Cách dùng cây chàm trong y học cổ truyền
![]() |
![]() |
Cây chàm
Tên gọi khác: Chàm đậu, Đại chàm, Chàm bụi
Tên khoa học: Indigofera tinctoria L
Họ: Đậu – Fabaceae
Cây chàm là một cây bụi thấp, cao 1 – 2m, với nhánh thẳng, có luôn hình thuyền. Lá kép, mọc đối như lông chim. Lá dài 1,5 – 2,5 cm, rộng 0,6 – 1,5 cm, gốc thon hẹp, có mũi ngắn ở chóp.
Chùm hoa có rất nhiều hoa, mọc thẳng đứng rồi thõng xuống. Hoa có màu xanh lục và đỏ. Quả hình dải, thẳng hay cong, dài 3 – 4 cm, rộng 0,3 cm.
Cây chàm mọc trên đất hoang, rải rác trên đường đi hoặc các bờ sông, có thể phân bố lên vùng cao 2.000 m. Đây cũng là cây trồng của đồng bào vùng núi. Cây chàm ra hoa quanh năm, chủ yếu tháng 8 – 9, có quả tháng 10 – 11.
Cây chàm phổ biến khắp nơi ở Việt Nam, được trồng tại nhiều địa phương. Cây thường gắn với người Tày – Nùng ở vùng Đông Bắc, bao gồm các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Trên thế giới, cây cũng được trồng ở các nước nhiệt đới.
![]() |
Cây Chàm vị đắng, tính mát thường dùng để thanh nhiệt cơ thể |
Bộ phận sử dụng dược liệu
Rễ và toàn thân cây Chàm được ứng dụng để làm dược liệu với tên khoa học là Radix et Herba Indigoferae.
Ngoài ra, việc phối hợp các sắc tố cây thuốc Chi Chàm có thể thu được bột sấy cây Chàm, có màu xanh lam, y học gọi là vụ thuốc Thanh đại.
Thành phần hóa học
Cây chứa một chất gọi là indican. Chất này khi bị thủy phân cho ra glucose và indoxyl. Chất indoxyl này khi bị oxy hóa trong không khí cho ra chất indigo màu xanh đậm, rất bền. Các thành phần hóa học khác như deguelin, dihydrodeguelin, rotenol, rotenol tephrosin, sumatrol, retinoid…
![]() |
Lá chàm sau khi thu hoạch được điều chế thành bột chàm để sử dụng dần |
Công dụng của cây chàm
Theo y học cổ truyền chiết xuất từ cây chàm có thể thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm mát máu, giảm sưng tấy và lợi tiểu. Còn theo các nghiên cứu của y học hiện đại ngày nay, cây chàm có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, bảo vệ chức năng gan và kháng khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ hay khuẩn tả.
Ở Ấn Độ, cây chàm được ép lấy nước trộn với mật để uống chữa viêm lợi, lở mồm, tưa lưỡi hoặc dùng như một loại thảo dược băng bó khi bị gãy xương. Lá cây còn được sử dụng chữa viêm họng, động kinh, trị ho gà và làm thuốc bôi điều trị lở loét.
Để chữa viêm lợi, chảy máu chân răng có thể sử dụng bài thuốc gồm 40gr phèn chua, 80gr thanh đại, 2gr hồng hoàng, 2gr băng phiến tán mịn. Trước khi sử dụng hỗn hợp này cần vệ sinh răng miệng bằng nước muối loãng rồi bôi thuốc lên vị trí viêm. Chỉ nên ngậm trong vòng 15 phút rồi súc miệng sạch sẽ. Một ngày nên bôi từ 1 - 2 lần sau bữa ăn. Kiên trì trong khoảng 5 - 7 ngày sẽ thấy bệnh tình đỡ hơn.
Có 2 phương thuốc từ cây chàm để chữa viêm gan cấp tính. Cách 1 là sử dụng 12gr bột chàm với 24gr phèn chua nghiền mịn, mỗi lần uống 2gr, ngày 3 lần. Cách 2 là kết hợp bột chàm với phèn chua theo tỷ lệ 1 - 6, mỗi lần sử dụng sẽ pha 2gr với nước ấm, uống 3 lần mỗi ngày.
