Cỏ chân vịt và các bài thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền
Cây ngô đồng và những công dụng chữa bệnh bất ngờ |
Cỏ sữa lá nhỏ - dược liệu dân gian điều trị mụn nhọt lở ngứa, tiêu chảy |
Cỏ chân vịt
Cỏ Chân vịt phân bố ở vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào. Tại Việt Nam, có 3 loài được dùng làm thuốc. Cây mọc hoang ở các nơi đồng ruộng, ẩm ướt, thường thấy ở các tỉnh đồng bằng như Hải Phòng, Bắc Ninh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang.
Là loài thực vật nhỏ ưa sáng, phân nhánh sớm và sinh trưởng trong mùa hè. Mọc tự nhiên trên các ruộng đất bạc màu, chua phèn, ở độ cao dưới 100 m. Hạt giống phát tán quanh cây mẹ.
Thu hái được quanh năm. Tuy nhiên cây thường bắt đầu mọc vào cuối các mùa mưa và vào đầu của mùa Đông. Vì vậy mà đến khoảng mùa xuân, hè thì cây có thể thu hái để sử dụng được.
Hầu hết các bộ phận từ thân, hoa đến quả và rễ của cây đều sử dụng để làm thuốc. Sau khi thu hoạch thì có thể đem cây phơi khô hoặc sử dụng tươi đều được. Ngoài ra, người dùng còn có thể tán nhỏ thành bột để dùng vào những bài thuốc khác nhau.
Cỏ Chân vịt là cây thảo nhẵn, mọc đứng, thường rất xum xuê, cao 0,5 – 1 m. Thân cành có mặt cắt tam giác, có cánh nhăn nheo do đường men của phiến lá.
Lá mọc so le hình bầu dục hoặc mắc thuôn, dài 2,5 – 7 cm, rộng 1,5 – 2 cm. Gốc bè ôm lấy thân, đầu tù, mép nguyên hoặc khía răng nhỏ. Khi vò lá ra có mùi hắc đặc biệt.
Cụm hoa mọc đối diện với lá thành đầu kép hình cầu hoặc hình trứng nhẵn, màu hồng hoặc tím nhạt, dài 1 – 3 cm. Cuống hoa có cánh, hoa cái nhiều, tràng hẹp hình ống có 3 răng. Hoa lưỡng tính 1 – 3 cái ở giữa, tràng hình trứng ngược, 5 thùy. Nhị 5 có tai nhọn. Lá bắc gồm 5 – 7 cái, xếp hai dãy.
Quả bế, hình trụ, mang tràng hoa phình lên ở nửa dưới, có rãnh và khía lông. Phân thành hai loại. Các quả ở bên ngoài có dạng trứng, thuôn có phần phụ dạng chai. Còn quả ở trong có dạng tháp ngược, có 4 – 5 cạnh không lồi.
Cỏ chân vịt là dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh ngoài da |
Công dụng cỏ chân vịt
Cỏ chân vịt là loài cỏ mọc hoang nhưng lại có những công dụng vô cùng tuyệt vời với sức khỏe của con người. Chính vì vậy không chỉ trong nền Y học cổ truyền và y học hiện đại cũng khai thác sử dụng rất nhiều.
Theo Y học cổ truyền
Cỏ chân vịt có tính ấm, vị chát, đắng, cay nồng, mùi thơm thoang thoảng.
Loại dược liệu này có tác dụng bồi bổ, lợi tiểu khai thông, bồi bổ thần kinh, lọc máu tốt phù hợp với những người mới ốm dậy người suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh. Ngoài ra theo một số nghi chép trong Y học cổ truyền thì dược liệu còn có tác dụng kích thích ham muốn tình dục ở cả nam và nữ vô cùng hiệu quả.
Theo y học hiện đại
Theo các công trình nghiên cứu khoa học các nhà khoa học nhận định trong cỏ chân vịt có thành phần Alcaloid Cepharanthin, tinh dầu vàng sẫm 0,01% có lợi cho sức khỏe con người.
Giảm đau đầu và đau nửa đầu cực tốt.
Có công dụng giảm đau, chống viêm, tiêu sưng.
Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa như khó tiêu, giun đường ruột.
Hỗ trợ điều trị ho mãn tính , hen suyễn rất hiệu quả
Có tác dụng bồi bổ thận kình, hỗ trợ trị chứng động kinh nguy hiểm.
Cỏ chân vịt có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng mẫn cảm.
Hạ sốt hiệu quả và an toàn
Hỗ trợ bảo vệ chức năng gan
Hỗ trợ giãn phế quản, chống co thắt phế quản cấp tính, giảm ho.
Hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở thận như suy giảm chức năng thận, thận hư yếu,…
Cỏ chân vịt thường mọc hoang ở các nơi đồng ruộng, ẩm ướt |
Bài thuốc chữa bệnh từ cỏ chân vịt
Trị triệu chứng đau nửa đầu, chóng mặt do căng thẳng tâm lý kéo dài: Dùng cây cỏ chân vịt tươi đem giã nát lấy nước cốt uống ngày 10 – 15ml.
Cải thiện tình trạng mỏi mắt, đau đỏ mắt: Sau một ngày dài làm việc bạn cần chuẩn bị một lượng hoa cây chân vịt vừa đủ, sau đó nghiền nhỏ và trộn với mật ong và uống hỗn hợp hằng ngày để tăng cường thị lực.
Chữa hôi miệng: Sử dụng một nắm cỏ chân vịt tươi, tiến hành nghiền nhỏ. Sau đó trộn nước cốt thu được với 1 thìa cà phê giấm và dùng ngậm hoặc súc miệng vào mỗi sáng.
