Có nên chữa viêm da cơ địa bằng Y học cổ truyền không?
Ẩm thực đỉnh cao chính là dưỡng sinh |
Bí quyết dưỡng sinh mùa đông theo Y học cổ truyền |
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào nhưng thường gặp là vùng bàn tay và các nếp gấp (gấp khoeo chân, gấp khuỷu tay...). Các triệu chứng rầm rộ từng đợt rồi thuyên giảm và sau một thời gian sẽ lặp lại. Chính vì vậy, bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, làm người bệnh mệt mỏi và khó chịu.
Viêm da cơ địa thường tiến triển thành từng đợt, trong đợt cấp tính, người bệnh thấy một vùng da nổi mẩn đỏ và ngứa. Mức độ ngứa đôi khi rất nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ. Khi bệnh lui dần, vùng da sẽ chuyển sang màu nâu, xám, hoặc để lại các mảng dày da do chà xát nhiều.
Do ngứa nhiều người bệnh phải gãi, vùng da bệnh rất dễ bị trầy xước, có thể bị nhiễm trùng, tổn thương sẽ sưng viêm, tiết mủ đục, có mùi hôi. Tình trạng ngứa mạn tính và việc chà xát kéo dài sẽ khiến da dày lên. Đặc điểm da của người bệnh viêm da cơ địa thường khô, nứt nẻ.
Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý về da phổ biến nhất/ Ảnh internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Nguyên nhân bệnh viêm da cơ địa
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm da cơ địa cũng chưa thật sự rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng, chúng là tổ hợp của nhiều yếu tố như yếu tố di truyền trong gia đình, cơ chế miễn dịch của cơ thể người bệnh, sự tổn thương các hàng rào bảo vệ da do nhiều tác nhân, tình trạng nhiễm trùng của da, cơ thể người bệnh.
Hàng rào bảo vệ da bị suy yếu
Bình thường, một làn da khỏe mạnh sẽ có cấu trúc bao gồm nhiều lớp tế bào được gắn kết chặt chẽ với nhau và luôn tồn tại một hàng rào bảo vệ da khỏi sự mất nước hoặc sự thâm nhập các chất lạ, vi trùng vào cơ thể.
Trong bệnh viêm da cơ địa thì hàng rào bảo vệ da này bị suy yếu do có sự giảm sản xuất các chất gắn kết tế bào da, từ đó dẫn đến tình trạng mất nước qua da, làm cho da khô, nhăn nheo.
Yếu tố di truyền
Các gen nằm trên nhiễm sắc thể 1q21, 5q31, 15q11.2, SPINK5,... được xác định là có liên quan tới cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm da cơ địa. Chúng tác động đến các hàng rào bảo vệ da, ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể với các dị nguyên và từ đó làm thay đổi quá trình biệt hóa tế bào biểu mô da.
Trong một gia đình, trường hợp có bố và mẹ cùng bị viêm da cơ địa thì 80% con sinh ra bị viêm da cơ địa, còn nếu chỉ 1 trong 2 bố, mẹ bị bệnh thì chỉ khoảng 50% con bị bệnh này.
Rối loạn miễn dịch
Nhiều quan điểm cho rằng sự rối loạn điều hòa miễn dịch của cơ thể đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển của bệnh viêm da cơ địa.
Người ta thấy rằng, trong các giai đoạn khác nhau của bệnh sẽ có sự gia tăng hiện diện các loại tế bào Lympho T khác nhau, gia tăng các chất tiền viêm, hóa ứng động, cytokine từ đó dẫn đến việc kích thích tế bào Lympho B tăng sản xuất IgE. IgE chính là tác nhân cho việc kích thích các tế bào Mast giải phóng các chất trung gian hóa học gây nên các phản ứng viêm và gây ngứa.
Các tế bào quan trọng và nhiệm vụ của từng tế bào
+ Tế bào trình diện kháng nguyên: làm nhiệm vụ phát hiện các dị nguyên của cơ thể.
+ Lympho T: là 1 trong các tế bào viêm góp phần quan trọng trong hình thành cơ chế viêm của bệnh.
+ Các tế bào sừng: đóng vai trò trong việc gia tăng viêm trong viêm da cơ địa.
Vai trò của IgE
Khi làm xét nghiệm ở bệnh nhân viêm da cơ địa, người ta thấy rằng nồng độ IgE trong máu tăng cao ở 80% số bệnh nhân này. Điều đó được lý giải rằng: ở bệnh nhân viêm da cơ địa, IgE được tổng hợp quá mức nhờ cơ chế rối loạn miễn dịch và các gen cơ địa ở những bệnh nhân này.
Viêm da cơ địa nặng ở chân
Các yếu tố khác
Một số yếu tố có liên quan tới sự khởi phát bệnh hoặc làm nặng tình trạng bệnh:
- Yếu tố tinh thần: lo lắng, căng thẳng quá mức...
- Sự thay đổi thời tiết, khí hậu: bệnh thường nặng lên vào mùa đông, thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp.
