6g, địa đinh thảo 6g, hoàng cầm 5g, bạc hà 3g, mộc thông 3g, cam thảo 3g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, vỏ chi tử sao 3g, thuyền thoái 3g, hoạt thạch 10.

Sắc cho trẻ uống ngày một thang chia 2 - 3 lần.

Bài 8:

Dùng lá tiết dê 20g, lá bạc thau 8g, lá rau bát 15g, lá bồ ngót 20g, lá quỳnh châu 10g, lá đào tiên 5g, lá diếp cá 20g, lá mặt trăng 10g, bông mã đề 15g, lá dâm bụt 5g, rau má 20g.

Tất cả rửa sạch rồi vò trong một lít nước, đun sôi nước đó lên, lọc bã, để nguội dùng làm nước uống, bã xoa khắp người.

Mỗi ngày dùng một thang trong 3-4 ngày liên tục.​

Cây thuốc nam và các bài thuốc Đông y chữa thủy đậu có hiệu quả giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý là không tự ý sử dụng khi chưa có sự tư vấn của các bác sĩ.

Bệnh thủy đậu diễn biến tương đối nhẹ nếu biết chăm sóc, tránh gió, nước, lạnh và đồ ăn uống khó tiêu. Khác với sởi (như tên gọi), bệnh thủy đậu nổi những mụn nước rồi đóng vảy, rồi bong, không để lại sẹo như đậu mùa nếu không bị bội nhiễm do để bẩn nhiễm trùng. Cho nên với thủy đậu còn phải giữ không để nhiễm khuẩn các mụn nước! Đối với độ tuổi của trẻ bị thủy đậu thường lớn hơn, hiếu động hơn nên khó quản lý hơn. Cần hạn chế ra môi trường bên ngoài (nắng, gió, bụi, bẩn...). Nếu không quan tâm đúng mức thì cả hai bệnh đó đều có thể gây ra các biến chứng hô hấp, tiêu hóa... ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Minh Thùy (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Tác dụng chữa bệnh của lá xương sông

Tác dụng chữa bệnh của lá xương sông

Lá xương sông là một loại rau gia vị quen thuộc. Bên cạnh đó, lá xương sông còn có tác dụng chữa bệnh như cảm sốt, ho, viêm họng...
Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ: Trách nhiệm và mệnh lệnh từ trái tim

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ: Trách nhiệm và mệnh lệnh từ trái tim

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các anh hùng liệt sĩ đã cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Công nghệ mới nâng cao hiệu quả giám định ADN hài cốt liệt sĩ

Công nghệ mới nâng cao hiệu quả giám định ADN hài cốt liệt sĩ

Kết quả bước đầu cho thấy các nhà khoa học của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam có thể làm chủ công nghệ giải trình tự gene thế hệ mới để nâng cao công suất và hiệu quả giám định ADN hài cốt liệt sĩ.

Cùng chuyên mục

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Theo Y học cổ truyền bồ công anh là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hóa thấp. Y học cổ truyền sử dụng cây bồ anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa...
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...
Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, nó được gọi là lá bỏng vì lá của nó có thể dùng làm thuốc chữa bỏng.
Vị thuốc chuối hột rừng

Vị thuốc chuối hột rừng

Theo tài liệu Y học cổ truyền, chuối hột rừng có công dụng sát trùng, lương huyết, an thai, lợi tiểu,…
Danh mục một số cây thuốc  Nam theo nhóm bệnh

Danh mục một số cây thuốc Nam theo nhóm bệnh

Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời trong việc dùng cây cỏ để phòng và điều trị bệnh. Vườn thuốc nam có vai trò thiết thực trong việc sơ cứu và chữa trị một số bệnh thông thường.
12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

Xà sàng tử là tên gọi của vị thuốc được dùng điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như trĩ, lạnh tử cung, bệnh viêm da hoặc vấn đề sinh lý nam.

Các tin khác

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Cây chùm ngây là cây thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe tốt như điều hòa huyết áp, ngăn ngừa ung thư, bệnh loãng xương...
5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

Một số bệnh như: Ho, viêm họng, cảm cúm, đầy bụng, đau mỏi... là những bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày có thể dùng những bài thuốc Nam theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là biểu tượng của y học truyền thống Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này trong việc nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc Nam.
Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Các nguyên liệu này được thu hái từ rừng núi, đồng bằng, ao hồ và thậm chí là từ vườn nhà, mỗi loại mang trong mình những đặc tính chữa bệnh riêng biệt.
Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của người Việt về môi trường tự nhiên xung quanh họ.
Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Nhiều bài thuốc nam không chỉ dùng để điều trị khi đã mắc bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại

Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại

Các bài thuốc nam có thể giúp cải thiện chất lượng sống cho những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính bằng cách giảm nhẹ các triệu chứng, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.
Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam

Nguyên tắc cơ bản cần biết khi sử dụng thuốc Nam

Đối với các bệnh nặng hoặc cấp tính, việc ưu tiên sử dụng y học hiện đại để kiểm soát tình trạng bệnh là cần thiết. Thuốc nam có thể được xem xét như một phương pháp hỗ trợ.
Cây thuốc Nam: Công dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ

Cây thuốc Nam: Công dụng chữa bệnh của bạch đồng nữ

Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến.
Cây thuốc Nam: Khổ sâm có tác dụng chữa rối loạn nhịp tim?

Cây thuốc Nam: Khổ sâm có tác dụng chữa rối loạn nhịp tim?

Khổ sâm là loại dược liệu quý có nhiều tác dụng trong điều trị các loại bệnh khác nhau. Ngoài tác dụng điều trị các bệnh ngoài da, bệnh lý đường ruột, khổ sâm còn có công dụng tuyệt vời đối với chứng bệnh rối loạn thần kinh tim.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động