Cách điều chế cây chàm
Cây chàm mới hái về cần phải xếp ngay vào thùng gỗ sạch. Có những nơi khi điều chế bột chàm chỉ hái lá chứ không sử dụng phần cành. Sau đó ngâm 2 - 3 ngày vào mùa nóng và 5 - 6 ngày vào mùa mát với nước lạnh chờ lên men. Sau khi đã lên men thì đổ bỏ phần nước và lọc qua rây để loại bỏ bã lá. Sử dụng thêm vôi để kiềm hóa phần nước, thường dùng 8-10kg vôi cho 100kg chàm.
Dùng cành cây hoặc que khuấy liên tục trong vòng 4 - 6 giờ để cho oxy hóa. Dung dịch sẽ sủi bọt và chuyển sang màu xanh lam. Lấy bột chàm ra, ép hết nước, thái nhỏ rồi phơi khô ở môi trường thoáng mát. Trong thời gian phơi khô có thể thấy tình trạng mốc và có mùi amoniac. Phải cạo sạch phần nấm mốc đó trước khi mang ra sử dụng.
Với phương pháp sử dụng vôi của người miền núi, phần bột chàm dễ lẫn nhiều tạp chất, cứ 100 kg cây thì thu được khoảng 3kg chàm. Nhưng nếu làm kỹ hơn thì chỉ được khoảng 200 - 400gr. Tùy thuộc vào phương pháp sản xuất mà bột chàm sẽ có độ tinh khiết cao hay thấp.
![]() |
Cây chàm sau khi được điều chế thành bột cần bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao và không được để trực tiếp dưới ánh mặt trời. |
Bài thuốc chữa bệnh từ cây chàm
Bài thuốc chữa cam tẩu mã, viêm miệng hoại tử, viêm lợi chảy mủ lan nhanh ra má
Sử dụng Hoàng bá 12 g, Hoàng liên 16 g, Đinh hương 12 g, Đại hổi 4 g, tán thành bột mịn. Sau đó gia thêm Nhân trung bạch 20 g, Phèn chua (Bạch phàn) 12 g, Thanh đại 20 g, trộn đều. Trường hợp bệnh nặng có thể cho thêm 1 g Xạ hương.
Trước khi sử dụng thuốc, lấy bông gòn thấm nước muối vệ sinh vùng da bệnh, rửa sạch mủ máu ở răng lợi, miệng. Sau đó sử dụng bột thuốc đắp vào vị trí răng lợi thủng, đau.
Người lớn mỗi ngày đắp 3 – 4 lần, cách 3 giờ thay thuốc 1 lần. Trẻ em, trước khi ngủ đắp thuốc 1 lần, nửa đêm khi thức giấc lại đắp thêm một lần.
Bài thuốc chữa chảy máu răng, viêm lợi
Sử dụng Thanh đại 80 g, Bạch phàn (Phèn chua) 40 g, Hồng hoàng (asen sunfua As2S3) 2 g, Mai hoa băng phiến (bocneol) 2g, tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ kín.
Trước khi dùng thuốc, cần vệ sinh sạch miệng bằng nước muối. Dùng thuốc bôi vào khu vực sưng đau, ngậm yên trong miệng khoảng 15 phút, sau đó nhổ bỏ nước bọt, súc miệng thật sạch. Mỗi ngày bôi thuốc 2 – 3 lần, sau bữa ăn chính. Thông thường sau 5 – 7 ngày sẽ thấy kết quả điều trị.
Chữa viêm hạch hạnh nhân, yếu hầu viêm sưng đau
Sử dụng Thanh đại 5 g, Băng phiến 0.5 g, Tây ngưu hoàng 1 g, mang đi tán thành bột. Sau khi súc miệng sạch thì bôi thuốc vào vị trí sưng đau.
Chữa ung nhọt ngoài da, sưng nóng, đau ngứa, chảy dịch ngoài vết thương
Sử dụng Thanh đại 8 g, Thạch cao 16 g, Hoàng bá 8 g, Hoạt thạch 16 g, nghiền nhỏ, trộn đều. Sau đó thêm một lượng Vaselin vừa đủ, đánh kỹ, dùng bôi vào chỗ sưng đau.
Trị nhiễm hàn gây ban đỏ
Dùng 8 g cây Chàm, sắc thành nước, dùng uống.
Trị ho ra máu, ho nhiều đờm do giãn phế quản
Sử dụng cây Chàm 12 g, Cáp phấn 12 g, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 2 – 4 g với nước, mỗi ngày 2 lần.
Chữa huyết nhiệt, nóng trong gây thổ huyết, ói máu
Sử dụng cây Chàm, Hoàng cầm, Bồ Hoàng, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng uống với nước.
Điều trị quai bị, viêm tuyến mang tai cấp tính ở trẻ em
Sử dụng Thanh đại và Băng phiến, mỗi vị phân lượng bằng nhau, pha với nước ấm, thoa vào chỗ đau.
Chữa viêm gan cấp tính và mạn tính
Bài thuốc thứ nhất: Dùng bột cây Chàm 12 g, Bạch phàn 24 g, nghiền thành bột mịn, dùng uống, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 g.
Bài thuốc thứ hai: Sử dụng Thanh đại 1 phần, Bạch phàn 6 phần, trộn đều. Mỗi lần dùng 2 g với nước ấm, mỗi ngày dùng 3 lần.
Chữa cảm nắng, tiểu tiện ít nước tiểu đỏ
Dùng cây Chàm, Hoạt thạch, Cam thảo, mỗi vị đều 63 g, nghiền thành bột mịn, dùng uống. Mỗi lần uống 12 – 30 g, pha với nước ấm hoặc sắc thành thuốc.
Chữa viêm quanh chân răng, hầu họng đau
Sử dụng Thanh đại 80 g, Ngũ bội tử, Bạch phàn, mỗi vị đều 20 g, Băng phiến 2 g, tán nhuyễn, dùng thoa vào chỗ đau.
Trị bệnh vẩy nến
Sử dụng Điện Hồng Ngọc mỗi ngày 25 – 50 mg, liên tục trong 8 tuần.
![]() |
Vị thuốc Thanh đại thường được dùng để chống lở loét, viêm đau họng. |
Lưu ý khi sử dụng cây chàm chữa bệnh
Để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả khi điều trị bệnh bằng cây chàm, người dùng cần lưu ý như sau:
Do mang tính hàn nên những người bị lạnh trong cơ thể không nên sử dụng bột chàm.
Với cây chàm, chỉ nên sử dụng tối đa 6gr trong một ngày, còn với bột cây chàm thì chỉ nên sử dụng dưới 3gr.
Cây chàm thường được sử dụng dưới dạng bột hoặc dùng để sắc lấy nước, dùng làm thuốc bôi ngoài da. Tùy từng mục đích mà chỉ sử dụng riêng chiết xuất cây chàm hay kết hợp với các loại thảo dược khác.
Cây chàm sau khi được điều chế thành bột cần bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao và không được để trực tiếp dưới ánh mặt trời. Nên đựng ở trong hộp kín tránh gió và bụi bẩn xâm nhập.
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được cây chàm an toàn với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Chính vì vậy trước khi sử dụng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Cần ngưng sử dụng các chiết xuất từ cây chàm trước những ca phẫu thuật ít nhất 2 tuần.
Cây chàm được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và điều trị một số bệnh lý trong cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng dược liệu./.
Cùng chuyên mục

Bồ công anh: Thảo dược vàng trị mụn nhọt an toàn
20:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Cúc tần: “Thần dược” xoa dịu thần kinh từ thiên nhiên
18:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây ngô đồng
16:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Cam thảo: Giải pháp tự nhiên hiệu quả cho viêm họng
15:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa bệnh từ cây ngô đồng
14:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc dân gian từ cây lưỡi bò
13:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Cây nhọ nồi: Dược liệu cầm máu và chữa lành tổn thương da
12:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Bạch chỉ: "thần dược" xua tan đau đầu và cảm cúm từ thiên nhiên
11:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Mướp đắng: “Khắc tinh” của bệnh tiểu đường từ vườn nhà
09:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Cà gai leo: “vệ sĩ” mộc mạc cho lá gan khỏe mạnh
08:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Kinh giới: “kháng sinh xanh” đánh bay cảm cúm và hạ sốt thần tốc
07:00 | 18/04/2025 Y học cổ truyền

Trà hoa hòe, cỏ ngọt: Bộ đôi "vàng" ổn định huyết áp tự nhiên
17:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Cây xương cá - Thần dược dân gian trị thoát vị đĩa đệm từ thiên nhiên
16:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Lợi ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe thể chất và tinh thần khi bấm huyệt nhân trung
14:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đau răng hiệu quả
13:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Bấm huyệt chữa cảm phong hàn: Giải pháp từ y học cổ truyền
08:00 | 17/04/2025 Y học cổ truyền

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
13 giờ 43 phút Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
25-03-2025 15:59 Hoạt động hội