- Dị ứng thức ăn, nước uống
- Dị nguyên từ môi trường không khí, một số kim loại, xà phòng, hóa chất, mỹ phẩm
Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Do viêm da cơ địa biểu hiện thành từng đợt sau đó tự thuyên giảm, với thể nhẹ đa số không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngứa và phải gãi nhiều, móng tay dài, nhọn và kém vệ sinh có thể gây nhiễm trùng da. Cấu trúc vùng da bị phá vỡ, lở loét và vết nứt da bị lây nhiễm bởi chủng vi sinh vật thường trú trên da hay cả vi khuẩn ngoại lai. Do đó, khi vết thương trên da lành lặn trở lại có thể để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ.
Trường hợp bị bội nhiễm thêm virus gây hội chứng Kaposi-juliusberg (hay eczema herpeticum) khá nặng nề, biểu hiện có sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, tổn thương nội tạng... tỉ lệ tử vong từ 1-9%.
Ngoài ra, do bệnh lý mạn tính kéo dài nhiều năm, nếu điều trị sai, lạm dụng các thuốc bôi hoặc uống có Corticoid có thể dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân. Toàn thân người bệnh đỏ, có thể có những đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên...
Viêm da cơ địa ở vùng da xung quanh mắt làm cho người bệnh khó chịu, ngứa, da quanh mắt thâm do gãi thường xuyên ảnh hưởng đến thẩm mĩ. Do gãi nhiều gây các vết xước trên da có thể nhiễm trùng . Các biến chứng mắt bao gồm chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt và viêm kết mạc. Nếu nghi ngờ biến chứng mắt, cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Làm gì khi mắc viêm da cơ địa?
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm da cơ địa như đã trình bày, nên đến thăm khám chuyên khoa Da liễu để xác định bệnh cũng như loại trừ các chẩn đoán khác. Khi đi khám, nên cho bác sĩ biết các dấu hiệu khó chịu như thế nào, bệnh bắt đầu diễn ra và kéo dài bao lâu.
Ngoài ra, cũng cần nêu lên bất kỳ yếu tố nào cho rằng làm khởi phát bệnh, như thay đổi thời tiết, dùng xà phòng, ra mồ hôi, khói thuốc lá... Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần biết bạn có dị ứng thức ăn hay có bệnh lý dị ứng nào hay không, gia đình có ai bệnh tương tự hay không.
Các phương pháp chữa viêm da cơ địa trong y học hiện đại mặc dù có tác dụng nhanh nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro và tốn kém. Hơn nữa, viêm da cơ địa là bệnh có tính chất mãn tính, dễ tái phát nên việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân có xu hướng tìm đến Y học cổ truyền để điều trị bệnh. Dưới đây là một số địa chỉ chữa viêm da cơ địa uy tín đang áp dụng các phương pháp điều trị bệnh từ y học dân tộc:
Bệnh viện Đa Khoa Y Học Cổ Truyền Hà Nội
Bệnh viện Đa Khoa Y Học Cổ Truyền Hà Nội được thành lập trên cơ sở sát nhập giữa hai bệnh viện là bệnh viện Thăng Long và bệnh viện Y Học Dân Tộc Hà Nội. Đến nay sau nhiều năm thành lập, nơi đây là trở thành một trong những cơ sở y tế hạng II hoạt động chuyên sâu về lĩnh vực y học cổ truyền.
Ngoài việc ứng dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, bệnh viện còn kết hợp với các liệu pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt vào trong công tác điều trị bệnh viêm da cơ địa nhằm đẩy nhanh hiệu quả đạt được.
Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc
Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc cũng là một trong những địa chỉ khám chữa viêm da cơ địa bằng Y học cổ truyền uy tín, chất lượng nhất hiện nay. Với hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, Trung tâm đã từng bước khẳng định vị thế của đơn vị uy tín số 1 trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, điều trị nhiều chuyên khoa khác nhau như cơ xương khớp, da liễu, dạ dày, tiêu hoá, sinh lý,… trong đó có nhóm bệnh viêm da cơ địa.
Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn
Ngày nay, việc điều trị bệnh bằng các phương pháp Y học cổ truyền đã rất quen thuộc với hầu hết người dân và ngày càng được tin tưởng bởi hiệu quả mà nó đem lại. Phòng khám y học cổ truyền Sài Gòn là một trong những địa chỉ uy tín khám chữa bệnh theo Y học cổ truyền đã phục hồi sức khỏe cho rất nhiều bệnh nhân.
Phòng khám sử dụng các bài thuốc 100% từ thiên nhiên được sàng lọc kỹ càng, chỉ lựa chọn và sử dụng những phần hảo hạng. Thời gian chữa bệnh tại phòng khám có khả năng được rút ngắn bởi một bài thuốc có từ 28 đến 30 vị thuốc, đảm bảo hiệu quả trong điều trị bệnh.
Tin liên quan
Bệnh trĩ và các bài thuốc y học cổ truyền chữa trĩ hiệu quả, an toàn
10:40 | 04/01/2023 Y học cổ truyền
Chữa mất ngủ bằng Y học cổ truyền và những điều cần lưu ý
04:04 | 04/01/2023 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục
Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp
07:00 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý
07:00 | 03/12/2024 Y học cổ truyền
Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà
07:00 | 02/12/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"
14:00 | 01/12/2024 SKV- Mag
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền
17:23 | 30/11/2024 Y học cổ truyền
10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô
06:30 | 27/11/2024 Y tế 24h
Các tin khác
[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh
06:30 | 26/11/2024 SKV- Mag
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen
06:30 | 25/11/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
3 ngày trước Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội