Cách làm trà giải nhiệt từ cây chó đẻ và rễ cây nhàu

Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một loại trà gồm 2 vị thuốc là cây chó đẻ và rễ cây nhàu, thứ nước có tác dụng giải nhiệt, thanh nhiệt, rất tốt cho gan mật và thần kinh.

Nhiệt được tạo nên từ bên ngoài, là do ngoại tà xâm nhập vào bên trong cơ thể mà hoá sinh, đặc biệt là hai nhân tố thử và thấp thường gặp vào mùa hè. Tuỳ theo vị trí tác động mà nhiệt tạo nên các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau: Nhiệt tích ở da (bì phu) gây mụn nhọt, lở loét; nhiệt tích ở đường hô hấp (phế tạng) gây đau họng, viêm khí phế quản, viêm phổi..., nhiệt tích ở đường tiêu hoá (tỳ, vị, đại tràng) gây tưa lưỡi, loét miệng, viêm dạ dày, loét hành tá tràng, táo bón, trĩ hạ...

Có rất nhiều thảo dược theo kinh nghiệm dân gian làm thức uống bổ dưỡng trong mùa hè, rất tốt với những người có thể chất 'thiên nhiệt' như: Nước trà xanh, nụ vối, nhân trần, la hán, chó đẻ răng cưa, rau má, chè vằng, nước mía, cỏ ngọt, râu ngô, cúc hoa, hoa hòe, dứa, mạch môn, nước đậu đen sao cháy, nước khổ qua, bí đao...

Trà dược giải nhiệt, mát gan lợi mật
Cây chó đẻ là một vị thuốc giúp giải nhiệt

Người ta có thể dùng độc vị hoặc có thể dùng một vài vị phối hợp với nhau. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một loại trà gồm 2 vị thuốc là cây chó đẻ và rễ cây nhàu, thứ nước có tác dụng giải nhiệt, thanh nhiệt, rất tốt cho gan mật và thần kinh.

- Thành phần:

Diệp hạ châu đắng 20g, rễ nhàu 10g, 1 lát gừng, sắc uống trong ngày.

+ Diệp hạ châu đắng (còn gọi là diệp hạ châu; cây chó đẻ răng cưa). Tên khoa học: Phyllan Thusamarus, có tác dụng điều trị bệnh gan nói chung hoặc chữa viêm gan siêu vi B, xơ gan cổ trướng và rối loạn tiêu hóa. Trong các bài thuốc đông y sử dụng điều trị cho bệnh nhân có bệnh gan người ta đều dùng cây chó đẻ như 1 vị thuốc chủ đạo.

Trà dược giải nhiệt, mát gan lợi mật

Cây nhàu giúp giải nhiệt

+ Rễ nhàu:

Tên khoa học: Morinda Citrifolia L, có tác dụng rất tốt đối với các nhóm bệnh thuộc hệ thần kinh trung ương, nhóm bệnh tim mạch chữa tăng huyết áp, nhức mỏi tay chân và đau lưng với liều 30-40g rễ nhàu khô sắc với 1 lít nước sôi 20 phút, uống hàng ngày. Dùng liên tục 2 tháng, sau đó giảm liều, có thể nấu thành cao lỏng để dành uống dần.

Hai vị thuốc trên phối hợp với nhau có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt, giải khát, tránh được táo bón, ăn uống ngon miệng, giúp tăng sức đề kháng, sức miễn dịch cho cơ thể; điều trị hiệu quả cho hai nhóm bệnh lý tiêu hóa gan mật và suy nhược thần kinh (nhức đầu, tăng huyết áp, mất ngủ)...

Lưu ý: Để ứng dụng phương thuốc bạn cần phải có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.

Mình Thùy (t/h)/Suckhoeviet.org.vn
suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

Hé lộ bí mật quản trị doanh nghiệp xuất sắc từ tinh hoa Nhật Bản

Hé lộ bí mật quản trị doanh nghiệp xuất sắc từ tinh hoa Nhật Bản

Hội thảo “Vương đạo kinh doanh” - Bí mật quản trị doanh nghiệp xuất sắc mang đến những góc nhìn sâu sắc về nghệ thuật quản trị doanh nghiệp theo tinh thần chính đạo của Nhật Bản.

Cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Phấn đấu hình thành 1 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu

Đắk Lắk: Phấn đấu hình thành 1 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dược liệu

SKV - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 172/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tỉnh Đắk Lắk.
Sốt xuất huyết theo Y học cổ truyền

Sốt xuất huyết theo Y học cổ truyền

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi Aedes là tác nhân trung gian, hiện nay đang có nguy cơ chuyển thành dịch, Y học cổ truyền gọi là Thử Thấp ôn bệnh đặc trưng của mùa Hạ. Đa phần bệnh có thể tự khỏi nhưng có một tỷ lệ nhỏ có khả năng chuyển nặng. Thông qua dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm là giai đoạn phải xử trí kịp thời tránh gây hậu quả không tốt. Do chưa có vắc-xin dự phòng và thuốc đặc hiệu nên điều trị triệu chứng và phòng cắt đường truyền (diệt muỗi)
Bệnh Bạch hầu và chứng ôn độc toả hầu phong theo y học cổ truyền

Bệnh Bạch hầu và chứng ôn độc toả hầu phong theo y học cổ truyền

(SKV) - Bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch. Theo World Health Organization (WHO) tỷ lệ tử vong chiếm 2-5% các ca bị mắc bạch hầu [1,2]. Bệnh rất dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành chưa có đáp ứng miễn dịch bạch hầu qua đường hô hấp hoặc lây gián tiếp qua tiếp xúc với đồ vật có vi khuẩn. Bệnh cảnh bạch hầu có tính tương đồng với Toả hầu phong trong Ôn độc xuất hiện mùa Đông mạt Xuân sơ thuộc của Ôn bệnh của Y học cổ truyền (YHCT). Ôn bệnh có tà khí đặc trưng gây bệnh theo mùa gọi là Thời bệnh, tương ứng với các bệnh truyền nhiễm của Y học hiện đại (YHHĐ). [4, 6].
Trigger Point Và A Thị Huyệt theo Y Học Cổ Truyền

Trigger Point Và A Thị Huyệt theo Y Học Cổ Truyền

(SKV) - Trigger point và A thị huyệt theo Y học cổ truyền có những đặc điểm tương đồng cần phân biệt trong chẩn đoán và điều trị. Trigger point là điểm đau kích hoạt có tổn thương thục thể các sợi cơ và A thị huyệt theo Y học cổ truyền (YHCT) lại đau do tổn thương mô khi mô không được tưới máu tốt bao gồm cả tổn thương phần mềm ( mô mềm, cơ, thần kinh, mạch máu) và xương khớp. Điều trị Trigger point bằng thuốc giảm đau không hiệu quả nhưng điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền đặc biệt châm cứu thành công mang ý nghĩa thống kê.
Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bồ công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Theo Y học cổ truyền bồ công anh là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hóa thấp. Y học cổ truyền sử dụng cây bồ anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa...
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu

Cây hương nhu là vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng như tán hàn, lợi thấp, lợi niệu, phát hãn, trị phù thũng,...

Các tin khác

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng

Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, nó được gọi là lá bỏng vì lá của nó có thể dùng làm thuốc chữa bỏng.
Vị thuốc chuối hột rừng

Vị thuốc chuối hột rừng

Theo tài liệu Y học cổ truyền, chuối hột rừng có công dụng sát trùng, lương huyết, an thai, lợi tiểu,…
Danh mục một số cây thuốc  Nam theo nhóm bệnh

Danh mục một số cây thuốc Nam theo nhóm bệnh

Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời trong việc dùng cây cỏ để phòng và điều trị bệnh. Vườn thuốc nam có vai trò thiết thực trong việc sơ cứu và chữa trị một số bệnh thông thường.
12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

12 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của xà sàng tử

Xà sàng tử là tên gọi của vị thuốc được dùng điều trị các bệnh lý, chẳng hạn như trĩ, lạnh tử cung, bệnh viêm da hoặc vấn đề sinh lý nam.
Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh của cây chùm ngây

Cây chùm ngây là cây thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe tốt như điều hòa huyết áp, ngăn ngừa ung thư, bệnh loãng xương...
5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

5 vị thuốc nam phòng chữa bệnh thường gặp

Một số bệnh như: Ho, viêm họng, cảm cúm, đầy bụng, đau mỏi... là những bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày có thể dùng những bài thuốc Nam theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - bậc thầy của những bài thuốc Nam

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là biểu tượng của y học truyền thống Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ sau này trong việc nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc Nam.
Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Những lưu ý khi sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền

Các nguyên liệu này được thu hái từ rừng núi, đồng bằng, ao hồ và thậm chí là từ vườn nhà, mỗi loại mang trong mình những đặc tính chữa bệnh riêng biệt.
Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Vấn đề nguyên liệu tự nhiên của các bài thuốc nam gia truyền

Nguyên liệu tự nhiên trong các bài thuốc nam gia truyền của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, phản ánh sự hiểu biết sâu sắc của người Việt về môi trường tự nhiên xung quanh họ.
Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Đặc điểm nổi bật của bài thuốc Nam gia truyền

Nhiều bài thuốc nam không chỉ dùng để điều trị khi đã mắc bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Xem thêm
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

SKV - Ngày 23/03, Chi hội Nam y Sóc Trăng phối hợp cùng các mạnh thường quân tổ chức chương trình trao quà cho bà con khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).
Phiên bản di động