Kết quả điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm đối tượng nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm đối tượng nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 61 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt và được điều trị sau mổ bằng liệu pháp ức chế androgen và/hoặc xạ trị tại bệnh viện K từ 01/2018 đến 12/2023. Kết quả: Tổng cộng có 61 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn và điều trị bổ trợ sau mổ. Thời gian theo dõi trung bình là 35,8 tháng. Các phương pháp điều trị bổ trợ sau phẫu thuật là ADT chiếm 34,4%, xạ trị 13,1%, ADT+ xạ trị 52,5%. Tỷ lệ sống còn toàn bộ sau 36 tháng là 96,3%. Xác suất sống không di căn sau 12 tháng là 97,6%, sau 18 tháng là 90,1%, sau 24 tháng là 84,8%, sau 36 tháng là 77,1%. Kết luận: Điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao và tiến triến tại chỗ làm giảm nguy cơ tái phát sinh hoá, tăng thời gian sống còn toàn bộ và thời gian tiến triển không bệnh. Phương pháp điều trị đa mô thức ở nhóm bệnh nhân này giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị.

SUMMARY OUTCOMES WITH ADJUVANT THERAPY AFTER RADICAL PROSTATECTOMY IN HIGH-RISK LOCALIZED AND LOCALLY ADVANCED PROSTATE CANCER Objective: Evaluation of outcomes with adjuvant therapy after radical prostatectomy in high risk localized and locally advanced prostate cancer. Patients and methods: A cross-sectional descriptive study on 61 patients with adjuvant therapy after radical prostatectomy in high risk localized and locally advanced prostate cancer in Vietnam National Cancer Hospital from January 2018 through December 2023. Results: A total of 61 patients with high-risk and locally advanced prostate cancer underwent radical prostatectomy and postoperative adjuvant treatment. The average follow-up time was 35.8 months. Adjuvant therapies after surgery are ADT accounting for 34.4%, radiotherapy 13.1%, ADT + radiotherapy 52.5%. The overall survival rate after 18 months was 96.3%. The metastasis free survival after 12 months is 97.6%, after 18 months is 90.1%, after 24 months is 84.8%, after 36 months is 77.1%. Conclusion: Adjuvant treatment after radical prostatectomy in high risk and locally advanced patients reduces the risk of biochemical recurrence, increases overall survival and progression free survival. Multimodal therapies in this group of patients improve the eff ectiveness and quality of treatment.

Keywords: Radical prostatectomy, adjuvant therapy, ADT

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư tuyến tiền liệt (UT TTL) là một trong các ung thư phổ biến nhất ở nam giới, đặc biệt tại các nước phát triển. Theo ước tính của GLOBOCAN 2020, trên thế giới, UT TTL đứng hàng thứ 2 về tỉ lệ mắc mới với 1,414,259 ca và thứ 5 về tỉ lệ tử vong với 375,304 ca. Tại Việt Nam, UT TTL đứng thứ 5 về tỉ lệ mắc và thứ 7 về tỉ lệ tử vong với lần lượt 6,248 trường hợp mắc mới và 2,628 trường hợp tử vong trong năm 2020. Nếu như ở Mỹ, nơi có tỉ lệ UT TTL cao và bệnh nhân được chẩn đoán sớm do việc sàng lọc PSA và sinh thiết tuyến tiền liệt thực hiện tốt thì tỉ lệ UT TTL giai đoạn IV là 8%, do đó tỉ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân UT TTL đạt gần 100%. Trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân UT TTL giai đoạn IV tại Việt Nam là trên 75%, điều này tạo gánh nặng bệnh tật cho bệnh nhân và áp lực chi phí điều trị cho gia đình và xã hội. Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn được xem là phương pháp điều trị chuẩn đối với ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn khu trú. Trong những năm gần đây, do tăng cường thêm những hiểu biết về giải phẫu vùng tuyến tiền liệt cũng như sự cải tiến trong các phương pháp phẫu thuật, phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt cũng có thể được tiến hành ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ. Tuy nhiên, những đối tượng này cần được theo dõi sát và điều trị bổ trợ vì khả năng tái phát và tiến triển vẫn còn cao sau phẫu thuật triệt căn. Điều trị bổ trợ bao gồm liệu pháp ức chế androgen (ADT) và/ hoặc xạ trị (EBRT). Điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn đã được chứng minh hiệu quả làm giảm khả năng tái phát và tiến triển qua các nghiên cứu đa trung tâm trên thế giới. Năm 2006, Messing và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu ngẫu nhiên ở nhóm bệnh nhân có di căn hạch sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt cho thấy điều trị ADT sớm sau phẫu thuật làm tăng OS, PFS và CSS đáng kể Một số nghiên cứu khác của Briganti và Abdollah cũng chỉ ra rằng khi có tổn thương di căn hạch đòi hỏi điều trị tại chỗ kết hợp với điều trị toàn thân. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của điều trị bổ trợ sau phẫu thuật, do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kết quả điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm đối tượng nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ”.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Các bệnh nhân UT TTL nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn và được điều trị bổ trợ sau phẫu thuật tại bệnh viện K từ 01/2018 đến 12/2023.

- Tiêu chuẩn UT TTL nguy cơ cao theo hội niệu khoa châu Âu (EAU) có một trong các tiêu chí sau: PSA >20ng/mL, Gleason score >7 (ISUP 4-5), giai đoạn T2c.

- Tiêu chuẩn UT TTL tiến triển tại chỗ theo hội niệu khoa châu Âu (EAU): giai đoạn T3-4 và/hoặc N+

- Các phương pháp phẫu thuật bao gồm phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi - Các phương pháp điều trị bổ trợ bao gồm liệu pháp ức chế anđrogen (ADT) và/ hoặc xạ trị

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

- Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu mô tả cắt ngang.

- Cỡ mẫu nghiên cứu: chọn mẫu thuận tiện. Tổng cộng có 61 bệnh nhận ung thư tuyến tiền liệt thuộc nhóm nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn và điều trị bổ trợ sau mổ bằng ADT và/ hoặc xạ trị.

- Kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu: hồi cứu hồ sơ bệnh án sử dụng mẫu bệnh án nghiên cứu.

- Xử lý và phân tích số liệu: các số liệu thu thập được mã hoá trên máy vi tính và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0.

2.3. Đạo đức nghiên cứu:

Nghiên cứu được thông qua hội đồng đạo đức bệnh viện K.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân trong nghiên cứu

Kết quả điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm đối tượng nguy cơ cao  và tiến triển tại chỗ

Nhận xét: Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 68,8. PSA trước mổ nhóm >20ng/mL chiếm chủ yếu với tỷ lệ 80,3%. Tỷ lệ ISUP 4-5 chiếm 73,7%. Tỷ lệ di căn hạch 55,7%. Có 18 bệnh nhân trong nghiên cứu có diện cắt dương tính chiếm tỷ lệ 29,5%, chủ yếu thuộc nhóm pT3-4.

Bảng 2: Thời gian theo dõi và các phương pháp điều trị bổ trợ

Kết quả điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm đối tượng nguy cơ cao  và tiến triển tại chỗ

Nhận xét: Thời gian theo dõi trung bình là 35.8 tháng, thời gian theo dõi ngắn nhất là 6 tháng, dài nhất là 60 tháng. Phương pháp điều trị bổ trợ chủ yếu trong nghiên cứu là ADT và ADT+ Xạ trị chiếm 86,8%.

Biểu đồ 1: Biểu đồ thời gian sống thêm toàn bộ

Kết quả điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm đối tượng nguy cơ cao  và tiến triển tại chỗ

Nhận xét: OS tại thời điểm 36 tháng là

Biểu đồ 2: Thời gian sống thêm không di căn

Kết quả điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm đối tượng nguy cơ cao  và tiến triển tại chỗ

Nhận xét: Xác suất sống không di căn sau 12 tháng là 97,6%, sau 18 tháng là 90,1%, sau 24 tháng là 84,8%, sau 36 tháng là 77,1%

Biểu đồ 3. Thời gian sống thêm không tái phát sinh hóa

Kết quả điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm đối tượng nguy cơ cao  và tiến triển tại chỗ

Nhận xét: Xác suất sống thêm không tái phát sinh hóa tại thời điểm 36 tháng là 62,3%.

Kết quả điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm đối tượng nguy cơ cao  và tiến triển tại chỗ

IV. BÀN LUẬN

Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ và những hiểu biết về giải phẫu ứng dụng vùng của tuyến tiền liệt đã mang lại những tiến bộ trong điều trị UT TTL giai đoạn khu trú. Điều này đã dẫn đến nhiều bệnh nhân UTTTL nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ có nhiều cơ hội được phẫu thuật cắt toàn bộ TTL triệt căn. Đối với nhóm bệnh nhân nguy cơ cao thì các phương pháp điều trị bổ trợ có vai trò loại bỏ các tổn thương ung thư còn sót lại (R1), các tổn thương vi di căn và ngăn ngừa di căn xa. Do đó, việc lựa chọn phương pháp điều trị bổ trợ và thời gian bắt đầu điều trị bổ trợ trở thành một khía cạnh quan trọng trong chiến lược điều trị ở nhóm bệnh nhân này. Điều này đã được các hội niệu khoa uy tín trên thế giối khuyến cáo. Tuy nhiên việc lựa chọn các phương pháp điều trị bổ trợ, thời gian bắt đầu điều trị bổ trợ và thời gian kết thúc điều trị bổ trợ vẫn chưa được thống nhất giữa các khuyến cáo cũng như các hướng dẫn điều trị của các nước nên có rất nhiều điểm khác biệt giữa các trung tâm. Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào kinh nghiệm điều trị, tính có sẵn của các phương pháp điều trị, chi phí điều trị cũng như quy định quản lý điều trị của từng quốc gia và khu vực. Vì vậy kết quả điều trị chung sẽ rất đa dạng.

Do không thành công trong điều trị bệnh nhân UT TTL tiến triển tại chỗ bằng các phương pháp điều trị đơn thuần như phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn nên nhu cầu về các chiến lược điều trị đa mô thức kết hợp với xạ trị (RT) và điều trị nội tiết ngày càng tăng lên. Ở nhóm dân số phương Tây, xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật cho thấy tỷ lệ tái phát lâm sàng thấp và khả năng dung nạp tốt, ngay cả trong các trường hợp UT TTL có độ ác tính cao.

Các nghiên cứu trước đây được tiến hành trên toàn cầu đã nhấn mạnh vào vai trò của điều trị nội tiết bổ trợ sau phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ. Một thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên (RCT) được tiến hành tại Hoa Kỳ đã báo cáo tỷ lệ OS 5 năm là 96% và tỷ lệ sống không tái phát PSA 5 năm là 92,5% ở những bệnh nhân PCa có nguy cơ cao được điều trị bằng phẫu thuật + ADT bổ trợ. Ở Nhật Bản, những bệnh nhân có giải phẫu bệnh lý pT3N0 được điều trị ADT bổ trợ ngay sau phẫu thuật cho thấy tái phát lâm sàng ở 3 trong số 105 bệnh nhân và PFS lần lượt là 96,0% và 93,0% bệnh nhân sau 5 và 10 năm. Nghiên cứu hiện tại cho thấy tỷ lệ tái phát PSA thấp sau 12 và 24 tháng (10,5% và 17,4%).

Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả OS tại thời điểm 36 tháng là 96,3%; Xác suất sống không di căn sau 12 tháng là 97,6%, sau 18 tháng là 90,1%, sau 24 tháng là 84,8%, sau 36 tháng là 77,1%; Xác suất sống thêm không tái phát sinh hóa tại thời điểm 36 tháng là 62,3%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, cũng được tiến hành ở những bệnh nhân UT TTL có nguy cơ cao. Điều này chỉ ra rằng điều trị nội tiết bổ trợ là khả thi trong thực hành lâm sàng thường quy để ngăn ngừa tái phát PSA.

Các trường hợp được chỉ định điều trị bổ trợ sau mổ là khi có tái phát sinh hoá, tăng PSA giai dẳng, những trường hợp có giải phẫu bệnh bất lợi sau phẫu thuật như pT3-4, N1, diện cắt còn tổn thương u. Trong những trường hợp kể trên thường được đề nghị điều trị ADT và/hoặc xạ trị. Nghiên cứu đa trung tâm của tác giả Dingwei Ye cũng cho thấy tỷ lệ điều trị ADT sau phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao là 66%, điều này không những làm giảm tái phát sinh hoá mà còn cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian bắt đầu điều trị tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân. Đối với bệnh nhân có giải phẫu bệnh bất lợi thì được điều trị ADT và xạ trị ngoài ngay sau phẫu thuật. Đối với bệnh nhân có tăng PSA dai dẳng thì được điều trị ADT sau 03 tháng hoặc khi được phát hiện tái phát sinh hoá Nghiên cứu của chúng tôi còn một số hạn chế để đánh giá hiệu quả của điều trị bổ trợ sau phẫu thuật. Thứ nhất vì có nhiều chỉ định khác nhau nên thời điểm bắt đầu điều trị và phương pháp điều trị cụ thể như ADT đơn thuần, xạ trị đơn thuần. ADT kết hợp xạ trị nên dẫn đến tiên lượng của các nhóm bệnh nhân được điều trị là khác nhau. Do đó, không thể so sánh hiệu quả giữa các phác đồ điều trị bổ trợ. Thứ hai, trước đây ADT chưa được đưa vào sử dụng rộng rãi trong các phác đồ điều trị bổ trợ sau phẫu thuật như những năm gần đây nên thời gian theo dõi điều trị bổ trợ chưa thực sự dài. Vì vậy, cần có thêm những nghiên cứu trên nhiều bệnh nhân hơn với thời gian theo dõi dài hơn nữa để đánh giá chính xác hiệu quả của các phương pháp điều trị bổ trợ sau phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao và tiến triển tại chỗ.

V. KẾT LUẬN

Điều trị bổ trợ sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến tiền liệt triệt căn ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao và tiến triến tại chỗ làm giảm nguy cơ tái phát sinh hoá, tăng thời gian sống còn toàn bộ và thời gian tiến triển không bệnh. Phương pháp điều trị đa mô thức ở nhóm bệnh nhân này giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cancer today. , accessed: 24/07/2023.

2. Ye D, Zhang W, Ma L, Du C, Xie L, Huang Y, Wei Q, Ye Z, Na Y. Adjuvant hormone therapy after radical prostatectomy in highrisk localized and locally advanced prostate cancer: First multicenter, observational study in China. Chin J Cancer Res. 2019 Jun;31(3):511-520. doi: 10.21147/j.issn.10009604.2019.03.13. PMID: 31354220; PMCID: PMC6613498.

3. European Association of Urology. EAU- EANM- ESUR-ISUP- SIO, Guidelines on Prostate Cancer. 2022: 1-229

4. Paz-Manrique R, Morton G, Vera FQ, PazManrique S, Espinoza-Briones A, Deza CM. Radiation therapy after radical surgery in prostate cancer. Ecancermedicalscience. 2023 Jun 27;17: 1565. doi: 10.3332/ ecancer.2023.1565. PMID: 37396107; PMCID: PMC10310328.

5. Brawer MK. Update on the Treatment of Prostate Cancer: The Role of Adjuvant Hormonal Therapy. Rev Urol. 2004;6(Suppl 2):S1–2. PMCID: PMC1472854.

6. Tavukçu HH, Erbatu O, Akdoğan B, İzol V, Yücetaş U, Sözen S, Aslan G, Şahin B, Tinay İ, Müezzinoğlu T, Baltacı S. Adjuvant Treatment Approaches after Radical Prostatectomy with Lymph Node Involvement. Asian Pac J Cancer Prev. 2022 Jul 1;23(7):2279-2284. doi: 10.31557/APJCP.2022.23.7.2279. PMID: 35901332; PMCID: PMC9727357.

7. Mitra A, Khoo V. Adjuvant therapy after radical prostatectomy: clinical considerations. Surg Oncol. 2009 Sep;18(3):247-54. doi: 10.1016/ j.suronc. 2009.02.005. Epub 2009 Mar 12. PMID: 19285386.

Bùi Xuân Nội, Đỗ Anh Tuấn, Đỗ Huyền Nga, Đỗ Anh Tú, Trần Sơn Tùng/Bệnh viện K
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Đánh giá kết quả chỉnh loạn thị giác mạc bằng các đường rạch giác mạc hình cung trong phẫu thuật thủy tinh thể sử dụng LASER FEMTOSECOND

Đánh giá kết quả chỉnh loạn thị giác mạc bằng các đường rạch giác mạc hình cung trong phẫu thuật thủy tinh thể sử dụng LASER FEMTOSECOND

Mục đích: Đánh giá hiệu quả và an toàn của các đường rạch giác mạc hình cung điều trị loạn thị giác mạc trong phẫu thuật thủy tinh thể sử dụng laser Femtosecond và nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiếncứu không đối chứng trên 47 mắt của 43 bệnh nhân đục thuỷ tinh thể có loạn thị giác mạc từ 0.75D đến 3D được phẫu thuật chỉnh loạn thị giác mạc bằng các đường rạch giác mạc hình cung sử dụng laser Femtosecond kết hợp phẫu thuật thủy tinh thể tại Bệnh Viện Mắt Hồng Sơn từ tháng 08/2023 đến tháng 09/2024. Biến số thị lực chưa chỉnh kính (UCVA), thị lực có chỉnh kính (CDVA), trục và công suất của các kinh tuyến giác mạc được đo trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng. Sự biến đổi loạn thị được phân tích vectơ theo phương pháp Alpin. Kết quả: Độ loạn thị giác mạcsau phẫu thuật 3 tháng giảm có ý nghĩa thống kê so với trước phẫu thuật từ 1.52 - 0.40D còn 0.66 - 0.44D (p < 0.001). UDVA cải thiện sau phẫu thuật từ 1,28 - 0,41 logMAR đến 0,21 - 0,18 logMAR (p < 0,001). Phân tích vectơ loạn thị có vectơ sai biệt (DV), góc sai (AE) trị tuyệt đối cải thiện đến thời điểm 3 tháng, chỉ số hiệu chỉnh (CI) >0 cho thấy đã xảy ra thặng chỉnh. 89% trường hợp có góc sai trong vòng 15 độ. Không có biến chứng nào được ghi nhận trong và sau phẫu thuật. Kết luận: Sử dụng đường rạch giác mạc hình cung trong phẫu thuật thủy tinh thể sử dụng laser femtosecond hiệu quả và an toàn với độ loạn thị giác mạc thấp đến trung bình. Tuy nhiên, cần thêm các nghiên cứu lâu dàiđể đánh giá sự ổn định và điều chỉnh toán đồ phù hợp.
Cây thuốc Nam hỗ trợ điều trị huyết áp cao

Cây thuốc Nam hỗ trợ điều trị huyết áp cao

SKV - Huyết áp cao (tăng huyết áp) là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trong xã hội hiện đại, được xem là “kẻ giết người thầm lặng” do thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi gây ra những biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Việc điều trị và kiểm soát huyết áp chủ yếu dựa vào thuốc tây y, nhưng không ít người đã tìm đến các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên nhằm hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khỏe.
Hội thảo “Tiến bộ trong thực hành chẩn đoán và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ”

Hội thảo “Tiến bộ trong thực hành chẩn đoán và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ”

Ngày 03/10/2024, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức hội thảo “Tiến bộ trong thực hành chẩn đoán và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ” với chủ đề “Quản lý ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ung thư, các bác sĩ chuyên khoa và nhiều nhà nghiên cứu y học, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc cập nhật các phương pháp chẩn đoán và điều trị tiên tiến.

Cùng chuyên mục

Tiếp tục mở chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi

Tiếp tục mở chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi

Chiều 13/3, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã tiếp bà Angela Pratt - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam (WHO) và bà Silvia Danilov - Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNCIEF), trao đổi về việc hợp tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có bệnh sởi.
Ăn bánh mì kết hợp dầu ô liu giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường tuổi thọ

Ăn bánh mì kết hợp dầu ô liu giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường tuổi thọ

Chúng ta thường nghe về sự quan trọng của chế độ ăn uống đối với sức khỏe, nhưng ít ai biết rằng những lựa chọn đơn giản trong mỗi bữa ăn có thể mang lại tác động lớn lao đến tuổi thọ của chúng ta. Một nghiên cứu mới đây từ các nhà khoa học tại Trường Y Harvard đã chỉ ra rằng việc thay thế bơ bằng dầu ô liu khi thưởng thức bánh mì không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn có thể giúp kéo dài tuổi thọ.
Tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm là nền tảng cho sức khỏe và thương mại quốc tế

Tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm là nền tảng cho sức khỏe và thương mại quốc tế

Trong bối cảnh dân số toàn cầu đang tăng lên từng ngày, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và thu nhập của người tiêu dùng cũng không ngừng gia tăng... ngành thực phẩm hiện đang đứng trước những thách thức không thể chối cãi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhận định rằng việc tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm là một nhu cầu bức thiết, là nền tảng cho sức khỏe và thương mại quốc tế.
Lần đầu tiên tại Việt Nam: Phẫu thuật nội soi trên cung mày cắt bỏ khối u ở tầng trước nền sọ

Lần đầu tiên tại Việt Nam: Phẫu thuật nội soi trên cung mày cắt bỏ khối u ở tầng trước nền sọ

SKV - Trong một bước tiến đột phá của y học Việt Nam, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi qua đường rạch nhỏ trên cung mày để cắt bỏ khối u ở tầng trước nền sọ. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được áp dụng tại Việt Nam, mở ra hướng đi mới trong điều trị các bệnh lý thần kinh ít xâm lấn.
DÂN GIAN ĐIỀU TRỊ CHỨNG CHẤN CHIÊN PHONG TRẠO (PARKINSON)

DÂN GIAN ĐIỀU TRỊ CHỨNG CHẤN CHIÊN PHONG TRẠO (PARKINSON)

Điều trị bệnh Parkinson theo Y học cổ truyền (YHCT) mang đến giải pháp tự nhiên, an toàn, giúp kiểm soát triệu chứng liệt rung như run chân tay, co cứng cơ, làm chậm thời gian tiến triển bệnh và giảm tác dụng phụ của dopamine.
CHẨN ĐOÁN PARKINSON VÀ CHỨNG CHẤN CHIÊN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

CHẨN ĐOÁN PARKINSON VÀ CHỨNG CHẤN CHIÊN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Bệnh Parkinson là nhóm bệnh thần kinh thoái hoá với biểu hiện đặc trưng là liệt rung tiến triển chậm ở người cao tuổi.

Các tin khác

Khảo sát tác nhân gây nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân HIV/AIDS tại bệnh viện Nhiệt Đới

Khảo sát tác nhân gây nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân HIV/AIDS tại bệnh viện Nhiệt Đới

Nhiễm trùng huyết là bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, có tỉ lệ tử vong cao. Đặc điểm lâm sàng của bệnh biểu hiện đa dạng. Cần biết các tác nhân gây nhiễm trùng huyết của bệnh nhân HIV/AIDS giúp tiếp cận và chọn lựa điều trị ban đầu.
Y học cổ truyền - Bộ phận quan trọng không thể tách rời trong chăm sóc sức khỏe

Y học cổ truyền - Bộ phận quan trọng không thể tách rời trong chăm sóc sức khỏe

Y học cổ truyền (YHCT) Việt Nam đã được xác định là một bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
[E-Magazine] Vì sao rắn được lựa chọn là biểu tượng của ngành Y?

[E-Magazine] Vì sao rắn được lựa chọn là biểu tượng của ngành Y?

Con rắn từ lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong ngành Y - Dược. Nhưng tại sao một sinh vật thường được xem là nguy hiểm lại được chọn làm biểu tượng đại diện cho sự cứu chữa và sức khỏe? Hãy cùng khám phá những thông tin thú vị về biểu tượng con rắn trong ngành Y.
Sai lầm nguy hiểm: Hành động nhỏ, hậu quả lớn

Sai lầm nguy hiểm: Hành động nhỏ, hậu quả lớn

SKV - Mới đây, Trung tâm Nam học - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận hai trường hợp hy hữu khi hai nam thanh niên phải nhập viện trong tình trạng dương vật sưng to, bầm tím và đau đớn dữ dội. Đáng nói, nguyên nhân của chấn thương nghiêm trọng này lại xuất phát từ hành động tự bẻ dương vật khi đang cương cứng.
Đại hội chi bộ Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á, nhiệm kỳ 2025-2027 thành công tốt đẹp

Đại hội chi bộ Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á, nhiệm kỳ 2025-2027 thành công tốt đẹp

(SKV) - Sáng ngày 24/02/2025, Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á (SEAFIT), nhiệm kỳ 2025-2027 đã được tổ chức thành công.
Hướng dẫn phòng ngừa, điều trị và dinh dưỡng cho trẻ nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Hướng dẫn phòng ngừa, điều trị và dinh dưỡng cho trẻ nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

SKV - Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày và tá tràng ở cả người lớn và trẻ em. Ở trẻ nhỏ, việc nhiễm HP có thể dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, chán ăn, và trong một số trường hợp, gây biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là tổng hợp các phương pháp phòng ngừa, chữa trị và chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ bị nhiễm HP dạ dày.
Kiến thức và một số yếu tố liên quan đến phòng và phát hiện sớm ung thư vú

Kiến thức và một số yếu tố liên quan đến phòng và phát hiện sớm ung thư vú

Hiện nay, ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Ung thư vú gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của phụ nữ và còn là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong đối với phụ nữ ở nhiều nước.
Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não có tăng áp lực nội sọ được mở sọ giảm áp

Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não có tăng áp lực nội sọ được mở sọ giảm áp

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não có tăng áp lực nội sọ được mở nắp sọ giảm áp tại Bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang các BN chấn thương sọ não có chỉ định phẫu thuật mở nắp sọ giảm áp từ tháng 01/2017 đến tháng 01/2024 tại BV Thống Nhất. Kết quả: chúng tôi khảo sát và theo dõi 344 bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn và thu được các kết quả như sau: Tại thời điểm xuất viện/chuyển viện, tỉ lệ bệnh nhân có kết cuộc tốt (GOS 4 và 5) là 69,28% và có kết cuộc xấu (GOS 1, 2 và 3) là 30,72%, trong đó có 230 BN (66,86%) có điểm GCS là 14 và 62 bệnh nhân (18,02%) có điểm GCS là 9 đến 13 điểm. Biến chứng được ghi nhận có ảnh hưởng đến kết cuộc bệnh nhân sau mở nắp sọ giảm áp là xuất huyết lại chiếm 50,58% và một số yếu tố như xuất huyết não thất, sự chèn ép bể đáy có liên quan với sựhình thành máu tụ mới sau phẫu thuật mà có ảnh hưởng kết cuộc của BN. Kết luận: Phẫu thuật mở sọ giải áp là phương pháp đã được chứng minh qua thời gian, thường được áp dụng trong các trường hợp khẩn cấp để cứu mạng bệnh nhân sau tai nạn.
Tỉ lệ rối loạn lo âu xã hội và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân mụn trứng cá

Tỉ lệ rối loạn lo âu xã hội và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân mụn trứng cá

Đặt vấn đề: Rối loạn lo âu xã hội là một trong những phân loại rối loạn lo âu phổ biến nhất và có khả năng thường gặp ở bệnh nhân mụn trứng cá. Hiện tại ở Việt Nam không có nghiên cứu nào khảo sát về tỉ lệ này.
Chuyên gia chia sẻ bí quyết hữu ích cho tất cả cặp đôi sinh con khỏe mạnh

Chuyên gia chia sẻ bí quyết hữu ích cho tất cả cặp đôi sinh con khỏe mạnh

(SKV) - Thấu hiểu sinh con khỏe mạnh là hạnh phúc tuyệt vời nhất với tất cả cha mẹ, tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, mẹ bầu an tâm được chuyên gia đồng hành, tư vấn trước và trong quá trình mang thai. Đặc biệt, để hành trình mang thai được trọn vẹn, mẹ bầu còn được chuyên gia tư vấn về phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn hiện đại bậc nhất - xét nghiệm NIPT giúp con chào đời khỏe mạnh.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển Y học cổ truyền trong kỷ nguyên mới

Chi hội Nam y tỉnh Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển Y học cổ truyền trong kỷ nguyên mới

Ngày 16/3, tại Mekong Long Thành Resort & Reststop (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), Chi hội Nam y tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2029.
Hội Nam Y Việt Nam: Dự lễ khai hội Đền Xưa và dâng hương tưởng niệm Đại Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Hội Nam Y Việt Nam: Dự lễ khai hội Đền Xưa và dâng hương tưởng niệm Đại Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Sáng 14/3/2025, UBND huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) đã trang trọng tổ chức Khai hội truyền thống Đền Xưa năm 2025, dâng hương tưởng niệm Đại Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Chi hội Nam Y An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp phối hợp khám bệnh và cấp phát thuốc YHCT miễn phí

Chi hội Nam Y An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp phối hợp khám bệnh và cấp phát thuốc YHCT miễn phí

SKV - Sáng ngày 26/02, tại Đồng Tháp, Hội Chữ thập đỏ thị trấn Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) phối hợp cùng Chi hội Nam y An Giang, Chi hội Nam y Đồng Tháp và Chi hội Nam y Tiền Giang đã tổ chức chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc Y học cổ truyền miễn phí cho người dân trên địa bàn.
Hà Nội: Chi hội Dưỡng Sinh Viện tổ chức du xuân, gặp mặt đầu năm Ất Tỵ

Hà Nội: Chi hội Dưỡng Sinh Viện tổ chức du xuân, gặp mặt đầu năm Ất Tỵ

Ngày 14/02/2025 (tức 17 tháng Giêng Ất Tỵ), Chi hội Dưỡng Sinh Viện phối hợp cùng TT-Green đã tổ chức chuyến du xuân đầu năm tại Thác Bờ - Hòa Bình.
Chi hội Nam y Hùng Vương: Tiếp tục phát triển nguồn dược liệu cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Chi hội Nam y Hùng Vương: Tiếp tục phát triển nguồn dược liệu cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vừa qua, tại Công ty Cổ phần Ao Vua (huyện Ba Vì, Hà Nội), Chi hội Nam y Hùng Vương đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Phiên bản di động