Cần có chính sách ưu đãi nghề cho cán bộ dân số ở cơ sở

Cán bộ làm công tác dân số trong tỉnh lại không được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề (100%) đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở.

Để hỗ trợ cán bộ y tế tham gia các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, ngày 15/2/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập. Tuy nhiên, căn cứ vào các nghị định này thì dù là cán bộ y tế tuyến cơ sở nhưng cán bộ làm công tác dân số ở 177 trạm y tế xã, phường, thị trấn trong tỉnh lại không được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề (100%) đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ ngày 1/1/2022 đến 31/12 /2023.

Cần có chính sách ưu đãi nghề cho cán bộ dân số ở cơ sở
Y sĩ Triệu Thị Lưu, cán bộ dân số của Trạm Y tế xã Thần Sa (Võ Nhai) tích cực tham gia hoạt động tiêm vắc-xin phòng COVID-19 ở địa phương.

Chia sẻ của bác sĩ Thu là hoàn toàn có cơ sở. Bởi trong 3 năm qua, lực lượng y tế Thái Nguyên, trong có những cán bộ làm công tác dân số ở tuyến huyện, xã đã rất vất vả trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.Thạc sĩ, bác sĩ Triệu Văn Thu, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ, cho rằng: Điều này rất thiệt thòi cho lực lượng cán bộ làm công tác dân số ở cơ sở. Bởi trong những ngày cả nước “căng mình” chống dịch COVID-19, các cán bộ dân số, trong đó có cả những người là y sĩ, điều dưỡng được phân công làm nhiệm vụ chuyên trách dân số, đã tham gia hết mình. Họ xứng đáng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề giống như những đồng nghiệp khác.

Đơn cử như 6 cán bộ Phòng Dân số truyền thông và Giáo dục sức khỏe (Trung tâm Y tế TP. Thái Nguyên) đã tham gia mọi hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị. Cụ thể, nhập số liệu tiêm vắc-xin phòng COVID-19; tiếp đón người dân đến làm thủ tục tiêm vắc-xin; phân luồng khám, chữa bệnh. Ngoài ra, lực lượng này còn là nhân tố chủ chốt trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống dịch; tham gia các chốt kiểm dịch ở TP. Thái Nguyên và của cơ quan.

Chị Nông Thu Hương, Trưởng phòng Dân số truyền thông và Giáo dục sức khỏe (Trung tâm Y tế TP. Thái Nguyên), chia sẻ: Ngoài 6 cán bộ của Phòng còn có 32 cán bộ làm công tác chuyên trách dân số, kế hoạch hóa gia đình ở trạm y tế các xã, phường của TP. Thái Nguyên không được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề theo các nghị định. Trong suốt 3 năm qua, chúng tôi cùng các đồng nghiệp đã rất tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Không chỉ làm tốt công tác chuyên môn, chúng tôi còn tham gia hỗ trợ đồng nghiệp hoàn thành hơn 50 đợt tiêm vắc-xin phòng COVID-19...

Có thể khẳng định, đội ngũ cán bộ dân số tuyến huyện, xã đã không ngừng nghỉ góp sức cho "cuộc chiến" chống dịch. Theo đó, trên 220 cán bộ dân số tại Thái Nguyên đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức, cách làm thiết thực, chung sức, chung lòng đẩy lùi đại dịch.

Y sĩ Triệu Thị Lưu, cán bộ chuyên trách dân số xã Thần Sa (Võ Nhai), nói: Nguồn nhân lực của Trạm Y tế xã rất mỏng, nên ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về dân số, tôi còn tham gia rất nhiều hoạt động chống dịch, như truy vết và điều tra dịch tễ các ca bệnh; hỗ trợ đồng nghiệp test nhanh tại Trạm Y tế; hướng dẫn người dân thực hiện khai báo y tế, cách ly tại nhà; tham gia hoạt động tiêm vắc-xin phòng COVID-19…

Từ thực tế cho thấy, các cán bộ làm công tác dân số ở cơ sở đã tham gia rất tích cực vào công tác phòng, chống dịch COVID-19. Họ làm việc cả trong và ngoài giờ hành chính để vừa đảm bảo công tác chuyên môn, vừa cùng các đồng nghiệp và chính quyền địa phương làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Bởi vậy, họ xứng đáng được hưởng phụ ưu đãi nghề như các đồng nghiệp ở tuyến cơ sở.

Do đó, chúng tôi mong các cấp, ngành chức năng cùng góp thêm tiếng nói để những nỗ lực, cố gắng của lực lượng cán bộ làm công tác dân số ở cơ sở được khích lệ, động viên và quan tâm hỗ trợ kịp thời.

baothainguyen.vn

Cùng chuyên mục

Cây Ba đậu – Vị thuốc dân gian chữa viêm niêm mạc dạ dày cấp tính và đau bụng

Cây Ba đậu – Vị thuốc dân gian chữa viêm niêm mạc dạ dày cấp tính và đau bụng

Trong kho tàng dược liệu cổ truyền Việt Nam, cây Ba đậu là một loại dược liệu có độc tính cao nhưng cũng mang trong mình nhiều tác dụng y học quý giá nếu được sử dụng đúng cách. Đặc biệt, hạt ba đậu – bộ phận chính được dùng làm thuốc – có tác dụng điều trị viêm niêm mạc dạ dày cấp tính, đau bụng do hàn lạnh, giúp khơi thông tiêu hóa và tẩy độc trong những trường hợp đặc biệt.
Những tác dụng – công dụng chung của cây Táo mèo

Những tác dụng – công dụng chung của cây Táo mèo

Táo mèo, hay còn gọi là Sơn tra, là một loại cây mọc hoang dại ở vùng núi cao, đặc biệt phổ biến tại các tỉnh Tây Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La. Không chỉ nổi tiếng với hương vị đặc trưng trong các món rượu và trà, táo mèo còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền và cả hiện đại, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Cây đu đủ - Dược liệu quý từ thiên nhiên

Cây đu đủ - Dược liệu quý từ thiên nhiên

Cây đu đủ (Carica papaya) là loại cây ăn quả quen thuộc với người dân Việt Nam và nhiều nước nhiệt đới trên thế giới. Không chỉ là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, cây đu đủ còn được xem là một “kho tàng dược liệu tự nhiên” với rất nhiều công dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả.
Một số bài thuốc Nam gia truyền - Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị sởi hiệu quả cao

Một số bài thuốc Nam gia truyền - Kinh nghiệm chăm sóc và điều trị sởi hiệu quả cao

Sởi là bệnh lây cấp tính do virut gây ra có thể lưu hành thành dịch (ôn dịch) thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp và niêm mạc mắt khi trẻ em làm tiếp xúc với đờm dãi, nước bọt của trẻ mang bệnh hay bệnh nhi ho bắn ra.
Y học cổ truyền là “y học bằng chứng” tinh hoa của dân tộc

Y học cổ truyền là “y học bằng chứng” tinh hoa của dân tộc

Bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc quý Việt Nam luôn là khát khao của rất nhiều thế hệ thầy thuốc, lương y, nhằm nâng tầm dược liệu Việt Nam, góp phần chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho đông đảo người dân. Nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024. Sức khỏe Việt có cuộc phỏng vấn TTND, GS.TS. Trương Việt Bình - Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Đào tạo Trung y Thế giới, nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Bất ngờ với tác dụng của cây dong riềng đỏ  hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành

Bất ngờ với tác dụng của cây dong riềng đỏ hỗ trợ chữa trị bệnh mạch vành

Cây Dong riềng đỏ tiếng Nùng Cao Bằng gọi đó là cây Slim khỏn, người Nùng Văn quan Lạng sơn gọi là cây Slim tàu tẳng. Cây Dong riềng đỏ có tên khoa học là Canna edulis – Kur thuộc họ Cannaceae. Ngày nay, cây Dong riềng đỏ được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới

Các tin khác

Một số lưu ý khi sử dụng Sử quân tử

Một số lưu ý khi sử dụng Sử quân tử

Trong kho tàng y học cổ truyền Việt Nam, Sử quân tử là một vị thuốc dân dã nhưng có giá trị đặc biệt trong điều trị giun đũa và hỗ trợ trẻ em thể trạng yếu, gầy còm, chậm phát triển. Với đặc tính an toàn, hiệu quả và dễ sử dụng, cây thuốc này đã gắn bó với nhiều thế hệ người Việt trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Công dụng của Thành ngạnh đối với sức khỏe

Công dụng của Thành ngạnh đối với sức khỏe

Trong kho tàng dược liệu phong phú của Việt Nam, Thành ngạnh là một cái tên còn khá xa lạ với nhiều người, nhưng lại được giới y học cổ truyền đánh giá cao về giá trị dược lý. Với thành phần chứa nhiều hợp chất sinh học có lợi cho sức khỏe, Thành ngạnh được xem là vị thuốc hỗ trợ tăng cường trí nhớ, bảo vệ hệ tim mạch và cải thiện hệ tiêu hóa một cách tự nhiên và an toàn.
Quả cóc hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa như thế nào?

Quả cóc hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa như thế nào?