Trị bỏng bằng cỏ chân vịt: Dùng bột cỏ chân vịt trộn với lòng trắng trứng gà, khuấy đều tay đem đắp hỗn hợp trên vào nơi bị bỏng, sau 2 tiếng có thể rửa lại với nước ấm.
Giảm đau nhức xương khớp: Chuẩn bị gừng tươi và cây chân vịt, sau đó nghiền nát lấy nước cốt. Hòa hỗn hợp này với nước ấm và uống 2 lần mỗi ngày.
Điều trị ngứa da, ghẻ lở: Chuẩn bị một lượng lá khô, đem nghiền nhỏ thành bột. Sau khi trộn với 2 thìa nước có thể đắp lên da, áp dụng ngày 2 lần.
Trị thủy đậu: Lấy 30g cỏ chân vịt khô, 400ml nước lọc cho vào ấm sắc cùng nước nước lọc cho đến khi còn tầm 100ml thuốc bên trong thì cho chắt uống. Sau đó lại đem thêm 30g cỏ chân vịt đi đốt cháy thành than, tán nhỏ thành bột trộn với nước bôi lên những nốt thuỷ đậu.
Với bài thuốc này người bệnh cần cân đối giữa việc uống thuốc và bôi thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất. Chỉ sau khoảng 1 tuần các nốt thuỷ đậu sẽ lặn và không để lại sẹo trên da.
Giải độc, thanh nhiệt cơ thể: Dùng cỏ chân vịt khô tán dược liệu thành dạng bột mịn cho vào hộp kín bảo quản sử dụng dần. Đem hòa tan ¼ thìa cà phê bột với nước ấm rồi uống hằng ngày.
Khắc phục bệnh lý đường hô hấp: Dùng mỗi ngày một thìa bột cây chân vịt, hòa với 150ml và uống vào mỗi buổi sáng.
Chữa bệnh tiểu đường: Lấy 200g cỏ chân vịt tươi và 1 quả cau tươi rửa sạch, cắt thành phần nhỏ đem ngâm trong nước ấm khoảng 5 phút sau đó vớt ra cho 7 bát nước lọc vào đun với lửa nhỏ chọn cạn khoảng 4 bát thì dùng uống thay nước lọc hàng ngày. Sử dụng kiên trì trong khoảng 1 tháng tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Khôi phục chức năng gan thận: Dùng cỏ chân vịt phơi khô, đem cán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng ¼ thìa cà phê bột pha với 120ml nước ấm để uống.
Chữa tình trạng táo bón, sôi bụng, đầy hơi: Mỗi ngày, bạn nên dùng khoảng ¼ thìa cà phê bột cây chân vịt, đem pha với nước ấm để uống, mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn.
Chữa giun sán trong ruột: Lấy bột cây chân vịt hoặc mua nguyên liệu phơi khô và tự cán mịn. Sau đó mỗi ngày pha với 150ml nước ấm để uống sẽ giúp đào thải các loại giun, sán ra khỏi đường ruột một cách tự nhiên.
Hỗ trợ chữa bệnh trĩ: Sử dụng rễ của cây chân vịt sau đó pha với mật ong hoặc sữa bơ với tỷ lệ vừa đủ. Sắc uống 2 lần mỗi ngày và dùng liên tục từ 14 – 20 ngày sẽ thấy giảm rõ rệt ngứa ngáy vùng hậu môn, co búi trĩ và giảm kích thước.
Điều trị kinh nguyệt không đều: Dùng khoảng 3g bột cỏ chân vịt sau đó pha với sữa bơ (nên chọn loại không đường) và uống 2 lần mỗi ngày.
Tăng cường chức năng tình dục: Hòa một lượng vừa đủ bột cây chân vịt với sữa không đường và uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút có tác dụng cải thiện sinh lực phái mạnh, kéo dài thời gian quan hệ.
Chữa giang mai: Lấy cây chân vịt phơi khô đem thái nhỏ, ngâm cùng 15- 20ml nước. Dùng hỗn hợp thu được thoa lên da mỗi ngày một lần sẽ có tác dụng giảm ngứa, se khít vết thương và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
Cỏ chân vịt là dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh ngoài da |
Lưu ý khi dùng cỏ chân vịt
Cỏ chân vịt là loại dược liệu lành tính, có nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe con người, tuy nhiên việc lạm dụng và sử dụng sai cách có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng dược liệu cỏ chân vịt làm phương thuốc chữa trị bệnh.
Không tự ý sử dụng khi chưa được sự cho phép và theo dõi của thầy thuốc hay bác sĩ có chuyên môn.
Khi sử dụng dược liệu chữa bệnh tiểu đường người bệnh tuyệt đối không được kết hợp các vị thuốc khác ngoài cau tươi, và uống các loại thuốc điều trị khác.
Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà hiệu quả của cây thuốc phát huy ra khác nhau. Chính vì vậy bạn cần kiên trì sử dụng và được sự cho phép theo dõi của bác sĩ.
Kết hợp sử dụng điều trị bệnh với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hy vọng những thông tin về cỏ chân vịt với những công dụng bất ngờ ở bài viết trên đã giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về loại dược liệu này. Lưu ý trước khi sử dụng thảo dược, bạn cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tin liên quan
Đề xuất nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh
07:30 | 09/11/2024 Tin tức
Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền
11:21 | 05/11/2024 Tin tức
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Giảm ê buốt, mỏi đau vai gáy hiệu quả với liệu pháp dưỡng sinh Đông y mới
09:00 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội