Cỏ sữa lá nhỏ - dược liệu dân gian điều trị mụn nhọt lở ngứa, tiêu chảy

Theo Y học cổ truyền, cỏ sữa có vị cay, chua, tính mát, hơi có độc có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, thong huyết, thông sữa và tiêu viêm. Cỏ sữa dùng trong các bài thuốc Y học cổ truyền giúp thông, tăng tiết sữa, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa ...
Phù dung - dược liệu giải độc, tiêu sưng trong Y học cổ truyền Phù dung - dược liệu giải độc, tiêu sưng trong Y học cổ truyền
Thảo dược nào giúp hạn chế và làm sạch máu nhiễm mỡ? Thảo dược nào giúp hạn chế và làm sạch máu nhiễm mỡ?

Cỏ sữa lá nhỏ

Cỏ sữa lá nhỏ còn có các tên gọi khác như: Cỏ sữa lá nhỏ, cẩm địa, vú sữa đất, cỏ sữa đỏ, thiên căn thảo, Nhả nậm mòn, nhả nực nọi (Thái), chạ cam (Tày). Cây cỏ sữa lá nhỏ tên khoa học là Euphorbia thymifolia Linn, thuộc họ Euphorbiaceae, có khoảng 7500 loài trong khoảng 300 chi.

Cây được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới, thường có mặt ở các bãi đất hoang, ven đường, ven tường ở điều kiện ẩm ướt, ruộng bỏ hoang. Đây là một loại thảo mộc thân mềm với thân cây thường mảnh và hình trụ. Cây thường có màu hồng khi còn tươi và dần dần trở thành màu xanh xám hoặc tím sẫm ở dạng khô. Thân cây có mủ trắng và thân dài 10-20 cm, đường kính 1-3 mm. Các cành mảnh mai, có màu hơi đỏ cho tới màu đỏ. Lá có cấu tạo đơn giản, hình thuôn dài với đỉnh tròn. Cuống lá dài, mỏng, mảnh và có màu hơi hồng.

Cỏ sữa lá nhỏ nói riêng hay các cây thuộc chi Euphorbia được sử dụng để điều trị ung thư, đau nửa đầu, mụn cóc, ký sinh trùng đường ruột, khối u,... Việc sử dụng cây cỏ sữa lá nhỏ chữa nhiều bệnh đang phổ biến khi ngày càng có nhiều đặc tính của thuốc này được tìm thấy trong các nghiên cứu tiên tiến.

Các thành phần hóa học trong cây cỏ sữa lá nhỏ khác nhau, bao gồm, caroten, vitamin C, diệp lục a và b, phenol, tannin, cacbohydrat, dẫn xuất axit cinnamic, glycosid, sterol, isomallotinic axit và các chất chống oxy hóa.

Ngoài ra, các nghiên cứu ngày nay đã cho thấy sự hiện diện của các khoáng chất dinh dưỡng khác nhau trong cây cỏ sữa lá nhỏ là natri (Na), kali (K), phốt pho (P), canxi (Ca), sắt (Fe), lưu huỳnh (S), đồng (Cu), kẽm (Zn) và mangan (Mn). Tất cả những khoáng chất này đều cần thiết cho hoạt động thích hợp của các cơ quan khác nhau trong cơ thể của con người.

Cỏ sữa lá nhỏ - dược liệu điều trị mụn nhọt lở ngứa, tiêu chảy
Cây cỏ sữa là một loại cây thảo mộc có thân mềm

Công dụng của cỏ sữa

Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, cây cỏ sữa có vị hơi chua, tính hàn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, thong huyết, thông sữa và tiêu viêm. Một số công dụng chính của cây cỏ sữa như:

Chống vi sinh

Cây cỏ sữa lá nhỏ được coi là có hoạt tính chống vi khuẩn do có sự hiện diện của các alkaloid. Các vi khuẩn như Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis, Salmonella typhi, Staphylococcus aureus và Klebesiella pneumonia đã được thử nghiệm để cho thấy hoạt động chống vi khuẩn của loài thảo dược này cho thấy kết quả ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật tuyệt vời bằng cách. Chính vì thế, các chất chiết xuất của cây đã được sử dụng trong các loại thuốc như fluconazole và ciprofloxacin để kiểm soát vi khuẩn.

Chống co thắt cơ

Co thắt cơ là một tình trạng trong đó các cơ không tự chủ co lại, do đó dẫn đến sự phối hợp kém của các cơ. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do hoạt động quá sức khiến các nhóm cơ mất hết năng lượng.

Chiết xuất của cây cỏ sữa lá nhỏ đã được tìm thấy có hoạt tính chống co thắt thông qua tác dụng làm giảm co thắt và ngăn ngừa co thắt xảy ra thêm, từ đó đem lại tác dụng giảm đau nhức cơ sau vận động.

Cải thiện chức năng sinh sản

Rễ của cây cỏ sữa lá nhỏ được tìm thấy là có thể cải thiện tình trạng rối loạn chức năng sinh sản ở phụ nữ. Căng thẳng là lý do chính dẫn đến rối loạn chức năng sinh sản. Trong thời gian căng thẳng, nồng độ hormone tạo hoàng thể, hormone kích thích nang trứng, estradiol, progesterone và prolactin được tìm thấy thay đổi gây rối loạn chức năng sinh sản.

Tuy nhiên, việc sử dụng gốc cây cỏ sữa lá nhỏ trong tình trạng căng thẳng có thể cải thiện mức độ các hormone này do đó ngăn ngừa rối loạn chức năng sinh sản.

Tác dụng bảo vệ gan

Hoạt động bảo vệ gan cùng với hoạt tính chống oxy hóa của chiết xuất từ cỏ sữa lá nhỏ đã được xác định. Cacbon tetraclorua (CCl4) là một độc tố gan làm tổn thương tế bào gan. Khi chiết xuất E.thymifolia được đưa cho chuột trước khi điều trị bằng CCl4, được chứng minh là có hoạt động bảo vệ gan.

Kiểm soát hen phế quản

Cỏ sữa lá nhỏ cũng có tác dụng hữu ích trong điều trị hen phế quản. Việc uống thuốc sẽ giúp thư giãn các cơ trơn trong cơn hen phế quản. Điều này giúp bệnh nhân hen suyễn nhanh chóng thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

Chống viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch, xảy ra chủ yếu do các bạch cầu, dấu hiệu tiền viêm và cytokine. Nhiều cây thuốc được phát hiện có đặc tính chữa bệnh và làm giảm ảnh hưởng của phản ứng miễn dịch.

Ổn định chức năng tiêu hóa

Cây cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng giảm kiết lỵ và tiêu chảy ở những người mắc phải.

Tác dụng lợi tiểu

Lợi tiểu là phản ứng mà cơ thể tăng bài tiết một lượng lớn nước tiểu ra ngoài. Thuốc tăng cường quá trình này được gọi là thuốc lợi tiểu. Những loại thuốc này được sử dụng để điều trị tình trạng huyết áp cao vì giúp loại bỏ muối dư thừa và lượng nước đi kèm ra khỏi cơ thể, do đó làm giảm huyết áp.

Hoạt động lợi tiểu từ chiết xuất của cỏ sữa lá nhỏ đã được kiểm tra và tác dụng có phụ thuộc vào liều lượng.

Tác dụng tẩy ký sinh trùng

Giun sán là loại ký sinh trùng sống bên trong cơ thể vật chủ và sử dụng tất cả thức ăn và năng lượng của vật chủ để sinh trưởng và sinh sản. Giun đũa, sán lá và sán dây là những loại giun sán ảnh hưởng đến con người,thường gặp trong môi trường không hợp vệ sinh.

Chiết xuất của cỏ sữa lá nhỏ đã được phát hiện có hoạt tính chống giun sán. Và hoạt tính tẩy giun sán của cây là bằng cách làm tê liệt giun.

Cỏ sữa lá nhỏ - dược liệu điều trị mụn nhọt lở ngứa, tiêu chảy
Cỏ sữa lá nhỏ còn có tên là vú sữa đất, cẩm địa, thiên căn thảo

Cỏ sữa trong bài thuốc Y học cổ truyền

Chữa hội chứng lỵ thể nhẹ

Cách 1: Sử dụng 100 gram cây cỏ sữa tươi lá nhỏ, rửa sạch và thái nhỏ. Sắc chung với 400 ml nước sao cho cạn còn 100 ml. Chia thuốc làm 2 và uống trong ngày.

Cách 2: Dùng 100 gram cỏ sữa lá nhỏvà 80 gram rau sam, rửa sạch, sắc chung với 300 ml. Sau khi thuốc cạn còn 150 ml, chia thuốc và uống 3 lần trong ngày. Thời gian dùng từ 5 – 7 ngày.

Cách 3: Hái 100 gram cỏ sữa lá nhỏ, 25 gram hạt cau, 100 gram rau sam và 20 gram lá mơ lông. Sắc thuốc và chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa chứng đại tiện ra máu tươi do nhiệt: Sử dụng 100 gram cỏ sữa với 60 gram cỏ nhọ nồi, rửa sạch sắc chung với 400 ml nước. Sau khi thuốc cạn còn 100 ml, chia thuốc và uống 2 lần trong ngày. Dùng liên tục từ 2 – 3 ngày.

Thông sữa ở phụ nữ sau đẻ thiếu sữa: Cỏ sữa 100 gram sắc chung vớt hạy cây gạo 40 gram. Sau đó, lấy nước nấu cháo và ăn mỗi ngày 1 lần. Ăn liên tục từ 5 – 7 ngày để đạt được kết quả điều trị như mong muốn.

Trị mụn nhọt, thanh nhiệt: Trị nhọt vú, nhọt trong phế, mụn nhọt đinh độc, ngứa lở ngoài da, ngứa chân, tay: Cỏ sữa, bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, mỗi vị 10 -12g.

Trị mụn lở, ngứa ngoài da: Cỏ sữa tươi hoặc khô 200 - 300 g sắc nước đặc để tắm, rửa, ngày một lần, đặc biệt xoa xát kỹ vào chỗ bị ngứa, lở.

Thanh tràng chỉ lỵ. Trị lỵ trực khuẩn, lỵ amip, tiêu chảy: Cỏ sữa 100g tươi hoặc 10 - 12g (khô). Sắc uống.

Cách 1: cỏ sữa, hoàng liên, hoàng đằng, hoàng bá, mỗi thứ 10g. Sắc uống.

Cách 2: cỏ sữa, cỏ nhọ nồi, rau sam, lá nhót, búp ổi, mỗi thứ 10g. Sắc uống.

Hoặc làm thành bột uống trước bữa ăn 1 giờ, ngày 2 - 3 lần.

Cách 3: 6g cao mềm cỏ sữa (tương đương 50g cỏ sữa khô) và 11g cao khô hoàng đằng (tương đương 100g hoàng đằng khô) cùng tá dược bào chế dạng thuốc cốm, hoặc dạng viên nén để uống.

Chữa mẩn ngứa ngoài da: Hái một nắm cây cỏ sữa, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó, giã nát và đắp lên vùng da bị mẩn ngứa. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng lá cỏ sữa nấu nước và ngâm.

Lợi thấp, lợi tiểu. trị tiểu nóng, buốt, tiểu ra máu: Cỏ sữa, râu mèo, kim tiền thảo, thông thảo, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trước bữa ăn 1 giờ.

Thông sữa, trị tắc tia sữa, ít sữa sau đẻ: Thông thảo, ý dĩ, mỗi thứ 10g, sắc uống.

Trị viêm phế quản mạn tính: Cỏ sữa (khô) 12g, cát cánh 15g, trần bì 10g, cam thảo 6g. Sắc uống.

Cỏ sữa lá nhỏ - dược liệu điều trị mụn nhọt lở ngứa, tiêu chảy
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng cây cỏ sữa

Chữa mụn nhọt ngoài da

Cách 1: Giã nát cây cỏ sữa rồi đắp lên vùng bị mụn. Sau 2 giờ nên thay bằng lớp lá đắp mới. Mỗi ngày đắp 2 lần cho đến khi mụn xẹp dần thì ngưng.

Cách 2: Sử dụng cây cỏ sữa đem rửa sạch, phơi khô rồi nghiền thành bột mịn và bảo quản trong lọ dùng dần. Mỗi ngày lấy khoảng 2 thìa cà phê bột cỏ sữa hòa tan với nước thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, thoa lên vùng da bị mụn và rửa lại bằng nước sạch sau 20 phút. Thực hiện thường xuyên để cho kết quả tốt.

Điều trị ho hen: Sử dụng 10 gram cỏ sữa lá lớn, 20 gram lá dâu với 3 lá cây bồng bồng. Sắc thuốc và chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày.

Chữa giun sán: Lá cỏ sữa có tác dụng điều trị giun sán và hiệu quả nhất là ở nhóm giun đũa, giun kim ở trẻ em. Cha mẹ chỉ cần hái một nắm lá cỏ sữa, giã nát và vắt lấy nước cốt cho con trẻ uống.

Chữa viêm lưỡi hoặc nứt môi: Sử dụng mủ cây cỏ sữa lá lớn hoặc lá nhỏ bôi lên vùng môi giúp mau lành vết nứt.

Nuôi dưỡng và kích thích mọc tóc: Dùng mủ cỏ sữa bôi lên da đầu, giúp tóc mau mọc và tăng trưởng tốt.

Cầm máu: Sử dụng một nắm cây cỏ sữa, giã nát và đắp lên vết thương giúp cầm máu và làm lành nhanh.

Lưu ý khi dùng cỏ sữa

Theo Y học cổ truyền, vì cỏ sữa có tính hơi độc nên phụ nữ có thai cần cẩn trọng trong việc sử dụng.

Cây cỏ sữa mọc nhiều nơi, dễ dàng tìm thấy. Tuy nhiên, bạn đọc không tự ý sử dụng khi không có hướng dẫn, chẩn đoán từ bác sĩ.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Cùng chuyên mục

Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Năm 2024 là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Hội Nam Y Việt Nam, với nhiều thành tựu đáng tự hào trong việc kết nối hội viên, đào tạo chuyên môn và thực hiện các hoạt động xã hội ý nghĩa. Bước sang năm 2025, Hội tiếp tục đặt ra những mục tiêu nhằm mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những phương hướng mới không chỉ khẳng định vai trò của Nam Y trong ngành y học cổ truyền mà còn mở ra cơ hội hợp tác và phát triển.
Một số vị thuốc đông y nên dùng khi bị thiếu máu

Một số vị thuốc đông y nên dùng khi bị thiếu máu

Y học cổ truyền có nhiều vị thuốc bổ huyết, lưu thông máu. Cùng khám phá những vị thuốc này để có sự lựa chọn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Chữa trị chứng Thạch lâm (sỏi đường niệu) dưới góc nhìn Y học hiện đại

Chữa trị chứng Thạch lâm (sỏi đường niệu) dưới góc nhìn Y học hiện đại

(SKV) - Bệnh sỏi đường tiết niệu được mô tả trong chứng Thạch lâm của Y học cổ truyền (YHCT). Trong dân gian lưu truyền nhiều phương pháp chữa trị và đa số là bệnh điển hình bằng các triệu chứng đái ra sỏi, cơn đau bão thận và tiểu máu. Các bài thuốc chủ yếu nhằm theo cơ chế giãn cơ trơn đường niệu, lợi tiểu tăng áp lực dòng chảy và điều chỉnh pH. Thực tế những tác dụng này chỉ với phù hợp phương pháp tống sỏi thuôn (tròn, nhẵn, đường kính dưới 7mm) nhưng người bệnh luôn tự cảm nhận sỏi to đến hàng cm theo mức độ cơn đau bão thận và vai trò điều chỉnh pH có sự nhầm lẫn.
Sóng sinh học tế bào gốc và giả thuyết mới về cơ chế tác dụng của huyệt

Sóng sinh học tế bào gốc và giả thuyết mới về cơ chế tác dụng của huyệt

(SKV) - Theo tổ chức Y tế thế giới WHO công bố trong “Báo cáo danh mục châm cứu bấm huyệt tiêu chuẩn quốc tế năm 1991” với 361 huyệt đạo truyền thống trên cơ thể người có tác dụng thực tế trong chẩn đoán, chữa trị và phòng ngừa bệnh tật dù không có cơ sở giải phẫu chứng minh. Huyệt có tác dụng theo cơ chế nào luôn là câu hỏi y học cần được giải thích rõ ràng hơn thuyết thần kinh thể dịch vẫn bị hạn chế. Một giả thuyết mới đang nhận được nhiều sự đồng tình của nhiều nhà khoa học Y học hiện đại (YHHĐ) lẫn Y học cổ truyền (YHCT): nguồn phát xung phản xạ không dây tại các tế bào gốc (huyệt Nguyên) tới các cơ quan đích thực hiện chức năng bị bệnh (tế bào không đảm bảo chức năng) thông qua sự kích hoạt truyền tin (huyệt ngũ du, huỳnh…).
Tác dụng của mật ong theo Đông y

Tác dụng của mật ong theo Đông y

Mật ong là thực phẩm "đa năng" với nhiều giá trị dinh dưỡng, đồng thời là một vị thuốc tốt cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu công dụng và cách sử dụng mật ong theo y học cổ truyền.
Một số vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Một số vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Sử dụng cây thuốc dân gian là giải pháp an toàn, lành tính được nhiều người lựa chọn để điều trị chứng mất ngủ.

Các tin khác

Vị thuốc quý từ quả phật thủ

Vị thuốc quý từ quả phật thủ

Phật thủ là loại quả có hình dáng độc lạ, thường được dùng để dâng lên ban thờ với ý nghĩa tâm linh. Không những thế, loại quả này còn là vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa, đau bụng, viêm amidan...
Những loại thảo dược giúp phòng chống cảm cúm hiệu quả

Những loại thảo dược giúp phòng chống cảm cúm hiệu quả

Thời tiết lạnh và ô nhiễm không khí là điều kiện cho các loại virus cũng như tình trạng cảm cúm tăng mạnh. Để phòng ngừa, bạn nên tăng cường sử dụng các loại thảo dược, vừa an toàn, lành tính lại khá hiệu quả.
[E-Magazine] Nghệ - Vị thuốc tự nhiên với nhiều công dụng

[E-Magazine] Nghệ - Vị thuốc tự nhiên với nhiều công dụng

Nghệ là một loại gia vị tự nhiên quen thuộc trong căn bếp của mọi nhà. Không những thế, củ nghệ còn là một phương thuốc cổ truyền quý, có nhiều công dụng với sức khỏe như kháng viêm, phòng cảm cúm, hỗ trợ hệ tiêu hóa...
Quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện

Quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện

Mới đây, Bộ Y tế ban hành thông tư số 56/2024/TT-BYT ngày 31/12/2024 quy định về điều trị ban ngày bằng y học cổ truyền tại bệnh viện.
Một số bài thuốc đông y giúp giảm cân

Một số bài thuốc đông y giúp giảm cân

Những người bị rối loạn hấp thụ và chuyển hóa... thường gặp tình trạng dư thừa cân nặng. Một số bài thuốc đông y có thể giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả, an toàn.
TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà

TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà

TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là một trong những thầy thuốc y đức, nhà giáo, nhà khoa học tâm huyết người đi đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển nền y học cổ truyền. Cống hiến hơn 30 năm qua của ông đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và đổi mới của nền Y học cổ truyền Việt Nam.
Những loài cây mọc hoang dại nhưng lại là dược liệu quý

Những loài cây mọc hoang dại nhưng lại là dược liệu quý

Chữa bệnh bằng các loại thảo dược theo kinh nghiệm dân gian được nhiều người lựa chọn vì lành tính, ít tác dụng phụ lại tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số loại cây cỏ quen thuộc nhưng có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả.
Tác dụng của vừng đen theo Đông y

Tác dụng của vừng đen theo Đông y

Vừng đen là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và vị thuốc chữa bệnh tốt.
Tác dụng của một số loại nấm dược liệu

Tác dụng của một số loại nấm dược liệu

Nấm là một siêu thực phẩm đồng thời là loại dược liệu quý hiếm. Cùng tìm hiểu tác dụng của một số loại nấm thường dùng làm dược liệu.
Các bài thuốc đông y giúp dưỡng da khỏe đẹp mùa hanh khô

Các bài thuốc đông y giúp dưỡng da khỏe đẹp mùa hanh khô

Những bài thuốc đông y có thành phần là các vị thuốc, thảo mộc tự nhiên an toàn, lành tính, cải thiện sắc tố da và ngăn ngừa khô da, nẻ da từ bên trong, giúp da mịn màng.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Hội Nam Y Việt Nam: Tiếp tục phát triển vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Năm 2024 là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Hội Nam Y Việt Nam, với nhiều thành tựu đáng tự hào trong việc kết nối hội viên, đào tạo chuyên môn và thực hiện các hoạt động xã hội ý nghĩa. Bước sang năm 2025, Hội tiếp tục đặt ra những mục tiêu nhằm mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Những phương hướng mới không chỉ khẳng định vai trò của Nam Y trong ngành y học cổ truyền mà còn mở ra cơ hội hợp tác và phát triển.
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận

Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận

Sáng 12/01, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Ninh Thuận, nhiệm kỳ 2024-2029.
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng  lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sáng ngày 08/01/2025, tại Thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng, Chi Hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng đã long trọng tổ chức Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Ngày 30/12, tại khu du lịch Ao Vua (Hà Nội), Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ lần thứ VI nhiệm kỳ 2023-2027; Tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân

Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngày 27/12, Hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam với Hội Quân Dân y Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam giai đoạn 2025 – 2028 diễn ra tại Hà Nội.
Phiên bản di động