Quả cóc (còn gọi là sấu gai, quả sổ, tên khoa học Spondias dulcis) vốn là loại trái cây quen thuộc với nhiều người Việt Nam, đặc biệt là trong các món ăn vặt như cóc dầm, cóc muối, hoặc đơn giản là ăn tươi chấm muối ớt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau vị chua đặc trưng và lớp vỏ sần sùi của quả cóc lại là một “kho báu” dinh dưỡng với nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là trong việc ngăn ngừa lão hóa và kiểm soát mức cholesterol trong máu.
Những bệnh nào nên kiêng ăn bưởi?

Những bệnh nào nên kiêng ăn bưởi?

Bưởi là loại trái cây giàu vitamin C, chất xơ và các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Không chỉ giúp đẹp da, tăng sức đề kháng, bưởi còn hỗ trợ giảm cân, cải thiện tiêu hóa và làm giảm mỡ máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để ăn bưởi, đặc biệt là những người mắc một số bệnh lý hoặc đang dùng thuốc điều trị. Việc ăn bưởi trong những trường hợp này không chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc mà còn có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây Vàng đắng

Tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây Vàng đắng

Trong kho tàng dược liệu của y học cổ truyền Việt Nam, cây Vàng đắng (tên khoa học Coscinium fenestratum) là một trong những vị thuốc nam quý hiếm, nổi bật với tác dụng hạ nhiệt, thanh nhiệt, giải độc và điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý thường gặp như lỵ, sốt rét, đau mắt, tiêu hóa kém. Cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền Nam nước ta, đặc biệt là vùng rừng núi như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước...
Vị thuốc quý từ cây Ưng bất bạc

Vị thuốc quý từ cây Ưng bất bạc

Trong kho tàng y học cổ truyền phương Đông, nhiều loài cây thuốc quý đã được phát hiện và ứng dụng hiệu quả vào việc hỗ trợ điều trị các bệnh nan y. Một trong những loài cây đang được chú ý gần đây là Ưng bất bạc, một loại cây dược liệu mọc tự nhiên ở các vùng núi rừng phía Bắc nước ta. Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại và kinh nghiệm dân gian, Ưng bất bạc không chỉ có tác dụng bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị xơ gan, ung thư gan, mà còn chống oxy hóa mạnh, giúp nâng cao sức đề kháng và làm chậm quá trình lão hóa tế bào.
Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào

Ăn củ khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào

Củ khoai lang là một loại thực phẩm phổ biến, dễ trồng, dễ chế biến và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng chính của việc ăn khoai lang:
Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay

Cây Thông Thiên – Dược liệu hỗ trợ tim mạch và điều trị viêm kẽ mô quanh móng tay

Trong kho tàng dược liệu tự nhiên phong phú của Việt Nam, cây Thông Thiên đang dần được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn bởi những tác dụng quý báu đối với hệ tim mạch và một số chứng viêm ngoài da. Với đặc tính sinh học độc đáo cùng công dụng y học được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu dân gian và y học cổ truyền, cây Thông Thiên được coi là một trợ thủ đắc lực trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về suy tim, viêm kẽ mô quanh móng tay và các vấn đề rối loạn tuần hoàn.
Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Uống nước mướp đắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Trong kho tàng y học dân gian Việt Nam, mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) là loại thực phẩm – dược liệu quý không thể không nhắc đến. Không chỉ được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn thanh nhiệt, quả mướp đắng còn được nhiều người sử dụng dưới dạng nước uống như một bài thuốc tự nhiên giúp phòng và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Vậy uống nước mướp đắng mỗi ngày có thực sự tốt không, và mang lại những lợi ích sức khỏe gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch

Quả mít – “siêu trái cây” hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch

Trong kho tàng thực phẩm nhiệt đới của Việt Nam, quả mít không chỉ nổi bật với hương vị thơm ngon, ngọt ngào mà còn là một “kho báu” dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ít ai ngờ rằng, loại quả dân dã này lại sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời đối với cơ thể, đặc biệt là trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tim mạch.
Xem thêm
Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Sáng ngày 8/6/2025, Tại Hà Nội: Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030, đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

An Giang, ngày 17/5 - Với tinh thần "Một nắm khi đói bằng một gói khi no", Chi hội Nam y An Giang đã tổ chức thành công buổi trao quà thiện nguyện tại Khóm An Định B, Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nằm trong kế hoạch công tác Quý II năm 2025, thể hiện cam kết bền bỉ của Chi hội trong công tác thiện nguyện và chăm lo đời sống nhân dân tại địa phương.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Phiên bản di động