Cây chút chít - Dược liệu cổ truyền với nhiều tác dụng chữa bệnh
Cần nhân rộng mô hình sản xuất cây dược liệu tại Hà Nội |
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây hàm ếch |
Cây chút chít
Chút chít còn có tên gọi khác là trút trít, lưỡi bò, ngưu thiệt, dương đề. Bao gồm các loài có tên khoa học là: Rumex crispus L., Rumex wallichi Meisn, Rumex acetosa L. và một số loài thuộc chi Rumex khác, đều thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).
Chút chít là một loại cỏ nhỏ, cao chừng 0,4 – 1,2m. Thân cứng, ít phân nhánh. Trên thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, phiến lá rộng tới 5cm, dài 15 – 20cm, mép lá nguyên, lượn sóng. Hoa mọc sít nhau. Quả bế, ba cạnh, dưới có đài tồn tại.
Cây mọc hoang khắp nơi ở những vùng ẩm thấp từ miền xuôi đến miền ngược đều thấy. Những nơi cao và mát như Sa Pa (Lào Cai) cũng thấy có. Hiện nay ít khai thác quy mô lớn.
Tuỳ vào bộ phận muốn dùng, có thể dùng toàn cây. Rễ có thể đào quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông, trong các tháng 8, 9, 10. Đào về, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi khô là được.
Vị thuốc thường là những mẩu rễ tròn dài 10 – 20cm, đường kính 1 - 1,5cm, mặt ngoài màu nâu có vết nhăn dọc, cắt ngang có vết cắt không bằng phẳng, lổn nhổn, màu vàng nâu, vùng sinh tầng trông rất rõ. Mùi nhẹ, đặc biệt, vị lúc đầu hơi ngọt sau đắng.
Chút chít là loại dược liệu quý giá trong Y học cổ truyền có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Công dụng cây chút chít
Theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, Chút chít có vị đắng, tính hàn, quy kinh Vị, Tràng. Chúng có tác dụng thông đại tiện, thanh nhiệt, sát trùng.
Thí nghiệm tác dụng cao lỏng và thuốc hãm rễ chút chít trên ruột thỏ cô lập và ếch có tác dụng là tăng trương lực, biên độ co bóp và tần số co bóp của ruột.
Lá sát vào những chỗ hắc lào đã rửa sạch, hoặc dùng nước sắc lá và rễ để chữa hay trị các mụn ghẻ. Có thể dùng uống trong làm thuốc nhuận tràng hay chữa bệnh táo bón, tiêu hoá kém, ăn uống chậm tiêu, vàng da, lở ngứa, mụn nhọt.
Theo y học hiện đại
Trong rễ và lá Chút chít có anthraglucosid. Tỷ lệ anthraglucosid toàn phần trung bình là 3 - 3,4% trong đó chừng 0,47% ở dạng tự do và 2,54% ở dạng kết hợp.
Ngoài ra còn có một ít tanin và nhựa. Trong một loài Rumex japonicus Meins, người ta đã xác định thành phần anthraglucosid là axit chrysophanic và emodin.
Dịch chiết bằng ethanol của cây chút chít có tác dụng ức chế nấm tóc, phần tan trong nước không có tác dụng.
Hoa cây chút chít. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc chữa bệnh từ cây chút chít
Chữa bí đại tiện: Rễ tươi chút chít 8–12g nhai sống hay sắc nước uống. Người bệnh nên kiên trì sử dụng để thấy hiệu quả.
Thuốc tẩy xổ: Chút chít thái mỏng 8g, cam thảo 4g, thêm 400ml nước. Đem sắc còn 150ml rồi chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Chữa hắc lào và các loại lở ngứa: Bột rễ chút chít 100g, rượu 500–600ml. Ngâm 10 ngày rồi lấy ra bôi vào các vết hắc lào đã được vệ sinh sạch sẽ. Có thể dùng bôi ghẻ, trứng cá. Cành lá chút chít sắc nước ngâm rửa hoặc lấy rễ chút chít mài với giấm/cồn để bôi ngoài da.
Chữa táo bón: Thái mỏng rễ cây chút chít và nấu cùng cam thảo cho đến khi hơi đặc lại để uống 2 lần/ngày trong 3 ngày. Bạn cũng có thể đun sôi nước rồi cho rễ cây chút chít thái mỏng vào, nấu đến khi nước sôi thì tắt bếp, lấy nước uống 2 lần/ngày.
Làm thuốc nhuận tràng, thuốc xổ, tây: Trộn bột cây chút chít với cam thảo, bột hồi, diêm sinh vo thành viên nhỏ và uống 1 - 2 viên/ngày để nhuận tràng, 3 - 8 viên/ngày để làm thuốc tẩy.
Chữa mẩn ngứa: Rửa sạch lá cây chút chít, sau đó thái mỏng trộn với giấm rồi lấy chà xát lên chỗ da bị mẩn ngứa, rửa sạch, thực hiện 2 lần/ngày. Hoặc vắt lấy nước cốt của rễ cây chút chít rồi trộn với bột khinh phấn tạo thành hỗn hợp sệt để bôi vào chỗ ngứa khoảng 3 - 5 lần sẽ giúp giảm ngứa.
Chữa mụn nhọt: Rửa sạch rễ cây chút chít, sau đó thái mỏng trộn với giấm rồi lấy đắp lên chỗ bị mụn nhọt. Đợi 1 - 2 giờ sau thì rửa sạch nhẹ nhàng. Thực hiện 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp.
Chấm dứt đầu nổi vẩy trắng: Dùng rễ cây chút chít với nước mật của con dê xức vào.
Trị đại tiện ra máu: Dùng rễ cây chút chít sắc còn nguyên vỏ, gừng giã mỗi thứ nửa chén rồi sao đỏ, tẩm giấm bỏ bã sắc uống.
Viêm da thần kinh: Rễ chút chít 8 chỉ, Khô phàn 6g. Tất cả tán bột trộn chung với dấm xức vào nơi đau ngứa, ngày 1-2 lần.
Trị ung nhọt sưng đau: Rễ chút chít mài với dấm, bôi bên ngoài.
Trị viêm amidan cấp tính: Rễ chút chít tươi 30g sắc uống.
Trị xuất huyết nội, tím do dị ứng: Toàn cây chút chít tươi 30g, sắc uống, Rễ chút chít nghiền bột, lần uống 9g, ngày uống 2 lần.
Chữa bí đại tiện: Dùng 8-12g củ tươi nhai sống hoặc sắc nước uống.
Trị đại tiện ra máu: Dùng rễ cây chút chít sắc còn nguyên vỏ, gừng giã mỗi thứ nửa chén rồi sao đỏ, tẩm giấm bỏ bã sắc uống.
Chữa ghẻ hoặc trứng cá: Dùng rễ bột chút chít 90g, ngâm với rượu 600, chừng 500ml trong 10 ngày, lọc lấy nước xứ vào nơi hắc lào, có thể dùng để bôi ghẻ hoặc trứng cá.
Cây chút chít cần được dùng đúng liều lượng và cách dùng. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Lưu ý khi sử dụng cây chút chít
Mặc dù cây chút chít rất an toàn và lành tính, tuy nhiên để tránh tương tác thuốc và tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây chút chít để chữa bất kỳ bệnh gì, đồng thời cho bác sĩ biết về các loại thuốc, thảo dược đang sử dụng, bao gồm cả loại kê đơn và không kê đơn.
Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú nên tham khảo, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng, bởi nghiên cứu về cây chút chít trên nhóm đối tượng này là chưa rõ.
Tóm lại, cây chút chít chữa được rất nhiều bệnh về tiêu hóa như táo bón, bí đại tiện và các bệnh về da như mẩn ngứa, mụn nhọt, trứng cá, ghẻ lở,... Để sử dụng an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây chút chít làm bài thuốc chữa bệnh./.
Tin liên quan
Bài thuốc chữa bệnh của dược liệu hương nhu
07:00 | 21/03/2024 Thuốc nam cho người Việt
Vai trò của thuốc Nam trong y học hiện đại
19:00 | 26/02/2024 Thuốc nam cho người Việt
TP.HCM triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược
18:33 | 25/02/2024 Sức khỏe
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội